Giáo án Ngữ văn 8 cả năm chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm chuẩn KTKN

Bài 1 :

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS :

 1.Kiến thức : Cảm nhận được tâm trạng hồi hôp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của Thanh Tịnh .

 2.Kĩ năng : Đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”-người kể truyện .

 3.Thái độ : Trân trọng những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học .

B.Chuẩn bị :

 1.Thầy :SGK – SGV - TKBG – Tranh ảnh về nhà văn Thanh Tịnh .

 2.Trò : Đọc bài và chuẩn bị bài mới trước ở nhà .

C.Các bước lên lớp :

 1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .

 2.Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS .

 3.Bài mới :

 * Giới thiệu bài :

 Những điểm nổi bật về Thanh Tịnh và truyện ngắn “ Tôi đi học”

 * Tiến trình bài học :

 

doc 240 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn : 2/9/2010 
Tiết 1 - 2 : Ngày dạy : 6/9/2010
Bài 1 :
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS :
 1.Kiến thức : Cảm nhận được tâm trạng hồi hôïp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của Thanh Tịnh . 
 2.Kĩ năng : Đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”-người kể truyện .
 3.Thái độ : Trân trọng những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học .
B.Chuẩn bị :
 1.Thầy :SGK – SGV - TKBG – Tranh ảnh về nhà văn Thanh Tịnh .
 2.Trò : Đọc bài và chuẩn bị bài mới trước ở nhà .
C.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .
 2.Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS .
 3.Bài mới :
 * Giới thiệu bài : 
 Những điểm nổi bật về Thanh Tịnh và truyện ngắn “ Tôi đi học” 
 * Tiến trình bài học :
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài hoặc cho học sinh tự giới thiệu về tác giả, tác phẩm dựa vào chú thích sách giáo khoa. Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm” Tôi đi học” và tác giả Thanh Tịnh ? 
Hoạt động 2 : Yêu cầu 3 học sinh đọc từng phần tác phẩm một cách diễn cảm . 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú thích và đọc lại những đoạn văn trọng tâm để tìm hiểu ? 
-Văn bản thuộc kiểu loại nào ?
-Có thể chia bố cục của văn bản này như thế nào ? 
-Em hãy nêu chủ đề của ăn bản ?
Hoạt động 3 :
-Hãy nêu nhân vật chính trong tác phẩm ? Tác phẩm đề cập đến vấn đề gì ? Kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào ? Nhân vật “ tôi” nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường do những nhân tố khách quan nào tác động ? Trước những nhân tố cảm xúc của nhân vật bộc lộ như thế nào ?
- Hãy diễn tả tâm trạng nhân vật tôi khi
trên đường cùng mẹ đến trường, vì đâu lại có cảm giác đó? 
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” giữa không khí ngày khai trường như thế nào ?
-Tâm trạng nhân vật khi nghe gọi tên phải rời tay mẹ cùng các bạn vào lớp ?
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên ntn ? 
* Giáo viên bình tại sao trong đời kỉ niệm về buổi tựu trường lại quan trọng và thiêng liêng như vậy ?
-Lớn lên .
-Tập xa mẹ để tựu trường với kiến thức, cuộc sống, bạn bè, thầy cô. 
-Hãy cho biết tâm trạng của em trong buổi tựu trường đầu tiên? 
-Trong tác phẩm người lớn đã bày tỏ tình thương và tình cảm như thế nào đối với những em học sinh nhỏ lần đầu đi học ?
 -Tình thương của ông đốc, tình thương của thầy giáo khi đón nhận học trò mới? Tình cảm của phụ huynh đối với con em và đối với nhà trường?
-Tác phẩm đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích nghệ thuật đó có tác dụng gì ? Sức cuốn hút của tác phẩm theo em được tạo nên từ đâu ? Qua đó hãy nhận xét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/9 .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập .
-Gọi học sinh làm trên bảng các học sinh khác làm vào vở Giáo viên chấm bài và nhận xét . 
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả: ( SGK/8 )
Thanh tịnh ( 1911 – 1988) Huế, là nhà giáo nhà văn 
2.Tác phẩm : 
“Tôi đi học” trích truyện “Quê mẹ” xuất bản 1941.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc :
2.Tìm hiểu chú thích : 2,6,7 .
3.Thể loại : Văn bản biểu cảm .
4.Bố cục : 3 đoạn .
5.Chủ đề : Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên .
6.Phân tích :
a.Nhân vật từ hiện tại nhớ về dĩ vãng :
Kỉ niệm của buổi tựu trường .
-Trời đất cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên cao có những đám mây bàng bạc .
-Những em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ .
b.Tâm trạng, cảm giác của nhân vật”tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường :
-Thấy lạ, cảnh vật thay đổi à lòng thay đổi lớn 
àNgỡ ngàng, cảm giác bỡ ngỡ .
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn à lớn lên nhiều để khẳng định mình .
-Cẩn thận nâng niu sách, vừa lúng túng vừa muốn thưå khẳng định mình c c.Khi đến trường :
-Lo sợ vẩn vơ .
-Hồi hôïp, rụt rè .
-Chơ vơ, tim ngừng đập, giật mình, lúng túng “ sợ phải xa mẹ” .
d.Khi vào lớp :
-Cảnh vật, thầy cô, bạn bè vừa xa lạ vừa gần gũi, đáng yêu .
-Ngỡ ngàng, tự tin, nghiêm trang bước vào bài học đầu tiên .
đ.Thái độ cử chỉ của người lớn đối với các em :
-Chuẩn bị chu đáo, lo lắng, hồi hộp cùng con em : Đồng cảm .
-Phụ huynh trân trọng tham dự lễ khai giảng .
-Giáo viên từ tốn, bao dung, giàu tình yêu thương, vui vẻ, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với thế hệ tương lại .
4.Đặc sắc về nghệ thuật :
-Truyện giàu chất trữ tình trong trẻo, nghệ thuật sẽ diễn tả cảm xúc, tâm trạng nhân vật .
-Bố cục theo dòng hồi tưởng, theo trình tự thời gian 
-Kết hợp kể + miêu tả + bộc lộ tình cảm, cảm xúc .
-Tác phẩm có sức cuốn hút nhờ tình huống truyện độc đáo, tình cảm ấm áp, từ ngữ gợi cảm. 
III.Ghi nhớ : (SGK9).
IV.Luyệt tập : 
Bài 1 : Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ .
Bài 2 : Ghi lại ấn tượng của em về buổi tựu trường đầu tiên bằng bài văn ngắn .
 4.Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học song truyện ngắn .
 - Nắm những nội dung chính,tâm trạng nhân vật “tôi” và vài nét đặc sắc nghệ thuật của 
 truyện ngắn . 
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ”.
- Soạn bài “Trong lòng mẹ”.
- Nắm vững tác giả, tóm tắt tác phẩm và đoạn trích . 
- Phân tích nhân vật bà cô ? Hình ảnh bé Hồng. Tình cảm của Hồng khi xa mẹ và khi ở trong lòng mẹ .
 5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 1 :	Ngày soạn : 6/9/2007
Tiết 3	:	 Ngày dạy : 9/9/2007
Bài 1:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS :
 1.Kiến thức : 
Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nó.
 2.Kĩ năng : Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ chung – riêng .
 3.Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc .
B.Chuẩn bị :
 1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
 2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .
 2.Kiểm tra : GV kiểmtra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
 3. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài :
 * Tiến trình bài học :
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài bằng cách hỏi học sinh về nghĩa của từ mà học sinh đã được học ở chương trình ngữ văn lớp 7.
Hoạt động 2 : Giáo viên dùng bảng phụ để phân tích ví dụ sách giáo khoa. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ chim, thú, cá? Vì sao ? .Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ? nghĩa của từ chim rộng lớn hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu ? Vì sao ? So sánh nghĩa của từ thú, chim, cá với động vật và voi, tu hú, cá thu ? Từ đó nhận xét cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ?
-Yêu cầu học sinh đọc lần lượt các ý ghi nhớ sách giáo khoa. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo các yêu cầu đã nêu rõ. 
Bài tập 6 giáo viên cho 2 học sinh khá giỏi làm trên bảng các học sinh khác làm vào vở.
I.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1.Phân tích ví du: “ Động vật”
 Cá rô,
Cá trắm
Voi,
hươu
Sáo,
vẹt
-Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú,chim,cá vì nó bao hàm các loại đó.
-Nghĩa của các từ thú –chim -cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu – tu hú, sáo –cá thu, cá rô nhưng đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”. 
=> Một từ có nghĩa rộng với từ này nhưng có nghĩa hẹp với từ khác .
2.Ghi nhớ : ( SGK/10) .
II.Luyện tập:
Bài tập1: Lập sơ đồ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ để làm vào vở 
Bài tập2: 
a.Chất đốt 
b.Nghệ thuật.
c.Thức ăn 
d.Nhìn
e.Đánh
Bài tập 3,4 : Hướng dẫn học sinh tự làm vào vở giáo viên chấm.
Bài tập 5: Động từ có nghĩa rộng: khóc, nggĩa hẹp : nức nở, sụt sùi. 
Bài tập 6 : Học sinh tự lấy ví dụ về từ có nghĩa phạm vi rộng và tứ có nghĩa phạm vi hẹp .
 4.Hướng dẫn học ở nhà : 
Học thật kĩ bài cũ. 
Viết đoạn văn có sử dụng ba danh từ (trong đó một danh từ mang nghĩa rộng và hai danh từ mang nghĩa hẹp ) và ba động từ ( trong đó một động từ mang nghĩa rộng và hai động từ mang nghĩa hẹp ) .
Chuẩn bị bài tiết sau : “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản “. 
 5.Rút kinh nghiệm :
Tuần 1 : 	Ngày soạn : 8/9/2007
Tiết 4	:	 Ngày dạy : 11/9/2007
Bài 1:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS :
 1.Kiến thức : 
Nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện nội dung và hình thức .
 2.Kĩ năng : 
Biết viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sau cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình .
 3.Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc .
B.Chuẩn bị :
 1.Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
 2.Trò : Đọc bài và chuẩn bị bài mới trước ở nhà .
C.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường.
 2.Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 3.Bài mới :
 * Giới thiệu bài : 
 * Tiến trình bài học :	
Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản “ Tôi đi học” ở nhà trước khi vào bài học tác giả nhớ lại những kỉ niệm nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ? 
-Tác phẩm đề cập đến ai ? và nói về vấn đề gì ? 
-Từ đó hãy cho biết chủ đề văn bản là gì ?
Hoạt động 2 : Căn cứ vào đâu em biết tôi đi học nói lên những kỉ niệm c ... g hô địa phương trong 2 đoạn trích trên : 
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, .” Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương
Bài tập 2 : Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết 
- Đại từ trỏ người : tui , choa , qua ( tôi) ; tau( tao); bầy tui ( chúng tôi) ; mi( mày) ; hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ , thầy , tía , ba( bố) ; u , bầm , đẻ , mạ , má ( mẹ) ; ôông ( ông) ; bá ( bác) ; eng( anh) ; ả( chị) 
Bài tập 3 : Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp 
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp : ở địa phương , đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình , gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
Bài tập 4 :
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với 
+ Thầy / cô : em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô 
+ Chị của mẹ mình là : cháu – bá hoặc cháu – dì 
+ Chồng của cô mình là : cháu – chú hoặc cháu – dượng 
+ ông nội là : ông – cháu hoặc cháu – nội 
+ bà nội là : cháu – bà hoặc cháu – nội 
* Nhận xét : Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp , chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô
 4.Hướng dẫn về nhà : 
- Nắm những kiến đã học 
- Soạn bài “ Luyện tập làm vb thông báo 
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 35 : 	Ngày soạn : 10/05/2007
Tiết 138 : 	Ngày dạy : 14/05/2007
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
A.Mục tiêu cần đạt : 
 * Giúp hs :
- Oân lại những tri thức về vb thông báo : mục đích , yêu cầu , cấu tạo của thông báo 
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho hs 
B.Chuẩn bị :
1.GV dự kiến khả năng tích hợp : các kiểu vb điều hành đã học : tường trình , báo cáo , đề nghị . Bảng hệ thống hoá so sánh 4 loại vb điều hành 
2.HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV 
C.Tiến trình lên lớp :
1,ổn định tổ chức :
2,Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
3,Bài mới :
I,Lí thuyết :
1, Các tình huống phải viết bản thông báo : (?) hãy cho biết tình huống nào cần làm vb thông báo , ai thông báo và thông báo cho ai ? 
2,Nội dung: (?) Nội dung thông báo thường là gì ? 
- ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
3, Thể thức: (?) Văn bản thông báo có những mục nào ?
 (?) văn bản thông báo và vb tường trình có những điểm nào giống nhau , những điểm nào khác nhau
I, Lí thuyết :
1, Các tình huống phải viết bản thông báo :
- Tình huống 1 : cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng , nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề , chủ trương , chính sách , việc làm 
- Tình huống 2 : Cấp dưới , cá nhân làm rõ vấn đề , sự việc , một hành động , kết quả để cấp trên hoặc cơ quan , tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét , kết luận 
- Tình huống 3 : Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc , nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên , tổ chức , cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân , trong hội nghị , trong đại hội hoặc trong trường hợi định kì , đột xuất 
Tình huống 4 : Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõnhững yêu cầu , đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét và giải quyết
2, Nội dung : - ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
3, Thể thức 
+ Phần mở đầu 
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm thông báo 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung thông báo 
+ Kết thúc vb thông báo 
- Nơi nhận 
- chữ kí và họ tên người tường trình 
II,luyện tập :
Bài tập 1 :
a, Hiệu trưởng viết thông báo 
- Cán bộ , gái viên , học sinh toàn trường nhận , đọc thông báo 
- Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật BH 
b,Báo cáo :
- Các chi đội viết báo cáo 
- Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo 
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng 
C, Ban quản lí dự án viết thông báo 
- Bà con nông dân có đất , hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án 
- Nội dung thông báo : chủ trương của ban dự án 
Bài tập 2 : Phát hiện lỗi sai trong bản thông báo 
A,Thông báo thiếu số công văn , thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới 
- Nội dung thông báo không phù hợp với tên vb thông báo ( tên vb là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêucầu sắp xếp kế hoạch , tức là chưa có kế hoạch)
- Ơû đây chỉ thông báo về đợt kiểm tra vể sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi 
B,Sửa lại :
- Sắp tới trường tổ chức đột kiểm tra về sinh từ ngày . Đến ngày tháng, thành lập Ban kiểm tra , đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể .
- Cần bổ sung cácmục còn thiếu 
Bài tập 3 : 
GV chủ nhiệm viết thông báo về việc thu các khoản tiền đầu năm học 
GV chủ nhiệm viết thông báo về tinh hình học tập và rèn kuyện của hs cá biệt trong tuần 
4.Hướng dẫn về nhà : 
- Nắm những kiến đã học . 
- Soạn bài “ ôn tập phần TLV”
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 35 : 	Ngày soạn : 12/05/2007
Tiết 139 :	 Ngày dạy : 16/05/2007
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN 
A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs :
- Củng cố , hệ thống hoá kiến thức vh của cụm vb văn học nước ngoài và cụm bài văn bản nhật dung được học ở lớp 8 , 
B.Chuẩn bị :
1.GV dự kiến khả năng tích hợp : Văn học ở bài Tổng kết phần văn ( tiếp), 
2.HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV 
C.Tiến trình lên lớp :
1,ổn định tổ chức :
2,Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
3,Bài mới : 
A, Những tác phẩm văn học người ngoài
TT
Tên vb
Tác giả
Thể loại 
Gía trị nd tư tưởng
Đặc sắc nghệ thuật
1 
Cô bé bán diêm 
An đéc – xen 1805-1875) thể kỉ XIX) Đan mạch 
Truyện cổ tích 
Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé ĐM bất hạnh , chết cóng bên đường trong đêm giao thừa 
Kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn , đan xen hiện thực và mộng ảo , tình tiết diễn biến hợp lí 
2
Đánh nhau với cối xay gió 
Xéc – van – téc
( 1547-1616) thế kỉ XVI, Tây Ban Nha
Tiểu thuyết 
Sự tương phản về mọi mặt giữa 2 nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan –trô Pan –xa . Cả 2 đều có những mặt tốt , đáng quí bên cạnh những đểm đáng trách , đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phư lưu
Miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập , tương phản , song hành của cặp nhân vật chính 
Giọng điệu hài hước ,chế giễu khi kể , tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương 
3 
Chiếc lá cuối cùng 
O Hen – ri 1862-1910) 
Thế kỉ XIX –XX, Mĩ
Truyện ngăn 
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo 
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần , hình ảnh chiếc lá cuối cùng 
4, 
Hai cây phong
Ai-ma-tốp ( 1928, thế kỉ XX
Truyện ngắn 
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả 
Miêu tả cây phong rất sinh động . Câu chuyện đậm chất hồi ức , ngòi bút đậm chất hội hoạ 
5
Đi bộ ngao du 
Ru – xô ( pháp thế kỉ XVIII)
Tiểu thuyết 
- bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người , với quá trình học tập , hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ
Giải thích , chứng minh luận điểm bằng cách dẫn chứng trong những câu chuyện chân thập và hấp dẫn 
B, Các văn bản nhật dung 
TT
Tên vb
Tên tác giả
Chủ đề
Đặc điểm thể loại , nghệ thuật
1
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sở khoa học –công nghệ HN
Tuyên truyền , phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông , bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung của mọi người 
Thuyết minh ( giới thiệu , giải thích , phân tích , đề nghị)
2 
Oân dịch , thuốc lá 
Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiên)
Giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch . Bởi vậy , chống lại việc hút thuốc lá cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả việc phòng chống ôn dịch . Vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá , xã hội quan trọng , thời sự và thiết thực của loài người 
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể , sinh động , gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người 
3
Bài toán dân số 
Theo Thái AN báo GD & TĐ số 28,1995
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người 
Từ câu chuyện bài toán dân số cổ hạt thóc , tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm 
4.Hướng dẫn về nhà : 
- Chọn học thuộc lòng hai đoạn văn ở 2 vb khác nhau ơ vh nước ngoài , mỗi đoạn khoảng 10 dòng .
- Học những kiến thức đã ôn tập 
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 35 :	Ngày soạn : 12/05/2007
Tiết 140 :	Ngày dạy : 16/05/2007
TRẢ BÀI THI HỌC KỲ II 
A.Mục tiêu yêu cầu : Giúp HS . 
1.Kiến thức : 
- Đánh giá ưu - nhược điểm bài thi tổng hợp cuối học kì II. 
- Rút kinh nghiệm để làm bài tốt hơn.
2.Kĩ năng : 
- Khắc sâu kiến thức, sửa những lỗi sai . 
3.Thái độ :
B.Chuẩn bị :
1. Thầy : SGK – SGV – TKBG – TLTK - Bảng phụ .
2.Trò : Học bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
C.Các bước lên lớp :
1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .
3.Bài mới :
A.Ưu điểm :
Đa số học sinh làm bài 75% đạt từ trung bình trở lên nhất là phần trắc nghiệm, điểm khá cao . 
B.Nhược điểm :
-Phần trắc nghiệm làm sai câu 8 .
-Phân tích biểu đạt .
-Tự luận :
4.Hướng dẫn chuẩn bị :
5.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 CA NAM CKTKN.doc