Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Buổi 1 đến 10

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Buổi 1 đến 10

Buổi 1

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Buổi 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án dạy thêm ngữ văn 8
Tuần 6
	Ngày soạn: 25/09/2009
Buổi 1
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? 
? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào?
? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? 
- nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,...
Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? 
 Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài
1. Bài tập 1
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi 
phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
* Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
lương thực, thực vật,...
* Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
 thực vật, cây cảnh, cây cối,..
* Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
 người già, phụ nữ, người ruột thịt,...
2. Bài tập 2
- TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ:
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... 
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,...
- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: 
+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... 
+Hoạt động của đầu: húc, đội,...
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,...
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,...
 - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,...
3. Bài tập 3
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”.
- Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:
+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.
+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. 
+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. 
+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.
+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. 
- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.
- Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
* Viết bài
a. Mở bài:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.
b. Thân bài:c. Kết bài:
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. 
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Trong lòng mẹ...
Tuần 7
Ngày soạn: 05/10/2009 
 Buổi 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về tính thống nhất về chủ đề của văn bản, xây dựng đoạn văn.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? 
	 ? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Viết đoạn văn trình bày theo các kiểu: diễn dịch, quy nạp, song hành?
HS viết tương tự
Đề: Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”
 Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
1. Bài tập 1
- Kiểu diễn dịch
Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy... nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Bất đắc dĩ phải bán con chó vàng, lão đau đớn dằn vặt lương tâm và cuối cùng dùng bả chó kết liễu đời mình để tạ lỗi với cậu vàng. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. 
 2. Bài tập 2
 * Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu đoạn trích và nhận định
 b. Thân bài:
 *. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
	Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội 
*. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
	Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”
*. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm 
	Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm .........
 *. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
	Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.	
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại nhận định.
* Viết bài
a. Mở bài:
“Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của môt tâm hồn trẻ dại đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. 
 b. Thân bài:
c. Kết bài:
Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó. 
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Tức nước vỡ bờ
 Tuần 8	Ngày soạn: 08/10/2009
 Buổi 3
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cảm nhận của em về nhân vật chị Dâu qua đoạn trích 
Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
 Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
? Kể lai những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi 
học?
HS về nhà viết bài
1. Bài tập 1 
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
Giới thiệu về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” và cảm xúc của mình về nhân vật chị Dậu.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” 
- Là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả
+ Trong lỳc nước sụi lửa bỏng một mỡnh chị đụn đỏo chạy xuụi chạy ngược lo xuất sưu cho chồng , cho chỳ Hợi- em trai chồng mỡnh. Chị đó phải đứt ruột bỏn đứa con nhỏ 7 tuổi bỏn đàn chú chưa mở mắt cựng một gỏnh khoai vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Chồng chị vẫ bị đỏnh trúi. 
 - Chị đó phải vựng lờn đỏnh nhau với người nhà lớ trưởng và tờn cai lệ để bảo vệ chồng của mỡnh.
+ Ban đầu chị cố van xin tha thiết nhưng chúng không nghe tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu,chỉ đến khi đó chị mới liều mạng cự lại
+ Lúc đầu chị cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”
Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông nữa mà lúc này là “ ông- tôi”. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng thẳng lên vị thế ngang hàng nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ
+ Khi tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậyvới niềm căm giận ngùn ngụt “ Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại : mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ đồng thời thể hiện tư thế của người đứng trên kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu
=> CD tiềm ẩn một sứ ... t động của thầy và trò
Nội dung
? Em hiểu nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
? Tìm 1 số câu thành ngữ có sử dụng nói quá? 
? Đặt câu có sử dụng nói quá?
? Em hiểu nói giảm, nói tránh làgì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh ?
 ? Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh ?
 GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
? Nêu những tác hại cơ bản của bao bì ni lông?
? Việc xử lý bao bí ni lông hiện nay ntn?
? Người viết đã đưa ra lời kiến nghị gì để bảo vệ môi trường?
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của văn bản
Thuyết minh về chiếc nón lá
Thuyết minh phần mở bài?
Thuyết minh phần thân bài?
Thuyết minh phần kết bài?
1. Bài tập 1
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
*Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
Đặt câu 
 +Thuý Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Ông cha ta đã phải lấp biển vá trời. 
+ Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
2. Bài tập 2
- Nói giảm, nói tránh là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: 
Chị xấu quá chị ấy không xinh lắm
Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ.
Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm.
- Cái áo của cậu không đẹp lắm
- Bài văn của mình chưa sâu lắm
- Chiếc đồng hồ đeo tường không có hoa văn.
2. Bài tập 3
1)Những tác hại cơ bản của bao bì ni lông
- Gây ô nhiễm môi trường do tính chất không phân huỷ của Plaxtic từ đó gây ra hàng loạt tác hại khác: 
+ Bẩn, bừa bãi khắp nơi,gây vướng.
+ Lẫn vào đất, cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, xói mòn đất ở vùng đồi.
+ Tắc đường dẫn nước thải gây ngập lụt, muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật nuốt phải
+ Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...
+ Khí độc thải ra khi đốt gây ngất, gây ngộ đôc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...
+Rác thải đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc, thối, khai.
* Dùng bao ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
 2. Việc xử lý bao bí ni lông hiện nay 
 - Có những biện pháp: 
 + Chôn lấp: Mất nhiều diện tích đất đai canh tác.
 + Đốt: chuyển hoá thành đi-ô-xin khí độc làm thủng tầng ô-zôn, khói gây buồn nôn, khó thở, phá vỡ hoóc-môn...
 + Tái chế: khó khăn do quá nhẹ (1000bao/1kg) nên người thu gom không hứng thú, giá thành tái chế đắt gấp 20 lần sản xuất mới, con-ten-nơ đựng bao bì ni lông cũ rất dễ bị ô nhiễm (lẫn vài cọng rau muống,...) vấn đề nan giải
* Các biện pháp nêu ra rất hợp lí vì:
+ Nó tác động đến ý thức của người sử dụng (tự giác)
+ Dừa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu
 - Khi loài người chưa có giải pháp để thay thế bao bì ni lông thì hạn chế sử dụng thiết thực
 3. Lời kiến nghị 
- 2 kiến nghị:
+ Nhiệm vụ to lớn là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
+ Hành động cụ thể: 1 ngày không dùng bao bì ni lông 
 - Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên lâu dài
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là trước mắt.
* Sử dụng kiểu câu cầu khiến khuyên bảo, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông để bảo vệ giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất Đề xuất hợp tình hợp lý, có tính khả thi.
4. Nghệ thuật đặc sắc của văn bản
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lich sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày...''
+ TB: đoạn 1-nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
+ KB: Dùng 3 từ hãy ứng với 3 ý trong MB
- Sử dụng biện pháp liệt kê, phân tích, câu cầu khiến tăng tính thuyết phục.
- Lời văn trang trọng, giải thích đơn giản, ngắn gọn.- Nêu tác hại của sử dụng túi ni lông và giải pháp thực hiện. 
2. Bài tập 3
 a.Mở bài
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương.
b. Thân bài 
- Nguồn gốc
- Cấu tạo, nguyên liệu và cách làm
+ Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.
+ Lá cọ phơi khô ,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn và có màu trắng xanh.
 + Có được nan nón, lá nón người ta dùng cái khung hình chóp ,có 6 cây sườn chính để gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung. Bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kim len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều
- Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau:Nón dấu ,nón quai thao, nón thúng, nón khua, nón bài thơ....Có thể kể đến làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
- Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. 
- Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
c. Kết bài
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài Ôn dịch thuốc lá
 - Văn thuyết minh: Thuyết minh về chiếc áo dài
Tuần 16
	Ngày soạn: 29/11/09
Buổi 10
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về câu ghép.
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Em hiểu nói quá là câu ghép? Cách nối các vế câu trong câu ghép?
? Đặt câu ghép
Ôn tập về dấu câu 
? Nêu tác dụng của các dấu câu? 
Ôn tập văn bản Ôn dịch thuốc lá
 ? Nhận xét về cách thông báo, đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này? Tác dụng của nó.
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? 
? Em hiểu gì về tác hại của thuốc lá?
? Em hiểu thế nào là chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá? 
? Những nét nghệ thuật nội dung đặc sắc
Thuyết minh về cây bút bi
GV hướng dẫn HS lập dàn ý
* Viết bài:
1. Bài tập 1
- Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu.
- Có 2 cách nối các vế câu
+Dùng những từ có tác dụng nối
+Không dùng từ nối.
 Lấy VD
 + Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết.
 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
2. Bài tập 2
*Dấu ngoặc đơn 
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin)
*Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
*Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...
3. Bài tập 3
1)Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
 - Sử dụng từ thông dụng của ngành y tế, dùng phép so sánh, thông báo ngắn gọn, chính xác, nhấn mạnh nạn dịch thuốc lá Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS
2.Tác hại của thuốc lá
* Hai phương diện 
 + Thuốc lá đối với sức khoẻ con người
 + Thuốc lá đối với đạo đức con người
 - Chứng cớ khoa học, được phân tích, minh hoạ bằng các số liệu thống kê, so sánh thuyết minh kết hợp biểu cảm, lập luận Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút huỷ hoại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và đầu độc những người xung quanh. Nó đe doạ sức khoẻ cộng đồng. Nêu gương xấu cho người khác, huỷ hoại lối sống, nhân cách, đạo đức người VN, nhất là thanh thiếu niên.
3. - Chiến dịch chống thuốc lá
- Cấm hút thuốc nơi công cộng
- Phạt nặng những người vi phạm
- Cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi
 Lâu dài và khó khăn.
4. Những nét nghệ thuật và nội dung đặc sắc
* Nghệ thuật:
 - Thuyết minh bằng trình bày, giải thích phân tích số liệu , dẫn chứng, so sánh
* Nội dung: 
Thuốc lá là 1 ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức. Vì thế chúng ta cần quyết tâm chống
4. Bài tập4: 
Thuyết minh về cây bút bi
* Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi
b. Thân bài: 
- Nguồn gốc: Từ Châu Âu, du nhập vào nước ta từ rất lâu.
- Cấu tạo: gồm 2 phần chính là ruột và vỏ, có các phần phụ...
+ Ruột: gồm ống mực và ngòi bút
+Vỏ: thường làm bằng nhựa để bảo vệ ruột và cầm viết cho dễ dàng
- Công dụng: dùng để viết, ghi chép...
- Các loại bút bi: nhiều loại nhưng được nhiều người yêu thích hơn là bút Thiên Long, Bến Nghé...
- Cách bảo quản: không để bút rơi xuống đất...
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của bút bi
* Viết bài:
a. Mở bài 
Con người đôi lúc thường bỏ qua những gì quen thuộc, thân hữu nhất bên mình. Họ cố công tính toán trung bình một người trong đời đi được bao nhiêu km, nhưng chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Ai làm thì chắc trao cho cái giải INobel thôi chứ gì? Như vậy ta thấy bút bi thật cần thiết đối với đời sống con người
 b. Thân bài
c. Kết bài
Ngày nay, thay vì cầm bút nắn nót viết thư tay, người ta gọi điện hay gửi email, fax cho nhau. Đã xuất hiện những cây bút điện tử thông minh. Nhưng tương lai bút bi vẫn có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập bài”Vào nhà ngục QĐ cảm tác”
 - Văn thuyết minh: Thuyết minh về cái kính mắt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(14).doc