Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Dương Thủy

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Dương Thủy

Tiết 1 - 2: Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu :

 + Giúp học sinh

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Hoạt động dạy học:

 Hoạt động1:ổn định lớp

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

 

doc 274 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Dương Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 23-08-2009
Tiết 1 - 2: 	Văn bản:	 	Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu : 
 + Giúp học sinh
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động1:ổn định lớp
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên-học sinh 
GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK.
 Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
? Đặc điểm thơ, truyện?
? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”?
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao?
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt bằng những đoạn như thế nào?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? 
? Lý do?
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc có trái ngược, mâu thuẫn nhau không? Vì sao?
Tác giả viết: Con đường này tôi đi học
? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nvật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn?
 Nội dung cần đạt 
I/ Đọc – tìm hiểu chung.
1.Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương.
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, cac dao, bút ký, giáo khoa
- Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2.Tác phẩm
- In trong “Quê mẹ” – xuất bản 1941
 3.Đọc 
 GV: hướng dẫn đọc cảm, những câu biểu cảm.
 - HS đọc thầm và chú ý ở SGK-
 4. Thể loại và bố cục:
- Thể loại Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản. Có thể xếp vào kiểu văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Bố cục: Truyện có 5 đoạn cụ thể:
Đ1. Từ đầu  rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ
Đ2. Tiếp  ngọn núi: Tâm trạng hoặc cảm giác của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường
Đ3. Tiếp  các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn
Đ4. Tiếp  nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
II Đọc- Hiểu văn bản:
1. Khơi nguồn kỷ niệm: 
H- Hs đọc 4 câu đầu. g Lúc cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến ttr.trường
- Sự liên tưởng tương đương, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của “tôi” khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
g Không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của “tôi” khi ấy.
2 Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên
HS đọc diễn cảm từng đoạn – lắng nghe.
- HS lắng nghe.
g Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
Tác giả viết: Con đường này tôi đi học
? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nvật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn?
HS đọc diễn cảm từng đoạn – lắng nghe.
g Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
Cảm giác thấy trang trọng, đứng đắn với mấy bộ quần áo với mấy quyển vở mới trên tay.
 Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng, vừa muốn thử sức. Đó cũng là tâm trạng & cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường.
 Tiết 2
GV đọc đoạn văn và nêu vấn đề:
- Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, nhìn thấy cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn thấy cảnh các bạn học trò cũ vào lớp. 
 Là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể – tả như vậy thật tinh tế và hay. ý kiến của em ?
3) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường
HS lắng nghe
- HS thảo luận, nêu ý kiến.
* Tâm trạng háo hức  là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lý trẻ mà nguyên nhân chính là cảnh trường Mỹ Lý xinh xắn
* Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng tâm trạng buồn cười, hồi trống đầu năm vang dội, rộn rã, nhanh gấp. Bởi vì hoà với tiếng trống còn có cả nhịp tim thình thịch
? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản dânh sách học sinh mới ntn?
? Vì sao tôi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối không?
HS đọc đoạn cuối cùng
4) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe ông Đốc gọi danh sách học sinh mới và khi rời tay mẹ, bước vào lớp.
g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này và khi rời tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại oà khóc vì mới lạ, vì sợ hãi
g Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Đó chỉ là cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi
? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
- HS đọc đoạn cuối cùng
? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
? Hình ảnh con chin con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? 
e) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu
- Cái nhìn cũng thấy mới lạ và hay hay, cảm giác lại nhận chổ ngồ kia là của riêng mình, nhìn người bạn mới chưa quen đã thấy quyến luyến. Vì chổ ngồi suốt cả năm, người bạn gần gũi gắn bó
g H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Truyện ngắn trên có sự kết hợp của các loại VB sau không?
Biểu cảm; miêu tả; kể chuyện?
? Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này ntn?
g HS thảo luận, trả lời.
g HS trả lời
GV nhận xét
g Cả lớp lắng nghe
Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò 
? Trong truyện ngắn “Tôi đi học” tác giả sử dụng bao nhiêu biện pháp NT so sánh?
? Thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc, thầy giáo, bà mẹ, các phụ huynh) như thế nào?
Điều đó nói lên điều gì?
g Có 12 lần Thanh Tịnh sử dụng biện pháp NT so sánh.
- 
g Chăm lo ân cần, nhẫn nại, tươi cười đón Đó là những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và bao dung, tất cả vì con cái và học trò, vì thế hệ tương lai.
 Soạn bài : Trong lòng mẹ.
Ngày soạn:28-08-2008 
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Kết quả cần đạt được:
Giúp HS: 
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ vầ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1:ổn định lớp
Hoạt đông2Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
Hoạt động3:bài mới 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên?
GV: Nhận xét của em là đúng – Hôm nay chúng ta học bài mới: Cấp độ khái quát
I/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 Nội dung cần đạt
HS: + VD về từ đồng nghĩa: Máy bay - phi cơ - tàu bay, nhà thương – bệnh viện, đèn biển – hải đăng
+ VD về từ trái nghĩa: Sống – chết, nóng – lạnh, tốt – xấu.
g Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể: + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
GV: ? a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? tại sao ?
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn từ tu hú, sáo? tại sao? Của cá rộng hay hẹp hơn cá rô, cá thu? Tại sao?
c) Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
GV: Cho các từ: cây, cỏ, hoa
Y/c: Tìm cá từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng & nghĩa hẹp?
? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: GV hướng dẫn
Bài tập 2:
Bài tập 3: GV hướng dẫn
HS quan sát sơ đồ trong SGK
g a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu 
- HS giải thích lý do.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật.
HS: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây lim, cây dừa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa cúc, hoa hồng
HS: 1. – Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của 1 từ ngữ khác.
2. – Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp vì t/c’ rộng- hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
* HS đọc chậm rõ ghi nhớ ở SGK 
- HS tự làm vào vở bài tập
a. Tính chất đốt d. Từ nhìn
b. Từ nghệ thuật e. Từ đánh
c. Từ thức ăn
Từ xe cộ bao hàm các từ xe đạp, xe máy, xe hơi
Từ kim loại bao hàm các từ sắt, đồng, nhôm
Từ hoa quả bao hàm các từ chanh, cam chuối
Từ họ hàng bao hàm các từ ngữ họ nội, họ ngoại, bác, cô, chú, gì
Từ mang bao hàm các từ xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: GV hướng dẫn
- Nhóm 3 động từ :chạy, vẫy, đuổi
(Chạy có phạm vi nghĩa rộng)
 Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò: 
 -Về nhà học kỹ phần ghi nhớ.-
- Chuẩn bị bài mới: Trường từ vựng
 Ngày soạn : 02-09-2008	
Tiết 4: 	tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A/ Kết quả cần đạt được: 
Giúp HS:
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hính thức và nội dung.
- Vận dụng được kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B/ Chuẩn bị:
- SGK, SGV Ngữ văn 8 (tập 1)
- Bảng phụ.
C. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ cho ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới: (GV giới thiệu bài mới)
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS đọc thầm VB “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
1- ? VB miên tả những việc đang xẩy ra hay đã xảy ra? (Hiện tại, quá khứ)
2- ? Tg viết VB này nhằm mục đích gì?
GV chốt: Chủ đề của VB là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiệ ... c Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập 
 11
Đi đường (Tốu lộ, trích Nhật kí trong tù) 
HCM
TNTT chữ Hán (dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ
 II. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16, 18, 19
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng cuội, Hai chữ nước nhà.
Phan Bội châu, PCT, Tản Đà, Trần TUấn Khải: nhà nho tinh thông Hán học.
Thơ cũ (cổ điển): hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó: Đường luật, thể thơ dân tộc: song thất lục bát, lục bát.
Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
Nhớ Rừng, Ông đồ, Quê hương
Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh, Những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ c/m trẻ, chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây (Pháp)
Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do (thơ mới).
Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu (thơ mới); lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
* Với riêng Tố Hữu, Khi con tu hú (nội dung c/m, hình thức thơ mới).
- Thơ mới còn chỉ một phong trào thơ ở Việt Nam ( 1932-1945).
 * Hãy chép lại những câu thơ em thích nhất, cho là hay nhất những bài thơ kể trên, chọn mỗi bài từ 2 đến 4 câu.
* GV nêu câu hỏi, HS so sánh, phân biệt trả lời, GV tổng kết những điểm chính theo bảng trên,
* Về nhà chuẩn bị bài mới.
ngày soạn 27/4/2007 
Tiết 126: ôn tập phần tiếng việt học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học ở học kì II, lớp 8
- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nói, viết,
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập về các kiểu câu
Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
* GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
? Đoạn văn trích gồm mấy câu?
? Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn?
* GV gợi dẫn HS làm bài tập II.2 SGK: chuyển câu (2) thành câu nghi vấn:
* GV hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu của mục I.3 SGK:
? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp?
* GV yêu cầu HS tìm hiểu đoạn văn ở mục I.4 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp)?
? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì?
Hoạt động 2: ôn tập về hành động nói
* GV yêu cầu HS xác định hành động nói của các câu ở mục II.1 SGK
 - Đoạn văn gồm 3 câu
(1) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
(2) Cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.
(3) Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
HS trả lời
Câu (1): Trần thuật gh, vế trước có dạng câu phủ định .
Câu (2): Trần thuật đơn
Câu (3): Trần thuật ghép, vế sau có dạng phủ định
HS làm
VD: Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không?
- NHững nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất? ( Bị động )
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? ( Hỏi theo kiểu câu chủ động)
HS đặt câu.
+ HS trao đổi thảo luận và trả lời
a. Các câu trần thuật:
- Tôi bật cười bảo lão:
- Cụ còn khoả lắm, chưa chết đâu mà sợ!
- KHông ông giáo ạ!
b. Các câu nghi vấn:
- Sao cụ lo xa quá thế?
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
c. Câu cầu khiến:
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
+ Câu nghi vấn dùng để hỏi:
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
* Đây là một câu hỏi chân thực vì lão Hạc luôn băn khoăn rằng nếu hết tiền thì lấy gì để làm đám ma?
+ Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:
- Sao cụ lo xa quá thế?
* Đây là câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của ông giáo.
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
* Đây là câu giải thích để khuyên bảo lão Hạc từ bỏ cái việc làm quá lo xa ấy.
STT 
 Câu đã cho
 Hành động nói
 1
Tôi bật cười bảo lão
Hành động kể
 2
- Sao cụ lo xa quá thế
Bộc lộ cảm xúc
 3
Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
Hành động nhận định 
 4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Hành động đề nghị 
 5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
Hành động giải thích
 6
- Không ông giáo ạ !
Hành động phủ định bác bỏ
 7
ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hành động hỏi
* GV gợi dẫn HS lập bảng tổng hợp theo yêu cầu ở mục II.1 SGK:
? Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng thống kê theo mẫu sau:
 STT
 Kiểu câu
 Hành động nói được thực hiện
 Cách dùng
 1
 Trần thuật 
Hành động kể
 Trực tiếp
 2
 Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
 Gián tiếp
 3
 Cảm thán
 Nhận định
 Trực tiếp
 4
 Cầu khiến
 Đề nghị
 Trực tiếp
 5
 Nghi vấn
 Giải thích
 Gián tiếp
 6
 Phủ định 
 Phủ định bác bỏ
 Trực tiếp
 7
 Nghi vấn
 Hỏi
 Trực tiếp
* GV hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu của mục II.3 SGK:
+ Hành động cam kết (hứa hẹn), kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp:
- Em cam kết không đua xe trái phép.
+ Hành động hứa, kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp:
- Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
Hoạt động 3: Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Gv gợi dẫn HS giải thích lí do sắp xếp trật tự từ được in đậm trong bộ phận câu:
- Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
+ Theo trình tự diễn biến của tâm trạng : kinh ngạc (trước), mừng rỡ (sau).
* GV gợi dẫn HS giải thích tác dụng của các cụm từ ngữ in đậm .
a. Các lang ai cũng......Nhưng ý vua cha
b. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị ntn, mọi người...
+ Câu a: Lặp lại cụm từ ở câu trước để tạo liên kết câu
+ Câu b: Nhấn mạnh thông tin chính của câu
* GV gợi dẫn Hs so sánh tính nhạc giữa 2 câu:
a. Nhớ một bữa trưa hôm nào, nồm nam cơn giớ thổi, khóm tre làng rung rinh lên man mác khúc nhạc đồng quê.
b. .................... rung lên khúc nhạc đồng quê man mác.
+ Câu a có tính nhạc hơn, vì:
- Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn
- Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác)
* Xem bài văn bản tường trình
Tiết 127: 	văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
- Biết cách viết một văn bản tường trình đúng quy cách.
B. Chuẩn bị:
GV và HS : - Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm văn bản tường trình
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV: Chúng ta đã học các loại văn bản đơn từ, đề nghị, báo cáo.
? Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì?
? Mục đích của từng loại văn bản đó là gì?
? Nêu một vài ví dụ ?
GV củng cố lại:
- Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản điều hành (hành chính công vụ), rất khác so với kiểu loại tự sư, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh mà chúng ta đã học .
Đơn từ là văn bản trình bày nguyện vọng của cá nhân (hoặc tập thể) để cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Ví dụ: Đơn xin trợ cấp, đơn xin chuyển trường, Đơn xin gia nhập đoàn TNCSHCM...
Đề nghị (kiến nghị) là văn bản trình bày các ý kiến, nêu ra những biện pháp, giải pháp, phương hướng của cá nhân hay tập thểđể cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Báo cáo: Văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày lại quá trình, kết quả công việc, công tác hay vụ việc trong một thời hạn nhất định trước cấp trên, nhân dân, tổ chức hay thủ trưởng.
+ Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một kiểu loại văn bản hành chính – công vụ mới: đó là văn bản tường trình.
- Tường trình là loại văn bản rất thường gặp trong cuộc sống. Đó là các tình huống sự việc đã xẩy ra hậu quả, những người có thẩm quyền chưa có cơ sở để kết luận và giải quyết một cách đúng đắn, chuẩn xác. Bởi vậy người thực hiện hoặc chứng kiến sự việc cần viết (hoặc trình bày miệng) văn bản tường trình để người có trách nhiệm giải quyết hiểu đúng bản chất vụ việc. 
+ HS đọc chậm ghi nhớ 1.
+ GV yêu cầu HS tìm một số tình huống cần phải viết văn bản tường trình. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình
+ 2 HS đọc to, toàn văn 2 văn bản tường trình (sgk, tr 133 –134) và trả lời các câu hỏi:
? Ai viết văn bản đó ? Người viết có vai trò gì ?
? Ai là ngươig nhận văn bản ? Người nhận có vai trò gì ?
? Nội dung tường trình về việc gì ?
? Vì sao phải tường trình ?
? Nhận xét về thể thức trình bày, về thái độ thể hiện trong lời văn, giọng văn của cả hai văn bản.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm văn bản tường trình.
- Hiểu được những tình huống cần viết văn bản tường trình.
+ HS đọc 4 tình huống trong sgk, tr. 135.
? Trong 4 tình huống trên, những tình huống nào nhất thiết phải viết văn bản tường trình, những tình huống nào không cần viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được, vì sao ?
 + HS trả lời, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học .
HS nêu ra các tình huống....
Người viết tường trình: hs THCS. Cả hai cùng liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc (1), người là nạn nhân của vụ việc (2).
 Người nhận văn bản là giáo viên bộ môn (1), là hiệu trưởng nhà trường (2). 
 Tóm lại, là những người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
 - Phải viết tường trình vì người có thẩm quyền và trách nhiệm chưa hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất vụ việc nên chưa thể có kết luận và cách thức giải quyết. Vì sao hs Dũng nộp bài chậm ? Vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe ? 
- Thái độ của người viết tường trình cần khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh đúng mực.
- Thể thức trình bày theo đúng quy cách của loại văn bản này.
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết. Lý do để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thoả đáng, hình thức kỷ luật thoả đáng.
- Tình huống không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống d không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngược lại, cần viết rõ cho cơ quan công an nhập cuộc điều tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TRON BO.doc