Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 7 - GV: Nguyễn Hữu Toàn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 7 - GV: Nguyễn Hữu Toàn

Tiết : 1, 2

Tuần : 1

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

- Tích hợp ngang với TV ở bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với phần tập làm văn bài tính thống 1 chuyên đề của văn bản – Tích hợp được văn bản cổng trường mở ra (văn bản, nội dung, nhân vật).

- Rèn luyện Kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi”, người kể chuyện, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Tham khảo văn bản, sách GV – SGK soạn giáo án, vận dụng văn bản “cổng trường mở ra” để so sánh – liên hệ.

Tranh minh hoạ trường học và hình ảnh “Mẹ dắt em đến trường”. Bảng phụ giảng dạy.

 

doc 80 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 7 - GV: Nguyễn Hữu Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/08/2004
Ngày dạy : 20-25/08/2004
Tiết : 1, 2
Tuần : 1
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
- Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
- Tích hợp ngang với TV ở bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với phần tập làm văn bài tính thống 1 chuyên đề của văn bản – Tích hợp được văn bản cổng trường mở ra (văn bản, nội dung, nhân vật).
- Rèn luyện Kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi”, người kể chuyện, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Tham khảo văn bản, sách GV – SGK soạn giáo án, vận dụng văn bản “cổng trường mở ra” để so sánh – liên hệ.
Tranh minh hoạ trường học và hình ảnh “Mẹ dắt em đến trường”. Bảng phụ giảng dạy.
HS: Đọc văn bản và nắm chú thích sách giáo khao – nội dung câu hỏi hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản sách giáo khao 8 tập 1. Soạn bài và kể được nội dung văn bản.
C. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: (1’) sỉ số HS: 8A3. (Giải quyết những yêu cầu lớp và nhắc nhở nhựng điều cần thiết của lớp đối với môn Ngữ văn).
2. Kiểm tra bài: (5’) (kết hợp kiểm tra vở soạn bài và SGK – dụng cụ học tập của ngữ văn 8).
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài mới : (1’)
GV dựa vào phần giải thích sách GV: Nêu tác giả, tác phẩm và nội dung văn bản vào bài mới.
b) Giảng bài mới:
NỘI DUNG
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
T1
Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS đọc và hiểu văn bản: phần chú thích SGK (tác giả - tác phẩm Thanh Tịnh)
- Đọc định hướng và nắm được bố cục văn bản và từng nội dung bố cục – cấu trúc văn bản Tôi đi học. Giải nghĩa từ khó trong văn bản (phần SGK)
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
25’
Hoạt động 1:
- Hướng đẫn HS đọc truyện: Cần nhấn mạnh những ý cơ bản khi đọc: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. Chú ý những lời nói nhân vật “tôi” nhân vật người mẹ và nhân vật ông đốc, cần đọc với giọng phù hợp .
HS chú ý theo dõi sự hướng dẫn cách đọc văn bản.
1 em đọc đoạn đầu ® tiếp tục đọc hết văn bản.
(Từ đầu... tưng bừng rộn rã)
(Buổi mai hôm ấy... trên ngọn núi). 
(Trước sân trường... trong các lớp ).
(Ông đốc... chút nào hết)
GV đọc mẫu đoạn văn bản ® sau đó HS đọc.
(Đoạn còn lại)
GV sửa chữa những vướng mắc trong cách đọc của HS. (cần nhận xét cụ thể).
 HS nhận xét giọng đọc của bạn. 
- Giáo viện hướng dẫn HS đọc thêm cốt truyện * trang 8 và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh .
GV lưu ý nhấn mạnh (cho HS xem chân dung tác giả ) .
- HS đọc cốt truyện SGK (tác giả – tác phẩm )
* Tác giả Thanh Tịnh (1911- 988).
* Nhiều tác phẩm và tác phẩm nổi tiếng là tập “Quê mẹ” (truyện ngắn) “Đi giữa một mùa thơ” (truyện thơ). 
GV nêu vấn đề :
HS trả lời nội dung GV gợi dẫn.
* Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình toát lên vẽ đẹp đằm thắm, lắng sâu.
? Theo dõi văn bản em cho biết: 
- Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? Trong đó nhân vật chính là ai ?
® Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò. 
- Nhân vật chính: Tôi.
? Ki niệm ngày đầu tiên đến trường của tôi được kể theo trình tự nào ? (thời gian và không gian).
®Trình tự :	
- Cảm nhận của “tôi” trên đường đi đến trường.	 - Cảm nhận của “tôi” trong lớp.
? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của văn bản ?
HS thảo luận ® trả lời, lớp nhận xét 
Bố cục văn bản:
- Buổi mai hôm ấy.... trên ngọn núi.
- Tiếp theo... nghỉ cả ngày nữa. 
-Phần còn lại.
GV cũng cố chốt ý .
? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc, gần gũi nhất trong em? Vì sao?
HS (tự bộc lộ)
(GV kết luận chung nội dung tiết 1 và định hướng HS phân tích nôi dung văn bản).
T2 
Mục tiêu: - Đọc và hiểu nội dung văn bản và ý nghĩa văn bản qua 3 ý cơ bản:
II. ĐỌC HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN 
13’
+ Cảm nhận của “tôi” trên đường đi, lúc ở sân trường và trong lớp học.
+ Nắm được nội dung văn bản, phân tích được 3 ý của nội dung mà nhân vật “tôi “chứng nhận.
HS chú ý sự hướng dẫn của GV qua hệ thống câu hỏi. Chuyển sang phần hiểu nội dung văn bản chi tiết qua gợi ý phân tích . 
1. Cảm nhận của “tôi”trên đường đi đến trường.
Thời gian: buổi sáng cuối thu (một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh)
13’
Hoạt động 2: Đọc – hiểu nội dung văn bản .
Đọc văn bản có định hướng (đoạn đầu )
? Theo dõi phần đầu văn bản, em cho biết kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “tôi “gắn với không gian và thời gian cụ thể nào ?
HS tìm và thảo luận những kỷ niệm lần đầu tiên của nhân vật “tôi” đến trường.
Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
? Vì sao thời gian và không gian ấy lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả?
® s Thời điểm và nơi chốn quen thuộc gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả.
 s Là lần đầu được cắp sách đến trường. 
 s Là người yêu quê hương tha thiết.
? Trong câu văn: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảm giác quen và lạ của nhân vật tôi có ý nghĩa gì ?
HS thảo luận 3’ ® trả lời, lớp nhận xét.
Þ Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường tự thấy mình đã lớn lên, con đường lại không còn dài rộng như trước.
? Trong cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường, nhân vật tôi đã bộc lộ những đức tính gì?
® Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương
? Phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làng mây lướt ngang trên ngọn núi”.
(Thảo luận nhóm để trả lời) 
- Nghệ thuật so sánh. 
- Kỉ niệm đẹp, cao siêu.
- Đề cao sự học của con người. 
13’
Hoạt động 3: Phân tích nội dung – GV nêu:
HS theo dõi gợi ý nội dung 2
2. Cảm nhận của “tôi”lúc ở sân trường 
? Quan sát phần văn bản tiếp theo , em cho biết : Cảnh sân trường đã lưu lại trong trí tác giả có gì nổi bật ?
® Trước sân trường làng Mĩ lí dày đặc cả người; 
s Người nào quần áo cũng sạch sẽ...
- Rất đông người 
- Người nào cũng đẹp
?Cảnh tượng nhớ lại có ý nghĩa như thế nào ?
? Em hiểu gì về nhân vật tôi với những cảm nhận lúc ở sân trường ?
®sPhản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường. 
 s Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta. 
 s Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ. 
Þs Giàu cảm xúc với trường với lớp với người thầy. 
 s Có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ đầu tiên đi học.
13’
Hoạt động 4: Phân tích nội dung phần 3 văn bản. 
HS theo dõi câu hỏi ®suy nghĩ trả lời: 
? Cảm nhận của “tôi” trong lớp học:
? Theo dõi phần cuối văn bản em cho biết : Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp , nhân vật “tôi” lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ?
®s Vì “tôi” bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học. 
 s Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ như ở nhà.
- Được sự độc lập của mình khi đi học .
- Phải tự mình làm tất cả.
? Những cảm giác mà nhân vật “tôi” bước vào lớp học là gì ?
HS tìm những chi tiết về cảm giác của nhân vật tôi bước vào lớp học.
Chi tiết :
“Một mùa hương lạ xông lên. Trông hình gì treo trên trường tôi cũng thấy là lạ và hay hay; nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi... lầm nhận là vật riêng của mình; nhìn người bạn... chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không cảm thấy xa la chút nào,” 
? Những cảm giác đó cho ta thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớp học của mình? 
®Tình cảm trong sáng, tha thiết .
ð Tình cảm trong sáng, tha thiết .
5’
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS nắm và hiểu ý nghĩa văn bản – gợi dẫn câu hỏi. 
HS thảo luận nhóm ® trả lời 
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN 
? Trong đan xen của các phương thức: tự sự miêu tả, biểu cảm. Theo em, phương thức nào nổi trội làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng thấm thía truyện ngắn “Tôi đi học”?
- Nổi trội là phân tích biểu cảm: Ghi lại những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi ngày đầu cắp sách tới trường .
- Gần với thơ, có sức truyền cảm đặc biệt nhẹ nhàng mà thấm thía.
? Những cảm giác nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào từ nhân vật “tôi” cũng chính là tác giả Thanh Tịnh ? 
HS thảo luận ® trả lời 
- Tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bạn bè, bàn ghế , lớp học, thầy học gắn liền với mẹ và quê hương .
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn “Tôi đi học”? 
Một em HS đọc chậm , rõ to phần giải nghĩa SGK.
- Giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường quê hương .
GV chỉ định một em HS đọc rõ , to phần giải nghĩa (SGK)
- Muốn kể chuyện hay, cần có nhiều kỷ niệm đẹp và giàu cảm xúc .
Ghi nhớ: SGK/9
10’
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS luyện tập .
HS tự bộc lộ cảm xúc bài tập 1 SGK/9.
IV . LUYỆN TẬP 
Bài tập 1, 2 SGK/9
s Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”
s Viết đoạn văn ngắn, ghi lại ấn tượng trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên. (Bài tập vận dụng ở nhà)
HS vận dụng bài tập 2 SKG/9 (ở nhà)
(Bài tập 1: HS vận dụng ở lớp : tự phát biểu cảm xúc của em về dòng cảm xúc.)
4 .Củng cố , hướng dẫn về nhà : (4’)
- Nắm vững 3 nội dung phần tìm hiểu phân tích theo 3 ý cảm nhận của nhân vật “tôi”.
HS đọc lại vài lần GN / SGK9
- Học bài và vận dụng bài tập 2 SGK/9 ở vở bài tập ở nhà. 
Đọc và nắm nội dụng bài : Cấp độ khái quát nghĩa của từ (dựa vào nôi dung tìm hiểu SGK/10)
RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 19/08/2004
Ngày dạy : 25/08/2004
Tiết : 3
Tuần : 1
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Tích hợp với văn ở văn bản tôi đi học với tập làm văn qua bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
B. Chuẩn bị:
Thầy: SGK, SGV: soạn giáo án vận dụng những phần bài tập hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài mới.
Bảng phụ vận dụng THB và vận dụng bài tập SGK
HS: Đọc và hiểu nội dung bài và nắm khái quát nội dung gợi ý SGK.
C. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: (1’) sĩ số: vắng 1 không phép.
2. Kiểm tra bài (5’)
?Trong truyện ngắn “Tôi đi học” tác giả sử dụng những biện pháp nào? ở đoạn nào? em ?????/ như thế nào được tác giả sử dụng trong văn bản?
Đọc phần giải nghĩa nắm ý nghĩa văn bản “Tôi đi học”
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài mới(1’): (dựa vào nội dung giới thiệu tác giả – tác phẩm)
b) Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
12’
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS nội dung bài về khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. Nêu vấn đề HS phân tích:
HS theo dõi sự gợi ý của GV quGV qua nội dung câu hỏi.
- Quan sát sơ đồ SGK.
I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP:
Yêu cầu HS quan s ... iểm của nhân vật Xan-Chô và phân tích nêu chi tiết của nhân vật trong văn bản.
* Nêu ý nghĩa văn bản và HS thảo luận văn bản. Cảm nghĩ chung về 2 nhân vật.
HS đọc tiếp văn bản – trả lời nội dung câu hỏi
2. Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
Ý nghĩ + hành động >< với Đôn.
17’
Hoạt động 3: Tìm hiểu phân tích nhân vật Xan-chô Pan-xa. Nêu câu hỏi gợi ý.
?Theo dõi nhận xét Xan-chô Pan-xa trong văn bản em cho biết:
- Hành động của Đôn, Pan-xa đã có lời can ngăn như thế nào? Nêu những chi tiết về sự can ngăn đó của Xan-cho đối với Đôn. 
- Nhận xét về nhân vật Xan-chô Pan-xa trong đoạn văn: được phép, Xan-chô Pan-xa ngồi cho thật thoải mái trên lưng lừa mà lại thỏa mái nữa là khác.
- Nhận xét về nhân vật Xan-chô Pan-xa từ đoạn văn: Đôn suốt đêm không ngủ không ngủ để đánh thức bác 
?Từ hai nhận xét trên, đặc điểm tính cách mà của nhân vật Xan-chô Pan-xa được bộc lộ.
?Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió, Xan-chô luôn đúng ngoài cuộc, không tham gia. Điều đó cho ta thấy đặc điểm nào trong tính cách nhân vật?
? Đến đây em hiểu gì về toàn bộ tính cách của nhân vật này? 
®Thưa ngài, Xan-cho nói, xuất hiện ở kia không phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió
* Tôi đã chẳng bảo ngài quay cuồng như cối xay.
HS nhận xét:
®thích ăn uống và biết cách ăn uống
®thích ngủ và ham ngủ
HS nêu đánh giá nhận xét về nhân vật
®tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường.
- Biết rõ sự thật đó không phải là gã khổng lồ®cối xay gió.
- Có sự can ngăn.
- Con người thực dụng.
* Thích ăn uống.
* Thích ngủ.
- Đau thì rên la
Đặc điểm:
- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.
- Ích kỷ, hèn nhát.
Hoạt động 4: hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa văn bản .
?Đọc văn bản, em hiểu như thế nào về 2 nhân vật ?
?Nhận xét về biện pháp nghệ thuật nổi bậc được sử dụng trong văn bản này?
?Em hiểu gì về nhà văn qua hai nhân vật nổi tiếng của ông?
HS thảo luận®trả lời
®Hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau:
+ Đôn thì hoang tưởng nhưng cao thượng.
+ Xan-chô tỉnh táo nhưng tầm thường.
®Con người muốn tốt đẹp, không được hoang tưởng và thực dụng mà cần phải tỉnh táo và cao thượng. 
-Tương phản trong xây dựng nhân vật.
-HS đánh giá, nhận xét
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN.
Ghi nhớ: SGK
IV. LUYỆN TẬP
Vận dụng câu hỏi 4 SGK/79.
- Đối chiếu Đôn và Xan-chô về các mặt (dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ và hành động).
(làm vở bài tập)
3’ Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà (4’) 
- Nhắc lại hai ý cơ bản nội dung về 2 nhân vậ và nắm ý nghĩa nội dung văn bản.
(gọi 1 em đọc mục ****)
- Học bài: tóm tắt nội dung. Nắm vững phần **** qua ý nghĩa văn bản.
Chuẩn bị nội dung bài: Tình thái từ (SGK/80 trả lời khái quát nội dung câu hỏi)
RÚT KINH NGHIỆM/
- Nên *** bảng so sánh (bảng F) để minh họa 2 nhân vật để HS nhận rõ hơn nội dung.
- Gợi ý cho HS rút ra bài học cụ thể qua 2 nhân vật. Vận dụng câu hỏi 4 SGK thời lượng quá ít nên chưa khai thác hết tính cách, hành động về nhân vật.
	Ngày soạn: 07.10.2004.
	Tiết 27
	Tuần 7
TÌNH THÁI TỪ.
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu được thế nào là tình thái từ.
- Tích hợp với văn ở văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, với tập làm văn qua bài luyện tập viết đọan văn tự kết hợp miêu tả-biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tình thái từ có hiệu quả trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
Thầy: tham khảo vận dụng SGV – SGK soạn giáo án và sử dụng bản phụvận dụng luyện tập.
Trò: đọc và tìm hiểu nội dung bài dựa vào hệ thống câu hỏi SGK. Trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV ở lớp.
C. Hoạt động dạy – học:
1. ????????????????????
Giải quyết những yêu cầu của lớp (nếu có)
2. Kiểm tra (5’):
Tóm tắt văn bản “đánh nhau với cối xay gió” (dựa vào phần văn bản em tóm tắt ngắn gọn nội dung)
Gọi một HS kiểm tra phần sọan bài và nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới 1’ (dựavào phần giới thiệu SGV giới thiệu nội dung bài mới)
b) Giảng bài mới:
NỘI DUNG
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Họat động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu mục bài học: chức năng của tình thái từ. Gợi dẫn câu hỏi: 
HS theo dõi mục SGK
Thảo luận SGK – trả lời.
I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI.
Yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ SGK – thảo luận:
1. Khái niệm:
Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa câu có gì thay đổi không? Tại sao? 
Nếu lược bỏ thông tin sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi, lõi thông tin sự kiện.
+ Mẹ đi làm rồi à? (câu hỏi)
+ Mẹ đi làm rồi (câu trần thuật)
GV giảng thêm ý (đặc điểm ngữ pháp của câu có khi có hai hoặc nhiều người giao tiếp)
- Mẹ: chủ thể hành động.
- Từ thêm vào các câu để tạo ra câu cầu khiến, cảm thán.
- Đi: hành động
- làm: đối tượng của hành động.
- rồi: phó từ chỉ kết quả của hành động.
(à: yếu tố cấu trúc câu hỏi)
+ (đi: yếu tố cấu tạo câu cầu khiến)
+ (thay: yếu tố cấu tạo câu cảm thán)
Biểu hiện sắc thái tình cảm của nó
- Có tình thái từ đáng chú ý.
Ghi nhớ (SGK)
?Ở VD (d)từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm ,gì của người nói?
®Từ ạ biểu thị sắc thái kính trọng lễ phép.
Gọi HS nhận x ét câu d ®HS trả lời và GV kết luận chung
1 HS đọc GN/81 ý 1
Bài tập:
- Anh đi đi !
- Sao mà lắm***
- Chỉ định 1 HS đọc phần GN/81 ý 1.
- Bài tập: Xác định tình thái từ trong các câu sau: (GV ghi bảng phụ)
HS vận dụng bài tập (nhóm 3) ® HS sửa bài
- Lớp nhận xét
- Chị đã nói thế ư?
Gợi ý: đi (2)cơ chứ, ư® tình thái từ.
GV kết luận HS chữa bài tập®GV chuyển ý 2 bài học.
10’
Hoạt động 2: Sử dụng tình thái từ.
HS theo dõi nội dung hướng dẫn mục II bài học 
II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
GV gợi dẫn HS trả lời câu hỏi (ghi bảng)
Vd: - bạn chưa về à (hỏi thân mật bằng vai)
Các tình thái in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm)khác nhau như thế nào?
 (SGK/81)
GV nhận xét đánh giá trả lời của HS®gọi 1 HS đọc phần GN SGK/81 ý 2.
?Khi nói, viết ta cần chú ý sử dụng tình thái từ như thế nào? 
Thảo luận 3’
1 HS đọc mục GN/81 ý 2
HS vận dụng GN ý 2 trả lời nội dung câu hỏi
- Thầy mệt ạ (hỏi, lễ phép, người dưới hỏi người trên)
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật, bằng) 
- Bác giúp cháu một tay ạ (cầu khiến, lễ phép, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi).
Þnói, viết phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ghi nhớ (SGK)
Bà tập: Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài.
HS vận dụng nhanh phần bài tập củng cố mục II
(à, nhé, đi, hả, ư)
* Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái, ý nghĩa các trên 
Thảo luận 5’
Gợi ý: 
Nam học bài à? Nam học bài nhé!
Nam học bài đi ! Nam học bài hả?
Nam học bài ư?
10’
Hoạt động 3: Luyện tập bài tập SGK/81,82
1. Trong các câu dưới đây, từ nào (in đậm) là tình thái từ? (SGK/81 a,b,c,d,e,g,h,i)
2. Giải thích nghĩa các tình thái từ (in đậm) a,b,c,d,e,g,h SGK/82 GV củng cố, kết luận 2 bài tập ở lớp
3.4.5. Hướng dẫn HS vận dụng vở bài tập ở nhà 
HS vận dụng làm bài ở lớp 2 bài tập 1,2
- Lớp nhận xét
III. LUYỆN TẬP
1. Các câu có tình thái từ: b,c,e,i 
2. a)Nghi vấn, b) Nhấn mạnh, d)thân mật, e) thân mật,*****
vận dụng bài tập 3.4.5 (vở bài tập)
4. Củng cố ,hướng dẫn về nhà (4’)
- Vận dụng câu hỏi củng cố để nắm kiến thức căn bản: tình thái từ là gì? Nên sử dụng tình thái từ như thế nào? (1 HS đọc lại 2 phần GN ý 1, ý 2/81).
- Học bài và làm bài tập 3.4.5 SGK/83 (GV đã hướng dẫn yêu cầu gợi ý ở lớp)
- Soạn bài và tìm hiểu nội dung. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 11/10/2004	Ngày dạy: 12/10/2004
Tiết 28
Tuần 7	
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp HS củng cố lại kiến thức về đoạn văn cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn.
- Tích hợp với văn ở văn bản Đánh nhau với cối xay gió. TV qua bài Tình thái từ.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo yêu cầu cho trước.
B. Chuẩn bị: 
Thầy : SGV-SGK, soạn giáo án vận dụng tư liệu ghi bảng phụ củng cố nội dung, luyện tập.
HS: đọc và vận dụng trước mục II (luyện tập)ở nhà. Phát biểu nội dung ở lớp phần luyện.
C. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức (1’): nắm sĩ số 43 (vắng)
Giải quyết yêu cầu lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
? Thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ. Kể ra và dẫn chứng những từ theo từng loại tình thái từ đó. (GV kiểm tra phần soạn bài HS và vở bài tập vận dụng ở nhà của tiết trước (tình thái từ))
Nhận xét, đánh giá câu trả lời HS.
3. Bài mới:
a) giới thiệu bài mới (1’). Dựa vào nội dung giới thiệu SGV.
b) Giảng bài mới.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
14’
Hoạt động 1:
Tìm hiểu quy trình xây dựng, đoạn văn tự sự, kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- GV HS tìm hiểu các dữ kiện mục I SGK và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi®GV nhận xét: 
?những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
HS chú ý câu hỏi của GV và trả lời.
- Thảo luận 2’ (nhóm) và cử người phát biểu.
®a) sự việc: một hay nhiều hành vi, hành động đẽ xảy ra, cần được kể lại 1 cách rõ ràng, mạch lạc để người khác biết.
b) Nhân vật chính: là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra.
I. TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
? Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là gì?
HS thảo luận®trả lời yêu cầu câu hỏi.
(GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận)
GV nhận xét và đi đến kết luận chung.
®a) Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi sinh động.
Đó là những yếu tố cần thiết và vai trò để xây dựng văn bản tự sự.
- Vậy quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước. Nhiệm vụ của mỗi bước như thế nào?
* GV chốt ý cơ bản trên bảng phụ (5 bước trong SGK/83.84)
b) Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít, đậm hay nhạt – vai trò bổ trợ nhân vật chính.
- HS trao đổi cụ thể ® đưa ra kết luận.
Lớp nhận xét, bổ sung dựa vào nội dung SGK
Gồm 5 bước(SGK/83)
- Lựa chọn sự việc chính.
- Lựa chọn ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể
- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm đoạn văn tự sự sẽ viết.
- Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm cho hợp lý.
20’
Hoạt động 2: Vận dụng luyện tập SGK mục II/84
HS chú ý nội dung phần luyện tập SGK
II. LUYỆN TẬP
GV dẫn dắt câu hỏi 1 – gợi dẫn HS trả lời theo yêu cầu.
Hãy đóng vai ông giáo và viết 1 đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo bán chó với vẻ mặt tâm trạng đau khổ. 
HS: đóng vai ông giáo và viết 1 đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt tâm trạng đau khổ. 
- Viết đoạn thời gian 5’ ®HS phát biểu nội dung ở lớp.
Nội dung bài tập 1 SGK/84.
* Viết đoạn văn có các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn.
* Nhập vai ông giáo để kể lại có nội dung văn bản vừa *** 
Gợi ý: ngôi kể: tôi (thứ 1)
* Nêu sự việc và miêu tả ***, thể hiện biểu cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docG.a 8-hk1.doc