Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 14

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 14

Tuần 14 Ngày soạn:

Tiết 53 Ngày dạy:

DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

 1.Kiến thức

 Công dụng của dấu ngoặc kép.

 2.Kỹ năng

 -Sử dụng dấu ngoặc kép.

 -Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

 -Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, giáo án, bảng phụ. một số đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

- HS: SGK, tìm hiểu cách sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 
Tiết 53 Ngày dạy:
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 1.Kiến thức
 Công dụng của dấu ngoặc kép.
 2.Kỹ năng
 -Sử dụng dấu ngoặc kép.
 -Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
 -Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ. một số đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
- HS: SGK, tìm hiểu cách sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
DẤU NGOẶC KÉP
Hoạt động 2 (15’)
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK. 
- GV chọc sinh thảo luận nhóm .
? Theo em, dấu ngoặc kép nói chung thường được dùng để làm gì?
- 1 HS đọc ví dụ.
- HS thảo luận câu hỏi theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS dựa vào kiến thức vừa học và ghi nhớ để trả lời.
I. Công dụng
1. Ví dụ (SGK)
a. Dấu ngoặc kép dùng để trích lời dẫn trực tiếp.
b. Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh điều đã đề cập trước đó.
c. Dùng để đánh dấu từ ngữ ít nhiều cần hiểu theo nghĩa đặc biệt.
d. Đánh dấu tên một tác phẩm.
2. Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (20’)
- GV cho học sinh đọc thầm bài tập 1 trong SGK trang 142 và yêu cầu các em trao đổi để trả lời các yêu cầu trong bài tập.
- GV cho học sinh thảo luận bài tập 2.
- Yêu cầu các nhóm làm trên bảng phụ, sau đó cho từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV gọi một học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- GV gọi một vài em trình bày bài làm trước lớp. Yêu cầu các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Đọc bài tập và trả lời câu hỏi. Các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận nhóm, làm bài tập trên bảng phụ và trình bày kết quả.
- HS trao đổi bài và trả lời. Các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
II. Luyện tập
Bài tập 1
 a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 b. Đánh dấu từ có hàm ý mỉa mai.
 c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài tập 2
 Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.
Bài tập 3
 a. Dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp dẫn nguyên văn lời dẫn của Bác Hồ.
 b. Không dùng dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn.
 4. Củng cố (2’)
Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì?
 5. Hướng dẫn (1’)
 - Học bài và làm bài tập số 4 + 5 (SGK trang 144.)
 - Tìm văn bản có chứa dấu ngoặc kép để chuẩn bị cho bài học
	- Chuẩn bị rước bài: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 54
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - Biết trình bày thuyết minh một thứ một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
 1. Kiến thức
 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,...của những vật dụng gần gũi với bản thân.
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
 2. Kĩ năng
 -Tạo lập văn bản thuyết minh.
 - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án. Một số bài văn thuyết minh của học sinh năm học trước.
- HS: SGK, chuẩn bị bài nói trước ở nhà. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Em hiểu thế là văn thuyết minh? Nêu các bước làm một bài văn thuyết minh?
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 
Hoạt động 2 (5’)
- GV giao đề cho HS chuẩn bị ở nhà với những công việc cụ thể sau:
+ Tìm hiểu xác định yêu cầu của đề.
+ Tìm hiểu để có kiến thức về cái phích.
+ Lập dàn ý.
 + Nói thử (đứng trước gương hoặc nhờ một vài người nghe). 
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của GV từ ở nhà, trước khi đến lớp
I. Chuẩn bị
 Đề bài: Thuyết minh (bằng lời) về cái phích nước.
a. Xác định yêu cầu của đề
 - Nêu được những đặc điểm cơ bản của phích nước.
 - Thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu để người nghe có được kiến thức khách quan về cái phích.
b.Tìm hiểu kiến thức về cái phích.
 - Quan sát thực tế
- Đọc tài liệu: sgk, từ điển...
- Phân tích:
c. Lập dàn ý và xác định phương pháp thuyết minh
* Mở bài: Định nghĩa về cái phích: một công cụ đựng nước có thể giữ được nhiệt độ lâu.
* Thân bài: (Phân tích, số liệu)
- Vai trò công dụng của phích trong gia đình.
- Cấu tạo.
- Nguyên lý giữ nhiệt.
- Cách bảo quản, sử dụng.
- Các loại phích.
* Kết bài: sự tiện lợi của phích.
Hoạt động 3 (30’)
- Sau khi kiểm tra được sự chuẩn bị của học sinh, GV cho học sinh tập nói trước tổ, các bạn cùng tổ nghe, nhận xét và góp ý, mỗi tổ chọn một bài hay nhất để trình bày trước lớp.
- GV gọi bốn em đại diện bốn nhóm lên trình bày bài nói trước lớp. Yêu cầu các nhóm khác nghe và nhận xét.
- Sau khi từng nhóm nói và nhận xét xong GV kết luận và đánh giá bài viết.
- Tập nói trước tổ, chọn bài nói trước lớp.
- Đại diện nhóm nói trước lớp. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
II. Luyện nói trên lớp
4.Củng cố (2’)
	 Em hiểu thế là văn thuyết minh? Nêu các bước làm một bài văn thuyết minh?
 5. Hướng dẫn (1’)
 - Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
 - Tự luyện nói ở nhà.
- Chuẩn bị ôn luyện để giờ sau viết bài tập làm văn số 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 55 + 56
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	- HS Luyện kĩ năng làm văn viết thể loại thuyết minh.
 - GV kiểm tra toàn diện việc nắm kiến thức và phương pháp làm văn thuyết minh của HS.
	- Học sinh có thái độ tôn trọng bài viết và viết bài hoàn chỉnh.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập chuẩn bị viết bài. Ra đề, xây dựng đáp án và biểu điểm. 
- HS: Chuẩn bị bài viết theo gợi ý của GV.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ viết bài. 
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Tiến hành kiểm tra (87’)
HOẠT ĐÔNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG C
Hđ1: 
-Gv đọc đề và chép đề lên bảng 
--Gọi hs xác định yêu cầu của đề
Hđ2:
-Yêu cầu hs làm bài nghiêm túc 
-Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: 
-Gv thu bài 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
-Chép vào giấy kiểm tra
 -Làm bài
 -Nộp bài
 -Nghe 
Đề bài: : Thuyết minh về cây bút bi.
Phần đáp án và biểu điểm
 1. Yêu cầu chung của bài viết
- Viết đúng kiểu bài thuyết minh một thứ đồ dùng. Qua bài viết phải thể hiện được rõ nét đồ dùng đó có cấu tạo ra sao? Được sản xuất ở đâu, có tác dụng hoặc ích lợi gì, sử dụng và bảo quản như thế nào? 
- Bố cục bài viết hợp lý.
- Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
2. Yêu cầu cần đạt trong bài viết
a. Mở bài
Giới thiệu chung về cây bút mà mình định thuyết minh.
b. Thân bài 
- Bút viết và vai trò của chúng trong học tập của học sinh và đối với mọi người.
- Sự xuất hiện của cây bút đem lại lợi ích chung nào?
- Cấu tạo cụ thể của cây bút (Gồm hai phần chính):
+ Vỏ bút: (Cấu tạo bằng gì? Cấu tạo như thế nào? Màu sắc ra sao? Có vai trò gì đối với cây bút?  )
+ Ruột bút: (Có cấu tạo như thế nào? Gồm những bộ phận nào? màu sắc ra sao? Vai trò gì? )
- Tác dụng cụ thể của từng loại bút.
- Cách sử dụng và bảo quản bút như thế nào?
c. Kết bài
- Nhấn mạnh vào tác dụng của bút. 
- Lời khuyên cho người sử dụng.
* Biểu điểm
- Điểm 9 - 10: Đạt được hoàn toàn các yêu cầu trên cả về hình thức cũng như nội dung. (Tuỳ thuộc vào cách trình bày và chữ viết để cho điểm cụ thể).
- Điểm 7 - 8: Đạt được các yêu cầu về hình thức, tuy nhiên còn một số sai sót về lỗi chính tả, hoặc lỗi câu. Đạt được 2/3 nội dung yêu cầu.
- Điểm 5 - 6: Hình thức viết còn chưa rõ ràng, rành mạch. Còn sai một số lỗi câu hoặc lỗi chính tả. Nội dung mới chỉ thuyết minh được cấu tạo trong hoặc ngoài của cây bút.
- Điểm 3 - 4: Văn viết còn lủng củng, nội dung sơ sài.
- Điểm 0 - 2: Viết lung tung, không bám sát yêu cầu hoặc bỏ giấy trắng.
4. Nhận xét đánh giá giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn (1’)
Kí duyệt tuần 14
Ngày //2011
Kiều Thị Phúc
	- Ôn lại lý thuyết về văn thuyết minh.
	- Soạn bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc