Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 64 - THCS Cửa Tùng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 64 - THCS Cửa Tùng

BÀI 15

Tiết 57 : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

B. Phương pháp: Phân tích, TL nhóm.

C.Chuẩn bị:

G: -Chân dung tác giả

 -Tài liệu về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.

H: Ôn tập về thể thất ngôn bát cú đường luật đọc lại các bài đã học

D. Tiến trình:

 1.Ôn định:

 2. KT bài cũ : -Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú

 3. Bài mới: Cách mạng VN đầu thế kỷ XX chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Phan Bội Châu –một nhà nho yêu nước tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm thực hiện khát vọng đánh đuổi giặc chấn hưng đất nướ. Ông, từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm. Trong tù PBC thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí, tâm huyết, nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, động viên cổ vũ đồng bào cả nước hướng về CM . Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài tiêu biểu .

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 64 - THCS Cửa Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2008
BÀI 15
Tiết 57 : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả. 
B. Phương pháp: Phân tích, TL nhóm.
C.Chuẩn bị: 
G: -Chân dung tác giả
 -Tài  liệu về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.
H: Ôn tập về thể thất ngôn bát cú đường luật đọc lại các bài đã học
D. Tiến trình: 
	1.Ôn định:
 2. KT bài cũ : -Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú
	3. Bài mới: Cách mạng VN đầu thế kỷ XX chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Phan Bội Châu –một nhà nho yêu nước tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm thực hiện khát vọng đánh đuổi giặc chấn hưng đất nướ. Ông, từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm. Trong tù PBC thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí, tâm huyết, nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, động viên cổ vũ đồng bào cả nước hướng về CM . Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài tiêu biểu . 
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
?1: Dựa vào chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
( Làm xong bài thơ Nôm để tự an ủi, PBC đã ngân nga lớn tiếng, rồi cười vang động cả bốn vách, không còn biết bản than mình bị nhốt trong ngục)
+Hướng dẫn: Đọc diễn cảm, khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng. Cặp câu 3 – 4 giọng thống thiết.
?2: Hãy nhắc lại cấu trúc bài thơ Đường luật?
HĐ 2: 
H: Đọc thầm hai câu thơ đầu.
?3:Thế nào là hào kiệt, phong lưu?Tại sao lại “vẫn” ?Em hiểu gì về cách nói chạy mỏi chân thì hãy ở tù 
( Điệp từ “Vẫn” : Chẳng có gì thay đổi tuy ở tù, không là chấm hết mà chỉ là nghỉ chân à Biểu hiện sự tự tin, ung dung, vừa ngang tàng bất khuất. Rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc) . 
?4: TL: Em có nhận xét gì về cách vào đề và giọng điệu của tác giả ? Qua giọng điệu ấy hình ảnh PBC hiện lên ntn?	
( Cách vào đề hay > Nhà tù không khuất phục nổi khí phách người anh hùng, họ vẫn tự do thanh thản về mặt tinh thần, nhà ngục chỉ là chỗ nghỉ chân trên con đường hoạt động CM )
 ?5: Đọc lại cặp câu thực. Em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu trước? Vì sao có sự thay đổi đó? 
 (Giọng điệu trầm thống , diễn tả một nỗi đau ).
?6: “Khách không nhà”, “ người có tội” là gì? Em hiểu ý hai câu thơ trên ntn? Đây có phải là lời than thở không?
( Lời tâm sự _PBC tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình : đầy sóng gió và bất trắc từ những năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần 10 năm. Khi Nhật Bản, khi T.Quốc, khi Thái Lan, nếm trải, cực khổ cay đắng và sự săn đuổi của kẻ thù.“Non sông đã chết, sống thêm nhục” ® ta cảm nhận được nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng.)
+HS đọc hai câu luận. Giải thích các từ : kinh tế.
?7:Chỉ rõ phép đối được sử dụng trong cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt?
+HS đọc hai câu kết.
?4: Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ.Tư tưởng ấy được thể hiện rõ nhất ở từ ngữ nào? 
HĐ 3: 
?8: Em cảm nhận được gì về ND và NT của bài thơ? 
HĐ 4: 
BT1: Nhận diện thể thơ của bài thơ về số câu số chữ và cách gieo vần? 
? - Qua tìm hiểu về luật đối trong thơ TNBC em hãy chỉ rõ luật đối và tác dụng của luật đối trong bài thơ em vừa học .
BT2: Cảm nhân và suy nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ CM PBC trong bài thơ (Trình bày thành 1 Đv)
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong 25 năm đầu TK XX.
-Các sáng tác thơ văn đều thể hiện lòng yêu nước thương dân, khát vọng độc lập tự do, ý chí chiến đấu kiên cường
2.Tác phẩm 
- Bài thơ sáng tác năm 1914 
- Thể loại :Thơ đường luật
II. Phân tích
1. Hai câu đề:
-“Vẫn hào kiệt”, “vẫn phong lưu”
à Nói quá> cười, hóm hỉnh
è Phong thái đàng hoàng, tự tin, ung dung tự chủ ngay cả trong nguy nan.
2. Hai câu thực
- Giọng điệu trầm thống
-Cuộc đời đầy sóng gió rất đáng tự hào.
- Diễn tả nỗi đau của người chiến sĩ cách mạng anh hùng.
3. Hai câu luận
_Đối:
Bủa tay ôm / mở miệng cười
Bồ kinh tế / cuộc oán thù
- Lối nói khoa trương: cười>tan
 Hoài bão cứu nước cứu đời, tự tin bản thân và con đường cách mạng.
4. Hai câu kết
- Điệp từ “còn” , ngắt nhịp mạnh mẽ , dứt khoát 
à Khẳng định tư thế hiên ngang , ý chí chiến đấu bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp CM của PBC .
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
BT1: 
BT2: Trân trọng kính phục trước khí phách kiên cường bất khuất, phong thái ung dung , coi thường tù ngục và niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp CM của PBC 
* Củng cố: - Nhắc lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
* Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, đọc phần “ Đọc thêm ”
 - Soạn : “ Đập đá ở Côn Lôn ”.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2008
Tiết 58 : Đập đá ở Côn Lôn
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những ngời mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
B.Phương pháp: Phân tích. TL nhóm.
C. Chuẩn bị 
- Chân dung Phan Châu Trinh
D. Tiến trình: 
	1.Ổn định:
 2.KT bài cũ : - Đọc thuộc bài “ Vào nhà ngục”, phân tích hai câu đề?
	 - Phân tích hai câu thực, nhận xét giọng điệu bài thơ?
	3. Bài mới : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ): Tác giả bị bắt đày ra Côn Đảo,đầu năm 1908à Hoàn cảnh một người tù khổ sai với công việc cực nhọc à Bài thơ thể hiện hình ảnh và tâm trạng của người tù trong thời gian bị bắt giam chốn địa ngục trần gian.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
?1: Giới thiệu những nét chính về tác giả? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
+Hướng dẫn: Đọc diễn cảm, thể hiện khẩu khí ngang tang, tự tin, chú ý lối nói ngụ ý.
2 HS đọc .
HĐ 2:
?1: + Đọc những câu thơ miêu tả công việc đập đá của người tù. Từ ngữ miêu tả họ?
 ?Em hình dung dập đá ở Côn Lôn là công việc như thế nào?Hãy phân tích.(Chú ý không gian,điều kiện làm việc và tính chất công việc).
 (Trên hòn đảo trơ trọi, nắng gió biển, chế độ nhà tù khắc nghiệt, buộc phải làm công việc lao động khổ sai cực nhọc, nguy hiểm)
?2:Hình ảnh thơ biểu đạt phẩm chất gì của người tù CM? Họ để lại cho em ấn tượng gì?
(Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng,ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.H/ả rất ấn tượng,trong tư thế ngạo nghễ vươn lên ngang tầm vũ trụ,biến công việc lao động cưỡng bách thành cuộc chinh phục) 
H: Đọc 4 câu sau.
?4:Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp điều gì?Hãy phân tích.Cách thức biểu hiện cảm xúc của t/g có gì đặc biệt?
( 4 câu sau bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ: người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh,luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Cách thức biểu hiện :Để làm nổi bật chí lớn,to gan của người anh hùng,tác giả đã tạo thế tương quan đối lập(đối lập giữa những thử thách gian nan. cặp 5-6, Ở cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX,một công việc mà không ai cũng tin sức người có thể làm được(Hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời so với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu,được xem như “việc con con”)
HĐ 3:
?5: Nêu nhận xét của em về giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ? Cảm hứng chủ đạo bao trùm cả bài thơ là gì?
HĐ 4: 
?7: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là gì? Bài thơ có giọng điệu ntn?
- Bài thơ điểm gì giống và khác so với bài “Vào nhà ngục”?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Là người giỏi biện luận, có tài văn chương.
2.Tác phẩm 
-Viết trong thời gian PCT bị đày ra Côn Đảo.
II. Phân tích
1.Công việc đập đá (4 câu đầu)
- Làm trai, đứng giữa
 lừng lẫy, làm lở núi non
 xách//ra tay, đánh tan// đập bể
àGiọng điệu hào hùng , động từ mạnh đối nhau, cách nói quá, hình ảnh vừa tả thực, vừa có nghĩa ẩn dụ, 
àCông việc đập đá vất vả nặng nhọc bộc lộ chí khí của người tù CM : mạnh mẽ, hào hùng, kiên cường bất khuất. Người chiến sĩ CM mang tầm vóc khổng lồ của người anh hùng.
2.Cảm nghĩ từ việc đập đá(4 câu cuối))
-Tháng ngày //Mưa nắng 
Sành sỏi//sắt son
 kẻ vá trời//việccon con
àKhẩu khí ngang tàng , hình ảnh tương quan đối lập
àÝ chí bất khuất trước gian nguy, tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp cứu nước, coi khinh gian lao, tù đày.
III.Tổng kết
 * Ghi nhớ (SGK tr 150)
IV. Luyện tập
- Đọc diễn cảm
* Củng cố: - Đọc diễn cảm – Học thuộc lòng bài thơ.
	 - Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ.
* Dặn dò: - Học thuộc bài thơ; Làm BT2 (Luyện tập)
 - Soạn : Ông đồ, đọc thêm :Hai chữ nước nhà
* Rút KN:
Ngày tháng năm 2008
Tiết 59 : Ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi 
thường gặp về dấu câu.
B. Chuẩn bị 
G: - Bảng tổng kết về dấu câu
H: Ôn tập kĩ ở nhà, chuẩn bị bài.
C. Khởi động 
	1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	2. Bài mới : 
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tổng kết.
?1: Ta đã học những loại dấu câu nào?Nêu tác dụng của các dấu câu?
( Dấu gach nối không phải là một dấu câu, chỉ là một qui định về chính tả (viết ngắn hơn dấu gạch ngang)
HS điền vào bảng tổng kết, trình bày.
? Nhận xét?
+GV đưa bảng phụ.
HĐ2: 
+ Đọc VD trong SGK, thảo luận nhóm các BT, cử đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
+HS trình bày, bổ sung, điều chỉnh.
?8: Qua VD, em thấy khi viết cần tránh các lỗi gì về dấu câu? 
 +HS đọc ghi nhớ.
HĐ 3:
-BT1: HS đọc bài tập, làm vào vở và trình bày.
? nhận xét, bổ sung.
-BT2: Quan sát, đọc thầm và neu nhận xét?
I. Tổng kết về dấu câu
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1.Thiếu dấu ngắt khi câu đã kết thúc
+Thiếu dấu chấm sau từ “ xúc động ”
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
+Dùng dấu chấm là sai : cụm từ trước đó là trạng ngữ ® nên dùng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
+Thiếu dấu phẩy giữa các thành phần đồng chức.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
+ Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và dấu chấm ở cuối ... ưới tiếng trắc ® đối; dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng bằng ® niêm: Tiếng thứ 2,4,6 trong các dòng: Nhất tam, ngũ bất luận Nhị , tứ, lục phân minh)
?3: Tìm những tiếng có bộ phận vần giống nhau? (hiệp vần). Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc?
?4: Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài ngắt nhịp ntn?
?5: Muốn thuyết minh một thể loại văn học ta phải làmgì? 
+HS lập dàn bài.
?: Thể thơ TNBC có ưu, nhược điểm gì?
Hđ 2:
HS - Đọc tài liệu tham khảo.
 - Tìm hiểu đề và lập dàn bài. 
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Đề bài : Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Quan sát
a.Số câu : 8 câu (8 dòng)
 Số chữ : 7 tiếng (chữ) trong mỗi dòng.
b.Luật bằng trắc :
 Vào nhà ngục. Đập đá. 
T B B T T B B B B T T T B B 
T T B B T T B B T B B T T B 
T T B B B T T T T T B B T T
T B T T T B B B B T T T B B
T B B T B B T T B B T B B T
T T B B T T B B T B B T T B
B T T B B T T T T T B B T T
B B B T T B B B B B T T B B
c. Đối và niêm
- Đối : các cặp câu 1-2, 3–4, 5–6, 7-8
- Niêm : các cặp câu 2-3, 4-5,6-7
-Lưu ý : Đối thanh, đối ý, đối từ loại,đối cấu trúc câu
d.Vần
-Các tiếng hiệp vần nằm ở vị trí cuối các dòng thơ 1,2,4,6,8. 
e.Nhịp
-Nhịp 4/3 (Ngoại lệ nhịp 3/4 )
*Ghi nhớ (SGK)
2.Lập dàn bài
a.Mở bài :
 + Thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ có nguồn gốc từ trung Quốc.
 + Các nhà thơ cổ điển VN sáng tác theo thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
b.Thân bài :
-Số câu, số chữ ...
-Qui luật bằng trắc
-Cách gieo vần
-Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng
-Nhận xét :Có vẻ đẹp hài hoà, cân đối cổ điển, nhịp điệu trầm bổng, phong phú nhưng gò bó ,khó làm.
c.Kết bài : Là thể thơ cổ điển, nhiều bài hay.
II. Luyện tập
Đề : Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn .
1. MB : Truyện ngắn là một hình thức tự sự nhỏ
2. TB : 
_Số trang, số chữ ít. Khoáng trên dưới vài ngàn chữ( không quả 10 trang)
- Thường có 1 sự việc chính và 1 nhân vật chính.Ngoài ra còn có sự việc và nhân vật phụ nhưng ít.
_ Miêu tả, biểu cảm, đánh giá là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý .
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh
- Tình huống bất ngờ, chi tiết độc đáo.
3. KB 
- Truyện ngắn dễ đọc, dễ hiểu, thích hợp với đời sống hiện đại..
4. Củng cố: - Nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thuyết minh một thể loại văn học.
E. Dặn dò: 
- Hoàn thành dàn ý trên thành bài văn hoàn chỉnh
- Thuộc ghi nhớ.
* Rút kinh nghiệm: 
Ngày tháng năm 2008 	 
Tiết 62 : HD đọc thêm: Muốn làm thằng Cuội
A. Mục tiêu : 
Giúp HS :
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà : buồn chán trước thực tại đầy bất công, đau khổ, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ ngông ”.
- Cảm nhận được: lời thơ trong sáng, gần với lời nói thường, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên.
B. Phương pháp: Phân tích.
C.Chuẩn bị :
- Bảng phụ, chân dung Tản Đà
D.Tiến trình: 
1.Ôn định lớp: 
2.Kiểm tra : Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. 
 Giá trị nội dung và nghệ thuật?
3. Bài mới : Bên cạnh bộ phận thơ văn yêu nước và CM lưu truyền bí mật ( như hai bài thơ của hai cụ Phan), thì trên văn đàn công khai ở nước ta đầu TK XX, xuất hiện các tác phẩm thơ văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu- là một trong những cây bút lừng lẫy nhất. Bài “ Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể loại truyền thống thất ngôn bát cú Đường luật nhưng chứa đựng nhiều nét mới mẻ, từ tình cảm đến giọng điệu. 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
+ HS xem tranh chân dung Tản Đà
?1: Giới thiệu đôi nét về tác giả Tản Đà?
( - Bút danh Tản Đà : Núi Tản Viên, Ba Vì ở trước mặt, Hắc giang ( Sông Đà ) bên cạnh nhà)
+ Đọc giọng nhẹ nhàng, buồn , (2 em đọc )
 nhận xét đánh giá.
+HS: Đọc chú thích SGK.
+Lưu ý thể thơ TNBC: Đề, thực, luận, kết.
HĐ 2: Hướng dẫn phân tích.
+ Đọc lại hai câu đầu.
?2:Nhận xét về giọng điệu.Qua 2 câu thơ em hiểu đuợc gì về tâm sự của Tản Đà?
Đây là tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu với nỗi lòng buồn chán trần thế da diết.Theo Xuân Diệu nói:Đó là “Tiếng của trái tim, tiếng của linh hồn”, “là cái gì quý báu nhất của một thi sĩ”.
?3:Theo em vì sao Tản Đà có tâm sự buồn chán trần thế?
Nỗi buồn đêm thu là cái thường tình của các nhà thi sĩ,còn nỗi chán đời vì buồn chán cõi đời thực tại. Xuân Diệu viết: “Có ai đã sống những ngày tháng u uất từ 1925-1935 chắc đều đã nhận thấy xã hội ta lúc đó sống trong một không khí tù hãm ,u uất,phàm ai có đầu óc đều muốn thoát li mà không thoát li cho nỗi”. Tản Đà:
 “Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo 
 Mà đến bây giờ có thế thôi” 
?4: Chán ghét cuộc sống thực tại Tản Đà có ước muốn gì?Hãy đọc 4 câu thơ tiếp.
Tản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li thực tại trốn khoải trần thế,cầu xin chị Hằng cho lên cung trăng (chị Hằng ơi!)
?5:?Nhận xét về lời thơ? (xưng hô, giọng điệu)
?6: Theo em vì sao Tản Đà chọn “Cung trăng”để thoát li. Qua đó em hiểu được gì về Tản Đà?
Tản Đà luôn thấy cô đơn: “Chung quanh những đá cùng cây-Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm” Và khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ; những nhân cách thanh cao, lãng mạn .
?7: Nhiều người đã nhận xét : Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu ngông nghĩa là gì ? Hãy phân tích cái “ ngông ” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội?
H: Thảo luận nhóm :
(Ngông: luôn làm những việc với lẽ thường, khác với mọi người bình thường. “ Ngông” trong văn chương thể hiện cá tính mạnh mẽ, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của XH, của lề thói thông thường.
- Xưng hô thân mật, suồng sã(“chị, em”), ước lên tận trời cao, tự nhận là tri kỉ của chị Hằng và tâm tình giãi bày nỗi niềm sâu kín)
?9: Đọc hai câu cuối. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ .( Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì? Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm sự của tác giả?)
Mỉa mai khinh bỉ cõi trần xấu xa, để lãng quên đời thực sống với mộmg ảoè Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
?10: Theo yêu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ? 
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.
H: Đọc bài tập- làm BT vào vở.
G: Nhận xét, đánh giá.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Tản Đà(1898-1939) 
- Ông đưược xem là gạch nối cho phong trào thơ mới những chặng 30 của TK XX
2.Tác phẩm
-Trích trong “Khối tình con I ” (1917 )
II. Phân tích 
1. Hai câu đầu: 
_Giọng tự nhiên,điệu thơ man mác như một tiếng thở dài, như một lời than.
_Chán trần thế, chán thực tại.
 Là lời tâm sự chất chứa nỗi sầu da diết, chán nản trước thực tại xã hội đương thời.
2. Bốn câu giữa: 
_Ước muốn lên cung trăng
muốn thoát li thực tại theo cách “ngông”:
 +làm bạn với chị Hằng.
 +ở thế giới thanh cao.
3. Hai câu kết :
 + Vừa thoả mãn khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần gian.
 + Vừa mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian. 
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK tr 157)
IV. Luyện tập
 Bài 2 : So sánh
- Qua đèo Ngang : mực thước, trang trọng, đăng đối.
- Muốn làm : giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh.
* Củng cố: - Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
* Dặn dò: - Làm BT1 (LT)
 - Học thuộc bài thơ
 - Soạn : Ôn tập Tiếng Việt và bài: Hai chữ nước nhà
* Rút kinh nghiệm: 
Ngày tháng năm 2008
Tiết 63 : Ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS : Nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt
B.Phương pháp: Ôn, luyện tập.
 C.Chuẩn bị : HS Ôn tập các kiến thức cơ bản.
D.Tiến trình:
1.Ôn định: 
2. Kiểm tra bài cũ : Kt sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Ôn tập
+ HS ôn tập nhanh những kiến thức.
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp?
? Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ?
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? 
? Nói quá nói giảm, nói tránh là gì? 
? Tìm 2VD trong ca dao VN về biên pháp nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.?
HĐ2:
+ Nhắc lại phần lí thuyết.
+ Hướng dẫn HS thực hành.	
? Đọc đoạn trích, xác định câu ghép và các vế câu trong câu ghép.
3. Đọc đoạn trích và xác định câu ghép 
4.Viết đoạn văn:
I.Từ vựng
1. Lí thuyết:
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ
- Trường từ vựng 
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH
- Các biên pháp tu từ từ vựng: Nói quá, nói giảm, nói tránh
2. Thực hành:
 a) Điền từ ngữ vào ô trống :
 - Truyện dân gian :
 + Truyền thuyết
 + Truyện cổ tích
 + Truyện ngụ ngôn
 + Truyện cười
 b)Biện pháp tu từ nói quá ( ca dao)
 - Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình 
 - Tiếng đồn cha mẹ anh hiền.
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
3. Đặt câu với từ tượng hình, tượng thanh.
II. Ngữ pháp
1. Lí thuyết: Trợ từ, tình than từ, tình thái từ, câu ghép.
2. Thực hành:
 a) Đặt câu;
 b) Đoạn văn (SGK)
- Câu 1 : Câu ghép (có 3 vế câu)
- Có thể tách thành câu đơn nhng không làm nổi bật ý diễn đạt.
3. Xác định câu ghép và cách nối
- Câu 1 : nối bằng QHT (cũng nh)
- Câu 3 : nối bằng QHT (bởi vì)
4.Viết đoạn (5 câu) nội dung tự chọn trong đó có trợ từ, ít nhất một câu ghép.
* Củng cố: NHắc lại nội dung cơ bản vừa ôn tập.
* Dặn dò: - Tìm VD minh hoạ cho việc sử dụng TN địa phương và biệt ngữ XH.
	 - Ôn thi học kỳ
*Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2008
Tiết 64 : Trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu VB và ND của đề bài
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
B.Phương pháp: Phân loại. Chữa câu.
C Chuẩn bị 
- Bài làm của HS đã được phân loại lỗi.
D.Tiến trình: 
1.Ôn định:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
HĐ 1: 
?Nhắc lại đề bài và cho biết yêu cầu của đề bài? Kiểu bài? Đối tượng ?
?Phần thân bài gồm có các ý nào?
+Vỏ bút ( hình dạng, kích cỡ, chất liệu, chức năng)
+Ruột bút ,đầu bút, viên bi ( hình dạng,kích cỡ, chức năng.)
+Các bộ phận khác
HĐ 2:
HĐ3: Hướng dẫn sửa bài.
- Lời ghi của giáo viên.
- Chỗ gạch đỏ.
- Sửa bên lề.
HĐ4: Đọc bài hay.
(bài của Vũ 8G, Ny 8K)
I. Đề bài và tìm hiểu đề
- Kiểu bài : Thuyết minh
- ND : Một đồ dùng quen thuộc (Chiếc bút bi)
II. Nhận xét 
- Nhìn chung nắm được phương pháp thuyết minh.
- Một số trình bày chưa mạch lạc(không tách đoạn)
- Một số còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, viết câu sai ngữ pháp.
- Số ít còn viết tắt, sai dấu câu.
III. Sửa lỗi:
 Hướng dẫn học sinh tự sửa bài.
IV. Đọc bài hay.
*Củng cố. (2’)
- Nhắc lại những lỗi phổ biến cần khắc phục.
_Khi viets bài cần chú ý tách đoạn văn.
* Dặn dò. (3’)
- Xem lại bài viết .
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docV8 5764.doc