Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - GV: Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - GV: Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam

Tiết 1+2: TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

I/. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.

II/. Chuẩn bị SGV+SGK

III/. Hoạt động trên lớp:

1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị vở, sách, dụng cụ học tập của học sinh.

 

doc 164 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - GV: Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Ngày soạn: 13/8/2011
Tiết 1+2: 	TÔI ĐI HỌC 
	(Thanh Tịnh) 
I/. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên. 
II/. Chuẩn bị SGV+SGK 
III/. Hoạt động trên lớp: 
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị vở, sách, dụng cụ học tập của học sinh. 
2. Bài mới: 
vHOẠT ĐỘNG:1: Cho HS đọc chú thích SGK/8
Gvgiới thiệu Tác giả tác phẩm. 
vHOẠT ĐỘNG:2: Hdẫn HS đọc: giọng đọc thay đổi theo tâm trạng nhân vật. 
Hdẫn HS kể tóm tắt. 
Truyện ngắn này chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính từng đoạn 
v HOẠT ĐỘNG:3: Hdẫn HS đọc và Tìm hiểu chi tiết ?
 Nêu nhận xét của em về trình tự diễn biến truyện ngắn này ? Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộpï, cảm giác bỡ ngỡ của “Tôi”. Tại sao cảnh vật vốn quen mà thấy lạ? 
Qua những hình ảnh, chi tiết này hãy chỉ ra nét đặc sắc của truyện ngắn ThanhTịnh ?
I/. Tác giả- Tác phẩm: SGK/8. 
II/. Đọc- Bố cục: 
-Đoạn 1: Từ đầu-> ngọn núi: Trên đường cùng mẹ đến trường. 
-Đoạn 2: Sân trường-> các lớp: Nhìn ngôi trường và các bạn. 
-Đoạn 3: Tiếp-> chút nào hết: nghe gọi tên và rời tay mẹ cùng bạn vào lớp. 
Đoạn 4: Còn lại: ngồi vào chỗ và đón giờ học đầu tiên. 
III/. Tìm hiểu chi tiết: 
1.Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi:
-Cảnh vật chung quanh tự nhiên thấy lạ.
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn..
-Cẩn thận, lúng túng nâng niu quyển vở. 
-Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường.
-Hồi hộp chờ tên mình.
->Kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm.
=>Truyện ngắn giàu chất trữ tình
3.Củng cố: Cảm giác của nhân vật tơi trên đường đi đến trường
4. Dặn dị: Học bài, xem phần cịn lại.
Tiết 2:
 HOẠT ĐỘNG 1: Cảm giác của nhân vật tơi trên đường đến trường như thế nào?
v HOẠT ĐỘNG2: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn ( ông đốc, Thầy giáo trẻ, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học? 	
Tại sao trong truyện ngắn này Tác giả không gọi là thầy hiệu trưởng mà gọi là ông đốc? (HS thảo luận) 	 
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này ? 	
Sức cuốn hút của Tác phẩm được tạo nên từ đâu ? 	
Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/9. 	
vHOẠT ĐỘNG3: Hdẫn HS luyện tập : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2/9 : Học sinh viết bằng rung cảm chân thành.
=> Môi trường giáo dục ấm áp, nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. 
2/. Thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học: 
-Ông đốc : từ tốn, bao dung.
-Thầy giáo trẻ : vui tính, giàu tình thương
-Các phụ huynh : lo lắng hồi hộp.
=> Môi trường giáo dục ấm áp, nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. 
3/. Đặc sắc nghệ thuật : 
-Bố cục theo dòng hồi tưởng. 
-Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. 
-Truyện ngắn giàu chất trữ tình thiết tha. 
v Ghi nhớ : SGK/9
IV/. Luyện tập :
Bài tập 2/9: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên
3/. Củng cố: 
- Kể tóm tắt truyện: ngắn gọn theo bố cục. 
-Tại sao nói truyện ngắn Thanh Tịnh giàu chất trữ tình man mác chất thơ à Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm, nội dung tình huống truyện. 
4/. Dặn dò: 
 - Học bài.
 - Làm hoàn chỉnh bài tập.Soạn bài: “ Trong lòng mẹ” . 
Ngày soạn: 14/8/2011
Tiết 3: 	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ. 
I/. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 
 -Phân biệt được các cấp độ khác nhau của nghĩa từ ngữ. 
III/. Chuẩn bị SGK+SGV. 
IV/. Hoạt động: trên lớp: 
Bài cũ: 
Bài mới: 
v HOẠT ĐỘNG:1: Gvcho HS quan sát sơ đồ SGK/10 và trả lời câu hỏi: 
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá. Vì sao? 
Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ:voi, hươu? Vì sao? 
Nghĩa các từ : thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào? Hẹp hơn nghĩa của từ nào? 
Nghĩa của từ ngữ có những cấp độ nào? 
Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/10. 
v HOẠT ĐỘNG:2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Cho HS đọc yêu cầu Btập 2/11: Gọi HS làm và gọi nhận xét. 
Cho HS đọc yêu cầu Btập 3:Gọi HS tìm và nhận xét. 
Cho HS đọc Btập 4/11: Gọi HS làm và cho ví dụ. 
I/.Từ ngữ nghĩa rộng- Từ ngữ nghĩa hẹp: 
1.Sơ đồ: 	
	 Động vật 
 Thú Chim Cá 
 Voi, Hươu Tu hú, Sáo Cárô, cá thu
2.Ghi nhớ: SGK/10. 
II/. Luyện tập: 
2/10: Từ ngữ có nghĩa rộng: 
a. Chất đốt 	b. Nghệ thuật 	 c. Thức ăn 	d. Nhìn 
e. Đánh. 
3/11: Từ ngữ có nghĩa bao hàm: 
a. Xe cộ: xe đạp, hon đa	 b.Kim loại: sắt, đồng..
c. Hoa quả: xoài, mít..	
d. Họ hàng: cô bác, dì cậu.
4/11. Từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa: 
a. Thuốc giun, thuốc lào. 	b. Thủ quỹ.	
c Bút điện. d. Hoa tai 
3/. Củng cố: - Khi nào một từ ngữ có nghĩa rộng hơn? Hẹp hơn? 
	- Bao hàm nghĩa và được bao hàm nghĩa. 
	- Cho ví dụ và phân tích. 
4/. Dặn dò: - Làm Btập 1/10 và 5/11. 
	- Chuẩn bị: Trường từ vựng. 	
Ngày soạn :16/8/2011
Tiết 4: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I/. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
-Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình. 
II/.Nội dung: Bước đầu biết cách viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. 
III/. Chuẩn bị SGK+SGV. 
IV/. Hoạt động: trên lớp: 
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
v HOẠT ĐỘNG:1:GV cho HS đọc lại văn bản Tôi đi học:Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào? Gợi lên những ấn tượng gì trong lòng Tác giả? Chủ đề của văn bản là gì? 
vHOẠT ĐỘNG:2: Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật Tôi và in sâu mãi? 
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 
Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó? 
Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/12. 
vHOẠT ĐỘNG:3: Hdẫn HS luyện tập: 
Cho HS đọc yêu cầu Btập 1/13: Gọi HS làm, nhận xét, sửa chữa bổ sung. 
Nêu chủ đề của văn bản? 
Gọi HS đọc Btập 3/14: Cho HS lựa chọn, điều chỉnh các từ, các ý cho sát 
yêu cầu của đề bài?
I/. Chủ đề của văn bản: 
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính được Tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản. 
II/. Tính thống nhất về chủ đề của VB: 
-Văn bản Tôi đi học: nói về chuyện “Tôi đi học” 
. Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần. 
. Sự thay đổi tâm trạng nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. 
v Ghi nhớ: SGK/12
III/. Luyện tập: 
1/13: Tính thống nhất về chủ đề văn bản: 
a.Đối tượng: rừng cọ._Vấn đề: Tình cảm gắn bó với rừng cọ. 
 Không thay đổi vì theo trình tự. 
b.Chủ đề: Tình cảm gắn bó với quê hương. 
2/14: Những ý sẽ làm lạc đề: b và d. 
3/14: Bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh: 
- Có những ý lạc đề: c và g. 
- Sửa lại: b và e.
3/. Củng cố: - Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào? 
=>Nội dung và hình thức.
- Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất ? 
=>Xác định chủ đề, không xa rời và lạc đề. 
4/. Dặn dò: 	- Học bài.
- Làm bài tập hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị: Bố cục của văn bản. 
TUẦN 2
Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết 5: 	TRONG LÒNG MẸ 
 	 	 Nguyên Hồng. 
I/. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ. 
- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. 
II/. Phương tiện và phương pháp dạy học: SGK+SGV ; Giáo án + Tranh vẽ. 
III/. Hoạt động trên lớp: 
1.Bài cũ:
- Kể tóm tắt truyện ngắn “ Tôi đi học”. Hãy cho biết sức cuốn hút của Tác phẩm được tạo nên từ đâu? 
- Gọi HS đọc đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng trong buổi khai giảng lần đầu tiên? 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trị
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: Cho HS đọc chú thích SGK/18: Hãy tóm tắt nội dung thiên Hồi ký và nêu vị trí đoạn trích? 
HOẠT ĐỘNG 2: Hdẫn HS đọc: lưu ý chú thích 5,8,12,13,14và 17. 
Hdẫn HS kể tóm tắt. 
Đoạn trích này chia làm mấy đoạn? 
HOẠT ĐỘNG 3: Hdẫn HS đọc và Tìm hiểu chi tiết: Nêu tình cảnh đáng thương của Hồng? Từ tình cảnh này Hồng có nỗi đau lòng như thế nào? 
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh chứng tỏ bà cô xúc phạm bé Hồng? 
Tại sao bà cô cười hỏi mà không dùng từ khác như: lo lắng, âu yếm hỏi? 
(HS thảo luận) 
? Bà cô bé Hồng là người thế nào?
Mục đích của bà là gì? 
Em có ghét bà cô bé Hồng không? Vì sao?
I. Đọc hiểu văn bản:
1/. Tác giả, tác phẩm: SGK/18,19. 
2/. Đọc- Bố cục:
-Đoạn1: Từ đầu hỏi đến chứ: cuộc đối thoại giữa người cô và Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của Hồng về người mẹ bất hạnh. 
-Đoạn2: còn lại: cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng của chú bé Hồng. 
II/. Tìm hiểu văn bản: 
1. Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng: 
-Cười hỏi: “ Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”? 
-Giọng vẫn ngọt: Mợ mày phát tài lắm không như.
-Mày dại quá, cứ vào đi.bắt mợ mày sắm sửa và thăm em bé nữa chứ. 
=>Là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. 
=>Làm cho Hồng khinh và xa lánh mẹ.
Hết tiết 5.
Củng cố: Qua cuộc trị chuyện với bé Hồng, em th ... ên là niềm vui lớn.
10
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngơn tứ tuyệt chữ Hán
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
11
Đi đường (Tẩu lộ)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngơn tứ tuyệt chữ Hán
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời - Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
HĐ 2: Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 va 18,19. Vì sao trong các bài 18,19 được gọi là “thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào?
HĐ 3: Giúp HS chọn lựa những câu thơ mà HS cho là hay nhất trong các bài : Đập đá ở Cơn Lơn, Nhớ rừng và Quê hương. Sau đĩ cho HS chép vào vở.
Thơ Đường luật: tính chất quy phạm, hình ảnh, ngơn ngữ mang tính chất tượng trưng, ước lệ
Thơ mới: đổi mới vần điệu, nhịp điệu, ngơn ngữ bình dị, tự nhiên; cảm xúc mới mẻ, biểu hiện trực tiếp, phĩng khống, tự do.
4. Củng cố: Tổng kết lại vấn đề
 Hướng dẫn HS soạn tiếp phần cịn lại
5. Dặn dị: Học bài, soạn phần tiếp theo.
 Tiết sau học Tổng kết phần Văn (tt)
TUẦN 35:
Ngày soạn : 19/ 4/ 2011 
TIẾT137: VĂN BẢN THƠNG BÁO
I/.Mục tiêu:Giúp HS:
- Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thơng báo
II/. Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk, bảng phụ
III/. Phương pháp dạy học: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhĩm
IV/. Hoạt động trên lớp: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: Những nội dung gì khơng thể thiếu trong văn bản tường trình?
 3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và HS
Ghi bảng
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn bảnothong báo
- Gọi HS đọc các văn bản thơng báo,sgk/140-141.
- Trong các văn bản trên, ai là người viết thơng báo cho ai?
- Bản thơng báo được viết nhằm mục đích gì?
- Nội dung và thể thức trình bày cĩ gì đáng chú ý?
- Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản thơng báo trong học tập và sinh hoạt.
- Chốt lại vấn đề.
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm văn bản thơng báo.
- Gọi HS đọc mục 1, sgk/142.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Gọi HS đọc mục 2, sgk.
- Hướng dẫn HS cách làm văn bản thơng báo
I.Đặc điểm của văn bản thơng báo
1. Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi:
- Phĩ Hiệu trưởng và Liên đội trưởng viết thơng báo cho HS rõ.
- Thơng tin các vấn đề
2. Ghi nhớ: sgk/ 143
II. Cách làm văn bản thơng báo:
1. Tình huống cần làm văn bản thơng báo:
- tình huống b
2. Cách làm văn bản thơng báo: sgk/ 142, 143
3. Lưu ý: sgk/143
4. Củng cố: Đọc lại ghi nhớ
5. Dặn dị: Học bài, chuẩn bị tiết sau luyện tập làm văn bản thơng báo.
Ngày soạn : 10/ 4/ 2011 
TIẾT128: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I/.Mục tiêu:Giúp HS:
Củng cố lại những hiểu biết về văn bản tường trình
Viết được văn bản tường trình thuần thục hơn
II/. Phương tiện dạy học: Giáo án, SGk, bảng phụ
III/. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, gợi mở, Làm việc theo nhĩm
IV/. Hoạt động trên lớp: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: Thế nào là văn bản tường trình? Cho Vd về tình huống viết văn bản tường trình?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1: Ơn tập tri thức về văn bản tường trình
Mục đích viết tường trình là gì?
Văn bản tường trình và văn bản báo cáo cĩ gì giống nhau và khác nhau?
Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào khơng thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Chỉ ra các lỗi sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống trog BT1/137?
Hãy nêu 2 tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình?
Gv ra tình huống cần viết văn bản tường trình và yêu cầu tất cả HS tập viết tại lớp.
Gọi 1 số em đọc bản tường trình của mình
Gọi các HS khác gĩp ý kiến, nhận xét.
GV tổng kết, nhận xét.
Ơn tập lí thuyết.
Luyện tập:
Đề bài: Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành. Hãy viết bản tường trình về sự việc xảy ra.
 4.Củng cố: Những nội dung nào khơng thể thiếu trong văn bản tường trình?
	5.Dặn dò: Chuẩn bị Trả bài Kiểm tra văn.
TUẦN 34:
Ngày soạn : 17/ 4/ 2011 
TIẾT129: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
I/.Mục tiêu:Giúp HS:
II/. Phương tiện dạy học: Bài làm của HS
III/. Phương pháp dạy học: 
IV/. Hoạt động trên lớp: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
HĐ 1:
Phát bài cho HS
Gv đọc đáp án phần trắc nghiệm ( đáp án trong giáo án tiết 113)
Gọi HS đọc yêu cầu bài tự luận
Gv nêu đáp án phần tự luận (đáp án trong giáo án tiết 113)
GV lưu ý HS cách viết đoạn văn, cách trình bày đoạn văn.
HĐ 2: Gv nhận xét bài làm của HS:
- Ưu điểm:
+ Đa số các em hiểu bài, làm được bài
+ Đa số các em chép chính xác phần nguyên âm bài Ngắm trăng.
+ Một số em trình bày tốt cảm nghĩ của mình về hình ảnh ơng đồ trong 2 khổ thơ 3 và 4.
+ Đa số các em trình bày được những nét chính về tác giả Tố Hữu.
Nhược điểm:
+ Phần trắc nghiệm một số em chưa đọc kĩ đề dẫn đến chọn nhiều đáp án, gạch xố mất thẩm mĩ.
+ Phần tự luận: nhiều em chép chưa chính xác bài thơ, trình bày cảm nghĩ về ơng đồ quá vắn tắt, chưa nêu được những nét chính về Tố Hữu. 
HĐ 3: gọi điểm và chọn đọc một vài bài hay, khá, trung bình, yếu
I.Đề bài
II:Đáp án: sgk
Nhận xét:
Ưu điểm:
+ Đa số các em hiểu bài, làm được bài
+ Đa số các em chép chính xác phần nguyên âm bài Ngắm trăng.
+ Một số em trình bày tốt cảm nghĩ của mình về hình ảnh ơng đồ trong 2 khổ thơ 3 và 4.
+ Đa số các em trình bày được những nét chính về tác giả Tố Hữu.
Nhược điểm:
+ Phần trắc nghiệm một số em chưa đọc kĩ đề dẫn đến chọn nhiều đáp án, gạch xố mất thẩm mĩ.
+ Phần tự luận: nhiều em chép chưa chính xác bài thơ, trình bày cảm nghĩ về ơng đồ quá vắn tắt, chưa nêu được những nét chính về Tố Hữu. 
Củng cố: Gv nhắc lại cách trình bày phần trắc nghiệm.
Dặn dị: Chuẩn bị Kiểm tra TIếng Việt
TUẦN 34:
Ngày soạn : 17/ 4/ 2011 
TIẾT130: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/.Mục tiêu:Giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về Tiếng Việt HK II
- Rèn kỹ năng nhận biết, lựa chọn, xác định, phân tích, viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức ơn tập và làm bài nghiêm túc.
II/. Phương tiện dạy học: Đề bài
III/. Phương pháp dạy học: 
IV/. Hoạt động trên lớp: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HĐ 1: Phát đề cho HS
HĐ 2: Quan sát HS làm bài
HĐ 3: Thu bài và dặn dị: Tiết sau Trả bài TLV số 7
Ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt 1 TIẾT
 Mứcđộ
Tên
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
 Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các kiểu câu
- Chức năng của câu NV, CT
- Câu PĐ, CK
- Xác định các kiểu câu
- Đặt câu CT
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1đ
10%
2
1
10%
1
3đ
30%
1
2
20%
6
7đ
70%
Hành động nĩi
- Xác định HĐN, cách nào?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1
1đ
10%
Hội thoại
- Thái độ khi hội thoại
- vai XH, lượt lời
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
1
1
10%
2
1.5đ
15%
Lựa chọn trật tự từ trong câu
- tác dụng của LCTTT
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
1
0.5
5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
4
2
20%
5
6
60%
1
2
20%
10c
10đ
100%
Đề bài:
Trắc nghiệm: 3đ. Khoanh trịn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Chức năng nào là của câu nghi vấn?
a. Dùng để hỏi	b. Dùng để cầu khiến
c. Dùng để phủ định	d. Dùng để khẳng định
Câu 2: Câu cảm thán cĩ mục đích nĩi là:
a.Nêu một ý kiến cần giải đáp	b. Trực tiếp biểu lộ cảm xúc của người nĩi
c. Nhận xét đánh giá về đối tượng nào đĩ.	d. Nêu 1 yêu cầu, mệnh lệnh nào đĩ
Câu 3: Câu nào là câu phủ định:
a. Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ.	b. Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị
c. Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa	d. Nơi ta khơng cịn được thấy bao giờ
Câu 4: Câu nị thực hiện hành động điều khiển?
a. Cá ơi, giúp ta với!	b. Mụ ấy địi một cái máng lợn mới
c. Cái máng nhà tơi đã sứt mẻ rồi	d. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải khơng?
Câu 5:Khi hội thoại với người cĩ quan hệ ngang hàng, thân thiết cần cĩ thái độ như thế nào?
a.Khách sáo	b. Thân mật	c. Suống sã	d. Tơn trọng
Câu 6: Câu nào trật tự từ thể hiện thứ tự thời gian?
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Dưới bĩng tre xanh của ngàn xưa thấp thống mái đình, mái chùa rêu phong cổ tích
Núi sơng bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác.
II. Tự luận: 7đ
Câu 1: Đặt 2 câu cảm thán với các từ: đẹp, buồn (2đ)
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
	“ (1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đĩm. (2) Tơi đã thơng điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tơi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão khơng nghe
(5) Ơng giáo hút trước đi.
(6) Lão đưa đĩm cho tơi
(7) Tơi xin cụ.
(8) Và tơi cầm lấy đĩm, vo viên một điếu. (9) Tơi rít một hơi xong, thơng điếu rồi mới đặt vào lịng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đĩm, gạt tàn, và bảo:
	- (12) Cĩ lẽ tơi bán con chĩ đấy, ơng giáo ạ!”
a. Xác định các kiểu câu trong đoạn văn. (3đ)
b. Câu “Ơng giáo hút trước đi” thực hiện hành động nĩi nào? Bằng cách nào?(1đ)
b. Đoạn văn trên cĩ mấy lượt lời? Vai xã hội của các nhân vật như thế nào?(1đ)
Đáp án- Biểu điểm
Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
B
d
a
B
b
II. Tự luận: 7đ
Câu 1: HS đặt mỗi câu với một từ. Mỗi câu đúng được 1đ
Câu 2: a. Câu trần thuật: 1,2,3,4,6,7,8,9,10,11,12
	 Câu cầu khiến: 5
	 Câu phủ định: câu 4,10 ( nếu học sinh khơng xác định là câu trần thuật)
Đúng mỗi câu cho 0,25 đ
	b. Câu 5 thực hiện hành động điều khiển( đề nghị) 0.5đ, theo cách trực tiếp. 0,5 đ
	c. Cĩ 3 lượt lười. 	 0,5 đ
Vai xã hội của Lão Hạc và ơng giáo:	 0,5 đ
	- Xét về tuổi tác: Lão Hạc ở vai trên, ơng giáo ở vai dưới 
	- Xét về địa vị xã hội, Lão Hạc cĩ địa vị thấp hơn ơng giáo.
	- Cách xưng hơ của các nhân vật thể hiện sự gần gũi, thân tình. 
HĐ 1: Ơn tập tri thức về văn bản tường trình
Mục đích viết tường trình là gì?
Văn bản tường trình và văn bản báo cáo cĩ gì giống nhau và khác nhau?
Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào khơng thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Chỉ ra các lỗi sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống trog BT1/137?
Hãy nêu 2 tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình?
Gv ra tình huống cần viết văn bản tường trình và yêu cầu tất cả HS tập viết tại lớp.
Gọi 1 số em đọc bản tường trình của mình
Gọi các HS khác gĩp ý kiến, nhận xét.
GV tổng kết, nhận xét.
Ơn tập lí thuyết.
Luyện tập:
Đề bài: Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành. Hãy viết bản tường trình về sự việc xảy ra.
 4.Củng cố: Những nội dung nào khơng thể thiếu trong văn bản tường trình?
	5.Dặn dò: Chuẩn bị Trả bài Kiểm tra văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8 20112012.doc