Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 83 - Trường THCS BX

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 83 - Trường THCS BX

Tuần 19 - Bài 18

 Tiết 73 - 74

NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh.

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thảo.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

B - CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: chân dung Thế Lữ, bảng phụ

2. Học sinh: chuẩn bị bài mới vào vở soạn.

C - CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra ss học sinh

2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS (sách, vở, dụng cụ học tập)

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài.

* Tiến trình các hoạt động:

 

doc 34 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 83 - Trường THCS BX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
 Ngày soạn: /1/2009
 Tuần 19 - Bài 18 Ngày dạy: /1/2009
 Tiết 73 - 74 
Nhớ rừng
 Thế Lữ
A - Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thảo.
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B - Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chân dung Thế Lữ, bảng phụ 
2. Học sinh: chuẩn bị bài mới vào vở soạn.
C - Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
Kiểm tra ss học sinh
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS (sách, vở, dụng cụ học tập)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
? Theo em cần đọc văn bản với giọng như thế nào ?
* Gọi 2 HS đọc văn bản.
?Quan sát chú thích (*) Nêu hiểu biết của em về tác giả ?
? Một số tác phẩm mới? 
* Hoạt động 2:
? Tìm hiểu thể thơ và bố cục?
? Đoạn 1 chủ yếu thể hiện điều gì? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
? Tâm trạng đó được tác giả miêu tả bằng cách nào? Phân tích?
- Bằng sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và thế giới nội tâm của mãnh thú.
+ Bề ngoài: vị chúa tể rừng xanh đã hết thời hung dữ, tung hoành, phá phách, đang thấm thía sự bất lực và ý thức được sự đắng cay của mình. Cam chịu địa vị bị tụt xuỗng ngang cấp với 2 loài hèn kém 
+ Bên trong: vẫn ngùn ngụt lửa căm hờn , uất hận - không cam chịu, âm thầm mà dữ dội 
đ Nhu cầu tự do của hổ, khát khao nhu cầu sống thoải mái, bình đẳng. Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng, khát vọng tự do cuộc sống theo đúng phẩm chất của mình.
* Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
? Dưới cái nhìn của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú như thế nào? tâm trạng của hổ trước cảnh ấy ra sao?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách ngắt nhịp, cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó?
? Qua đoạn 1 + 4 vừa phân tích, theo em con hổ uất hận vì những lí do gì?
? Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ và tâm trạng uất ức, ngao ngán, chán ghét cao độ của nó khiến em có suy nghĩ gì?
* Đoạn 2 + 3 là 2 đoạn hay nhất của bài thơ , miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và cảnh con hổ- chúa sơn lâm - ngự trị trong vương quốc của nó.
? Em có nhận xét gì về các hình ảnh miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn?
? Trên cái phông nền núi rừng hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra với những hình ảnh nổi bật như thế nào?
? Tác giả đã để chúa sơn lâm xuất hiện đúng vào lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của sự dữ dội là có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ? Tác dụng?
* Đoạn 3 có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. 4 cảnh cảnh nào cũng hùng vĩ, tráng lệ, đắm say. Tác giả đã nâng uy quyền của chúa sơn lâm bằng cách để hắn đối diện với thiên nhiên 
? Theo em hổ nhớ rừng là nhớ những gì?
* Đoạn 2,3 là linh hồn của hổ, đó cũng là linh hồn của thơ lãng mạn, là khát vọng vươn tới cái cao cả, cái chân thực, cái đẹp vươn lên trên cái tầm thường, giả dối.
? Một loạt câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại có tác dụng gì?
- Thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, đầy bí ẩn, hùng vĩ. Điệp từ “ta” đ khí phách ngang tàng, làm chủ rừng núi của chúa sơn lâm. Câu hỏi tu từ, cảm thán đ hối tiếc thời oanh liệt, cuộc sống tự do tung hoành ngang dọc.
? Khát vọng tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm khiến em liên tưởng tới điều gì?
* Tất cả cảnh núi rừng hùng vĩ & thời huy hoàng oanh liệt đó chỉ còn là dĩ vãng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết, đau đớn của hổ. Giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất khi hổ đang từ điểm cao trào của quyền lực 
? Quan hệ giữa khổ 1,4 và khổ 2,3 là quan hệ gì? Thể hiện điều gì?
* Có thể nói bài thơ đã chạm đến huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân VN đang sống trong cảnh bị nhục nhằn tù hãm, đang phải “ngậm một  trong cũi sắt” và đang tiếc nhớ khôn nguôi “thời oanh liệt” với những chiến công chống ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Chính vì thế bài thơ vừa ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
Tiết 74:
? Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
? Nhận xét về hình tượng thơ và ý nghĩa của hình tượng thơ đó?
? Nhận xét về hình ảnh thơ, ngôn ngữ, nhạc điệu thơ?
- Giọng điệu thơ khi u uất, khi bực giọng, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch 
*Hoạt động 3
*Hoạt động 4: Luyện tập
- HS quan sát văn bản (đọc chính xác, có giọng điệu phù hợp với NDCX )
* 2 HS đọc văn bản.
- Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào “Thơ mới” (32- 45) với hồn thơ dồi dào, lãng mạn.
- Thế Lữ còn viết truyện, sau đó chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu đ công đầu xây dựng ngành kịch nói.
- Thể thơ 8 chữ.
* Học sinh đọc đoạn 1.
- Bị giam cầm về không gian, thời gian kéo dài, không được tự do.
- Bị biến thành trò chơi, trò tiêu khiển đ nỗi khổ nhất.
- Bị giễu cợt: Gấu + Báo: .Đại diện cho thế lực, cho những người đua theo những trò lố lăng của thực dân Pháp bày ra (dở hơi).
 . những người không lo nghĩ cho đất nước, nước mất kệ, nhà tan không quan tâm  (vô tư lự) 
đ đại diện cho những người thiếu ý thức dân tộc trong xã hội đ Tâm trạng của con hổ bất bình khi bị nhốt với báo vô tư lự, gấu dở hơi.
Nỗi khổ lớn nhất là làm trò lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ bởi vốn dĩ hổ là chúa tể được mọi người kính nể, nay lại bị đem làm trò cười, trò diễu cợt đ Biến thành hành động của hổ “Gặm một  cũi sắt” đ
* HS đọc đoạn 4.
- Vì bị giam cầm, tù túng, có lẽ nó uất hận vì cái tầm thường, giả dối.
- Đó chính là thực tại xã hội đương thời, là tình trạng, thái độ của những người dân mất nước thuở đó.
* HS đọc đoạn 2, 3.
- Cái gì cũng lớn lao, dữ dội, phi thường, hùng tráng: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội, hoang vu, bí mật 
đTác giả dùng động từ mạnh, điệp từ nhằm diễn tả cảnh rừng hùng vĩ, đầy sức sống, lớn lao, dữ dội, phi thường.
* Hình ảnh con hổ: vừa oai phong, lẫm liệt, vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển.
- Đề cao uy lực chúa tể của mãnh hổ.
đ Sử dụng từ láy tượng hình diễn tả hình ảnh chúa sơn lâm oai phong, lẫm liệt đ hình ảnh to lớn, hùng dũng, hiên ngang thực sự là chúa tể của muôn loài.
- 4 cảnh: đêm vàng, ngày mưa, sáng xanh, chiều đỏ. ậ cả 4 cảnh hổ đều ở thế chế ngự, thế thống trị của một chúa sơn lâm đầy uy lực.
- Nhớ tự do, còn là nhớ cái cao cả, vĩ đại, cái chân thực, tự nhiên.
- Nỗi nhớ da diết, khôn nguôi của hổ đối với cảnh mà nó không bao giờ còn được thấy nữa.
- Khát vọng cháy bỏng của những người dân Việt Nam mất nước thuở ấy.
- Tương phản đối lập gay gắt giữa 2 cảnh tượng, 2 thế giới. Thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt. Tâm trạng của con hổ - của nhân vật lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng của người dân mất nước khi đó.
- Hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú nhớ rừng: một biểu tượng đẹp đẽ về người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. Cảnh núi rừng hùng vĩ là biểu tượng của tự do, của TGTN thực.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc.
 2.Tìm hiểu chú thích:
 a. Tác giả:
 - Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989). Cách chơi chữ “nói lái”: người lữ khách thế gian đi tìm văn thơ.
 -
 -
 b.Tác phẩm
 - “Nhớ rừng” là bài thơ thành công nhất đem lại vinh quang cho “Thơ mới”.
 - Một số tác phẩm mới: (SGK)
II.Tìm hiểu văn bản.
 1.Thể thơ: 
 2. Bố cục: 5 đoạn.
 3.Phương thức biểu đạt: Biểu cảm gián tiếp.
 4. Phân tích:
 a.Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú.
 * Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm (Khối căm hờn).
 - Căm uất: “Gặm một khối  cũi sắt”: nỗi căm hờn đến tột độ, kết lại thành khối trong lòng hổ (không tan đi được)đ khát vọng tự do.
 - Ngao ngán: “Ta nằm dài dần qua”.
 - Không cam chịu.
 - Khinh ghét.
 *Đoạn 4: Nỗi uất hận
 -Miêu tả cảnh vườn bách thú:
 + Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.
 + Dải nước đen giả suối.
 +  mô gò thấp kém.
đ Phong cảnh đơn điệu, tầm thường, giả dối.
đLiệt kê, nhịp thơ ngắn, giọng điệu chán chường, khinh miệt đ Thể hiện nỗi bực giọng, khinh thường, chán ghét cao độ của hổ đối với thực tại xung quanh, khao khát cuộc sống tự do, chân thật.
 b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ qua hồi tưởng của nó.
 * Đoạn 2: cảnh sơn lâm:
 + bóng cả, cây già.
 + gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi.
 +lá gai, cỏ sắc.
đ rừng núi hùng vĩ, lâu năm, núi non trùng trùng, điệp điệp, bí ẩn, rùng rợn, linh thiêng (chốn thảo hoa không tên, không tuổi, hang tối)
đ Hùng tráng với những âm thanh dữ dội (gào, hét, thét )
- Hình ảnh chúa sơn lâm:
 + Bước chân dõng dạc, đường hoàng.
 + Lượn  như sóng cuộn nhịp nhàng.
 + Mắt nhìn  quắc mọi vật im hơi.
* Đoạn 3: nỗi nhớ của con hổ:
 - Nhớ cảnh núi rừng vào các thời điểm khác nhau:
 + Đêm trăng sáng đ say mồi.
 + Ngày mưa đ lặng ngắm giang san.
 + Buổi bình minh đ say sưa nghe chim hót.
 + Chiều hoàng hôn đ đợi ánh nắng cuối cùng tắt.
đ Nỗi nhớ cụ thể, da diết khôn nguôi.
 - Một loạt câu hỏi tu từ, điệp ngữ diễn tả kỷ niệm đẹp, hùng vĩ.
c. Khao khát giấc mộng ngàn.
 “Hỡi
 Nơi 
 Nơi  không còn được thấy bao giờ !”
 - Câu cảm thán, điệp từ đ nỗi nhớ, nuối tiếc về một thời tự do, oanh liệt, huy hoàng.
: “ theo giấc mộng ngàn”
đ Khao khát trở lại cuộc sống xưa, thực tại bất lực, đau xót bị giam cầm không thực hiện được.
 Tác giả muốn ND tự do, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp là khát khao của người VN nói chung.
3. Những giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ.
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào đ tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu nhạc tính, ngắt nhịp linh hoạt.
III. Ghi nhớ: (SGK)
IV. Luyện tập
 1. Đọc diễn cảm.
 2.Phát biểu cảm nghĩ.
4 Củng cố:
 Nhắc lại kiến thức đã học
5 Hướng dẫn:
 + Học thuộc ghi nhớ.
 + Xem trước bài “Ông đồ”
 + Soạn bài “Câu nghi vấn”
IV. Rút kinh nghiệm:
...
 	Ngày soạn: /1/2009
 Tiết 74 - Hướng dẫn tự học 	Ngày dạy: /1/2009
Ông đồ
 Vũ Đình Liên
A - Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ được thể hiện thấm thía trong bài thơ. Thấy được niềm cảm thương chân thành và nỗi nhớ da diết của tác giả đối với cảnh cũ, người xưa.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ .
B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Chân dung Vũ Đình Liên.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới vào vở soạn.
C - Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS (sách, vở, dụng cụ học tập)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
* Gọi 2 HS đọc bài thơ
? Nhận xét về thể thơ? Phương thức biể ... Trình bày cách làm đồ chơi ? (hoặc nấu canh )?
? Cách làm đó được trình bày theo trình tự như thế nào?
(Cái nào cần làm trước thì trình bày trước đ theo một thứ tự nhất định).
? Để trình bày được cách làm thì đòi hỏi phải có yêu cầu gì?
? Nhận xét về lời văn của 2 văn bản?
? Qua tìm hiểu 2 văn bản, em rút ra kết luận gì về thuyết minh một phương pháp (cách làm)?
* Hoạt động 2:
* Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, lập dàn ý.
*Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu khái quát trò chơi.
b. TB: 
 - Số người chơi, dụng cụ chơi.
 - Cách chơi (luật chơi) thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật. Yêu cầu đối với trò chơi.
* Gọi HS đọc văn bản: “Phương pháp đọc nhanh”
? Cách đặt vấn đề của văn bản?
? Cách đọc nhanh như thế nào?
? Hiệu quả của việc đọc nhanh?
? Phương pháp thuyết minh? (Nêu số liệu)
? Các số liệu nêu trong bài có ý nghĩa gì?
* HS đọc to văn bản (cả lớp theo dõi SGK).
- Cá nhân phát biểu.
- Các đề mục giống nhau.
- Cá nhân dựa vào văn bản SGK đ Trình bày.
- Cá nhân nêu ý kiến.`
* Đọc ghi nhớ.
* Đọc bài tập 1.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
*1 HS đọc to văn bản đlớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm.
I. Giới thiệu một phuơng pháp.
 1. Đọc và nhận xét bài mẫu.
a. Bài mẫu a: Cách làm đồ chơi: “Em bé đá bóng bằng quả khô”.
- Nguyên liệu.
- Cách làm.
- Yêu cầu thành phẩm.
b. Bài mẫu b: Thuyết minh về cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc
* Giống nhau: gồm 3 bước:
- Nguyên liệu.
- Cách làm đ theo trình tự nhất định đ quan trọng nhất.
- Yêu cầu thành phẩm.
* Chú ý:
- (Phần cách làm) trình bày theo một thứ tự nhất định.
- Nắm chắc (vững) cách làm.
- Lời văn gọn, súc tích, vừa đủ.
2. Kết luận:
 Ghi nhớ - SGK/ 76.
II. Luyện tập.
 Bài tập 1: Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em.
- Lập dàn ý:
 + Mở bài.
 + Thân bài.
 + Kết bài.
Bài tập 2:
- Phương pháp đọc nhanh.
- Hiệu quả.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc các nội dung.
+ Hoàn thành các bài tập .
+ Soạn bài: “Tức cảnh Pác Bó”
=====================================
Tuần 21 – Bài 20
 Ngày soạn: / 1/2009
 Tiết 81 Ngày dạy: / 1/2009
Tức cảnh pác bó
 Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó, qua đó khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Bác,vừa là chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ .
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: chuẩn bị bài mới vào vở soạn.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng bài thơ: “Khi con tu hú”. Nêu những cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Phân tích tâm trạng - cảm xúc của người tù trong bài thơ: “Khi con tu hú” ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
- Chú ý ngắt nhịp đúng, đặc biệt ở câu 2 và câu 3), giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
? Nêu thể thơ, nêu một số đặc điểm cơ bản của thể thơ và kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ ?
? Giọng điệu ấy làm toát lên tinh thần chủ đạo gì của bài thơ?
? Câu thơ nói về việc gì? Giọng điệu câu thơ như thế nào?
? Với giọng điệu như vậy, giúp ta cảm nhận được gì ở cuộc sống của Bác?
? Câu 2 nói về việc gì?
? Giọng điệu thơ trong câu này có gì khác so với câu trên?
? Em hiểu ý tứ câu thơ này như thế nào?
* Hai câu thơ làm gợi nhớ bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Bác. Cũng diễn tả niềm vui thích sảng khoái đặc biệt của Người trong cuộc sống ở rừng chắc chắn có những gian khổ ấy: “Cảnh  là hay”
“Rượu ngọt, chè tươi  say”. Nhưng kỳ thực, cuộc sống sinh hoạt của Bác ở Pác Bó hết sức gian khổ.
? Câu thơ thứ 3 tác giả nói về vấn đề nào trong cuộc sống của Người ở núi rừng Việt Bắc?
? Nêu điều kiện làm việc và ý nghĩa việc làm của Bác?
(Bác đang dịch lịch sử ĐCS Liên Xô, đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử cách mạng)
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của Bác trong câu thơ này?
? Qua bài thơ, hình tượng người chiến sĩ cách mạng được khắc học như thế nào? 
? Câu thơ thứ 4 khẳng định điều gì? Tại sao Bác lại khẳng định như vậy? Câu thơ thể hiện một quan niệm, một thái độ sống như thế nào?
* Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, chữ mắt ( nhãn tự) đã kết tinh, toả sáng tinh thần toàn bài thơ.
* HS thảo luận câu 3
- SGK/29.
- ở Bác: vẫn có một khách lâm tuyền, một ẩn sĩ vui với cảnh nghèo nhưng vẫn lo sự nghiệp giải phóng dân tộc đ tích cực.
* HS đọc bài.
* Đọc chú thích.
 - Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Số câu, số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp.
- Giọng điệu tự nhiên, bình dị, thoải mái pha chút hóm hỉnh.
- Toát lên cảm giác vui thích, thoải mái.
*HS đọc câu 1.
- Nói về việc ở, câu thơ như một lời nói thường.
- Câu thơ có hai vế sóng đôi đ diễn tả cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp.
- Nói về việc ăn.
-S ẵn là sẵn rau, cháo.
*HS đọc câu 3.
- Việc làm và điều kiện làm việc.
- Đ/k làm việc thiếu thốn.
-Việc làm: dịch sử Đảng đ lớn lao, có ý nghĩa quan trọng.
-“chông chênh”: từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ đ rất tạo hình và gợi cảm.
-“dịch sử Đảng”: đều là vần trắc đ toát lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc, đầy ấn tượng.
- Hình ảnh: “bàn đá chông chênh” tương phản với việc làm: “dịch sử Đảng” đ nổi bật hình tượng trung tâm của bức tranh sinh hoạt ở Pác Bó.
-Vì được sống giữa thiên nhiên, hoà mình với suối rừng, với gió trăng, non xanh, nước biếc.
-Vì đó là cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, lớn lao, cứu nước, cứu dân.
- Thú lâm tuyền của người xưa là do gặp thời thế nhũng nhiễu không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm kiếm cuộc sống ẩn dật chốn suối rừng, bạn cùng hoa, cỏ, gió, trăng, vui với cảnh nghèo, giữ tâm hồn trong sạch đ ở ẩn (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) 
* HS đọc ghi nhớ
* HS đọc lại bài thơ.
I. Đọc, chú thích.
 1. Đọc.
 2. Chú thích.
 a.Tác giả.
 b.Tác phẩm.
 Bài thơ cho thấy cảm giác thích thú của Bác Hồ khi sống giữa thiên nhiên núi rừng.
II.Tìm hiểu văn bản.
 1. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
 2. Phân tích.
 Câu1: 
- Giọng điệu thoải mái, phơi phới cho thấy Bác sống thật ung dung, hoà điệu nhịp nháng với nhịp sống núi rừng.
 Câu 2: 
- Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc ở câu 1 nhưng ở đây có pha chút vui đùa. Lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa, luôn có sẵn.
 Câu 3:
đ Khắc hoạ hình tượng người lãnh tụ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, uy nghi, lồng lộng, đầy ấn tượng.
Câu 4:
-Khẳng định cuộc đời cách mạng thật là sang đ một quan niệm sống đẹp, một thái độ sống tích cực.
III. Ghi nhớ.
 (SGK/30)
IV. Luyện tập.
4.Hướng dẫn học ở nhà:
+Học thuộc các nội dung.
+Soạn bài: “Câu cầu khiến”
 Ngày soạn: /1/2009
 Tiết 82 Ngày dạy: /2/2009
Câu cầu khiến
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: 
 + Máy chiếu.
 + Xem kỹ những điều cần lưu ý. Soạn bài, giải các BT.
2. Học sinh: đọc ví dụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
Hãy nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? Đặt một câu nghi vấn không có chức năng để hỏi và nói rõ chức năng gì?
Chữa bài tập số 3.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
? Trong mỗi đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?
? Dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
? Các câu trên có tác dụng gì?
* GV đọc mẫu VD 2.
? Cách đọc câu: “Mở cửa” trong (b) có khác với cách đọc câu: “Mở cửa” trong (a) không?
? Câu: “Mở cửa” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu: “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào?
? Qua phân tích các ví dụ trên, cho biết thế nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu hình thức và dấu câu?
* Hoạt động 2:
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập.
? So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến? 
* Đọc đoạn trích.
 a.Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
 b. Đi thôi con.
+ Dấu hiệu: có những từ cầu khiến: đi, hãy, đừng, đi, thôi.
+ Chức năng:
 a. Khuyên bảo, yêu cầu.
 b. Yêu cầu.
* HS đọc.
- Cách đọc: khác.
* Chức năng:
 a. Câu trần thuật.
 b. Câu cầu khiến.
- Khác nhau: ngữ điệu cầu khiến và dấu câu.
*HS đọc ghi nhớ: (SGK/31)
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài.
 đ Chủ ngữ trong 3 câu trên chỉ người đối thoại hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại nhưng có đặc điểm khác nhau.
*HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm bài tập.
đCâu (c) không có từ ngữ cầu khiến. Chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.
*HS làm bài tập.
Bài tập số 4.
-Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách từ “nhà” mình sang “nhà” của Dế Mèn đ mục đích cầu khiến.
-Dế Choắt tự cho mình là vai dưới so với Dế Mèn và là người yếu đuối, nhút nhát đ khiêm nhường.
I. Đặc điểm và chức năng.
 1. Xét ví dụ.
 2. Cách đọc.
 *Chú ý: ngữ điệu cầu khiến.
3. Bài học.
 * Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập số 1.
a. Có hãy: vắng chủ ngữ.
b. Có đi (CN: Ông Giáo).
c. Có đừng (CN: Chúng tôi)
Bài tập số 2:
“Thôi, im cái điệu  đi”
“Các em đừng khóc”.
“Đưa tay cho tôi mau!” ; “Cầm lấy tay tôi này!”
Bài tập số 3:
a.Vắng chủ ngữ.
b.Chủ ngữ ngôi thứ 2 số ít đ ý cầu khiến nhẹ hơn đ thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Bài tập số 5.
-Không thể thay thế đ nghĩa khác nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc các nội dung.
+ Soạn bài: “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
 Ngàysoạn: /2/2009 Tiết 83 Ngày dạy: /2/2009
Thuyết minh 
về một danh lam thắng cảnh
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: 
 + Máy chiếu.
2. Học sinh: chuẩn bị bài mới vào vở soạn.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
Khi giới thiệu về một phương pháp (cách làm) thì người thuyết minh cần phải thực hiện những điều gì?
Đọc phần thân bài thuyết minh một trò chơi.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Nghiên cứu bài mẫu.
? Bài viết đã cung cấp cho em những kiến thức gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Hoàn chỉnh các bài tập.
+ Soạn bài: “Ôn tập về văn bản thuyết minh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NVan 8 HK II- 3 COT..doc