Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Nhận biết và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong nói, viết.

Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt.

2. Phẩm chất: Có ý thức lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Biết sử dụng từ tượng hình, tượng thanh đúng tình huống giao tiếp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH.

2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học

* Tổ chức thực hiện:

Khởi động vào bài mới

 

docx 3 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2022
Ngày giảng: 24/10
Bài 4 - Tiết 29: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Nhận biết và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong nói, viết.
Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt.
2. Phẩm chất: Có ý thức lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Biết sử dụng từ tượng hình, tượng thanh đúng tình huống giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH.
2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học
* Tổ chức thực hiện:
Khởi động vào bài mới
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: NHÌN HÌNH ĐOÁN CHỮ (Slide1)
- GV dẫn vào bài mới: Các từ đó là từ gì? Đặc điểm, công dụng của các từ đó ra sao? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nhận biết và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong nói, viết.
- HSHĐ nhóm (3’) trả lời câu hỏi 3.a, ý 1,2 TL-Tr34,35.
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận 
+ Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
-> Từ tượng hình.
+ Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử
-> Từ tượng thanh.
+ Tác dụng trong văn miêu tả, tự sự: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao trong việc kể, tả tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và cái chết
đau đớn của lão Hạc.
- HSHĐ cặp đôi (2’) câu hỏi 3.a, ý 3 TL-Tr35.
- HS báo cáo, chia sẻ
- GVKL, chốt 
* Bài tập nhanh: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn thơ sau:
a. “Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh”
 (Lượm -Tố Hữu) 
b. Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Gợi ý 
- Từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: rì rầm
H: Hãy lấy VD về từ tượng thanh, từ tượng hình? Đặt câu?
+ róc rách, lộp bộp, ào ào, 
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
- Gió thổi ào ào.
+ khúc khuỷu, lác đác, lã chã, lập lũe...
- Cây đào đầu ngõ đã nở lác đác vài bông hoa.
- Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
- Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè.
3. HĐ 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập theo yêu cầu.
- HSHĐ nhóm (3’) thực hiện bài tập 3, TL-Tr37
- HS báo cáo, điều hành, chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận
- HSHĐ cá nhân (3’) thực hiện bài tập 4, TL-Tr37
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
I. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh
1. Bài tập: (TL-Tr34,35)
2. Kết luận
- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Tác dụng của chúng trong văn miêu tả và tự sự: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao
II. Luyện tập
1. Bài tập 3 (TL-Tr37)
- Từ tượng hình: 
+ rón rén: Gợi h/ả chị Dậu cẩn thận, chu đáo, yêu chồng.
+ chỏng quèo, lẻo khoẻo: Hình ảnh thảm hại của tên cai lệ.
- Từ tượng thanh: 
+ soàn soạt: Cho thấy sự đói khát, ngây thơ của thằng Dấn
+ bịch, bốp: Cho thấy sự tàn bạo, hung dữ của tên Cai lệ. 
-> Tác dụng: hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động 
2. Bài tập 4 (TL-Tr37)
- Ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí, đắc ý, sảng khoái
- Hì hì: tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn, có phần vô duyên
 Củng cố: (2’)
H: Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có tác dụng gì? Lấy ví dụ ?
Hướng dẫn học bài: (2’)
- Bài cũ:
+ Học bài và làm hoàn thiện các bài tập vào vở
+ Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh.
+ Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
- Bài mới: Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_bai_4_tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh_nam_hoc.docx