Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì 2

Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì 2

TUẦN 20

  Tiết 73, 74: Nhớ rừng

  Tiết 75: Câu nghi vấn

Tuần:20

Tiết: 73, 74

Ngày dạy:

 Văn bản NHỚ RỪNG

 - Thế Lữ -

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh:

 - Cảm nhận được nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt, lòng yêu nước thầm kín thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh ảnh.

 Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị bài mới.

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu: Để chuyển từ những quy tắc chặt chẽ trong thi pháp cổ điển sang tính phóng khoáng, linh hoạt trong thơ ca Việt Nam hiện đại thì các thi nhân của phong trào Thơ Mới có sự đóng góp nhất định. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một tác phẩm của Thế Lữ - người tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới ở chặng đầu - đó là văn bản “Nhớ rừng”.

 

doc 116 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 3 Tiết 73, 74: Nhớ rừng
 3 Tiết 75: Câu nghi vấn
Tuần:20
Tiết: 73, 74
Ngày dạy:
 Văn bản NHỚ RỪNG
 	- Thế Lữ - 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt, lòng yêu nước thầm kín thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh ảnh.
 Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu: Để chuyển từ những quy tắc chặt chẽ trong thi pháp cổ điển sang tính phóng khoáng, linh hoạt trong thơ ca Việt Nam hiện đại thì các thi nhân của phong trào Thơ Mới có sự đóng góp nhất định. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một tác phẩm của Thế Lữ - người tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới ở chặng đầu - đó là văn bản “Nhớ rừng”.
TG
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài
6’
10’
20
25’
15’
GV treo chaân dung Theá Löõ
Hướng h/s chú ý chú thích (*) SGK trang 5.
H: Trình bày đôi nét về tác giả?
H: Em đã biết được gì về phong trào Thơ Mới?
-> Dẫn giải: phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) -> thơ tự do -> có chất lãng mạn với những tên tuổi tiêu biểu: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặt Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính.
=> Phong cách thơ của ông.
H: Ông được tặng danh hiệu gì? có những tác phẩm nào?
Hướng dẫn h/s đọc văn bản: nhịp, giọng... Gv đọc mẫu gọi h/s đọc theo.
Lưu ý những từ ngữ khó cần đọc kỹ để hiểu nội dung cặn kẽ
H: Khi mượn lời con hổ, nhà thơ muốn nói đến điều gì của con người.
-> Xác định phương thức biểu đạt.
Gv treo bảng phụ có nội dung sau và gọi h/s lên điền vào chỗ trống.
Nội dung
- Khối căm hờn và niềm uất hận.
- Nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Khao khát giấc mộng ngàn.
---------
H: Bài thơ có điểm mới nào so với các bài thơ cổ điển đã học?
=> Dựa trên cấu trúc văn bản dể tìm hiểu nội dung bài học.
H: Tác giả mượn lời con hổ ở đâu?
(Cho h/s ghi 1/2 trang giấy chừa phần để ghi đối chiếu với mục 2).
H: Trong đoạn 1 của bài thơ tác giả trình bày điều gì của hổ?
H: Theo em, hổ có tâm trạng gì?
H: Câu “Ta nằm dài... qua” có ý nghĩa gì?
H: Hổ có thái độ gì trước cảnh sống tù hãm?
-> cảm nhận của hổ về cảnh vườn bách thú.
H: Nhận xét chung của hổ về cảnh ở đây là gì? Nêu dẫn chứng.
H: Chính vì lẽ đó nên hổ có phản ứng tình cảm gì trước cảnh vật?
H: Theo em hổ có ước muốn gì? Ước muốn đó có ý nghĩa gì?
-> liên hệ xã hội thực tại của tác giả; hoàn cảnh mà Tản Đà muốn thoát ly.
H: Đối lập với hoàn cảnh trên là không gian nào?
(-> chú ý đoạn 2, 3)
H: Giang sơn của chúa sơn lâm trong nỗi nhớ như thế nào?
H: Trên tấm phông đó, hổ hiện lên ra sao?
H: Theo em, nhịp thơ lúc này cần thế nào?
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh của hổ và tâm trạng của nó khi nhớ về quá khứ?
=> đó là lý do để hổ ở vườn bách thú luôn sống trong tình thương và nỗi nhớ về thời vàng son -chúa tể của muôn loài.
Treo tranh phóng to từ SGK.
Theo em, đây là hình ảnh của hổ trong cảnh nào?
H: Trong đoạn thơ 4 tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nó xuất hiện mấy lần và có tác dụng gì?
H: Qua đó em hiểu gì về tâm sự của nhà thơ?
Cho h/s thảo luận nhóm:
Câu 1: Em có nhận xét gì về cảm xúc của bài thơ?
Câu 2: Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh con hổ bị nhốt ở vườn thú để thể hiện tâm sự của mình?
 Câu 3: Những hình ảnh trong bài thơ có đặc điểm gì?
 Câu 4: Từ ngữ trong bài thơ có điều gì đáng chú ý?
H: Qua bài thơ tác giả tâm sự gì? Nếu là người cùng thời thì em sẽ hiểu và làm gì qua tâm sự đó?
-> chốt ý, ghi nhớ.
HS quan saùt
-> quan sát theo yêu caàu 
-> nêu bút danh, tên thật, năm sinh, năm mất, quê hương, vị trí trong văn đàn
-> trình bày những thông tin đã nắm được.
-> nghe và tiếp thu.
-> trình bày và liệt kê.
-> chú ý
-> h/s đọc văn bản
-> đọc chú thích để hiểu cách sử dụng từ của tác giaû
-> tâm sự của con người.
-> biểu cảm gián tiếp.
-> h/s lên điền từ khuyết
Đoạn văn thực hiện
Đoạn 1 & 4
Đoạn 2 & 3
Đoạn 5	--------
-> không giới hạn số dòng, số tiếng, số đoạn.
-> ngắt nhịp tự do.
-> gieo vần linh hoạt.
-> giọng thơ mạnh mẽ, ào ạt.
-> vườn bách thú.
-> những suy nghĩ, cảm nhận của nó.
-> căn hờn, nhục nhã...
-> thể hiện sự chán nản.
-> buông xuôi vì bất lực.
-> tầm thường, giả dối.
-> liệt kê những từ ngữ, chi tiết miêu tả cảnh.
-> mang niềm uất hận.
-> được sống tự do với núi rừng thiêng liêng.
(Hết tiết 1)
-> núi rừng trong nỗi nhớ của hổ
-> bóng cả, cây già, tiếng thét, tiếng gió gào...
->Doõng daïc,ñöôøng hoaøng
-> ngắn, mạnh.
-> trình bày cảm nhận của bản thân.
-> nghe
-> quan sát
-> nêu nhận xét và lý giải hợp lý.
-> xác định: câu hỏi tu từ được sử dụng 4 lần (nêu tác dụng của nó).
-> lòng yêu nước thầm kín, luyến tiếc quá khứ vàng son hào hùng của dân tộc.
-> sôi nổi, cuồn cuộn, tuôn tràn.
-> hổ: chúa sơn lâm.
-> cảnh vườn thú: thực tế tù túng...
-> cảnh rừng: thế giới tự do.
-> gợi hình, gợi cảm.
-> tính hàm súc cao, giàu nhạc điệu.
=> thảo luận chung.
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả: 
 - Thế Lữ (1097 - 1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
 - Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) ở chặng đầu với hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn.
 - Được truy tặng Giải thưởng HCM năm 2003.
 - Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936).
 2 Văn bản:
 a. Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm.
 b. Cấu trúc văn bản:
 - Đoạn 1 & 4: khối căm hờn và niềm uất hận.
 - Đoạn 2 & 3: nỗi nhớ thời oanh liệt.
 - Đoạn 5: khao khát giấc mộng ngàn.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú:
 a. Tâm trạng của hổ:
 - Căm hờn, uất hận, chán chường.
 - Buông xuôi vì bất lực.
b. Cảm nhận của hổ về vườn bách thú:
 - Giả dối: “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,...”.
 - Tầm thường, thấp kém.
=> Thể hiện sự chán ghét thực tế tù túng, khát khao sống tự do. Đây chính là hình ảnh xã hội đương thời được cảm nhận bằng tâm hồn lãng mạn của nhà thơ.
2 .Nỗi nhớ của hổ
- Núi rừng hùng vĩ: bóng cả, cây già, gió gào, giọng nguồn hét núi...
 - Hình ảnh hổ: dõng dạc, lượn, vờn, quắc mắt...
 - Dùng câu hỏi tu từ 4 lần để thể hiện vẻ đẹp của chúa sơn lâm và cảm sắc thiên nhiên qua các thời điểm: đêm vàng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt của núi rừng và vị thế chúa tể của hổ. Góp phần bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối của hổ. Đây cũng chính là tâm sự của nhà thơ.
 III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK).
 4. Củng cố: 4’
 H: Đọc diễn cảm bài thơ?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học thuộc bài “Nhớ rừng”.
 - Chuẩn bị bài mới: “Câu nghi vấn
RKN.
 .
Ngày dạy:............................
Tuần: 20
Tiết: 75 CÂU NGHI VẤN
I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh:
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức câu nghi vấn . Phân biệt câu nghi vấn các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu: Từ một chức năng của tình thái từ để giới thiệu đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn: tạo tâm thế vào bài cho học sinh.
TG
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài 
10’
5’
20’
Treo bảng phụ có nội dung trong SGK.
H: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn?
Dựa vào căn cứ nào để em nhận xét như vậy?
-> là những dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn.
H: Câu nghi vấn trên được dùng làm gì?
=> Chốt ý.
HÑ2:Luyện tập
Hướng dẫn h/s làm luyện tập theo nhóm từ bài tập 1 đến bài tập 4.
Hết giờ thảo luận gọi các nhóm lần lượt trình bày kết quả để cùng bổ sung sửa chữa trước lớp. Gv cho điểm học sinh làm tốt và trừ điểm h/s chưa tập trung vào bài làm.
-> quan sát
-> Sáng ngày... lắm không?
-> Thế làm sao... ăn khoai?
-> Hay là... đói quá?
-> có dấu (?) kết thúc câu.
-> có từ ngữ nghi vấn.
-> để hỏi và muốn người khác trả lời.
-> hoạt động nhóm theo yêu cầu được phân công trong 5 phút.
-> trình bày kết quả thảo luận.
-> bổ sung nội dung còn thiếu cho nhóm bạn.
-> chữa bài tập vào vở.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
 1. Đặc điểm hình thức:
 Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, vì sao, bao nhiêu, à, ư, chứ, (có)... không, đã, chưa...) hoặc từ “hay” (nối 2 vế có quan hệ lựa chọn).
 2. Chức năng chính:
 Dùng để hỏi.
* Lưu ý: 
 Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
II. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức:
 a. Chị khất... phải không?
 b. Tại sao... như thế?
 c. Văn... gì? Chương... gì?
 d. Chú mình... không?
 e. Đùa trò gì?...
 f. Cái gì thế?....
 g. Chị Cốc... đấy hả?
 Bài tập 2: Căn cứ để xác định câu nghi vấn:
 - Dựa vào từ “hay” ở ba ngữ liệu.
 - Trong câu nghi vấn từ “hay” không thể được thay thế bằng từ “hoặc”. Nếu thay thì câu sẽ sai ngữ pháp hoặc chuyển thành câu khác thuộc kiểu câu trần thuật -> ý nghĩa khác đi.
 Bài tập 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi sau những câu trên vì chúng không phải là câu nghi vấn:
 - Câu a, b có từ nghi vấn nhưng những từ này chỉ có chức năng bổ nghĩa từ ngữ khác trong câu.
 - Câu c, d từ: nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định.
 Bài tập 4: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu:
 1. Anh có khoẻ không?
 2. Anh đã khoẻ chưa?
 (2) có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ.
 (1) không có giả định, là lời chào.
 4. Củng cố: 4’
 H: Thế nào là câu nghi vấn? Hướng dẫn h/s làm bài tập 5, 6 - SGK, trang 13.
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị: “Quê hương”.
RKN ..................................................................... 
 ..
Tuần: 21
Tiết: 76
 Văn bản QUÊ HƯƠNG
 - Tế Hanh - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm đằm thắm của tác giả.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng”?
 H: Bài thơ thể hiện tâm sự gì của nhân vật trữ tình? Qua đó tác giả muốn nói gì?
3. Bài mới: 
 Dựa trên tình cảm đằm thắm của con người đối với quê hương, của nhà thơ đối với nơi chôn nhau cắt r ... 
I. Đề bài:
 Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
II. Các bước tiến hành:
 1. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: văn bản nghị luận.
 - Vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa học và hành.
 2. Lập dàn ý: 
 a. Mở bài:
 Nêu ý kiến chung về mối quan hệ giữa học và hành.
 b. Thân bài:
 Trình bày cụ thể quan điểm của bản thân:
 - Lý lẽ: học là gì? hành là gì?
 - Luận điểm:
 + Học mà không hành thì có kết quả ra sao?
 + Hành mà không học thì như thế nào?
 => rút ra mối quan hệ giữa học và hành.
 c. Kết bài:
 Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
III. Nhận xét: 
 - Ưu điểm:
 - Hạn chế:
4. Củng cố: 10’
 Gọi 2 học sinh làm bài khá tốt đọc bài làm của mình.
 5. Dặn dò: 1’
 - Chuẩn bị: “Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”.
*RKN..
 .
 ..
Ngày dạy:............................
Tuần: 31
Tiết: 116 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Nhận biết vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận.
 - Nắm được bố cục và các thức xây dựng bài văn nghị luận có 2 yếu tố này (phụ).
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: 
TG
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài
HĐ1 Yếu tố tự sự,miêu tả
Gọi h/s đọc đoạn trích a trang 113 - SGK.
H: Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn?
Yêu cầu h/s đọc đoạn trích b trang 114 - SGK.
H: Yếu tố miêu tả trong đoạn này là gì?
H: Tại sao 2 đoạn văn trên có các yếu tố tự sự và miểu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả/tự sự?
H: Nếu đoạn trích a và b không sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả thì mục đích của tác giả có đạt được không? Vì sao?
H: Nếu chỉ để những đoạn này mà không có từ ngữ, lý lẽ thì sao?
=> H: Trong văn nghị luận yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì?
Gọi h/sinh đọc mục 2 trang 115, chia h/sinh ra 4 nhóm thảo luận trong 5 phút.
N1: Xác định yếu tố tự sự trong văn bản trên?
N2: Yếu tố miêu tả trong văn bản này là gì?
N3 và N4: Vì sao văn chỉ kể và tả một số chi tiết và hình ảnh?
=> khẳng định vai trò .
HĐ2 Luyện tập
Gọi h/sinh đọc yêu cầu bài tập 1: cho h/sinh đọc kỷ yêu cầu, chỉ định 2 h/sinh lên bảng giải bài tập.
Hướng dẫn h/sinh nhận xét, giáo viên uốn nắn, bổ sung.
Hướng dẫn h/sinh làm bài tập 2.
H: Yếu tố tự sự để trình bày trong bài viết này là kể về gì?
H: Em sẽ miêu tả đối tượng nào trong việc trình bày luận cứ ở đây?
-> đọc đoạn văn “Thuế máu”.
-> kể lại việc bắt lính và vòi tiền của bọn thực dân.
-> đọc tiếp đoạn b.
-> người lính thuộc địa bị bắt xích, nhốt, có người canh gác.
-> h/sinh tham gia tranh luận.
-> không, lý giải nguyên nhân.
-> không là văn bản nghị luận mà chỉ đơn thuần là kể và tả.
=> phát biểu ý kiến.
-> thảo luận nhóm theo yêu cầu.
-> kể việc mang thai kỳ lạ của mẹ chàng Trăng; những chiến công của người Hán.
-> ngựa đá, vầng sáng bạc, chiếc khăn lệnh, vế chân voi, ngựa,...
-> tả và kể để làm dẫn chứng sáng tỏ vấn đề.
-> đọc bài tập theo hướng dẫn.
-> h/sinh làm bài, quan sát bài làm của bạn để nhận xét và sửa chữa.
-> nêu ý kiến.
-> xác định đối tượng và mục đích miêu tả.
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:
 - Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yêu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
 - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phụ vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
 - Yếu tố tự sự là:
 + Kể về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
 + Kể lại tâm trạng của Bác.
=> Giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề nghị luận.
 - Yếu tố miêu tả là:
 + Trời xứ Bắc trong đêm trăng sáng.
 + Cảm xúc từ lòng người.
 => Giúp người đọc hình dung rõ hơn cảnh đẹp và tâm tư của người tù cách mạng.
 Bài tập 2:
 - Có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể về một kỷ niệm với bài ca dao/câu chuyện liên quan đến bài ca dao.
 - Dùng yếu tố miêu tả để gợi vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen.
 4. Củng cố: 4’
 Cho h/sinh đọc thêm trang 117.
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Hoàn chỉnh bài tập.
 - Chuẩn bị: “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục”.
*RKN..
 .
 ..
Ngày dạy:............................
TUẦN 32
 3 Tiết 117, 118: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
 3 Tiết 119: Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu
 3 Tiết 120: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và biểu cảm
 vào bài văn nghị luận
Tuần: 32
Tiết: 117, 118
 Văn bản ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 Mô - li - e
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh hiểu được nội dung phê phán lối sống trưởng giả và bước đầu làm quen với nghệ thuật hài kịch của một trích đoạn kịch cổ điển nước ngoài.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, đọc văn bản.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Tác giả Ru-xô đã trình bày luận điểm nào trong văn bản “Đi bộ ngao du”?
 H: Qua văn bản em hình dung ra tác giả là 1 con người như thế nào?
3. Bài mới: 
 Dựa trên cuộc đời tác giả với những đóng góp nghệ thuật của ông để vào bài.
TG
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài
HĐ1: TG-TP
Hướng dẫn h/s tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
-> giới thiệu thêm về thân tế tác giả và nội dung chính của tác phẩm tiêu biểu.
H: Văn bản có xuất xứ như thế nào?
H: Xác định thể loại của văn bản?
Hướng dẫn h/s đọc văn bản (phân vai).
-> chuyển ý.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
H: Lớp kịch này diễn ra ở đâu? Vì sao tác giả chọn nơi này để diễn ra sự việc?
H: Lớp kịch này gồm có cảnh nào?
H: Tại sao càng diễn thì lớp kịch càng sôi động? 
-> tăng tính hài hước sâu sắc.
(Hết tiết 1)
H: Em hiểu gì về tên tác phẩm “Trưởng giả học làm sang”?
H: Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh trong cảnh 1 là gì?
H: Dựa vào đâu mà bọn thợ may lợi dụng được lão ta? Họ được gì?
H: Qua cảnh này ta cười ai, cười gì ở họ?
(cả 2: 1 dốt nát mà đòi sang; 1 tráo trở, xấu xa).
H: Thói học đòi làm sang của ông còn thể hiện như thế nào trong đoạn 2?
H: Vì sao bọn thợ phụ lại tâng bốc ông ta?
H: Em có nhận xét gì về nhân vật trong cảnh kịch?
(Vì danh dự hão ông ta mất nhiều tiền; để có tiền bọn thợ phụ hạ mình thấp kém).
HĐ3: Tổng kết
H: Qua văn bản, em hiểu gì về các nhân vật và cách xây dựng tính cách nhân vật của Mô-li-e?
-> mỗi nhân vật xuất hiện gây tiếng cười khác nhau.
-> giới thiệu năm sinh, năm mất của tác giả, tài năng và công lao của ông đối với nghệ thuật sân khấu.
-> giới thiệu tác phẩm được trích đoạn.
-> hài kịch.
-> đọc phân vai, cố gắng diễn đạt tính cách nhân vật qua giọng và lời.
-> nêu ý kiến.
(-> bộ lộ rõ bản chất phô trương, ngu dốt của nhân vật).
-> dựa trên cuộc thoại của các nhân vật để phân cảnh.
-> số lượng người tăng, có thêm âm thanh và động tác.
-> nêu ý kiến theo sự cảm nhận.
-> nêu biểu hiện.
-> dựa vào sự thiếu hiểu biết, dốt nát của ông ta.
-> ăn bớt vải, da may áo và giày.
-> nêu ý kiến.
-> nêu dẫn chứng.
-> nêu nhận xét.
-> nêu ý kiến của bản thân.
-> nêu ý kiến.
I. Giới thiệu: 
 1. Tác giả: 
 - Mô-li-e (1622 - 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. Ông có công sáng lập nền hài kịch Pháp và còn là diễn viên kịch.
 - Tác phẩm chính: Lão hà tiện; Trưởng giả học làm sang; Người bệnh tưởng.
 2. Văn bản:
 - Xuất xứ: trích từ lớp kịch kết thúc hồi II trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670).
 - Thể loại: hài kịch.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Diễn biến hành động kịch:
 - Địa điểm: phòng khách nhà ông Giuốc-đanh.
 - Gồm 2 cảnh: 
 + Cảnh 1: Cuộc thoại giữa ông Giuốc-đanh và phó may.
 + Cảnh 2: Cuộc thoại và hoạt động của ông Giuốc-đanh với bọn thợ phụ, thêm dàn nhạc và điệu nhảy.
 2. Cảnh 1:
 - Thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện qua việc bắt chước cách ăn mặc của tầng lớp quý tộc Pháp.
 - Bọn thợ may dựa vào sự dốt nát, quê kệch của ông để trục lợi: bớt vải áo + da giày; may áo ngược không phải đền.
 => Lời thoại và hành động của 2 nhân vật gây cười sảng khoái.
 3. Cảnh 2: 
 - Thói học đòi làm sang của ông ta thể hiện ở sự hợm hĩnh, thích được xưng hô, tâng bốc như đối với người quý phái.
 - Lợi dụng thói thích phỉnh nịnh này bọn thợ phụ đã moi tiền của ông ta.
=> lời thoại và hoạt động của nhân vật gây cười.
 4. Nghệ thuật:
 - Yếu tố gây cười: sự ngu dốt, thói học đòi làm sang, người mặc áo hoa ngược.
 - Nghệ thuật đối lập: thích sang trọng, danh giá và ngu dốt, quê kệch.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK trang 122).
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn h/s tập đóng vai diễn dịch.
 5. Dặn dò: 1’
 - Chuẩn bị diễn kịch.
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu”.
*RKN..
 .
 ..
Ngày dạy:............................
Tuần: 32
Tiết: 119
 LỰA CHỌN TRẬT TỪ TRONG CÂU
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Vận dụng kiến thức đã tìm hiểu về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của một số câu trích từ tác phẩm đã học.
 - Viết được một đoạn văn thể hiện khả năng sắp xếp từ hợp lý.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị luyện tập.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Nêu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Cho ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới: 
TG
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài
Hướng dẫn h/sinh tìm hiểu tác dụng trật tự từ trong bài tập 1.
Giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa.
Gọi 4 h/sinh lên bảng làm câu a, b, c, d của bài tập 2.
-> nhận xét, uốn nắn.
-> đọc yêu cầu bài tập.
-> xác định cụm từ được in đậm.
-> nêu mối quan hệ giữa các từ trong nội dung in đậm.
-> giải thích tác dụng của từ in đậm được đặt ở đầu câu.
 Bài tập 1:
 a. Mỗi từ in đậm là một khâu quan trọng trong công tác vận động quần chúng nối tiếp nhau: giải thích cho quần chúng hiểu -> tuyên truyền cho hưởng ứng -> tổ chức cho làm -> lãnh đạo để làm cho đúng -> đạt kể quả tốt.
 b. Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: việc chính (bán bóng đèn) trước -> việc phụ (bán vàng hương) sau.
 Bài tập 2:
 Các đoạn a, b, c, d: các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu đó với những câu trước trong văn bản có tác dụng chặt chẽ.
 4. Củng cố: 4’
 H: Đọc diễn cảm bài thơ?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học thuộc bài “Nhớ rừng”.
 - Chuẩn bị bài mới: “Câu nghi vấn”.
*RKN..
 .
 ..
, . ;;;;;p;;;;;; ; ; ;;;;; ; 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Văn 8- PPCT mới.doc