Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20 (Chuẩn kiến thức)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức :- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác – Bó,

-Kỹ năng : qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê hoạt động cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

 - Thi độ :Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Diễn giảng – Phát vấn

 - Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”.

2. VÀO BÀI

Ôn lại những bài thơ của Hồ Chí Minh đã học năm lớp 7. Giới thiệu mảng thơ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, trong đó có bài “Tức Cảnh Pác Bó”.

3. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 11 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1815Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :05/01/2010 Ngày dạy :13/01/2010 
 Bài 20 - Tiết 81
Văn bản
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức :- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác – Bó,
-Kỹ năng : qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê hoạt động cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
 - Thái độ :Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn 
 - Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”.
VÀO BÀI
Ôn lại những bài thơ của Hồ Chí Minh đã học năm lớp 7. Giới thiệu mảng thơ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, trong đó có bài “Tức Cảnh Pác Bó”.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Gọi học sinh đọc phần chú thích
- Em hãy cho biết vài nét về tác giả Hồ Chí Minh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
Tác Giả:
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- Bài thơ ra đời vào lúc nào?
 Gv có thể nói thêm về hoàn cảnh hoạt động và tâm trạng của Bác Hồ thời kì ở Pác – Bó để soi sáng việc tìm hiểu, thưởng thức bài thơ.
Tác Phẩm :
Sáng tác tháng 2/1941
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Quốc ngữ
- Em hãy kể tên một vài bài thơ có thể thơ tương tự đã học ở chương trình lớp 7?
 Xa ngắm thác Núi Lư, Tĩnh Dạ Tú, Sông Núi Nước Nam, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Đặc điểm của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt?
 4 câu, mỗi câu 7 chữ; gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4; nhịp 4/3 -> hình thức ngắn gọn nhưng ý tứ hàm súc (ý tại ngôn ngoại)
- Em hãy cho biết bố cục của bài thơ tứ tuyệt?
- Bố cục: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp 
-> Bài thơ của bác vẫn tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt, nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng , mới mẻ.
 Gv kiểm tra việc đọc chú thích của Học sinh
- Hãy cho biết cháo bẹ là gì? (cháo ngô). Tìm từ địa phương khác có cùng nghĩa với bẹ, ngô?
 (bắp)
- Dịch sử Đảng là gì?
 ( Bác làm công việc dịch sử của Đảng Cộng Sản Liên Xô từ tiếng LX ra tiếng Việt để làm tài liệu để học tập cho con bộ khi đó).
 Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo kết cấu của một bài thơ tứ tuyệt: Khai – thừa – chuyển – hợp 
- Câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì về cuộc sống của Bác
 Về cuộc sống hoạt động của Bác: nơi ở: hang; nơi làm việc: bờ suối
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
* Khai:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Nhận xét về nhịp điệu của bài thơ?
 Nhịp 4/3 -> tạo thành hai vế sống đôi
- Cách ngắt nhịp tạo thành hai vế sóng đôi như thế cho ta thấy cuộc sống của Bác như thế nào?
-> Cuộc sống hoạt động được tổ chức một cách khéo léo -> đi vào nề nếp.
 Những địa điểm: hang, bờ suối chứng tỏ Bác sống giữa núi rừng, một cuộc đời rừng suối ( người xưa gọi là chốn lâm tuyền). Người xưa xem thiên nhiên là nơi chốn thưởng lãm và ẩn dật nhưng đối với Bác thiên nhiên, cảnh vật ở đây là nơi Bác làm gì?
 Nơi làm việc và ẩn náu
 Trong thơ tứ tuyệt, câu thừa thường tiếp tục phát triển ý của câu mở đầu.
- Câu thơ thứ hai tiếp tục nói về sinh hoạt của Bác. Em hiểu thêm về điều gì về cuộc sống của Người?
* Thừa
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
 Nếu như câu trên nói về cảnh sống, nơi ở của bác thì câu này nói về chuyện ăn uống.
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của Bác ở đây?
-> Cuộc sống thật là đạm bạc, kham khổ.
* Câu hỏi thảo luận:
 - Em hiểu như thế nào về cụm từ “vẫn sẵn sàng”?
 Đối với cụm từ này có hai cách hiểu khác nhau: có người cho rằng tuy sống kham khổ nhưng tinh thần cách mạng vẫn cao, vẫn thường trực; cũng có ý kiến cho rằng “ vẫn sẳn sàng” là cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có sẳn, cũng đầy đủ -> giọng điệu bông đùa, thích thú của Bác. Em chọn ý kiến nào? Vì sao?
 Hiện nay nay cách hiểu thứ hai, bởi vì cách hiểu này phù hợp với giọng điệu của bài thơ.
- Câu thơ thứ ba là câu chuyển. Em hãy thử chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ?
* Chuyển:
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Câu thơ chuyển ý: từ đời sống, chổ ở, thức ăn hàng ngày sang nói về công việc; từ không khí thiên n hiên suối hang sớm tối sang không khí hoạt động cách mạng: Đảng, lịch sử, dịch sử Đảng
 Nhà thơ Chế Lan Viên còn cảm nhận sự chuyển đổi tinh vi hơn “Từ những cái mềm mại: suối, măng, rau, cháo chuyển qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm thanh êm đềm chuyển qua những dấu sắc nặng (dịch), sắc (đá), hỏi (sử) đanh thép rắn rỏi”.
 Tuy có sự chuyển đổi như vậy nhưng câu thơ vẫn thống nhất với hai câu trên.
 - Cả ba câu thơ đều nói lên điều gì?
-> Công việc hoạt động cách mạng của Bác -> dịch sử Đảng.
Đó là cuộc sống như thế nào?
Bài thơ kết thúc bằng câu thơ nào?
-> Cảnh sống và làm việc của Bác ở Pác – Bó -> rất gian nan vất vả
- Câu thơ này mang ý nghĩa gì? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang?
 Câu thơ kết thúc thật bất ngờ và tất cả tinh thần của Bác tích tụ vào chữ “sang” ở cuối bài thơ.
 Chúng ta biết rằng Bác xuất thân từ một gia đình truyền thống Nho học, chịu ít nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Nho. Vì thế phần nào chữ “sang” ấy được hiểu như thế là sự tiếp nối truyền thống “nói nghèo mà hoá sang” của người xưa nhưng cũng là cái sang của một con người tự chủ, vượt lên trên gian khổ, sống thoải mái ung dung.
* Hợp:
 Cuộc đời cách mạng thật là sang
- Câu thơ cuối thể hiện tinh thần gì của Bác?
-> Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của một người có nhân cách cao cả.
- Nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ?
 Giọng điệu thoải mái -> tâm trạng sảng khoái.
 Qua giọng điệu ấy, ta thấy Bác cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Người xưa cũng thường ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thích được sống giữa rừng, suối). Gv có thể dẫn một số câu thơ của Nguyễn Trãi:
Muôn chung chín vạc để làm gì?Nước lã cơm rau hãy tri túc
Hoặc thú điền viên của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Khó thì mặc khó có nài bao
Càng khó bao nhiêu chí mới hào
 Trúc biếc nước trong ta sẳn có
Phong lưu rất mực dễ ai bì
 Người xưa vui thú lâm tuyền là vui với cái nghèo. Gặp lúc thời thế nhiễu nhương, họ thường lui về tìm cuộc sống ẩn dật ở chốn núi rừng, làm bạn cùng hoa cỏ gió trăng, để giữ cho tâm hồn trong sạch.
- Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở người xưa và ở bác Hồ có gì khác nhau?
 Hoà hợp với thiên nhiên nhưng Bác không bị lấn át hay hoà tan trong thiên nhiên, giống như lời của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “nhà hiền triết của thời đại vô sản không ẩn đi mà hiện lên, không chỉ lạc đạo mà hành đạo, không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ”
- Em hãy cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 Nội dung: bài thơ thể hiện cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác – Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
 Nghệ thuật: Vần thơ tứ tuyệt bình dị, cô đọng súc tích “lời ít ý nhiều”. Bài thơ có cách kết thúc đột ngột nhưng rất hợp lí. Có thể nói bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và cổ điển.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
III. GHI NHỚ
SGK/ 30
 4. Củng cố:
Thơ bác là sự kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển và hiện đại. Hãy chứng minh.
5. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ , phần ghi nhớ
Soạn bài : Câu Cầu Khiến
Ngày soạn :10/01/2010
Ngày dạy :14/01/2010
Tiết 82
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Kiến thức : Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
-Kỹ năng : Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác?
Kết hợp sửa bài tập để học sinh nhận biết các chức năng khác của câu nghi vấn.
Vào bài:
 Kể một chuyện cười dân gian Việt Nam “Diêm vương xử kiện”, kết thúc bằng một câu: “Thôi! Thôi  đừng nói nữa mà tao thèm”. Gv hỏi hs về kiểu câu và dẫn vào bài mới
Hoạt động dạy và học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
 Xác định câu cầu khiến
 Gv viết ví dụ lên bảng
I. ĐẶC ĐIỂM - CHỨC NĂNG
 1. Ví dụ:
a) Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con  thế giới kì diệu sẽ mở ra.
 (Theo Lý Lan, Cổng Trường Mở Ra)
b) Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ Lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
 ( Oâng lão đánh cá và con cá vàng)
c) Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
Đi thôi con.
(Theo Khánh Hoài, cuộc chia tay của những con búp bê)
- Em hãy cho biết trong các ví dụ trên, câu nào là câu cầu khiến?
2. Nhận xét:
- Những câu gạch dưới là câu cầu khiến
- Nhờ vào đâu mà em biết đó là câu cầu khiến?
 Vì có những từ cầu khiến: đi, thôi, hãy, đừng.
- Câu cầu khiến trong những ví dụ trên dùng để làm gì?
- Khuyên bảo, yêu cầu
Gọi hs cho một số ví dụ về câu cầu khiến.
Gọi hs đọc mục 2. Sgk trang 31
a) – Anh làm gì đấy?
 - mở cửa
b) Mở cửa!
- Cách đọc “Mở cửa” có khác với cách đọc “Mở cửa!” không?
 Khác về giọng điệu
- Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu “Mở cửa” ở ví dụ a dùng để làm gì?, còn câu “Mở cửa!” ở ví dụ b dùng để làm gì?
 Câu “Mở cửa” ở vì dụ a: trả lời
 b: ra lệnh
- Câu “Mở cửa!” ở ví dụ b mục 2 là câu cầu khiến dùng để ra lệnh.
- Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến là gì?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
3û. Ghi Nhớ:
II LUYỆN TẬP
1. Không thể thay thế được. Bởi vì:
Đi đi con: chỉ có người con đi
Đi thôi con: người con và cả người mẹ cùng đi
Ý nghĩa câu trên là khuyên bảo, câu dưới là yêu cầu.
-> Từ “thôi” dùng để cấu tạo câu cầu khiến mà hành động do câu cầu khiến biểu thị có sự tham gia của người nói, viết.
a. hãy
b. Đi
c. Đừng
Chủ ngữ: a) Lang Liêu; b) Oâng giáo (ngôi thứ hai số ít); c) Chúng ta (ngôi thứ nhất số nhiều)
3, 4 Làm tại nhà
5 Thảo luận nhóm
4. Củng cố:
 Giáo viên đưa ra câu: Tôi yêu cầu qúy vị giữ trật tự. Có phải là câu cầu khiến không? (Đây là câu ngôn hành có hình thức câu trần thuật nhưng có chức năng dùng để cầu khiến)
5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập.
Soạn “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”
Ngày soạn :11/01/2010
Ngày dạy :14/01/2010
Tiết 83 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến thức :Năm thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 
_Kỹ năng :thuyết minh tương đối bạn trong lớp nắm dược 
--Thái độ :Phân biệt với các thuyết minh đã nắm 
B. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng - Phát vấn – thảo luận
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
Thuyết minh một phương pháp, một thí nghiệm cần phải làm gì?
Kiểm tra bài tập làm tại nhà, sửa bài tập
3. Vào bài:
 Thuyết minh rất cần thiết trong đời sống, đối tượng thuyết minh rất rộng lớn, cần thiết trong nhiều lãnh vực của đời sống. Gv đưa ví dụ sau chuyến tham quan du lịch, các em có thể giới thiệu danh lam thắng cảnh của quê hương em hoặc nơi mà em đã đi qua.
* Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Nghiên cứu bài mẫu
Gọi 1 học sinh đọc văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”
I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH:
 1. Ví dụ : Giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm vả đền Ngọc Sơn”.
2. Nhận xét
Bài viết giới thiệu về thắng cảnh đẹp nào ở Hà Nội?
 Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- Vì sao bài viết lại giới thiệu hai đối tượng này?
 Vì đây là hai đối tượng gần nhau. Giữa Hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn
- Bài viết cung cấp cho em những kiến thức gì?
- Bài viết cung cấp những kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lí
- Muốn biết những tri thức ấy thì người viết phải làm thế nào?
- Người viết cần đọc sách, tra cứu, hỏi han
Bài viết cần được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? 
 (mở bài, thân bài, kết bài)
- Bài viết cần có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Theo em, bài viết có thiếu sót gì trong bố cục?
 Thiếu phần mở bài: giới thiệu chung về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
* Câu hỏi thảo luận:
 Thảo luận nhóm, viết phần mở bài, giáo viên sửa chửa và bổ sung
Vd: Những ai đến Hà Nội không thể không biết đến Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, một thắng cảnh đẹp nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội.
 Đã từ lâu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành biểu tượng của Hà Nội. Nếu
- Theo em, phần nội dung của bài viết đã đầy đủ chưa, chưa thiếu sót những gì?
 Thiếu miêu tả vị trí, diện tích của hồ, vị trí Tháp Rùa, vị trí đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc; thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh. Thỉnh thoảng rùa nổi lên Do vậy, nội dung bài viết còn khô khan.
- Nội dung bài viết cần kết hợp với miêu tả, bình luận
 Tổng kết các ý và hướng dẫn hs đọc phần ghi nhớ
3 Ghi nhớ :sgk
 Gv gợi ý cho hs tìm hiểu về vị trí địa lí của thắng cảnh này, thắng cảnh có những bộ phận nào. Học sinh tìm hiểu tư liệu tại nhà, viết thành bài viết hoàn chỉnh.
 Gv kiểm tra ở tiết học sau.
II. LUYỆN TẬP
 Dựa vào câu hỏi phần luyện tập, sắp xếp các bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.
4 Củng cố:
- các em đã luyện tập thuyết minh những đối tượng nào từ đầu năm đến nay? Đặc điểm chung của các văn bản thuyết minh mà em đã học là gì?
5.Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập
Soạn bài: Ơn tập về văn bản thuyết minh
Tiết 84 Ngày soạn :14/01/2010 Ngày dạy16/01/2010
 Oân tập văn bản thuyết minh
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
 -Ơân lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm văn bản thuyết minh
B.PHƯƠNG PHÁP:
Tổng hợp, phân tích (ôn – luyện)
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần lí thuyết về văn bản thuyết minh (định nghĩa, đặc điểm, tính chất, phương pháp, các kiểu bài văn thuyết minh)
2.Vào bài:
 Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, giáo viên hướng tời bài học hôm nay và vận dụng lí thuyết vào trong từng kiểu bài văn thuyết minh.
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
Phần ôn khái niệm
Gv kết hợp với khâu kiểm tra bài cũ, phần này đi nhanh để hs có thời gian luyện tập.
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT:
 1. Khái niệm về văn bản thuyết minh.
2. Tính chất
3. Đặc điểm
4. Các phương pháp thuyết minh.
5. Các kiểu bài thuyết minh.
* Hoạt động 2:
 Ơân các kiểu bài
 Chia làm bốn nhóm 1, 2, 3, 4, mỗi nhóm ứng với một kiểu bài a, b, c, d trong sgk. Các em thảo luận cách xắp xếp bố cục (5 phút) của từng kiểu bài, sau đó cả bốn nhóm đưa ra bố cục của mình.
 Gv sửa chữa những sai sót và giúp các em nắm vững bố cục của từng kiểu bài.
II. LUYỆN TẬP
* Hoạt động 3:
Lập dàn ý và viết đoạn.
 Chọn một đề bài (giới thiệu một danh lam thắng cảnh) trong sgk: hs tập làm dàn ý, gv sửa và hs viết vào vở.
 Viết một đoạn văn ngắn cho phần mở bài của đề bài này
4 Củng cố:
- Hs chuẩn bị đề bài về giới thiệu một loài hoa, một trò chơi mang bản sắc dân tộc Việt nam. (lập dàn ý, viết đoạn thân bài).
5.Dặn dò:Học bài ôn tập chuẩn bị cho bài viết số 4
 Soạn bài: Ngắm trăng,Đi đường (Hồ Chí Minh)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 20 - Tuc canh Pac Bo.doc