Giáo án Ngữ văn 8 bài 18 tiết 73, 74: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 18 tiết 73, 74: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Bài 18 Tiết 73

Nhớ rừng

(Thế Lữ)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ:

+ Tính mãnh liệt trong tư tưởng và cảm xúc của nội dung biểu cảm.

+ Sự mới mẻ phóng túng của ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu.

II. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên:

 + Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, TLTK.

 + Soạn giáo án.

 - Học sinh:

 + Đọc và tìm hiểu bài thơ.

 + Soạn bài.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 bài 18 tiết 73, 74: Nhớ rừng (Thế Lữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp:.	Tiết (TKB):	Ngày giảng:Sĩ số: Vắng:
Bài 18 	 Tiết 73 	
Nhớ rừng
(Thế Lữ)
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ:
+ Tính mãnh liệt trong tư tưởng và cảm xúc của nội dung biểu cảm.
+ Sự mới mẻ phóng túng của ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu.
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: 
	+ Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, TLTK.
	+ Soạn giáo án.
	- Học sinh:
	+ Đọc và tìm hiểu bài thơ.
	+ Soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
- ổn định tổ chức:Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho học kì II:
+ Sách giáo khoa Ngữ văn.
+ Vở ghi.
+ Các tài liệu.
Bài mới
* Giới thiệu bài:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, bên cạnh dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học yêu nước cách mạng thì còn một dòng văn học nữa, đó là Thơ mới. Đây là các tác phẩm trữ tình cũng được sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn.
Thơ mới: Tên gọi của hình thức thể loại thơ tự do, đồng thời cũng là tên gọi của một phong trào Thơ mới có xu hướng lãng mạn gắn liền với tên tuổi một số thi sĩ trẻ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu
“Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Dựa vào phần Chú thích trong SGK và bài chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
? Trình bày hiểu biết của em về các tác phẩm chính của Thế Lữ và tác phẩm “Nhớ rừng”?
Hướng dẫn cách đọc bài thơ.
Đọc đoạn 1.
- Em hãy tìm hiểu phần chú thích.
? Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng điều gì về con người?
? Hãy quan sát bài thơ “Nhớ rừng”, chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn như thơ Đường luật?
Đó chính là đặc điểm của Thơ mới.
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? ý của mỗi đoạn?
? Đọc diễn cảm đoạn thơ thứ nhất? Cho biết đại ý của đoạn thơ?
? Đọc đoạn thơ đầu, em thấy hoàn cảnh của con hổ đã bị thay đổi. Em hãy chỉ rõ sự thay đổi đó?
? Với hổ thì môi trường hiện tại mà hổ đang phải sống, đó là môi trường như thế nào?
? Bị giam cầm trong một môi trường như vậy, tâm trạng con hổ lúc này như thế nào?
? Đọc diễn cảm đoạn 4? Nêu đại ý?
? Cảnh vườn bách thú hiện lên như thế nào?
? Dưới con mắt của hổ thì đó là cảnh như thế nào?
? Tác giả dùng thủ pháp gì?
? Nhận xét về giọng điệu thơ ở đoạn thơ này?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp?
? Với thủ pháp liệt kê cùng với giọng điệu thơ và cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng thể hiện sự chán chường, khinh miệt như vậy đã góp phần diễn tả điều gì?
? Đằng sau cái khao khát được tháo cũi, sổ lồng ấy là tâm trạng gì, ý tưởng gì?
? Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3? Nêu đại ý?
? Đọc thầm lại đoạn thơ 2, cho biết: cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào?
? Nhận xét về cách dùng từ? Và tác dụng?
? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
? Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài? Tác dụng?
? Đọc diễn cảm đoạn 3, cho biết: Cảnh rừng núi được miêu tả ở các thời điểm nào?
? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật?
? Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào?
? Giữa thiên nhiên ấy, chú tể của muôn loài sống một cuộc sống như thế nào?
? Đại từ Ta được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?
? Trong đoạn thơ này, điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ cảm than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”, dấu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?
? Ta thấy cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi con hổ đã từng ngự trị ngày xưa - đó là 2 cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau. Hãy chỉ ra tính chất đối lập của 2 cảnh tượng này?
? Theo em, sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ vườn bách thú và từ đó là của con người?
? Đọc diễn cảm đoạn thơ cuối, cho biết: giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
? Các câu thơ cảm thán mở đầu: “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ” và kết đoạn: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” có ý nghĩa gì?
? Giấc mộng ngàn của con hổ là một giấc mộng như thế nào?
? Giấc mộng ngàn ấy có phải là một nỗi đau bi kịch không?
? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh điều gì ?
? Như vậy, từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
? Nếu “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
GV: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”.
? Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì?
? Đọc Ghi nhớ sgk trang 7?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
Bốn học sinh đọc bốn đoạn thơ còn lại.
Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trả lời
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Thế Lữ (1907 – 1989) Tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê: Bắc Ninh
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu.
- Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới. 
- Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết truyện.
2. Tác phẩm:
- Các tác phẩm chính: “Mấy vần thơ” (1935); Truyện “Vàng và máu” (1934); “Bên đường thiên lôi” (1936); “Lê Phong phóng viên” (1937).
- Nhớ rừng được sáng tác năm 1934 và được in trong tập thơ “Mấy vần thơ” (1935). Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
- Đại ý: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nối chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
II. Đọc - hiểu khái quát.
1. Đọc: 
- Đoạn 1&4: Đọc nhấn giọng, đanh gọn thể hiện tâm trạng chán ghét, căm hờn, uất ức của con hổ.
- Đoạn 2&3: Đọc giọng trầm, mạnh mẽ thể hiện được tâm trạng vừa tự hào, vừa tiếc nuối thời oanh liệt.
- Đoạn 5: Giọng tha thiết thể hiện sự hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.
2. Tìm hiểu chú thích
Lưu ý những từ Hán Việt và từ cổ.
3. Thể thơ và bố cục
- Liên tưởng đến tâm sự của con người.
Bài thơ “Nhớ rừng” không hạn định lượng số câu, chữ, đoạn.
- Mỗi dòng thường có 8 tiếng.
- Nhịp ngắt tự do.
- Vần không cố định.
- Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng.
- Bài thơ chia 5 đoạn:
+ Đoạn 1 + 4: “Khối căm hờn” và “niềm uất hận”.
+ Đoạn 2 + 3: Nỗi nhớ “thời oanh liệt”.
+ Đoạn 5: Khao khát “giấc mộng ngàn”.
III. Đọc – hiểu chi tiết văn bản:
1. Tâm trạng con hổ trong “cũi sắt” ở vườn bách thú
* Đoạn 1:
Đoạn 1 thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú.
Hoàn cảnh của con hổ đã có sự đổi thay:
* Xưa: 
“Chúa tể muôn loài”
“Là oai linh nơi rừng thẳm”
* Nay:
Bị nhốt chặt “trong cũi sắt”
“Nằm dài trong ngày tháng dần qua”
Trở thành:
“Trò lạ mắt”
“Thứ đồ chơi”
Ngang hàng:
Với “bọn gấu dở hơi”
Và “Cặp báo chuồng bên vô tư lự”.
Đó là môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt.
Tâm trạng căm uất, ngao ngán.
Cảnh vườn bách thú dưới con mắt của chúa sơn lâm.
Đó là: “Những cảnh không đời nào thay đổi”.
Đó là: “Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối”
“Học đòi bắt chước vẻ hoang vu”.
Cảnh vườn bách thú, dưới con mắt của chúa sơn lâm, hiện ra với tất cả những sự tầm thường và giả dối; đơn điệu và nhàm chán; là những cảnh giả tạo do bàn tay con người sửa sang, bắt chước.
Liệt kê.
Giọng giễu nhại, hằn học, chán chường, khinh miệt.
Cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở những câu đầu: 4/2/2; 2/2/2/2
“Những cảnh sửa sang,/tầm thường,/giả dối
Hoa chăm,/cỏ xén,/lối phẳng,/cây trồng”.
Rồi chuyển sang nhịp chậm, phóng túng: 5/3; 3/5
“Dải nước đen giả suối, / chẳng thông dòng
Len dưới nách / những mô gồ thấp kém”
Nó góp phần diễn tả sự chật chội, bó buộc, gò bó, cần phải phá tung ra để được sống đúng mình, thỏa cái khao khát được tháo cũi, sổ lồng.
Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
Khao khát được sống tự do, chân thật.
Đó là hình ảnh thực tại xã hội được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn khao khát tự do. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ với xã hội.
2. Hoài niệm về quá khứ “oai hùng” (đoạn 2&3)
Miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ – chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó - đó là niềm khát khao tự do qua hoài niệm về thiên nhiên rừng thẳm kì vĩ sánh cùng sức mạnh vô biên của vị chúa rừng xanh.
Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội.
“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội”.
Điệp từ “với” được điệp lại 3 lần cùng với các động từ chỉ đặc điểm của hành động (gào, hét, thét) ị Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Vươn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật phải im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
Các từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách hổ: Bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc
Nhịp thơ ngắn, thay đổi linh hoạt ị Hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc họa mang vẻ đẹp: ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.
GV: Tóm lại: Trên cái phông nền của cảnh núi rừng đại ngàn lớn lao, phi thường, hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện lên nổi bật với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Những đêm.
Những ngày mưa.
Những bình minh.
Những chiều.
Đêm vàng bên bờ suối.
Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.
Bình minh cây xanh nắng gội.
Chiều lênh láng máu sau rừng.
Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời găy gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật.
- Tạo nhac điệu rắn rỏi, hùng tráng ị Thể hiện khí phách ngang tàng, uy nghi, làm chủ của chúa sơn lâm.
Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập, tự do của chính mình.
- Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoãng, sôi nổi, tự do.
Diễn tả nỗi căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối, nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại.
Diễn tả khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả, chân thật.
3. Trở lại thực tại-Khao khát “giấc mộng ngàn”
- Hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang. Nhưng đó là một không gian trong mộng “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”
- Bộc lộ trực tiếp nõi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do.
- Đó là giấc mộng mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót, bất lực.
- Đó là một nõi đau bi kịch.
- Phản ánh khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính 
- Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
- Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
- Khát vọng tự do cho cuộc sống được là của chính mình.
(Cho học sinh thảo luận nhóm)
Lời thơ phản ánh nỗi chán ghét thực tại, thường hướng tới mơ ước về một cuộc đời tự do chân thật.
Giọng thơ ào ạt ào ạt, khắc khoải.
Hình ảnh, ngôn từ gần gũi.
(Thảo luận nhóm)
- Đó là sức mạnh của cảm xúc.
Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ.
ở đây, cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy.
III.. Tổng kết:
- Nội dung: * Ghi nhớ: sgk trang 7.
- Về nghệ thuật: 
+ Những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
+ Các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu thơ cảm thán
- Về nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc:
+ Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
+ Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
Lớp:.	Tiết (TKB):	Ngày giảng:Sĩ số: Vắng:
Bài 18 	 Tiết 74 	
Nhớ rừng
(Thế Lữ)
I. Kết quả cần đạt
- Tiếp tục hoàn thiện văn bản “Nhớ rừng” – phần luyện tập.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên soạn giáo án.
- Học sinh soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
Bài 1: Nhớ rừng (tiếp)
Đề 1: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
	Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
D. Củng cố – Dặn dò
- Giáo viên hệ thống bài.
- Học sinh:
+ Thuộc lòng bài thơ.
+ Nắm được nội dung bài học.
+ Làm 2 đề văn trên.
* Luyện tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Đề 1: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Nắm được khung của bài giảng thơ để áp dụng làm bài.
Đề 1: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
1. Phân tích đề:
- Thể loại: Văn phân tích tác phẩm (phân tích cắt ngang; lồng nội dung và nghệ thuật).
- Nội dung: Phân tích tác phẩm trọn vẹn qua các ý sau:
+ Cảnh con hổ ở vườn bách thứ (đoạn 1 + 4).
+ Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2 + 3).
+ Nỗi khao khát giấc mộng đời của con hổ (đoạn 5).
2. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu chủ đề của tác phẩm.
* Thân bài:
Phân tích tác phẩm:
- Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1, 4).
- Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ (đoạn 2, 3).
- Nỗi khát khao giấc mộng đời của con hổ (đoạn 5).
Đánh giá tác phẩm.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ: “Nào đâu nay còn đâu?”
1. Phân tích đề:
- Thể loại: Phân tích tác phẩm (một đoạn cắt).
- Nội dung: Phân tích các thủ pháp nghệ thuật để bật ra nội dung:
+ Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân trang sáng tạo.
+ Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những “đêm vàng”, nhớ lúc “say mồi” ung dung, thỏa thích bên bờ suối.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trang tan.”
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu và dĩ vãng.
+ Hình ảnh “đêm vang bên bờ suối” một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ ị Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
+ Bức tranh thứ hai: Nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy “giang sơn ta đổi mới”. Chữ “đâu” lần thứ 2 xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ.
+ Điệp từ “Ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở “vùng vẫy ngày xưa” đ Bức tranh thứ 2 gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”.
+ Kỉ niệm thứ 3 nói về giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “bình minh cây xanh nắng gội”
Nỗi căm hờn của con hổ khi bị nhốt trong “cũi sắt”.
Hoài niệm về quá khứ oai hùng nơi “rừng thẳm”.
Trở lại thực tại, khát khao “giấc mộng ngàn”

Tài liệu đính kèm:

  • docNho rung - The Lu.doc