Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 58: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 58: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Hệ thống các kiến thức đã học về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I

2. Kĩ năng

 Vận dụng thuần thục kiến thức tiếng việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3. Thái độ

 Có ý thức vận dụng và làm trong sáng Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng xác định giá trị

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng hợp tác

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Ôn luyện lại các kiến thức đã học.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2771Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 58: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 11/ 2010
Ngày giảng: 23/ 11/2010
Bài 15
Tiết 58, ôn tập tiếng việt 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Hệ thống các kiến thức đã học về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I
2. Kĩ năng
 Vận dụng thuần thục kiến thức tiếng việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ
 Có ý thức vận dụng và làm trong sáng Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
1. Kĩ năng xác định giá trị
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Ôn luyện lại các kiến thức đã học.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, thông báo, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận nhóm ( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1/ ổn định. 
2/ Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập)
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Khởi động ( 1’)
Giờ học này chúng ta sẽ tiến hành hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt mà các em đã học trong học kỳ I.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Ôn tập các kiến thức
* Mục tiêu: 
 Hệ thống các kiến thức đã học về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I
H: Thế nào là1 từ ngữ có nghĩa rộng và 1 từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ ?
Chú ý: tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
VD: Cây cỏ hoa ứng với loài thực vật do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn cây, cỏ, hoa và nghĩa của 3 từ cây, cỏ, hoa rộng hơn nghĩa của các từ: cây dừa, cỏ gà, hoa cúc.
H: Thế nào là trường từ vựng ? Cho ví dụ ?
H: Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ với trường từ vựng?
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ nói về mqh bao hàm nhau giữa các từ ngữ có cùng từ loại 
VD: Thực vật (DT): cây, cỏ, hoa (DT)
- Trường tù vựng tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa khác nhau về từ loại
VD: trường từ vựng người 
Chức vụ: Bộ trưởng, giám đốc. DT
Phẩm chất trí tuệ: thông minh, ngu đần TT
H: Thế nào là TTH, TTT, nêu t/d của từ tượng thanh và từ tượng hình? Cho ví dụ?
H: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ? 
H: Thế nào là nói quá ? Cho ví dụ ?
H: Thế nào là nói giảm nói tránh ? Cho ví dụ ?
H: Dựa vào kiến thức đã học về cấp độ khái quát nghĩa của từ, em hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau ?
T.cổ tích
Hs lên bảng điền
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
H: Giải thích từ ngữ trong sơ đồ trên? Cho biết những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung?
H:Tìm trong ca dao Việt nam 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh ?
H:Viết hai câu có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình ?
H: Trợ từ là gì? Cho ví dụ ?
VD: đừng nói người khác, chính anh cũng lười làm bài tập 
Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập.
H: Thán từ là gì ? Cho ví dụ?
VD: Dạ, em đang học bài.
Chú ý: thán từ thông thường đứng đầu câu, có khi tách thành một câu đặc biệt.
Này! Chị nghĩ em nên mặc thêm áo vào!
H: Tình thái từ là gì ? Cho ví dụ?
VD: Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
H: Có thể sử dụng tình thái từ tuỳ tiện được không? Vì sao?
Không sử dụng được tuỳ tiện vì: Phải chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe, đọc.
H: Câu ghép là gì? Cho ví dụ?
H: Cho biết quan hệ về ý nghĩa trong những câu ghép ?
H: Đặt câu trong đó có sử dụng trợ từ và tình thái từ; trợ từ và thán từ ?
H: Xác định câu ghép ?
H: Nếu tách thành câu đơn được không?
H: Nếu tách có làm thay đổi ý diễn đạt không ?
H: Xác định câu ghép và cách nối các câu ghép?
1’
18’
7’
7’
7’
A. Từ vựng 
 I. Lý thuyết.
 1/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- 1 từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ VD: “Cây” rộng hơn “cây cam”, “cây chuối”
- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: cá thu hẹp hơn cá.
 2/ Trường tù vựng 
Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD:
- Phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay ...
- Vũ khí: súng, gươm, lựu đạn ...
3/ Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật
VD: lom khom, ngất ngưởng
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh.
VD: Oang oang, chan chát, kẽo kẹt.
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự 
4. Từ ngữ địa phương - biệt ngữ xã hội
 - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào ...
 Nam bộ: bắp, trái thơm, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
VD: tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2), gậy (1) - tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh...
5. Nói quá 
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
VD: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
6/ Nói giảm nói tránh.
 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chị ấy không còn trẻ lắm
II. Bài tập
Bài tập 1
- Từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ là: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện DG kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người con, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết tưởng tượng , kì ảo
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió truyện con người.
- Truyện cười: Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
- Từ ngữ chung: Truyện DG-từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn
Bài tập 2
- Lỗ mũi 18 gánh bông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
- ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi Tiếng đồn cha mẹ em hiền
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi
Bài tập 3
Con chó kêu gâu gâu.
Cô ấy trông thật mập mạp
B. Ngữ pháp
I/ Lý thuyết
1/ Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
VD: ngay, chính, có, những, đích, mỗi, đích thị ...
2/ Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. 
VD: A, ái, ôi, trời ôi, than ôi, hỡi, này, vâng, dạ, ừ.
3/ Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD; à, ư, hả, chăng, đi, vào, với, thay, ạ, cơ, nhé, nhỉ, mà.
4/ Câu ghép
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
VD: Vì trời mưa nên đường ướt.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, hễ-thì
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho
- Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi
- Quan hệ lựa chọn: hay
II. Bài tập 
Bài tập 1
- Cuốn sách này mà chỉ 20 000đ thôi à ?
- Này, sáng nay tớ ở nhà chỉ một mình thôi!
Bài tập 2
- Câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
 Có thể tách thành 3 câu đơn
- Nếu tách có thể làm thay đổi ý diễn đạt vì câu ghép Pháp chạy, Nhật hàng ... nêu 3 sự kiện nối tiếp nhau như thế thì mối liên hệ sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép, không làm nổi bật sức mạnh mẽ của cuộc CM tháng 8.
Bài tập 3
- Câu 1: nối bằng quan hệ từ: cũng như
- Câu 3: nối bằng bởi vì
4/ Củng cố ( 1’): Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT( 1’): Thuyết minh một thể loại văn học
	 Tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58.doc