I. MỤC TIÊU:
- Biết các khái niệm tin học, thông tin, dữ liệu lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính
- Hiểu đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bít.
- Hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính
- Nắm được cấu hình và cách khởi động máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu tài liệu giảng dạy, bảng phụ.
- HS: Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DAY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu môn học, bài học
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học, có vai trò rất quan trọng, thiết thực trong đời sống hàng ngày của con người. Bộ môn Tin học nghề phổ thông được xây dựng theo định hướng cung cấp những kiến thức mở đầu về tin học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Sách tập trung giới thiệu các kiến thức và kĩ năng để sử dụng các phần mềm thông dụng và hữu ích cho việc học tập của HS chúng ta. Hôm nay chúng ta làm quen với khái niệm mở đầu về tin học, hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 1: “Nhập môn máy tính”
Giáo án nghề tin học ứng dụng Năm học: 2010 – 2011 Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết 1-2: Ngày dạy: Phần i: hệ điều hành windows Bài 1: Nhập môn máy tính I. Mục tiêu: - Biết các khái niệm tin học, thông tin, dữ liệu lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính. - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính - Hiểu đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bít. - Hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính - Nắm được cấu hình và cách khởi động máy tính. II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu tài liệu giảng dạy, bảng phụ. - HS: Vở ghi. III. tiến trình day học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu môn học, bài học Công nghệ thông tin là một ngành khoa học, có vai trò rất quan trọng, thiết thực trong đời sống hàng ngày của con người. Bộ môn Tin học nghề phổ thông được xây dựng theo định hướng cung cấp những kiến thức mở đầu về tin học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Sách tập trung giới thiệu các kiến thức và kĩ năng để sử dụng các phần mềm thông dụng và hữu ích cho việc học tập của HS chúng ta. Hôm nay chúng ta làm quen với khái niệm mở đầu về tin học, hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 1: “Nhập môn máy tính” * Hoạt động 2: Các khái niệm Tin học 1. Khái niệm về Tin học - GV yêu cầu HS đọc TT phần 1 SGK và tìm hiểu. ?H: Tin học là gì? - GV giải thích thêm cho HS hiểu rõ hơn về Tin học là gì, hiểu được sự cần thiết của bộ môn Tin học đối với đời sống hàng ngày của con người. 2. Khái niệm thông tin và dữ liệu: - GV giảng giải cho HS hiểu: Trong đời sống xã hội, sự hiểu biết về thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác. - GV lấy vài ví dụ về các dạng thông tin: + Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi hay vào lớp. + Tiếng còi tàu - Y/c HS lấy một vài ví dụ khác về thông tin. ?H: Thông tin là gì? - GV kết luận: Thông tin là một khái niệm trừu tượng, nó đem lại sự hiểu biết cho con người và các sinh vật khác. ?H: Dữ liệu là gì? - GV giải thích và kết luận (SGK) 3. Vai trò của thông tin: - Y/c HS đọc phần 3 - SGK tìm hiểu vai trò của thông tin ?H: Thông tin có vai trò gì? - GV giải thích cho HS hiểu về vai trò của thông tin. -> Kết luận vai trò của thông tin (SGK). 4. Đơn vị đo thông tin: - Y/c HS đọc SGK tìm hiểu đơn vị đo thông tin. ?H: Đơn vị nhỏ nhất của thông tin là gì? - GV giải thích: Một bít quy ước có hai giá trị là 0 hoặc 1. Ngoài ra đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte (B) bằng 8 bit. Người ta dùng các đơn vị bội của byte như sau: 1KB (Kilo byte) = 1024B 1MB (Mega byte) = 1024KB 1GB (Giga byte) = 1024MB 1TB (Têta byte) = 1024GB 1PB (Pêta byte) = 1024TB 5. Các dạng thông tin: - Y/c HS đọc SGK tìm hiểu về các dạng thông tin. ?H: Có mấy dạng thông tin cơ bản thường gặp? - GV giải thích: Với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác. 6. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Y/c HS đọc SGK tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính. ?H: Để máy tính hoạt động được ta cần phải làm gì? ?H: Đối với máy tính thông dụng hiện nay dạng biểu diễn ấy là gì? - GV giải thích cho HS hiểu: Hai kí hiệu 0 và 1 có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện. Với vai trò là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: + Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người như: âm thanh, hình ảnh và văn bản. - 1 – 2 HS đọc TT SGK - HS chú ý, tìm hiểu trả lời: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - HS chú ý, lắng nghe. - HS lắng nghe, tìm hiểu. - HS chú ý - HS các nhóm lấy ví dụ về các dạng thông tin khác. - HS trả lời: Thông tin là thước đo trình độ hiểu biết của con người về các đối tượng cần khảo sát. - HS chú ý, ghi bài. - HS trả lời: Thông tin được tổ chức lưu giữ và đưa vào xử lí trong máy tính điện tử theo một cấu trúc nhất định thì được gọi là dữ liệu. - HS chú ý, ghi bài. - HS thực hiện - HS tìm hiểu, trả lời: Vai trò của thông tin là: + Thông tin là căn cứ cho mọi quyết định. Thông tin có liên hệ với trật tự và ổn định. + Thông tin đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của nhân loại. + Thông tin có ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. - HS chú ý và ghi bài. - HS tìm hiểu SGK - HS trả lời: Đơn vị nhỏ nhất của thông tin là BIT. - HS chú ý, tìm hiểu và ghi bài. - HS đọc SGK, tìm hiểu. - HS trả lời: Có 3 dạng thông tin cơ bản thường gặp là: + Dạng văn bản: Tờ báo, quyển sách, vở ghi + Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình + Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn - HS chú ý, ghi bài. - HS đọc TT SGK tìm hiểu về cách biểu diễn thông tin trong máy tính - HS trả lời: Để máy tính hoạt động được (có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin), thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. - HS trả lời: Đối với máy tính thông dụng hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm 2 kí hiệu là 0 và 1 để biểu diễn các số, các chữ cái, các kí hiệu - HS chú ý, tìm hiểu, ghi bài. * Hoạt động 3: Kết thúc buổi học - GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học - GV nhắc lại, giải thích và tóm tắt bài học. - Yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước SGK phần tiếp theo của bài. Tuần 2 Ngày soạn: Tiết 3-4: Ngày dạy: Bài 1: Nhập môn máy tính I. Mục tiêu: - Biết các khái niệm tin học, thông tin, dữ liệu lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính. - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính - Hiểu đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bít. - Hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính - Nắm được cấu hình và cách khởi động máy tính. II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu tài liệu giảng dạy, bảng phụ. - HS: Vở ghi. III. tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ?1: Tin học là gì? ?2: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Em hãy lấy một số ví dụ dạng thông tin cơ bản trong cuộc sống hàng ngày? - 2-3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Các thành phần cơ bản của máy tính - GV giới thiệu sơ đồ thành phần cơ bản của máy tính (GV treo bảng phụ): - HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu: Bộ nhớ ngoài Bộ XLTT BĐK BSHSLG Bộ nhớ trong Thiết bị vào trong Thiết bị ra trong 1. Bộ xử lí trung tâm (CPU): - GV y/c HS tìm hiểu TT SGK về bộ xử lí trung tâm CPU. ?H: Bộ xử lí trung tâm là gì? - GV giải thích: CPU chính là bộ não của máy tính. CPU gồm hai bộ phận chính là: Bộ điều khiển CU và bộ số học/logic (ALU). Ngoài ra còn có thêm một số thành phần khác như thanh ghi và bộ nhớ truy cập nhanh. 2. Bộ nhớ trong: - Y/c HS tìm hiểu SGK - GV giới thiệu: Bộ nhớ trong còn gọi là bộ nhớ chính, là nơi chương trình đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. ?H: Bộ nhớ trong gồm mấy phần? - GV giải thích: ROM chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM không xóa được. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động. RAM là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. 3. Bộ nhớ ngoài: - Y/c HS đọc TT SGK, tìm hiểu về bộ nhớ ngoài của máy tính. - GV giải thích: Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài gồm: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash... Ngoài ra, máy tính còn có các loại đĩa khác có dung lượng lớn hơn, kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng. - GV nhấn mạnh: Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành. 4. Thiết bị vào: - Y/c HS đọc TT SGK ?H: Thiết bị vào dùng để làm gì? - GV giải thích thêm: Bàn phím, các phím được chia thành nhóm: Nhóm phím kí tự, nhóm phím số, nhóm phím chức năng, nhóm phím điều khiển... Chuột là thiết bị rất tiện lợi trong khi làm việc với máy tính. Bằng các thao tác nháy nút chuột, ta có thể thực hiện một lựa chọn nào đó trong bảng chọn (menu) đang hiển thị trên màn hình. Dùng chuột có thể thay thế một số thao tác bàn phím. Máy quét là thiết bị cho phép đưa văn bản hoặc hình ảnh vào máy tính. 5. Thiết bị ra: - Y/c HS đọc TT, tìm hiểu SGK ?H: Thiết bị ra dùng để làm gì? - GV giải thích: Màn hình: Là thiết bị dùng để hiển thị các thông tin của máy tính Máy in: Dùng để in các thông tin Trước khi sử dụng bất kì một thiết bị vào/ra nào, ta cần cắm chúng vào các cổng vào/ra thường được bố trí ở phía sau lưng máy. - HS tìm hiểu SGK - HS trả lời: Bộ xử lí trung tâm CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. - HS chú ý, tìm hiểu. - HS tìm hiểu TT SGK - HS chú ý - HS tìm hiểu, trả lời: Bộ nhớ trong gồm 2 phần: ROM (bộ nhớ chỉ đọc) và RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). - HS chú ý, tìm hiểu. - HS đọc TT, tìm hiểu về bộ nhớ ngoài. - HS chú ý, tìm hiểu - HS chú ý, ghi bài. - HS đọc TT, tìm hiểu - HS trả lời: Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều thiết bị vào như: bàn phím, chuột, máy quét... - HS chú ý - HS tìm hiểu TT SGK - HS trả lời: Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Có nhiều loại thiết bị ra như: màn hình, máy in, máy vẽ, loa... - HS chú ý, tìm hiểu. * Hoạt động 3:Củng cố- dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học - GV nhắc lại, giải thích và tóm tắt bài học. - Yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài học sau. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 3 Ngày soạn: Tiết 5- 6: Ngày dạy bài 2: những kiến thức cơ sở I/. Mục tiêu * Kiến thức Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện và hệ điều hành * Kỹ năng - Làm chủ các thao tác với chuột. - Làm việc trong môi trường Windows, phân biệt được các đối tượng trong Windows II/. Chuẩn bị * GV: - Phòng máy có cài đặt hệ điều hành Windows * HS - Vở ghi, Tài liệu học, học bài cũ, đọc trước bài mới. III/. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ vào bài ?1.... ?2.... Để có thể giao tiếp được với máy tính ta cần phải có môi trường như thế nào ? Hoạt động 2: Khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành Windows 1 ... . Kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh ở nội dung hai phần chính mà các em đã được học. Thực hiện tốt các kĩ năng mà các em đã được học. II. Nội dung câu hỏi. A. Phần trắc nghiệm: ( 7 điểm ). Câu 1. (1đ): Nút lệnh nào sau đây dùng để coppy dữ liệu. a) Nút lệnh b) Nút lệnh c) Nút lệnh d) Nút lệnh Câu 2. (1đ): Nút lệnh nào sau đây dùng để căn lề a) Nút lệnh b) Nút lệnh c) Nút lệnh d) Nút lệnh Câu 3. (1đ) Trong Microsoft Word ‘2003, để lưu trữ tài liệu với một tờn khỏc trờn đĩa ta thực hiện: a. Chọn File \ Page Setup. b. Chọn File \ Save As. c. Chọn Edit \ Copy. d. Chọn Tools \ Options \ Save. Câu 4. (1đ): Trong Microsoft Word ‘2003, để chuyển đổi chế độ chốn và đố của văn bản hiện tại ta dựng phớm: a. Insert. b. PageUp. c. PageDown. d. Shift. Câu 5. (1đ): Nút lệnh nào sau đây dùng để thay đổi phông chữ a) Nút lệnh b) Nút lệnh c) Nút lệnh d) Nút lệnh Câu 6. (1đ): Trong HĐH Windows ‘2003, cỏc biểu tượng đó bị xoỏ đang nằm trong thựng rỏc thỡ cú khụi phục lại được khụng?: a. Khụng khụi phục được. b. Chỉ khụi phục được tập tin, khụng khụi phục được thư mục. c. Khụi phục được d. Chỉ khụi phục được thư mục, khụng khụi phục được tập tin. Câu 7. (1đ): Trong Microsoft Word '2003, khi thực hiện di chuyển nhanh đến một trang bất kỳ trong văn bản, thao tỏc nào sau đõy khụng làm việc này: a. Bấm tổ hợp phớm Ctrl + G. b. Bấm tổ hợp phớm Ctrl + H. c. Bấm phớm F5. d. Chọn Edit \ Goto. B. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ). Câu 1. (1,5đ): Nêu các bước bấm chọn chức năng để thực hiện việc thêm tiêu đề đầu trang và cuối trang cho văn bản. Câu 2. (1,5đ): Để đánh số trang cho một văn bản, thao tác đầu tiên cần thực hiện là gì? III. Đáp án: A. Phần trắc nghiệm: ( 7 điểm ). Câu 1. (1đ): Chọn: d) Câu 2. (1đ): Chọn: d) Câu 3. (1đ): Chọn: b) Câu 4. (1đ): Chọn: a) Câu 5. (1đ): Chọn: a) Câu 6. (1đ): Chọn: c) Câu 7. (1đ): Chọn: b) B. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ). Câu 1. (1,5đ): a. View \ Header and Footer. Câu 2. (1,5đ): a. Chọn Insert \ Page Numbers. --------------------------------------------- Kiểm tra thực hành (3 tiết) I. Mục đích yêu cầu. Kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh ở nội dung hai phần chính mà các em đã được học. Thực hiện tốt các kĩ năng mà các em đã được học. Thực hiện tốt một số thao tác cơ bản để làm việc trong Word. II. Nội dung chính. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 – Kiểm tra bài cũ GV: Yêu cầu học sinh. 1) Trình bày cách định dạng font chữ, các kiểu in nghiêng, đậm của một câu văn. 2) Em hãy dùng hộp thoại Format và giải thích công dụng một số hộp thoại trong đó. Giáo viên nhận xét chung và giới thiệu bài mới. HS: Thảo luận để trả lời câu hỏi. HS cả lớp thảo luận trong 5 phút và cử đại diện trả lờ câu hỏi. Học sinh các tổ nhận xét lẫn nhau. Hoạt động 2 – Bài mới. a) Thực hành định dạng văn bản. GV: Y/ c học sinh: Khởi động Word và mở tệp Biển đẹp.doc đã lưu trong bài thực hành trước. Hãy áp dụng các định dạng đã biết đê trình bày giống mẫu su đây. GV: Y/c HS: Yêu cầu: - Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản. Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung. - Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải. - Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề. Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm. - Lưu văn bản với tên Biển đẹp1. b) Thực hành: Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu sau: (hình vẽ có thể lấy hình khác trong máy cho phù hợp hoặc em có thể vẽ cho phù hợp hoặc em có thể vẽ nếu được) GV: Y/c HS: Lưu văn bản với tờn Tre xanh.doc c) & Bài1. Tạo một thời khoá biểu dạng bảng và điền nội dung sau. & Bài2. Tạo bảng điểm sau, nhập toàn các học sinh trong tổ. Thực hiện sắp xếp dữ liệu trong bảng theo chiều tăng dần ( theo cột tổng điểm ) & Bài3. Soạn thảo bảng thống kê học tập. & Bài4. Gõ các công thức toán, lý, hoá, sau cùng với văn bản. Nội dung: Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếcCó quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Theo Vũ Tú Nam Tre xanh Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưađã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Theo Nguyễn Du) Thời khoá biểu Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 1 Chào cờ Ngữ văn Húa học Cụng nghệ Ngoại ngữ Vật lớ 2 Cụng nghệ Ngữ văn Lịch sử Ngoại ngữ Thể dục Húa học 3 Toỏn Sinh học Thể dục Ngữ văn Ngữ văn Toỏn 4 Toỏn Lịch sử GDCD Toỏn Vật lớ Địa lớ 5 Ngoại ngữ Vật lớ Tin học Sinh học Sinh hoạt Kết quả thi học kì I Bảng thống kê học tập Chỉ tiờu Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số 7A 7B 7C 8A 8B 8C 9A 9B 9C Sĩ số Giỏi 15 12 12 10 8 12 12 14 12 Khỏ 15 25 26 21 16 28 15 16 14 TB 23 15 15 23 23 12 28 25 28 Kộm 1 0 1 0 1 2 0 1 1 Sau đó cộng sĩ số của từng lớp, của cả 3 khối và cột tổng số. Phương trỡnh bậc hai ax2 + bx + c = 0 cú hai nghiờm x1,2 = nếu D > 0, cú nghiệm kộp x = - nếu D = 0, vụ nghiờm nếu D < 0. Xột bài toỏn Nhụm và kẽm tan trong dung dịch kiềm: 2 Al + 2 NaOH + 2 H2O = 2 Na + 3 H2 Zn + 2 NaOH = Na2ZnO2 + H2 GV: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm tốt, phê bình học sinh làm chưa tốt, chấm điểm thực hành cho học sinh. GV: Giao bài tập thêm về nhà cho học sinh./. ---------------------------- 0 ----------------------------------- Tiết 88-89-90 Ôn tập tổng hợp I.Mục tiêu 1/ Kiến thức: Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành Windows và hệ sọan thảo văn bản Word. 2/ Kỹ năng: Thực hiện được những kỹ năng tổng hợp trong sọan thảo văn bản. 3/ Thái độ: -Thực hiện tốt một số thao tác cơ bản để làm việc trong Word. - Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong thực hành. II. Chuẩn bị . GV: - Máy chiếu. HS: - Ôn lại các kiến thức đã học. III. Tiến trình bài dạy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nêu nhiệm vụ của buổi học và phân chia nhóm. GV nêu nhiệm vụ của buổi học: - Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành Windows và hệ sọan thảo văn bản Word. - Thực hiện được những kỹ năng tổng hợp trong sọan thảo văn bản. - GV chia nhóm. HS ngồi theo sự phân công chia nhóm. Hoạt động 2: Ôn tập phần Hệ điều hành Windows A. Lý thuyết. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: 1/ Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết? 2/ Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính? Nó có những nhiệm vụ gì? 3/ Chức năng chính của thanh công việc là gì? GV yêu cầu HS làm vào phiếu học tập bài tập sau: Điền vào bảng sau ý nghĩa của cỏc nỳt lệnh tương ứng trờn thanh cụng cụ của Windows. Nỳt lệnh í nghĩa Nỳt lệnh í nghĩa Giáo viên kiểm tra ,đánh giá. B. Thực hành. Giáo viên yêu cầu HS thưc hành bài tập: Tạo thư mục, đổi tên thư mục, tìm thư mục, tìm tệp tin. HS trả lời các câu hỏi của GV. HS làm vào phiếu học tập. Bài tập thực hành: Hóy tao thư mục cú dang như sau: THCS Thọ Lộc Lớp 9A Lớp 9B Lí Hoá Văn Toán Hoạt động 3: Ôn tập phần Hệ soạn thảo văn bản Word. A. Lý thuyết: - GV yêu cầu HS ôn nội dung kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi sau: GV: Em hãy nêu các quy tắc gõ văn bản trong word? - GV nhắc lại GV: Em hãy nêu cách cách sao chép, di chuyển văn bản? - GV nhắc lại và giải thích. GV: Em nêu cách chèn thêm hình ảnh vào văn bản? GV: Em hãy nêu các bước tạo bảng? B. Thực hành. - Yêu cầu các nhóm khởi động máy tính và khởi động phần mềm Word. - Các nhóm mở file văn bản mới và Làm bài tập 1: + Gõ nội dung văn bản (một bài hát hoặc bài thơ). + Chèn tranh vào văn bản để minh họa cho nội dung. + Lưu văn bản với tên là Baitap_Ontap. Bài tập 2: Sử dụng bảng trong soạn thảo văn bản. + GV yêu cầu các nhóm làm một hợp đồng mua bán hàng hoá( có mẫu kèm theo) - GV quan sát HS các nhóm làm việc, chỉ những sai xót cho HS. - Yêu cầu HS các nhóm lưu file văn bản với tên Hoa don mua ban. Bài tập 3. : Gừ cỏc cụng thức toỏn, lý, hoỏ sau cựng với văn bản: Phương trỡnh bậc hai ax2 + bx + c = 0 cú hai nghiờm x1,2 = nếu D > 0, cú nghiệm kộp x = - nếu D = 0, vụ nghiờm nếu D < 0. Xột bài toỏn Nhụm và kẽm tan trong dung dịch kiềm: 2 Al + 2 NaOH + 2 H2O = 2 Na + 3 H2 Zn + 2 NaOH = Na2ZnO2 + H2 - HS thực hiện - HS trả lời: + Các dấu , . ; : ? ! được đặt sát vào từ đứng trước nó. + Các dấu ( “ { [ ] } “ ) được gõ sát kí tự đầu tiên của từ tiếp theo hoặc bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. + Các từ chỉ ngăn cách nhau bởi 1 dấu cách + Chỉ ấn phím Enter xuống dòng khi kết thúc một đoạn văn bản. - HS trả lời: Để sao chép văn bản em làm như sau: + Chọn đoạn vb cần sao chép + Nháy nút Copy + Đưa con trỏ soạn thảo nơi cần dán. + Nháy nút Paste Để di chuyển văn bản em làm như sau: + Chọn đoạn vb cần sao chép + Nháy nút Cut + Đưa con trỏ soạn thảo nơi cần dán. + Nháy nút Paste - HS trả lời: Để chèn hình ảnh vào văn bản ta làm như sau: Vào Insert\picture\Clip art hoăc from file. Sau đó chọn hình ảnh cần chèn và nháy đúp chuột. - HS trả lời: Để tạo bảng ta chỉ việc đưa trỏ chuột vào nút Insert Table nhấn và giữ trái chuột di chuyển đế số cột và số hàng theo yêu cầu rồi nhả chuột. HS chú ý. - HS thực hiện - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - HS thực hành - HS lưu ý thực hành - HS thực hành - HS thực hành, rút kinh nghiệm và sửa những lỗi sai nếu có. - HS thực hành bài tập 3 - HS thực hiện lưu văn bản - HS các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và các nhóm khác. - HS các nhóm báo cáo kết quả với GV Hoạt động 4: Tổng kết tiết ôn tập - Dặn dò - GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word. - Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy: Vào thực đơn Start\Turn off\Turn off Computer. - Nhận xét tiết học của học sinh - Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH - Dặn dò HS về nhà luyện tập và chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì.
Tài liệu đính kèm: