Bài giảng môn Tin học 8 - Chủ đề 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2022-2023

Bài giảng môn Tin học 8 - Chủ đề 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2022-2023

Giới thiệu Chủ đề/Bài học:

Với chủ đề này giúp các em hiểu:

+ Viết chương trình pascal sử dụng câu lệnh lặp for do

+ Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và in kết quả ra màn hình.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a./ Kiến thức: HS nắm được :

- Câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.

- Các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.

- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.

- Biết lệnh ghép trong pascal.

b. Kỹ năng:

- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.

- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.

- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.

- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for do

 

docx 17 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 93Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tin học 8 - Chủ đề 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 11/2022
Chủ đề: CÂU LỆNH LẶP
Tổng số tiết:5 ; từ tiết: 29 đến tiết: 33
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: 
Với chủ đề này giúp các em hiểu:
+ Viết chương trình pascal sử dụng câu lệnh lặp for  do 
+ Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và in kết quả ra màn hình. 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a./ Kiến thức: HS nắm được :
- Câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.
- Các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for  do.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
b. Kỹ năng:
- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.
- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.
- Viết đúng được lệnh for  do trong một số tình huống đơn giản.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for  do
c. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu thích môn Tin học và hình thành ý thức vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Giới thiệu về nội dung cần tìm hiểu, lịch sử phát triển của thông tin, ứng dụng của tin hoc. Giới thiệu nội dung bài học. 
-1. CÂU LỆNH LẶP -MỘT LỆNH THAY CHO NHIỀU LỆNH.
-2. CÂU LỆNH LẶP For do
-3. TÍNH TỔNG VÀ TÍCH BẰNG CÂU LỆNH LẶP. 
Các thành phần chính của chủ đề:
-1. CÂU LỆNH LẶP -MỘT LỆNH THAY CHO NHIỀU LỆNH.
-2. CÂU LỆNH LẶP For do
-3. TÍNH TỔNG VÀ TÍCH BẰNG CÂU LỆNH LẶP.
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85’)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 25’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
a.Nội dung 1. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
Trình bày hình ảnh minh họa, đặt các tình huống, vấn đề cần tìm hiểu, khám phá, giải quyết:
Em hãy kể tên một số các hoạt động được lặp lại qua các hình ảnh sau?
-Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ví dụ: 
+Đánh răng mỗi ngày.
+Đi học mỗi ngày.
+Tắm mỗi ngày.
-Khi viết chương trình, để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định. 
Ví dụ 1. Giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh 1 đơn vị như hình. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Do đó, ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần. 
Em hãy mô tả thuật toán để vẽ hình vuông?
Ví dụ 2. Giả sử cần tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, tức là tính: S= 1+2+3++100.
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
a.Nội dung 1. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
Việc vẽ hình có thể thực hiện được bằng thuật toán sau đây:
B1./ Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
B2./ Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải hai đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán.
Riêng bài toán vẽ một hình vuông, thao tác chính là vẽ bốn cạnh bằng nhau, hay lặp lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng. Sau mỗi lần vẽ đoạn thẳng, thước kẻ được quay một góc 900 sang phải tại vị trí của bút vẽ.
Thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông:
Bước1. K ß 0 ( K là số đoạn thẳng đã vẽ được)
Bước2. Kß K+1 (Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900
sang phải).
Bước3. Nếu K < 4 thì trở lại bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán.
Thuật toán:
B1./ Sß 0; i ß 0.
B2./ i ß i+1.
B3./ Nếu i ≤ 100 thì S ß S+ i 
và quay lại bước 2.
B4./ Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
-Chương trình:
Program tinhtong;
Uses crt;
Var S,i : Integer;
Begin 
 S:=0; 
 For i:=1 to 100 do S:=S +i;
 Writeln('Tong S=', S);
Readln;
End. 
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 35 )
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Câu lệnh lặp for do.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. Câu lệnh lặp for do:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Em hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp fordo ?
Ví dụ3./ Chương trình sau sẽ in ra màn hình số lần lặp?
Ví dụ 4: 
a./ In ra màn hình chữ O
b./ In ra màn hình 4 chữ O
c./ Chương trình mô tả quả trứng rơi?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
O
O
O
O
O
O
O
O
O
O
Lưu ý:
+ Biến đếm là biến đơn, có kiểu nguyên hoặc kí tự.
For i:=1 to 10 do write(i);
For i:=‘a’ to ‘z’ do write(i);
+ Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm. Giá trị đầu thường phải nhỏ hơn giá trị cuối.
For i:= 100 to 200 do write(i);
+ Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau DO không được thay đổi giá trị biến đếm
2. Câu lệnh lặp for do
Cú pháp:
For := to do ;
Trong đó: For, to, do là các từ khóa, Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên.
-Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
- Sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối. Câu lệnh không làm thay đổi giá trị biến đếm.
- Số vòng lặp = giá trị cuối – giá trị đầu + 1
Ví dụ3./ Chương trình sau sẽ in ra màn hình số lần lặp:
Program lap;
 Uses crt;
 Var i: integer ;
Begin
 For i := 1 to 10 do
 Writeln (‘Day la lan lap thu ’, i ) ;
 Readln
end. 
Ví dụ 4: 
a./ In ra màn hình chữ O
Program in1;
Uses crt;
Begin
 Writeln('O');
End.
b./ In ra màn hình 4 chữ O
Program in4;
Uses crt;
Begin
	Writeln('O');
	Writeln('O');
	Writeln('O');
	Writeln('O');
End.
c./ Chương trình mô tả quả trứng rơi?
Program trung_roi;
Uses crt;
Var i: integer;
Begin
 Clrscr;
 For i:= 1 to 10 do
 begin Writeln (‘O’) ; delay(100) end;
 Readln
end. 
Chú ý: Câu lệnh lặp For  do còn có dạng lùi: 
For := downto do ;
Ví dụ S:=1;
	 FOR i:=100 DOWNTO 2 DO S:=S+1/i;
3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 25’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 3. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Ví dụ 5:
Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím:
 S = 1+2++N
Ví dụ 6:
-Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên, đọc là N giai thừa N! = 1.2.3N
-Viết chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Em hãy viết chương trình tính tổng các số nguyên liên tiếp từ n đến m với n,m là các số nguyên dương nhập vào từ bàn phím
Nội dung 3. Tính tổng và tích bằng câu lệ ... ệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
Đưa ra phương án mẫu.
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ. Lắng nghe.
Các nhóm thảo luận, hoàn thành yêu cầu bài tập.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với phương án mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
-1. CÂU LỆNH LẶP -MỘT LỆNH THAY CHO NHIỀU LỆNH.
C2
-2. CÂU LỆNH LẶP For do
C1
-3. TÍNH TỔNG VÀ TÍCH BẰNG CÂU LỆNH LẶP. 
C3
1. Mức độ nhận biết: 
Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng : 
   A. for i:=1 to 10; do x:=x+1; 	B. for i:=1 to 10 do x:=x+1; 
   C. for i:=10 to 1 do x:=x+1; 	D. for i =10 to 1 do x:=x+1;
2. Mức độ thông hiểu :
Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? 
   A. Giặt tới khi sạch 	B. Học bài cho tới khi thuộc bài 
   C. Gọi điện tới khi có người nghe máy	D. Ngày đánh răng 2 lần 
3. Mức độ vận dụng:
Đoạn chương trình sau giải bài toán nào? 
      For I:=1 to M do
          If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then
             T := T + I;
A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M
B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M
C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M
D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M
V. Phụ lục : 
PHIẾU HỌC TẬP 1
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Chọn đáp án đúng
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng : 
   A. for i:=1 to 10; do x:=x+1; 	B. for i:=1 to 10 do x:=x+1; 
   C. for i:=10 to 1 do x:=x+1; 	D. for i =10 to 1 do x:=x+1;
Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? 
   A. Giặt tới khi sạch 	B. Học bài cho tới khi thuộc bài 
   C. Gọi điện tới khi có người nghe máy	D. Ngày đánh răng 2 lần 
Câu 3.       For I:=1 to M do
          If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then
             T := T + I;
A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M
B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M
C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M
D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M
Câu 4. Chọn cú pháp câu lệnh lặp là: 
A. for : = to do ; 
B. for := to do ; 
C. for = to ; do ; 
D. for = to do ;
Câu 5. Có đoạn chương trình : x :=2 ; for i :=1 to 3 do x :=x+1 ; 
A./ 8	B./ 5	C./ 10	D./	17 
Phiếu học tập 2
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Câu hỏi?
Trả lời:
Trình bày sơ đồ khối câu lệnh lặp For do?
Trình bày cú pháp câu lệnh lặp For ..do? Giải thích? Số vòng lặp?
Phiếu học tập 3
Câu hỏi?
Trả lời:
Viết chương trình tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, tức là tính: S= 1+2+3++100.
Viết chương trình in ra số lần lặp?
Viết chương trình mô tả quả trứng rơi?
Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím:
 S = 1+2++N
Viết chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.( N! = 1.2.3N)
Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả.
Phiếu học tập 4
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy viết chương trình tính tổng các số nguyên liên tiếp từ n đến m với n,m là các số nguyên dương nhập vào từ bàn phím
Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím)
Viết chương trình lần lượt in các bảng cửu chương từ chương 2 đến chương 9?
Phiếu học tập 5
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy viết chương trình tính tổng các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím)
//////////////////////////////THE END.////////////////////////////////
PHIẾU HỌC TẬP 1
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Chọn đáp án đúng
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng : 
   A. for i:=1 to 10; do x:=x+1; 	B. for i:=1 to 10 do x:=x+1; 
   C. for i:=10 to 1 do x:=x+1; 	D. for i =10 to 1 do x:=x+1;
B
Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? 
   A. Giặt tới khi sạch 	B. Học bài cho tới khi thuộc bài 
   C. Gọi điện tới khi có người nghe máy	D. Ngày đánh răng 2 lần 
D
Câu 3.       For I:=1 to M do
          If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then
             T := T + I;
A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M
B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M
C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M
D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M
B
Câu 4. Chọn cú pháp câu lệnh lặp là: 
A. for : = to do ; 
B. for := to do ; 
C. for = to ; do ; 
D. for = to do ;
A
Câu 5. Có đoạn chương trình : x :=2 ; for i :=1 to 3 do x :=x+1 ; 
A./ 8	B./ 5	C./ 10	D./	17 
B
Phiếu học tập 2
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Câu hỏi?
Trả lời:
Trình bày sơ đồ khối câu lệnh lặp For do?
Trình bày cú pháp câu lệnh lặp For ..do? Giải thích? Số vòng lặp?
For := to do ;
Trong đó: For, to, do là các từ khóa, Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên.
-Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
- Sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối. Câu lệnh không làm thay đổi giá trị biến đếm.
- Số vòng lặp = giá trị cuối – giá trị đầu + 1
Phiếu học tập 3
Câu hỏi?
Trả lời:
Viết chương trình tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, tức là tính: S= 1+2+3++100.
Program tinhtong;
Uses crt;
Var S,i : Integer;
Begin 
 S:=0; 
 For i:=1 to 100 do S:=S +i;
 Writeln('Tong S=', S);
Readln;
End. 
Viết chương trình in ra số lần lặp?
Program lap;
 Uses crt;
 Var i: integer ;
Begin
 For i := 1 to 10 do
 Writeln (‘Day la lan lap thu ’, i ) ;
 Readln
end.
Viết chương trình mô tả quả trứng rơi?
Program trung_roi;
Uses crt;
Var i: integer;
Begin
 Clrscr;
 For i:= 1 to 10 do
 begin Writeln (‘O’) ; delay(100) end;
 Readln
end.
Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím:
 S = 1+2++N
Program Tinh_tong;
Uses crt ;
Var N, I : integer ; S: longint ;
Begin Clrscr;
Write(‘Nhập số N = ‘); Readln(N);
S:=0;
For i := 1 to N do S := S + i ;
Writeln (‘Tong cua ‘,N,’ so tu nhien dau tien S = ’, S ) ;
Readln;
End. 
Viết chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.( N! = 1.2.3N)
Program Tính_Giai_thua;
Uses crt;
Var N, i : integer ; P : longint ;
Begin
Write (‘Nhap N = ‘) ; Readln (N);
 P := 1;
 For i := 1 to N do P := P*i;
 Writeln (N, ’! = ’, P) ;
 Readln;
 End. 
Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả.
Program Cuu_chuong_1so;
Uses CRT ;
Var	so , i :Integer;
Begin Clrscr ;
 Writeln('-Bang cuu chuong so may ?: ');
 Readln(so);
 Writeln; 
 Writeln(' CHUONG TRINH BANG CUU CHUONG');
 Writeln('-------------------------------');
For i:=1 to 9 do
 Writeln(so :2, ' x ' , i:2 , ‘=’ , so*i :3);
Readln
End.
Phiếu học tập 4
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy viết chương trình tính tổng các số nguyên liên tiếp từ n đến m với n,m là các số nguyên dương nhập vào từ bàn phím
Program tinh_tongnm;
Uses crt;
Var m, n, i: integer; S: longint;
Begin
write(‘Nhap so n < m’);
write (‘Nhap n = ‘); readln ( n);
write (‘Nhap m=‘); readln ( m);
S:=0;
For i:= n to m do S:= S + n; 
Writeln (‘Tong cua S = ’,S); Readln; 
end.
Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím)
Program In_So_Le;
Uses crt;
var i,n: integer;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so n ='); readln(n);
 For i:=1 to n do if i mod 2 =1 then Write(i:3,',');
 readln
end.
Viết chương trình lần lượt in các bảng cửu chương từ chương 2 đến chương 9?
Program Cuu_Chuong29;
uses crt;
var i, j : integer;
begin
 clrscr;
 for i:= 2 to 9 do
 Begin
 Writeln('Bang cuu chuong ',i);
 For j := 1 to 9 do writeln(i,' x ', j, ' = ', j*i);
 readln
 end;
 readln
end.
Phiếu học tập 5
Họ và tên Lớp8a Nhóm.
Câu hỏi?
Trả lời:
Em hãy viết chương trình tính tổng các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím)
Program Tong_So_Le;
Uses crt;
Var i, n , S: integer; 
Begin Clrscr;
Write('Nhap so n =') ; readln(n);
S:=0;
For i := 1 to n do 
 If ( i mod 2) =1 then S:=S+i ;
Writeln( ‘Tong cac so le nho hon hoac bang N la: ‘, S : 10);
 Readln
End.
KIỂM TRA THỰC HÀNH 
I./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
+ Biết được các từ khóa, một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình
+ Biết cách khai báo biến và hằng trong chương trình để viết được một số chương trình Pascal như tính diện tích, chu vi của các hình đơn giản
+ Viết được một số chương trình câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ 
+ Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và in kết quả ra màn hình
a.Kiến thức
- Giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản đã học ở các bài học trước
b.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng mở và giao diện Pascal.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác trên Free Pascal, biết sử dụng các ký hiệu trong ngôn ngữ Pascal và biết viết 1 chương trình Pascal đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình.
c.Thái độ
- Nghiêm túc trong Kiểm tra, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
-Năng lực tự giải quyết vấn đề
-Năng lực tư duy sáng tạo
II. BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN ĐỀ
III.ĐỀ KIỂM TRA
Đề 1
1/ Viết chương trình nhập một số nguyên bất kì từ bàn phím và in ra kết quả đó là số lẻ hay số chẵn.
2/ Lưu chương trình vừa thực hiện: D:\ 8A...\tên học sinh 
Đề 2:
1/ Viết chương trình nhập một số nguyên bất kì từ bàn phím và in ra kết quả đó là số âm hay số dương.
2/ Lưu chương trình vừa thực hiện: D:\ 8A...\tên học sinh 
IV. Đáp án và hướng dẫn chấm
Đề 1
Program ct;
Uses crt;
var a : integer;
2 đ
begin
 write(' Nhap so a='); 
 readln(a);
2 đ
 if a mod 2=0 then writeln(a ,‘la so chan’) 
	else writeln(a,’la so le ’);
4 đ
readln
end.
1đ
Lưu kết quả theo yêu cầu : 1 đ
Đề 2:
Program ct;
Uses crt;
var a : integer;
2 đ
begin
 write(' Nhap so a='); 
 readln(a);
2 đ
 if a>0 then writeln(a ,‘la so duong’) 
	else writeln(a,’la so am ’);
4 đ
readln
end.
1đ
Lưu kết quả theo yêu cầu : 1 đ
IV.THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA:
K.LỚP
S.Số
0-Dưới 2
2-Dưới 3.5
3.5_ Dưới 5
5-dưới 6.5
6.5-dưới 8
8,0-10,0
TB trở lên
Ghi 
chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A6
8A7
8A8
VI.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_mon_tin_hoc_8_chu_de_7_cau_lenh_lap_nam_hoc_2022_2.docx