Giáo án Tin học 8 - Tiết 43, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do (Tiết 1) - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 8 - Tiết 43, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do (Tiết 1) - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh có khả năng :

1. Kiến thức Vận dụng kiến thức của vòng lặp for do, câu lệnh ghép để viết chương trình.

2. Kỹ năng.

Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for do;

Sử dụng được câu lệnh ghép;

Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for . do.

3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các bài tập thực hành.

II.CHUẨN BỊ :

GV : Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.

Học sinh: Vở ghi, SGK.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 43, Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...Do (Tiết 1) - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	Ngày soạn:12/1/2010
Tiết: 43 	Ngày dạy:18/1/2010
BÀI THỰC HÀNH 5
SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR...DO
 (T1)
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh có khả năng :
1. Kiến thức Vận dụng kiến thức của vòng lặp for do, câu lệnh ghép để viết chương trình.
2. Kỹ năng. 
Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for  do;
Sử dụng được câu lệnh ghép;
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for .. do.
3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các bài tập thực hành.
II.CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
Học sinh: Vở ghi, SGK.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : 8’
-Ổn định lớp:
- Hướng dẫn ban đầu
Hoạt động 2 : 30’
-Thực hành
-GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.
-Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .
-GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.
- Thông báo rõ công việc của HS và làm trong 30’
-Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
-Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
-Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
-Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
-Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
-Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.
-Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt.
Hoạt động 3 : 5’
-Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.
 -Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.
-Cho học sinh tắt máy.
Hoạt động 4 : 2’
-Học thuộc bài, làm bài tập.
-Về nhà đọc bài đọc thêm
-Xem trước bài mới
-Tiết sau thực hành
HS : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Quan sát và làm bài thực hành
Bài 
Bài 1. Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của các số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả:
Hình 36
Gõ chương trình sau đây:
uses crt;
var N,i:integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so N='); readln(N);
writeln;
writeln('Bang nhan ',N);
writeln;
for i:=1 to 10 do writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3);
readln
end.
Bài 2. Chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hình.
Hình 37
Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình như sau:
for i:=1 to 10 do 
begin 
GotoXY(5,WhereY); writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3); writeln 
end;
Lưu ý: 
Chỉ sử dụng được các lệnh GotoXY, WhereX và WhereY sau khi khai báo thư viện crt của Pascal.
Câu lệnh GotoXY(a, b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. 
WhereX cho biết số thứ tự của cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. Ví dụ GotoXY(5,WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại.
Dịch và chạy chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43.doc