Giáo án môn Văn 8 - Tuần 20

Giáo án môn Văn 8 - Tuần 20

Tiết 73,74: Văn bản : NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ)

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Sơ giản về phong trào thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

b. Vê kĩ năng:

- Nhận biết được thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

c. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng sự tự do trong sáng, biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn 8 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20:
Ngày soạn: 23.12.2011 Ngày dạy: 26,29.12.2011Lớp 8A
Ngày dạy: 26,27.12.2011Lớp 8C
Ngày dạy: 27,30.12.2011Lớp 8B
Tiết 73,74: Văn bản : NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ) 
1. MỤC TIÊU: 	
a. Về kiến thức: 
- Sơ giản về phong trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
b. Vê kĩ năng: 
- Nhận biết được thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 
c. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng sự tự do trong sáng, biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên. 
2. CHUẨN BỊ: 
a. Chuẩn bị của Gv : Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của Hs: Soạn bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (3')
Kiểm tra bài soạn của hs. 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): "Thơ mới" dùng để gọi tên cho một thể loại thơ được viết sau năm 1930 các thi sĩ trẻ đã lên án "thơ cũ" là khuôn sáo, trói buộc, họ đòi đổi mới và đã sáng tác theo thể thơ tự do. Khi nói tới phong trào thơ mới không thể không nhắc đến nhà thơ Thế Lữ. Tại sao lại vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua một bài thơ của Thế Lữ.: 
b. Dạy nội dụng bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? 
GV: Thế Lữ không những là người cầm lá cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là người tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới chặng đường đầu tiên. Thế Lữ : Lữ khách trên trần thế...
? Em hiểu gì về thơ mới?
? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
? Em hãy nêu yêu cầu đọc bài thơ? 
- Gv đọc mẫu
- Gọi hs đọc
- Nhận xét.
GV: Lần lượt hỏi các chú thích trong Sgk.
? Em hãy tìm bố cục của bài thơ?
? Theo em bài thơ được viết theo thể loại thơ nào? 
? Thể loại thơ này có đặc điểm ntn?
Gọi Hs đọc khổ thơ 1
? Con hổ được miêu tả trong hình ảnh nào? 
? Con hổ cảm nhận được nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú? 
? Theo em nối khổ nào có sức để biến thành nỗi căm hờn? Vì sao?
GV: Trong cũi sắt nỗi căm hờn của con hổ đã trở thành khối căm hờn, 
? Em hiểu khối căm hờn này như thế nào? 
? Từ tâm trạng đó của con hổ đã thể hiện khát vọng gì? 
Đọc đoạn 4: 
? Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào? 
? Có gì đặc biệt trong tính chất của các cảnh tượng ấy? 
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở đoạn thơ này? 
? Cách ngắt nhịp đó đem lại tác dụng gì? 
? Từ 2 đoạn thơ trên em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú? 
 Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối dưới mắt một con hổ đó chính là cái thực tại của xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ của con hổ chính là thái độ của những con người đối với xã hội. 
( Tiết 2)
 Đọc đoạn 2, 3: 
? Cảnh sơn lâm được miêu tả qua những hình ảnh nào? 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ trong đoạn thơ? 
? Tác dụng của nghệ thuật đó là gì? 
Cảnh rừng núi dại ngàn, cái gì cũng lớn lao hùng vĩ, phi thường, hoang vu, bí ẩn. Đó chính là cảnh giang sơn củ hổ xưa kia. 
? Hình ảnh chúa tổ của muôn loài hiện lên ntn giữa không gian ấy? 
? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ? 
? Từ đó hình ảnh chúa tể muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp ntn? 
GV: Trên cái phông nền núi rừng hùng vĩ đó hiện ra nổi bật một vẻ đẹp ngang tàni, vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của nhân vật chúa sơn lâm. 
 Đọc đoạn 3: 
? Cảnh rừng tiếp tục miêu tả ntn? Và cuộc sống của chúa tể muôn loài ra sao? 
? Có ý kiến cho rằng đây là một bộ tranh lộng lẫy, hùng vĩ theo em có đúng không? Tại sao? 
? Đây là cảnh trong dĩ vãng hay hiện tạo? Vì sao? 
? Điệp từ "đâu" và câu cảm thán có ý nghĩa gì? 
? Đoạn thơ này xuất hiện những ý thơ mới lạ em thích nhất câu nào? Vì sao?
? Em hãy chỉ ra tính chất đối lập đó?
? Cho biết nó có ý nghĩa gì khi diễn tả trạng thái của con hổ? 
? Trạng thái, tâm sự của con hổ có gì gần gũi với tâm sự của nhân dân VN trong thời kỳ đương thời? 
GV: Thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại, niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình là tâm trạng chung của người dân VN khi bị áp bức bóc lột.
GV: Gọi HS đọc đoạn thơ cuối: 
? Giấc mộng vàng của con hổ hướng về không gian nào? 
 Nhưng đó là không gian trong mộng
? Trong đoạn thơ tác giả sử dụng nghệ thuật gì để bộc lộ cảm xúc? 
 ? Qua đây em thấy giấc mộng của con hổ là giấc mộng ntn?
- Đó là nỗi đau, niềm khát vọng mãnh liệt của con hổ. 
 Đó có phải là khát vọng của con người không ? Tại sao? 
? Theo em đó là khát vọng gì?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ? 
? Từ sự nhớ rừng của con hổ tác giả muốn nói đến nỗi niềm nào của con người? 
? Nỗi niềm đó chúng ta đã bắt gặp ở bài thơ nào? Của ai? 
 Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét:"Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? 
I/ Đọc và tìm hiểu chung: (15')
1. Tác giả, tác phẩm: 
- Thế Lữ ( 1907 – 1989) là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Thơ mới: Một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp tri thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945. Ngay ở giai đoạn đầu thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà.
- "Nhớ rừng" là bài thơ viết theo thể 8 chữ hiện đại sự ra đời của bài thơ mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. 
2. Đọc: 
HS: - Đọc diễn cảm tâm trạng sục sôi, căm hờn...
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó:
HS: Trình bày theo Sgk
4. Bố cục: 
HS: - Đ1,4: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ đang bị giam cầm
- Đ2,3: Cảnh núi non hùng vĩ nơi con hổ tung hoành hống hách những ngày xưa
- Đ 5 : Khao khát giấc mộng vàng 
HS: - Thể loại: Thơ mới
HS: - Không hạn định số từ trong một câu, số chữ, câu, đoạn. 
- Nhịp ngắt tự do, vần không cố định, giọng thơ phóng khoáng
II/ Phân tích: 
1. Cảnh con hổ trong vườn bách thú: (25')
HS: đọc
HS:
Gậm một khối căm hờn trong...
Ta nằm dài...
Khinh lũ người...ngạo mạn..
Giương mắt...oai linh...
.... Trò lạ mắt...đồ chơi...
Chịu ngang bằng...
HS: - Nỗi khổ vì không được hoạt động trong một không gian tù hãm thời gian kéo dài. 
HS: - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho những kẻ tầm thường, ngạo mạn. ngẩn ngơ. Vì hổ là chúa sơn lâm vốn được cả loài người khiếp sợ vậy mà giờ đây bị coi là thứ đồ chơi lạ mắt. 
HS: - Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối không có cách nào giải thoát. 
=> Vô cùng căm uất, ngao ngán, chán ghét cuộc sống tù túng, tầm thường.
=> khát vọng tự do, sống đúng phẩm chất của mình. 
Hoa chăm, cỏ xén, ...
Dải nước đen giả suối...
......mô gò thấp kém
....rừng lá...hiền lành
....học đòi bắt trước...
HS : - Tất cả hiện ra dưới cái nhìn của một vị chúa sơn lâm đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả đều từ nhân tạo, tu sửa, tỉa tót không phải là của thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ bí hiểm. Đều là giả dối, nhỏ bé, tầm thường, vô hồn. 
HS : - Ngắt nhịp dồn dập. 
HS : - Thể hiện sự chán chường, khinh miệt. 
=> Cảnh vườn bách thú đơn điệu, tẻ nhạt. 
=> Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường giả dối. 
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ: (25’)
HS:
Nhớ...sơn lâm bóng cả....
...tiếng gió gào ngàn....
...thét khúc trường ca....
HS: - Từ ngữ phong phú, hính ảnh có tác dụng gợi tả, điệp từ, động từ. 
HS: - Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn. 
Ta bước chân lên ....
Lượn tấm thân...
Vờn bóng âm thầm ...
...mắt thần... quắc....
HS: - Nghệ thuật so sánh, từ ngữ đặc sắc, giọng điệu thay đổi gợi tả hình ảnh và tính cách của con hổ. 
=> Oai phong, lẫm liệt, giữa núi rường uy nghiêm, hùng vĩ. 
HS:
Đâu đêm vàng .......
Ta say mồi...uống ánh trăng...
Đâu....mưa chuyển...
Ta lặng ngắm giang san...
....bình minh...
Tiếng chim ca....tưng bừng
.....chiều lênh láng máu
Ta đợi chết....
HS: - Có cảnh đêm vàng, ngày mưa, dĩ vãng huy hoàng....
 Có 4 cảnh chính hiện ra và đều có núi rừng hùng vĩ, trágn lệ và hình ảnh con hổ uy nghi. 
 Cảnh đêm vàng hết sức diễm ảo lãng mạn. Ngày mưa: Con hổ mang dáng dấp đế vương...ở cảnh núi rừmg nào cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế oai phong lẫm liệt, kiêu hùng. 
HS: - Cảnh dĩ vãng huy hoàng trong nõi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. 
HS: - Điệp từ"nào đâu" được sủ dụng thể hiện sự nuối tiếc và câu cảm thán như một lời than cho sự nuối tiếc đó và niềm khát khao sống độc lập tự do. 
Nào đâu...
ta thấy hai cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi con hổ đã từng ngự trị ngày xưa. 
HS: - Đối lập: Một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với 1 bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi động của con hổ. 
HS: - Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối. 
- Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
3. Khao khát giấc mộng vàng:(8’)
HS: đọc
HS:
...oai linh, cảnh...hùng vĩ
Thênh thang.....
HS: - Câu cảm thán: Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống tự do.
=> Mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót bất lực. 
- Đó chính là khát vọng của con người khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. 
=> Khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. 
IV/ Tổng kết và ghi nhớ: (5’)
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật như: Nhân hoá, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh, ngôn từ gần gũi, giọng thơ khoẻ khoắn. 
- Nỗi chán ghét thực tại tù túng tầm thường, giả dối, khát vọng tự do, sống cao cả. 
IV/ Luyện tập: (3’)
HS: - "Muốn làm thằng cuội" - Tản Đà. 
HS: - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu.
c. Củng cố: (3’)
- Câu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ.
- HS: đọc.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
- Đọc kĩ tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc lòng , phân tích 1 số câu thơ hay
- Học ghi nhớ trong SGK 
- Chuẩn bị : Câu nghi vấn.
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 	
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
____________________________________
Ngày soạn: 25.12.2011 Ngày dạy: 29.12.2011Lớp 8C
Ngày dạy: 30.12.2011Lớp 8A
Ngày dạy: 30.12.2011Lớp 8B
Tiết 75: CÂU NGHI VẤN
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu vấn.
b. Về kỹ năng: 
- Nhận biết và hiểu đựơc taqcs dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
c. Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức sử dụng câu nghi vấn đúng theo quan hệ vai vế, trong tình huống giao tiếp. 
2. CHUẨN BỊ: 
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuân bị của HS: Đọc bài, chuẩn bị bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (3')
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1') Ở lớp dưới các em đã được tìm hiểu câu phân loại theo mục đích nói, trong đó có kiểu câu nghi vấn. Để hiểu rõ hơn về kiểu câu nghi vấn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
(Có thể đưa VD về câu nghi vấn để giới thiệu bài)
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hs đọc VD bảng phụ. 
? Em hãy xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên? 
? Nhìn vào câu nghi vấn đó em thấy nó có đặc điểm gì? 
? Về hình thức câu nghi vấn có dấu hiệu nào để nhận biết? 
? Trong ví trên em thấy câu nghi vấn có chức năng chính để làm gì? 
? Qua phân tích ví dụ em thấy câu nghi vấn đó em thấy nó có đặc điểm gì? 
? Theo em có trường hợp nào câu nghi vấn không dùng mục đích hỏi hay không? Vì sao? 
Em hãy lấy VD cho trường hợp đó? 
Hs đọc ghi nhớ
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích sau? 
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? 
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: 
 ? Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? 
Có thể thay thế từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao?
 Trong tiếng việt có những trường hợp nghĩa: Cũng như, ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng...thường có ý nghĩa khẳng dịnh tuyệt đối. 
? Phân biệt hình thức, ý nghĩa của câu? 
? Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của câu 2? 
? Cho biết câu nghi vấn sau đúng hay sai? 
I/ Đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn: (15')
1. VD: (sgk)
HS : đọc
HS : - Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha :
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? 
Chị dậu khẽ gạt nước mắt. 
- Không đau con ạ. 
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá ?
HS :
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? 
- Hay là u thương chúng con đói quá ?
HS: => Câu nghi vấn: Có từ ngữ nghi vấn: Làm sao, không, hay là, ai, gì, nào.
HS: -> Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 
HS: -> Chức năng chính dùng để hỏi. 
2. Bài học:(6’)
- Câu nghi vấn: Có từ ngữ nghi vấn: Làm sao, không, hay là, ai, gì, nào, chưa, bao nhiêu...
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 
- Chức năng chính dùng để hỏi. 
HS: - Có trường hợp là câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà sử dụng như một biện pháp nghệ thuật: Nghệ thuât tu từ. 
* VD: Cung quế đã ai ngòi đó chửa? 
Cành đa xin chị nhắc lên chơi. 
...Hay là em để làm tin trong nhà. 
* Ghi nhớ: (sgk)
HS: đọc
II/ Luyện tập:(15')
1. Bài tập 1: 
a. Chị ....phải không?
b. Tại sao...như thế? 
c. Văn là gì? Chương là gì? 
d. Chúng mình....không? 
Đùa trò gì? 
Cái gì thế?
Chị cốc...đây hả?
-> Từ nghi vấn, dấu chấm hỏi, mục đích là câu hỏi. 
2. Bài tập 2: 
- Có từ: Hay
- Không thể thay thế bằng từ hoặc được nếu thay thế bằng từ hoặc thì câu sẽ trở lên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật mang ý nghĩa mụch đích khác. 
3, Bài tập 3: 
- Không vì: Đó không phải là những câu nghi vấn. 
- Câu a, b có từ nghi vấn: Có...không...tại sao...nhưng những kết cấu chứa những từ nàychỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu. 
- Câu c, d: Thế nào(cũng), ai(cũng), là những từ phiếm định. 
4. Bài tập 4: 
HS: - Có không... khác nhau về nghĩa câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định. 
5. Bài tập 5: 
- Khác: Thể hiện giữa 2 câu thể hiện ở trật tự từ. 
a. Bao giờ đứng đầu câu
b. " " " cuối câu
-> Khác biệt về nghĩa. 
a. Hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. 
b. Hỏi về thời điểm của một hành động diễn ra trong quá khứ. 
6. Bài tập 6: 
a. Đúng
b. Sai: Vì chưa biết rõ. 
c. Củng cố luyện tập : ( 4')
Nối từ nghi vấn ở cột A sao cho phù hợp với nội dụng nghi vấn ở cột B
A
B
1. Tại sao
1- b
a. địa điểm
2. Bao giờ
2- c
b. nguyênnhân
3. Bao nhiêu
3- d
c. thời gian
4. Ai
4- e
d. số lượng
5. ở đâu
5- a
e. người
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1')
- Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn phân tích tác dụng.
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
- Học ghi nhớ và hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị : Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8. Tuần 20.doc