Tiết 91 : CÂU PHỦ ĐỊNH
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định
- Nắm vững chức năng của câu phủ định;rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết.
- Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án+ tài liệu
HS: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình các hoạt động:
1.Ổn định lớp: Sĩ số 8A
2. Kiểm tra :
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
+ Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
+ Thường dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả
+ Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu , đề nghị hay bọc lộ tình cảm, cảm xúc,
Nsoạn: Ndạy: Ktra: Tiết 91 : Câu phủ định A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định - Nắm vững chức năng của câu phủ định;rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết. - Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp B. Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án+ tài liệu HS: Chuẩn bị bài C. Tiến trình các hoạt động: 1.ổn định lớp: Sĩ số 8A 2. Kiểm tra : - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? + Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán + Thường dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả + Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu , đề nghị hay bọc lộ tình cảm, cảm xúc, - Đặt câu trần thuật dùng để cảm ơn? + Cháu xin cảm ơn chú. + Mình xin cảm ơn cậu. 3. Bài mới : Nếu xét về cú pháp thì ta có thể phân loại câu theo cấu tạo ( câu đơn, câu phức), phân loại theo mục đích nói mà các em vừa học đó là câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán . Ngoài ra, còn phân loại theo các cách khác đó là câu khẳng định và câu phủ định. ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu câu khẳng định ở dạng câu trần thuật. Đối lập với câu trần thuật khẳng định là câu phủ định. Thế nào là câu phủ định? Chúng ta đi vào tìm hiểu ở bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : - HS quan sát, đọccác VD ? Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a. HS: Câu b, c, d có các từ : không, chưa, chẳng ? Những từ đó gọi là những từ gì. HS: Là những từ phủ định ?Vậy câu chứa từ ngữ phủ định gọi là câu gì. HS: Câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định. ? Chức năng của các câu b, c, d có gì khác với câu a. HS: Nếu câu a dùng để khẳng định việc Nam đi Huế là có diễn ra thì câu b,c,d dùng để phủ địnhviệc đó tức là việc Nam đi Huế không diễn ra. ? Hãy xác định chức năng của các câu sau 1-Nam không có xe. 2-Nam không phải em tôi. 3-Nam làm việc đó không sai. HS: 1- Thông báo không có sự vật 2.Thông báo không có quan hệ Thông báo không có tính chất ? Từ các ví dụ trên, em nhận thấy câu phủ định có chức năng gì. HS: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất,quan hệ nào đó. GV: Khi câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất,quan hệ nào đó thì đấy là câu phủ định miêu tả. HS đọc ví dụ 2 ? Xác định câu có từ ngữ phủ định. Chỉ ra từ phủ định. HS:+ Không phải, nó chần chẫn như đòn càn. + Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. ? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì. HS: Trực tiếp bác bỏ nhận định, bác bỏ ý kiến của người đối thoại ? Qua ví dụ em thấy ở đây câu phủ định có chức năng gì. ? Như vậy đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định là gì. HS:Hình thức : có các từ phủ định: không, chưa,chẳng,không phải,chẳng phải.. Chức năng;Thông báo, xác nhận không có. GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ HS đọc ghi nhớ (SGK) Bài tập nhanh:I.Hãy xác định từ ngữ phủ định , chức năng phủ định và kiểu câu ở các ví dụ sau (1)Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Lão không muốn bán con chó vàng của lão. (Nam Cao- Lão Hạc) (2) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ( Chân, Tay, Tai,Mắt, Miệng) (3)Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? ( Lý Công Uẩn- Chiếu dời đô) (4)Than ôi!Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước!... (Phạm Duy Tốn – Sống chết mặc bay) HS: Câu Từ phủ định Chức năng Kiểu câu 1 Không Xác nhận thông báo Trần thuật 2 đừng Bác bỏ Cầu khiến 3 Phải đâu Bác bỏ Nghi vấn 4 Khó lòng Không sao Xác nhận Cảm thán GVlưu ý1: Như vậy câu phủ định là phương tiện ngôn ngữ để thể hiện hành động phủ định. Không chỉ được sử dụng trong câu trần thuật như bài chúng ta vừa tìm hiểu mà nó có thể dùng ở các loại câu khác:Nghi ván, cầu khiến, cảm thán. II.Hãy cho biết câu sau là câu phủ định miêu tả hay bác bỏ. Bạn ấy không giỏi toán. HS trả lời GVđặt VD(1) A: Thu có giỏi toán không? B: Bạn ấy không giỏi toán. -> Phủ định miêu tả (2) A: Thu rất giỏi toán. B: Bạn ấy không giỏi toán -> Phủ định bác bỏ GVlưu ý2: Để phân biệt chức năng câu phủ định, ta cần phải căn cứ vào tình huống giao tiếp. Hoạt động 2 Bài 1 Trong các câu sau đây, Câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? Bài 2 Cho biết các câu sau có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương - Thảo luận chia lớp làm nhóm 4 - HS độc lập suy nghĩ và trình bày Bài 4:Xác định câu phủ định. Chúng dùng để làm gì. Đặt câu có nghĩa tương đương GV hướng dẫn bài 5,6 I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1.VD 2. Nhận xét * VD1 (SGK) - Hình thức : có các từ : không, chưa, chẳng - Chức năng : Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất,quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả) *. VD 2 - Hình thức: có các từ phủ định: không phải, đâu có - Chức năng : phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại đ phủ định bác bỏ. . Ghi nhớ (SGK) II. Luyện tập Bài 1 : Xác định câu phủ định bác bỏ - Cụ cứ tưởnggì đâu! đ ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc. -Không, chúng conđâu đ cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ : mấy đứa em đang đói quá. Bài 2 : - Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định (điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1từ phủ định đ ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định). - Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương 1-Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa. 2- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết trung thu, ăn nó như ẩnc mùa thu vào lòng vào dạ. 3- Từng qua thoqì thơấu ở Hà nội, ai cũng có một lần. Bài 3 : - Nếu thay “ không ” bằng “ chưa ” : Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp đ thay như thế thì ý nghĩa câu thay đổi. Chưa ý phủ định đến thời điểm đó nó không có nhưng sau đó có thể xảy ra còn không ý phủ định điều đó nhất định không thể xảy ra Bài 4: Không phải là câu phủ định nhưng dùng để biểu thị ý phủ định Không đẹp tý nào! Không thể có chuyện đó được! Bài thơ này chẳng hay tý nào! Tôi đâu có sung sướng gì! Bài 6 : Viết đoạn (HS tự viết) 4. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học 5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập. Chuẩn bị bài : Câu hội thoại 6. Rút kinh nghiệm ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... ........................................................................................
Tài liệu đính kèm: