Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61, 62: Ông Đồ - Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996 )

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61, 62: Ông Đồ - Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996 )

Ông Đồ

 Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996 )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một

 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- Giáo viên: tìm tư liệu tham khảo, minh hoạ cho bài giảng.

- Học sinh : Đọc và soạn bài ở nhà.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

 Nêu ý nghĩa và nghệ thuật bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

( 1. Nghệ thuật:

- Kết hợp tự sự với biểu cảm.

- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.

- Giọng thơ trữ tình, thống thiết.

2. Ý nghĩa văn bản:

Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan. )

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 7642Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61, 62: Ông Đồ - Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 61,62
Ngày soạn: 02/12/2012
Ngày dạy: 03/12/2012 
Ông Đồ
 Vũ Đình Liên ( 1913 – 1996 )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 	- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một
 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Giáo viên: tìm tư liệu tham khảo, minh hoạ cho bài giảng.
- Học sinh : Đọc và soạn bài ở nhà.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
	Nêu ý nghĩa và nghệ thuật bài thơ “Hai chữ nước nhà”.
( 1. Nghệ thuật: 
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
- Giọng thơ trữ tình, thống thiết.
2. Ý nghĩa văn bản:
Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan. )
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Hiểu đôi nét về tác giả tác phẩm, tác giả, phong cách của nhà thơ.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Nêu hiểu biết của em về tác giả Vũ Đình Liên?
GV: Ông còn là nhà giáo , nhà nghiên cứu và dịch thuật văn học, ông sáng tác thơ không nhiều lắm, bài “Ông đồ” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Vũ Đình Liên (1913-1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
Nêu xuất xứ của bài thơ?
Đây là bài thơ tiêu biểu nhất được in trên báo tinh hoa 1936, tác phẩm được coi là kiệt tác của ông.
2. Tác phẩm.
“Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên
GV: để có những cảm nhận chung về bài thơ chúng ta cùng nhau đọc.
- Cách đọc: giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Đọc khổ 1,2 vui, phấn khởi. Khổ 3,4 giọng trầm, buồn, xúc động, khổ cuối buồn, lắng đọng.
GV: đọc mẫu.- HS: đọc. Nhận xét.
GV: Lưu ý một số từ khó trong chú thích.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
GV: Thơ ngũ ngôn là một thể thơ bình dị, gần gũi và khá phổ biến trong thơ hiện đại.
 Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
Xác định bố cục của bài thơ?
Ngũ ngôn: 5 chữ/câu, 4 câu/khổ.
Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
HS trả lời
3. Đọc-Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
- Thể thơ: Ngũ ngôn.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
- Bố cục: gồm 3 phần
Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
Phần 2: Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
Phần 3: Khổ thơ cuối: Tâm tư, tình cảm của tác giả.
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Tìm hiểu chi tiết giá trj nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não.
Thời gian: 55 phút.
HS đọc hai khổ thơ đầu.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
«Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.»
Qua 2 câu thơ đầu cho chúng ta biết ông đồ xuất hiện vào thời điểm nào? Sự xuất hiện ấy diễn ra như thế nào?
Ông đồ xuất hiện vào dịp tết đến xuân về (hoa đào nở), trở thành quen thuộc đối với mọi người (mỗi năm – lại thấy),
II. Đọc-hiểu văn bản:
Mùa xuân năm xưa:
-Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng náo nhiệt.
Cụm từ “Mỗi năm” “Lại thấy” có ý nghĩa gì?
Cụm từ chỉ sự lăp lại của thời gian -> cho thấy sự xuất hiện ấy của ông đồ đã trở thành quen thuộc, gần gũi với mọi người.
Ông Đồ xuất hiện vào dịp tết đến xuân về, trở thành quen thuộc đối với mọi người
Khổ thơ còn giới thiệu cho chúng ta biết ông đồ xuất hiện để làm gì? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
GV: Hoa đào nở là dấu hiệu của mùa xuân, và tết cổ truyền của dân tộc, mọi người, mọi nhà nô nức chuẩn bị sắm tết, nào là 
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
và ông đồ xuất hiện cùng với nghiên, bút, mực tàu, giấy đỏ (hồng điều) để sẵn sàng bán chữ, viết thuê câu đối mang ý nghĩa chúc tết mừng xuân, cầu hạnh phúc ... cho những người khách vẫn còn yêu quý thứ chữ thánh hiền đem về treo trang trí để đón tết mừng xuân. 
Để viết chữ thuê, bán chữ. (mực tàu, giấy đỏ)
Vậy sự xuất hiện của ông có ý nghĩa như thế nào? 
GV: Sự xuất hiện của ông như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng sắc màu của phố xá của mọi người đang nô nức hối hả sắm tết đón xuân. Có ý nghĩa mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
góp thêm vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường.
góp thêm vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường, mang lại niềm vui cho mọi người.
GV gọi HS đọc khổ thơ 2.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
«Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay»
Khổ thơ này nói về việc gì?
Tài viết chữ của ông đồ được miêu tả qua chi tiết nào?
Trong câu thơ tác gỉa sử dụng nghệ thuật gì? Từ đó cho em hình dung như thế nào về nét chữ của ông đồ?
Nét chữ ấy tạo cho ông đồ một vị trí như thế nào trong con mắt người đời?
 Qua khổ thơ đầu hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào?
Việc ông đồ viết chữ.
Hoa tay thảo những nét
Như rồng múa phượng bay
So sánh, hình dung nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý, được mọi ngời mến mộ và quý trọng.
Quý trọng, mến mộ->Đắt hàng“Bao nhiêu”
Rất có ích với mọi người, ông là người mang niềm vui và hạnh phúc đến cho họ được mọi người trọng vọng.
Ông đồ trở thành nhân vật trung tâm trước sự ngưỡng mộ của mọi người khi chữ Nho còn được trọng vọng, một nét đẹp văn hoá cổ truyền đang được tôn vinh.
Đằng sau hình ảnh ông đồ qua 2 khổ thơ đầu em hiểu gì về cảm xúc của người viết?
Tác giả rất quý trọng ông Đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc, mến mộ chữ nho, nhà nho.
-Trong đó, ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ.
Đọc khổ thơ 3
Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ý chính của khổ thơ này là gì?
GV: Như vậy là thời thế đã thay đổi, Hán học lụi tàn trong XH thực dân nửa phong kiến. Tú Xương đã từng thốt lên rằng:
“Thôi có ra gì cái chữ nho
Ông nghè, ông cống cũng nằm co”
 - Cho nên vẫn ông đồ ấy, vẫn con người tài hoa ấy vậy mà xưa thì “phố đông người qua với bao nhiêu người thuê viết”, còn nay thì “mỗi năm mỗi vắng và người thuê viết nay đâu”? Câu hỏi tu từ cất lên với biết bao nỗi buồn tủi, ngơ ngác bàng hoàng trước sự đổi thay nghiệt ngã của cuộc đời.
HS đọc
Nỗi buồn của ông đồ vắng khách.
Mùa xuân hiện tại:
Sự xuất hiện của ông đồ ở hai khổ thơ này có điểm gì giống và khác với hai khổ thơ trên?
* Giống:
 - Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa.
- Ông đồ vẫn xuất hiện ở địa điểm cũ.
 - Cảnh vật vẫn chừng ấy: giấy, mực, người qua đường.
* Khác : vắng dần những người thuê viết.
Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa.
 Nhưng nỗi buồn của ông đồ được thể hiện rõ nhất trong câu thơ nào? vì sao?
=> Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt, buồn tủi của ông đồ trước sự lãng quên của mọi người.
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Phép nhân hoá đã khiến cho giấy, nghiên như có linh hồn, như cảm nhận được sự cô đơn lạc lõng. 
Biện pháp nhân hoá diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt, buồn tủi của ông đồ trước sự lãng quên của mọi người.
Đọc khổ thơ 4
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.
Em có hình dung như thế nào về ông đồ qua hai câu “Ông đồ vẫn ngồi đấy không ai hay” ?
Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm và lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường. Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc => Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên, cô đơn, lạc lõng, trong sự thờ ơ của mọi người. 
Cuộc đời đã thay đổi, ông đồ già đã vắng bóng.
Câu thơ gợi lên trước mắt chúng ta một cảnh tượng như thế nào?
GV: chúng ta hãy hình dung, trên nền giấy đỏ mà không còn đỏ ấy không phải là những nét chữ như rồng múa phương bay nữa mà giờ đây là nơi rơi rụng của những chiếc lá vàng, và với cái vàng của lá, cái nhạt nhoà của giấy, của mưa bụi đầy trời đã gợi một cảnh tượng thê lương, tàn tạ. 
HS cảm nhận trả lời
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.
Hai câu thơ có phải chỉ thiên về tả cảnh không? Cái tình chúng ta cảm nhận được ở đây là gì?
- Lá vàng rơi: gợi tả sự buồn bã, tàn tạ.
- Mưa bụi bay: gợi tả sự ảm đạm, lạnh lẽo, phải chăng đó cũng chính là mưa trong lòng người. Mưa ngoài trời phụ hoạ với mưa trong lòng người làm cho nỗi buồn càng buồn thêm, tủi càng tủi thêm.
hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong bài thơ đã gợi lên một cảnh tượng thê lương tàn tạ và nỗi buồn tủi, xót xa của ông đồ.
GV: Hai câu là sự minh họa rất chuẩn cho các khái niệm mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình. Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; dây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi và ông cũng bỏ mặc! Ngoài giời mưa bụi bay, câu thơ ấy tả cảnh hay lòng người? Chẳng phải mưa to gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả rích, dầm dề sầu não ghê gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao mà ảm đạm, mà lạnh lẽo tới buốt giá! Một thi sĩ thời Đường đã viết bài Thanh minh có hai câu:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ? 
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
 ( Thanh minh – Đỗ Phủ )
Có người đã dịch:
Thanh minh lất phất mưa phùn 
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa 
Ướm hỏi nơi nào có quán rượu 
Trẻ chăn trâu chỉ xóm Hoa Hạnh ở đằng xa
 (Bản dịch của Tương Như)
Thì ra cái mưa phùn chỉ lất phất, cái mưa bụi chỉ nhẹ bay vậy thôi mà cũng đủ làm người buồn xót xa, buồn nát ruột ( dục đoạn hồn )! Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ.
Hình ảnh ông Đồ “vẫn ngồi đấy” gợi cho em cảm nghĩ gì?
HS: Gợi buồn thương cho ông đồ cũng như cả một lớp người đã trở nên lỗi thời. Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ bị rơi vào lãng quên.
Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
GV: ở hai khổ thơ trên chúng ta thấy được ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đấy, thấy được sự cố gắng níu kéo của ông với cuộc đời, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa, ông đã hoàn toàn biến mất và nhà thơ đã dành cho ông những tình cảm như thế nào. 
HS: Nghệ thuật đối lập tương phản.
Nghệ thuật đối lập tương phản dựng lên hai cảnh đời trái 
ngược nhau của ông đồ với những bước thăng trầm của nền văn hóa Nho học nước nhà.
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp khổ thơ cuối cùng. 
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Nhóm thảo luận.
Trình bày kết quả.
3. Tình cảm của tác giả đối với ông đồ:
Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai chi tiết “hoa đào” và “ông đồ” ở khổ thơ đầu và cuối?
+ Giống: Đều xuất hiện hoa đào nở
+ Khác: Khổ đầu “Lại thấy ông đồ già”; Khổ cuối “không thấy ông đồ xưa”.
Sự giống và khác này có ý nghĩa gì?
- Giống: Thiên nhiên vẫn tồn tại, đẹp đẽ và bất biến. mùa xuân đến là hoa đào nở, đó là quy luật bất di bất dịch
- Khác: Con người không giống thiên nhiên, họ có thể trở thành xưa cũ, có thể mất đi. 
HS đọc 
“Mối năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”
Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt?
GV: kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ.
HS trả lời
Ông đồ già trở thành ông đồ xưa có ý nghĩa như thế nào?
- Sau mấy cái tết ế hàng, ông đồ vẫn ngồi đấy, năm nay ông đã hoàn toàn vắng bóng, ông đã bị dòng đời xoá sổ hẳn rồi, trở thành “ông đồ xưa” trở thành người xưa cũ, trở thành quá khứ. Thậm chí thành muôn năm cũ.
Khép lại bài thơ là một câu hỏi tu từ:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?” 
có ý nghĩa gì?
GV:
- Câu hỏi không phải chỉ hỏi một ông đồ cụ thể nữa mà hỏi về những người đã khuất, ở những thời đại qua đã từng làm nên vẻ đẹp văn hoá. 
- Câu hỏi đã bộc lộ tấm lòng cảm thương, tiếc nuối những người như ông đồ, những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi. Bài thơ chứa chan tinh thần nhân đạo.
=> Đến đây đã phần nào chứng minh nhận định “Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ”.
HS trả lời
Nỗi thương cảm bâng khuâng nuối tiếc không chỉ một đời 
người mà cả một lớp người 
- một nét đẹp văn hoá đã đi vào quên lãng. 
Qua cả bài thơ,em thấy tình cảm của tác giả đối với ông đồ và cả một thời đại văn hóa là gì? 
-Tác giả đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua.
Đằng sau sự tiếc nuối thương cảm đối với “những người
 muôn năm cũ”, bài thơ còn phản ánh hiện thực nào của xã hội
 đương thời?
Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: Hs nắm được nọi dung và ý nghĩa văn bản
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,
Thời gian: 10 phút
Yêu cầu HS tổng kết phần nội dung và nghệ thuật của văn bản.
HS trả lời
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: 
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
-Xây dựng những hình ảnh đối lập.
- Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
-Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ
HS trả lời
2. Ý nghĩa văn bản:
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Đọc kĩ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
Học thuộc lòng bài thơ.
Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
Bài sắp học: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
«Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.»
Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên
杜牧 
ĐỖ MỤC 
清明 
Thanh minh
Nguyên tác 
清明 
清明時節雨紛紛, 
路上行人欲斷魂。 
借問酒家何處有? 
牧童遙指杏花村。 
Phiên âm 
Thanh minh
Thanh minh thời tiết vũ phân phân, 
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. 
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ? 
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Dịch nghĩa :Tiết thanh minh 
Tiết thanh minh mưa rơi lất phất 
Người đi trên đưòng buồn tan nát cả tấm lòng 
Ướm hỏi nơi nào có quán rượu 
Trẻ chăn trâu chỉ xóm Hoa Hạnh ở đằng xa
Dịch thơ :Tiết thanh minh
Bản dịch của Tương Như 
Thanh minh lất phất mưa phùn 
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa 
Hỏi thăm quán rượu đâu à ? 
Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa thôn ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔng đồ.doc