Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 112: Tập làm văn: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 112: Tập làm văn: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Tiết 112 - Tập làm văn:

LUYỆN TẬP: ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

- Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: - Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: - Vận dụng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 112: Tập làm văn: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 112 - Tập làm văn:
Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
- Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: - Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: - Vận dụng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Giới thiệu Đề bài.
- Yêu cầu HS đọc Đề bài đã cho trong SGK.
- Đọc Đề bài.
I. Giới thiệu Đề bài.
- Đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”.
* Hoạt động 2 – Thực hành Luyện tập.
II. Thực hành Luyện tập.
? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm mà SGK đưa ra?
? Cần sửa chữa, sắp xếp như thế nào cho hợp lí?
? Bố cục khi ấy ra sao?
- Thảo luận, nhận xét.
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. Nhận xét về hệ thống luận điểm đã cho trong SGK.
- Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp còn lộn xộn.
- Sửa chữa, sắp xếp lại, thành hệ thống mới:
a. Mở bài:
- Những chuyến tham quan, du lịch đã giúp ích cho người tham gia rất nhiều.
b. Thân bài: 
* Về hiểu biết:
- Cụ thể hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn những điều đã học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
- Đưa lại những bài học, những kinh nghiệm mới không tìm thấy trong sách vở, trong những bài học ở trường, lớp.
* Về tinh thần:
- Tìm thêm được những niềm vui mới cho bản thân.
- Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
* Về thể chất: Làm cho ta khoẻ mạnh, sức chịu đựng bền bỉ hơn.
c. Kết bài: - Tham quan, du lịch thật là những hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn trích trong văn bản Đi bộ ngao du.
? Trong đoạn văn, em nhận thấy yếu tố tình cảm nào được tác giả đưa vào?
? Cảm xúc ấy được thể hiện ở chỗ nào?
? Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
? Yếu tố biểu cảm đã được bộc lộ như thế nào trong đoạn văn cho trong SGK?
- Đọc.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
2. Luyện tập xác định và đưa yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận.
a. - Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ.
- Cảm xúc ấy được thể hiện ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi; ở những từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu biểu cảm.
b. Luận điểm: “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.”
- Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi và sau khi đi.
- Yếu tố biểu cảm đã được bộc lộ khá rõ trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phát triển các luận cứ.
? Chúng ta có thể đưa những yếu tố biểu cảm nào vào bài viết của mình?
? Đưa những yếu tố ấy như thế nào?
- Đọc đề bài.
- Phát triển luận cứ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
3. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn.
* Đề bài: “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu và Quê hương của Tế Hanh, đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước.”
* Phát triển các luận cứ:
- Cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.
- Cảnh thiên nhiên gắn với khao khát tự do.
- Cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển, quê hương.
* Các yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn, rạo rực, cùng lo lắng, băn khoăn, cùng nhớ tiếc, bâng khuâng
* Cách đưa: Có thể đưa vào cả ba phần Mở bài, Thân bài và Kết bài.
- Viết một câu, hoặc một đoạn phát triển một luận cứ.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà thực hành đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 112.doc