Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 14

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 14

 Tuần 14 Tiết 53

 DẤU NGOẶC KÉP

I.Mục tiêu:Giúp HS

- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết

- Có KN sử dụng dấu ngoặc kép

II.Chuẩn bị

 +GV:Soạn bài ,SGV ,SGK,tài liệu tham khảo ,bảng phụ

 +HS :đọc trước bài ,tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép

III.Các bước lên lớp

1.ổn định

2.Kiểm tra :Trình bầy công dụng của dấu ngoặc đơn ,dấu hai chấm

3.Bài mới

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 691Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: Ngữ văn : Bài 14
G:
 Tuần 14 Tiết 53
 Dấu ngoặc kép
I.Mục tiêu:Giúp HS
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết 
- Có KN sử dụng dấu ngoặc kép 
II.Chuẩn bị 
 +GV:Soạn bài ,SGV ,SGK,tài liệu tham khảo ,bảng phụ 
 +HS :đọc trước bài ,tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép 
III.Các bước lên lớp 
1.ổn định 
2.Kiểm tra :Trình bầy công dụng của dấu ngoặc đơn ,dấu hai chấm 
3.Bài mới 
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
 HĐ1: Khởi động
VD: Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là bức tranh thu nhỏ của XH VN trước CM
- Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?à Đánh dấu từ ngữ tên tác phẩm
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
Gọi HS đọc VD - Sgk
a)Thánh Găng đi"Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó"
b)"dải lụa"
- Dấu ngoặc kép trong những VD trên dùng để làm gì ?
- Dùng để đánh dấu
- Qua các VD a, b, c, d em có nhận xé gì về dấu ngoặc kép?
Gọi 1à2 HS đọc ghi nhớ
GV cho HS lấy VD minh hoạ
VB "ôn dịch, thuốc lá" là VB nhật dụng
H HĐ3: HD HS luyện tập
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
- Hãy đặt dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp và giải thích lí do.
- Vì sao 2 câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau
Bài 5: GV hướng dẫn HS tự làm
có người bảo: tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh.
I) Công dụng
1. Bài tập: SGK – T141
*.Phân tích ngữ liệu
a)Lời dẫn trực tiếp (câu nói của Giăng đi)
b) Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt (phương thức ẩn dụ)à"dải lụa" chỉ chiếc cầu
c)Từ"văn minh" khai hoáà ý mỉa mai
d)Đánh dấu tên các vở kịch
- Đánh dấu từ ngữ , câu, đoạn dẫn trực tiếp, từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, hàm ý mỉa mai, tên tác phẩm, tờ báo
2.Ghi nhớ : SgK
II)Luyện tập
Bài 1- T142
a)Dẫn trực tiếpà Lão Hạc tưởng như con chó Vàng muốn nói với Lão 
b)ý mỉa mai
c)Dẫn trực tiếpà Lời nói của người khác
d)Dẫn trực tiếp và hàm ý mỉa mai
đ) Dẫn trực tiếp 2 câu thơ của Nguyễn Du
Bài tập 2 – T142
a)Cười bảo:"Cá tươi?""tươi" điàBáo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp
b)Chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ.."à Đánh dấu trực tiếp
c)Bảo hắn:" Đây làđi 1 sào"àlời dẫn trực tiếp.
Bài tập3 – T143
a)Dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (nguyên văn lời chủ tịch HCM)
b)Không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn(lời dẫn gián tiếp)
4.Củng cố : Gv hệ thống lại bài
 - Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ? 
5.HDVN :Học thuộc ghi nhớ và làm các b/tập còn lại
 - ôn luyện về dấu câu
-----------------------------------------------------------------------------------------------
S : 
G: Ngữ văn : bài 13,14 
 Tiết 54
 Bài toán dân số
I) Mục tiêu
- Hiểu được mục đích và ND chính mà tác giả đặt ra qua VB là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người
- Biết được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp k/c với lập luận trong việc thể hiện ND bài viết
- Có KN đọc và phân tích lập luận chứng minh- giải thích trong 1 VB nhật dụng
II)Chuẩn bị
GV :Soạn bài ,SGV ,SGK 
+HS :Đọc trước bài,vở viết, sgk
III) các bước lên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra
- VB " ôn dịch, thuốc lá" thuyết minh vấn đề gì? có tầm quan trọng ntn?
- Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và đăc điểm ntn?
3. Bài mới
Hoạt động GV và HS
Tg
Nội dung chính
 HĐ1: Khởi động: 
VD : Trời sinh voi, trời sinh cỏ
 - Có nếp, có tẻ
- Em hiểu như thế nào về các thành ngữ trên ?
- Quan niệm xưa lạc hậu đẻ nhiều con, tự do, vô kế hoạch. Dân số nước ta tăng nhanh nên nghèo, bệnh tật lạc hậu. Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm. Nên chúng ta tìm hiểu bài toán dân số
HĐ2: Đọc hiểu văn bản
Yêu cầu HS đọc to rõ ràng, chú ý dấu câu cảm các con số, từ phiên âm
Gọi 2à 3 HS đọc – GV nhận xét- BSung
- Lưu ý chú thích 3: chàng Ađam và Ê va
- Cấp số nhân là gì?
H?: Bố cục bài chia làm mấy phần? ND từng phần
- Đ1: Từ đầu àsáng mắt ra: Nêu vấn đề bài toán dân số và KH hoạch đặt ra từ thời cổ đại
- Đ2: Tiếpà ô 31 của bàn cờ: Tốc độ gia tăng dân số (ý 1: Bài toán cổ, ý 2: so sánh gia tăng dân số, ý 3: Thực tế)
- Đ3. con lại: Kêu gọi hạn chế tăng dân số
- VB thuộc loại VB gì? Thuyết minh vấn đề gì?
Gọi HS đọc phần đầu MB
H?: ND chính của phần mở đầu VB là gì?
-.Nêu vấn đề dân số và kế hoặch hoá gia đình
H?: Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm t/g sáng mắt ra?
 HS thảo luận (3')
- Em hiểu thế nào là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình?
- HS báo cáo- nhận xét- GV bổ xung
DK: Dân số là người sinh sống trên phạm vi một quốc gia
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến xã hội, nghèo đói lạc hậu, dân số gắn liền với KH hoá gia đình, tức vấn đề sinh sảnà đang được tác giả quan tâm
H?: Ai sáng mắt? sáng mắt ra là ntn? 
- Tác giả tỏ ý nghi ngờ phân vân, không tin loại có sự chênh lệch ý kiến như vậy 
H?: Khi nói mình sáng mắt ra, tác giả muốn nói gì với người đọc VB này?
- Cùng sáng mắt ra về vấn đề dân số
H?: Có em nhận xét gì về cách nêu vấn đề? Theo em có tác dụng gì với người đọc?
GV: Bất ngờ hấp dẫn ,cách nói ẩn dụ tượng trưng: gần gũi ,tự nhiên ,dễ thuyết phục 
 Gọi HS đọc phần 2
H?: Tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
- Vấn đề được nhìn nhận từ bài toán cổ
Bàn cờ gồm 64 ô vuông: đặt 1 hạt ô1, ô 2 có 2 hạt nhân đôià phủ khắp bề mặt trái đất
H?: Em hiểu bản chất của bài toán hạt thóc như thế nào?
--> ô 1 đặt 1 hạt thì ô 2 đặt 2, ô 3 đặt 4, ô 4 là 8, ô 5 là 16, ô 6 là 32, ô 7 là 64, ô 8 là 128, ô 9 là 256
H?:Liệu có người nào có đủ số hạt thóc để xếp đầy tất cả 64 ô của bàn cờ không? Vì sao?
--> Đến ô 64 thì số hạt thóc tăng lên đến tỉ tỉkhông ai có đủ số thóc
H?:Nhà thông thái đặt ra bài toán này có mục đích gì?
- sự gia tăng dân số.. kinh hoàng khủng khiếp
 HS đọc đoạn "Bấy giờ5%"
H?: ở đoạn này cách chứng minh của người viết có gì thay đổi?
- Gọi HS tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ truyện trong kinh thánh : Lúc đầu chỉ có Ađam và Eva – theo kinh thánh".
- Em hiểu kinh thánh nghĩa là gì?
H?: Việc đưa nhiều con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước có mục đích gì ?
- Các tư liệu thuyết minh về dân số có tác dụng gì?
- Các tính toán ds trong kinh thánh kết hợp với bài toán cổ tác động ntn đến người đọc?
--> Dễ hiểu, gây lòng tin, dễ thuyết phục
GV lấy VD sinh con ở các châu á và châu Phi
Châu á: ấn Độ: 4,5; Nêpan: 6,3; Việt Nam: 3,7
Châu Phi: Ruanđa: 8,1; Tandania: 6,7
- Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số của các châu lục này? 
- Tốc độ gia tăng dân số lớn (so với châu Mĩ, Châu Âu)
- Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hoá ở các châu lục này?
- Nhiều nước nghèo đói, lạc hậu (Liên hệ VN)
- Từ đó có thể rút ra lập luận gì về mối quan hệ dân số với sự phát triển của xã hội?
- Kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân của nghèo nàn lạc hậu
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Qua đó em có tác dụng gì?
GV: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích lí lẽ đơn giản, chứng cứ đầy đủ.. cảnh báo sự gia tăng dân số quá nhanh à Chưa được giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả
 Gọi HS đọc phần kết bài
H?;Nhận xét kết bài của tác giả kêu gọi v/đề gi ? 
- Tập chung hướng vào chủ đề (bài toán dân số)
H?;Em hiểu ntn về lời nói "Đừng 1 hạt thóc"
- Con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân không còn đất sống
H?: Tại sao tác giả: Đó là con người tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người?
H?:Nhận xét gì về cách lập luận của t/g ? Qua đó, tác giả đã bộc lộ thái độ gì?
- Nhận thức rõ về vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ
H?: Bài văn đem lại hiểu biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Sự tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại dẫn đến nghèo đói, lạc hậu
 Gọi 1à2 HS đọc nghi nhớ
GV hướng dẫn HS l/tập
1. Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao? (Giáo dục phụ nữ)
2. Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại?
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
1.Đọc 
2.Tìm hiểu chú thích 
II.Bố cục: 3 phần
*Thể loại :VB nhật dụng ,nghị luận ,chứng minh ,giải thích ( vấn đề XH dân số tăng và hậu quả 
III.Tìm hiểu văn bản
1.Nêu vấn đề dân số và kế hoặch hoá gia đình 
- Được đạt ra từ thời cổ đại 
- Dân số và kế hoặch hoá g/đình
- Tôi bỗng sáng mắt
- Bất ngờ hấp dẫn ,cách nói ẩn dụ tượng trưngàgần gũi ,tự nhiên ,dễ thuyết phục 
2.Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình 
+Bài toán cổ 
- Bài toán đặt theo cấp số nhân.. Tăng lên chóng mặt, khủng khiếp
- câu chuyện ngụ ngôn thông minh, trí tuệ dẫn đến việc so sánh sự gia tăng dân số.. kinh hoàng khủng khiếp
+Câu chuyện trong kinh thánh: có 2 người Ađam và Êva
- 1995 – dân số 5,63 tỉ (đặt ô thứ 30 của bàn cờ)
- Sự gia tăng dân số nhanh chóng
- Thực tế : Mỗi phụ nữ lại có thể sinh .. nhiều con .. chỉ tiêu mỗi người chỉ có 1 đến 2 con là khó thực hiện
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích lí lẽ đơn giản, chứng cứ đầy đủ.. cảnh báo sự gia tăng dân số quá nhanh à Chưa được giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả
3. Kêu gọi hạn chế sự gia tăng dân số
- Muốn còn đất sống .. sinh đẻ có kế hoạch, hạn chế sự gia tăng dân số..Lời lẽ ngắn gọn,lập luận chặt chẽ.. Vấn đề còn và nghiêm túc của nhân loại
IV)Ghi nhớ – SGK- T132
V)Luyện tập 
4.Củng cố : Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
5.HDVN: Làm BT 1, 2, 3 –T132
 Đọc thêm – T132. Soạn bài "Vào nhà ngục Quảng Đông"
Soạn: 22/11/2009 Ngữ văn –Bài 15
Giảng: 23/11/2009 
 Tiết 55
 Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác
(Phan Bội Châu)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX - những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẵn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 2. Kĩ năng.
ẳngèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.
3. Thái độ.
- Biết được sức truyền cảm của nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng.GD lòng yêu nước và niềm tin vào con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn.
II. đồ dùng:
- GV: tài liệu tham khảo, bảng phụ 
- HS: sgk, vở soạn bài.
III. phương pháp.
- Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề, đàm thoại
IV. tổ chức giờ học.
1.ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A13( ), 8A5( ), 
2. Kiểm tra (3’):
- Văn bản "Bài toán dân số" giúp em biết điều gì?
3. Bài mới.
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
 * HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung bài mới sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Đồ dùng: Chân dung Phan Bội Châu.
- Cách tiến hành:
H: Em có hiểu biết gì về Phan Bội Châu?
 PBC đã từng bị TDP kết án tử hình vắng mặt 1912, khi bị quân phiệt Quảng Đông bắt giam biết chúng có ý định trả cho Pháp, ông nghĩ mình khó có thể thoát chết. Nên đầu ... à gì?
- Chỉ PBC, Sự nghiệp cứu nước mà PBC theo đuổi
H: Tại sao tác giả nhắc lại từ còn, còn nhằm mục đích gì?
- Lời nói dõng dạc, thái độ coi thường bất chấp hiểm nguy
H: "Bao nhiêu" thuộc từ loại gì? (số từ chỉ số nhiều)
H: Em có nhận xét gì về BP NT. Từ đó em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ này?
*GV : Điệp từ, số từ chỉ số nhiều , hình ảnh người anh hùng hiên ngang ý chí thép gang, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp của mình, thái độ coi thường bất chấp hiểm nguy
* HĐ 4: HDHS Tìm hiểu ghi nhớ.
 - Mục tiêu: HS rút ra được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cách tiến hành:
H: Nêu giá trị ND và NT nổi bật của bài thơ? 
 Gọi 1à2 HS đọc ghi nhớ
* HĐ5: HD luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được bài tập.
- Cách tiến hành:
 Tìm và phân tích cặp câu đối nhau trong bài thơ.
Cặp 3- 4 (thực) và 5-6 (luận) đối ý, đối lời
 Đã khách không nhà trong bốn biển
 lại người có tội giữa năm châu 
1’
5’
27’
3’
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích.
a) Tác giả - tác phẩm.
* Tác giả: PBC (1867 – 1940) tên hiệu Sào Nam - quê Nghệ An
- Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta .
* Tác phẩm: Viết trong ngục giam năm 1914 bằng chữ Nôm, in trong tác phẩm “Ngục trung thư”. 
- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
b) Các chú thích khác.
- 1, 2, 6
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề (Câu 1, 2)
 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
- Điệp từ, quan hệ từ.
Giọng đùa vui, vừa cứng cỏi mềm mại diễn tả tâm trạng bình tĩnh, tự tin, lạc quan ngay cả trong nguy nan.
2. Hai câu thực (Câu 3, 4).
 Đã khách ko nhà trong 4 biển
 Lại người có tội giữa năm châu
- giọng trầm bổng.
- đối ý, đối từ 
-> Nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng trong cảnh tù ngục lạc quan, kiên cường, chấp nhận hiểm nguy trên đường tranh đấu
3. Hai câu luận.
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.. 
- Phép đối, Cách nói quá lối nói khoa trương-> ý trí một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Thái độ ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.
4. Hai câu kết
 Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm, sợ gì đâu... 
- Điệp từ, số từ chỉ số nhiều 
-> Hình ảnh người anh hùng hiên ngang ý chí thép gang, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp của mình, thái độ coi thường bất chấp hiểm nguy.
IV. Ghi nhớ – SGK – T148
NT
ND
V. Luyện tập
4. Củng cố (3’ : Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ
Phát biểu cẩm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ
5. HDVN (2’): Học thuộc bài
- Nắm được NT và ND ý nghĩa bài thơ
- Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn.
 + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
Soạn: 5/12/2009 Ngữ văn -Bài 15
Giảng: /12/2009
 Tiết 56
 Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn
 (Phan Châu Trinh)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu và phân tích được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan, vững chí, nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt nhưng vẫn hiên ngang, phong thái ung dung đường hoàng. 
2. Kĩ năng:
- Biết RLKN củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. 
3. Thái độ:
- Có tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.
II. Đồ DùNG:
+ GV: tài liệu tham khảo 
+ HS : SGK, Vở soạn.
III. PHƯƠNG PHáP.
- Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’). 
2. Kiểm tra (3’)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ "Cảm tác .."của P B Châu? - Phân tích 2 câu thơ đầu ?
3.Bài mới .
HĐ của GV và hs
Tg
Nội dung chính
* HĐ1:Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung bài học sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Cách tiến hành:
 Phan Châu Trinh cũng như PBC -= là những nhà nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm đem tài sức của mình để chấn hưng đất nước. Ông cũng bị thất bại và bị tù đày nhiều năm. Trong tù, cụ cũng làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Một trong những bài thơ đó là bài: “Đập đá ở Côn Lôn”
* HĐ2: Đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: HS biết đọc đúng chính tả và thể hiện cảm xúc. Nhận biết được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm thể hiện khẩu khí ngang tàn và giọng điệu hào hùng, nhịp 4/3. 
H: Qua theo dõi phần chú thích,nêu những hiểu biết của em về tác giả ? 
-1 số tác phẩm chính: Tây hồ thi tập, tỉnh quốc hồn ca, xăng tê thi tập 
H: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ở đâu ?
Giải thích từ khó 
H: Bài thơ có bố cục chia làm mấy phần? 
- 2 phần : 4câu đầu -> Công việc đập đá 
 4 câu cuối -> Cảm nghĩ từ việc 
H: VB này được sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- BCảm là chính + Tự sự 
* GV giải thích quan niệm nhân sinh truyền thống làm trai:
 - “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” –PBChâu
 Hoặc: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
 (Ng Công Trứ)
đó là lòng kiêu hãnh, ý trí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Còn PCTrinh đứng giữa đất Côn Lôn tư thế hiên ngang sừng sững. 
* HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- cách tiến hành:
 Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu
H: Bốn câu thơ đầu toát lên nội dung gì?
H; Tư thế của con người ở đây được miêu tả ra sao?
H: Em có nhận xét gì vè từ ngữ. hình ảnh được sử dụng qua câu thơ mở đầu? vẻ đẹp hiện lên như thế nào?
H: vẻ đẹp hùng tráng được m/tả như thế nào? Em hiểu lừng lẫy là gì ? thuộc từ loại gì ?
H:Tác giả sử dụng biện pháp NThuật nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì ? 
*GV: Hai câu đầu Tgiả giới thiệu hoàn cảnh của mình phải đầy ra đảo Côn Lôn bị bắt đi đập đá (1908- 1911). Song diễn tả bằng lời thơ với khẩu khí cảm hứng mãnh liệt đứng giữa đất trời Côn Lôn tư thế hiên ngang sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng
H: Công việc đập đá được miêu tả cụ thể ntn? Em hiểu “đập bể” ở đây nghĩa là gì?
H: Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn là công việc ntn? vất vả không?
- Làm bằng tay thủ công, nặng nhọc, khối lượng lớn chỉ dành cho người tù khổ sai.
H: Các từ “xách, tan, đập” thuộc từ loại gì? 
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật?
H: Từ đó vẻ đẹp của người tù yêu nước được bộc lộ ra sao?
* GV: Khí thế của người tù ngang tàng như bước vào trận chiến đấu mãnh liệt, hành động mạnh mẽ quả quyết "xách búa, ra tay" sức mạnh ghê gớm thần kì "lở núi non, đánh tan năm 7 đống". Người tù gây ấn tượng trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ biến công việc lao động nặng nhọc, vất vả thành 1 cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như thần thoại -> khí phách hiên ngang.
H: Bốn câu thơ có 2 lớp nghĩa là gì?
- Nghĩa đen: là công việc đập đá.
- Nghĩa bóng là chống lại kẻ thù để đem lại tự do, độc lập, dân chủ.
-> Từ việc đập đá tác giả nói tới p/c, khí phách của người chiến sĩ
 Gọi HS đọc 4 câu cuối
H: Bốn câu thơ này có ND gì? Người tù đã có cảm nghĩ về công việc đập đá này ra sao?
H: Em hiểu “thân sành sỏi” và “dạ sắt son” ở đây có nghĩa là gì?
- Những tháng ngày gian khổ với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM.
H: Tác giả sử dụng bp NT nào?
- Thành ngữ, phép đối
- Giữa thử thách gian nan tháng ngày / mưa nắng , thời gian phải chịu đựng hết ngày này, qua ngày khác sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ thân sành sỏi bền dạ sắt son 
H: Em cảm nhận được phẩm chất cao quí nào của người tù yêu nước?
* GV: Con người dạn dầy phong trần, không nề hà gian khổ, ý chí không mòn, kiên cường, không có khó khăn nào có thể chùn bước, thay đổi, lung lay quan tâm ý chí của người tù trên đảo. Càng khó khăn gian khổ càng son sắt 1 lòng.
H: Hai câu thơ cuối cùng nói về việc gì?
 Có gan làm việc lớn, khi phải tù đầy chỉ là việc nhỏ.
H: Em hiểu “vá trời” là gì? Hình ảnh này gợi cho em điều gì?
H: Tác giả sử dụng bp Nt nào? 
-Từ láy. Đối lập: vá trời/ việc con con
H:Từ đó em hiểu phẩm chất cao quí của người tù được bộc lộ ntn?
* HĐ nhóm (3- 5')
1. Bài thơ Đập đá Côn Lôn em đã cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước?
2. Em học được những phẩm chất gì của người chiến sĩ cách mạng?
 HS báo cáo –nhận xét –GV bổ xung
DK: 1. Hiên ngang trung thành với lí tưởng
 2. Gian nan không chùn bước, khó khăn không nản lòng.
* HĐ 4: HDHS Tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS trình bày được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- cách tiến hành:
H: Em hãy trình bày ND và NT đặc sắc của bài thơ?
 Gọi HS đọc ghi nhớ
* HĐ5: GV HD HS Luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được bài tập.
- Cách tiến hành:
 GV HD HS làm BT2 (SGK- T150)
1’
6’
25’
3’
I.Đọc và thảo luận chú thích. 
1.Đọc. 
2. Thảo luận chú thích 
a.Tác giả, tác phẩm: 
* Tác giả: Phan Châu Trinh (1872-1926), biệt hiệu Hi Mã - quê Quảng Nam. Ông là nhà yêu nước, nhà CM, nhà thơ, nhà văn cháy bỏng lòng yêu nước. 
* Tác phẩm: Viết trong hoàn cảnh tác giả bị bắt giam & đày đi Côn đảo (năm 1908)
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
b). các chú thích khác.
- 4, 5, 6
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Công việc đập đá 
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”
- Nhà thơ miêu tả bối cảnh ko gian diễn tả tư thế hiên ngang sừng sững và vẻ đẹp hùng tráng của con người giữa trời đất Côn đảo. 
 “Lừng lẫy làm cho lở núi non”
-> Từ láy, hình ảnh gợi tả.
 Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt với sức mạnh phi thường, có khả năng dời non lấp biển. 
 “Xách búa đánh tan năm ,bảy đống
 Ra tay đập bể với trăm hòn” 
- ĐT mạnh, sốtừ, đối câu 3,4, giọng thơ khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ, bút pháp khoa trương (xách, đánh tan, ra tay, đập)
 -> Con người chủ động, đàng hoàng mang sức mạnh vô song, hiên ngang kiên cường trước gian nan.
2. Cảm nghĩ từ việc đập đá 
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi 
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son” 
- Tác giả sử dụng phép đối ,thành ngữ.
 -> ý chí sắt son không nao núng tinh thần, luôn bất khuất trước gian nguy và trung thành với lí tưởng yêu nước.
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con”
- Tác giả vận dụng thần thoại, từ láy, đối lập, ẩn dụ .
- Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình, coi thường gian lao tù đầy.
IV.Ghi nhớ :SGK –T150
V. Luyện tập 
- Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của người anh hùng.
-Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn, khí 
phách ngang tàn mãnh liệt.
4.Củng cố (3’):
 GV cho HS đọc lại diễn cảm bài thơ
 - Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ
5.HDVN (2’):
 Học thuộc lòng bài thơ
 - Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ
 - Soạn bài: Ôn luyện dấu câu. 
 + Soạn theo nội dung sgk. Thống kê các loại dấu câu đã được học và công dụng của chúng.
 + Làm trước các bài tập trong sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 14.doc