Luyện tập viết văn nghị luận

Luyện tập viết văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Củng cố lại và khắc sâu phương pháp, cách viết bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Yêu thích văn nghị luận.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

- HS: Ôn tập lại phần lí thuyết văn nghị luận chứng minh .

III. Tiến trình bài dạy.

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra.

3. Bài mới.

1. Đề 1.

 Phân tích bài Tôi đi học của Thanh Tịnh.

* Dàn ý.

1. Mở bài.

- Thanh Tịnh tên thật là Trần văn Ninh , sinh năm 1911, quê Gia Lạc – Huế. Bắt đầu sáng tác từ năm 1933.

- Giọng văn Thanh Tịnh nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ.

- Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê Mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là thiên hồi kí cảm động về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học.

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện tập viết văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập viết văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Củng cố lại và khắc sâu phương pháp, cách viết bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Yêu thích văn nghị luận.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lại phần lí thuyết văn nghị luận chứng minh .
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
1. Đề 1. 
 Phân tích bài Tôi đi học của Thanh Tịnh.
* Dàn ý.
1. Mở bài.
- Thanh Tịnh tên thật là Trần văn Ninh , sinh năm 1911, quê Gia Lạc – Huế. Bắt đầu sáng tác từ năm 1933.
- Giọng văn Thanh Tịnh nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ.
- Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê Mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là thiên hồi kí cảm động về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học.
2. Thân bài.
- Khung cảnh mùa thu ( Bầu trời, mặt đất....) mùa học sinh tựu trường.
- Ngày đầu tiên đi học để lại ấn tượng sâu đậm, không bao quên.
- Sau ba chục năm, nhớ về ngày ấy, tác giả vẫn còn bồi hồi xúc động.
- Những hình ảnh trong quá khứ hiện lên tươi rói trong tâm tưởng.( Con đường đến trường, ngôi trường, học trò cũ, học trò mới, thầy giáo....)
- Tâm trạng của cậu bé được mẹ dắt tay đi học( Thấy cái gì cũng khác lạ, bỡ ngỡ, rụt rè xen lẫn háo hức, cảm thấy mình đã lớn...)
- Trước mắt cậu bé là một thế giới mới mẻ, lạ lùng. Cậu vừa lo sợ phập phồng, vừa khát khao tìm hiểu, muốn được làm quen với bạn, với thầy....
- Vừa ngỡ ngàng, vờa tự tin, cậu bé bước vào giờ học đầu tiên.
3.Kết bài.
- Thiên hồi kí tôi đi học được viết từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Thanh Tịnh nói thay chúng ta cảm giác kì diệu của buổi hoạ đầu tiên trong đời.
- Bài văn làm rung động tâm hồn người đọc hơn nửa thế kỉ qua.
2. Đề 2.
 Phân tích bài trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
* Dàn ý.
1. Mở bài.
- Nguyên Hồng(1918 – 1982) quê Nam Định nhưng lớn lên và sinh sống chủ yếu ở Hải Phòng, từng trải qua quãng đời cơ cực, gắn bó với tầng lớp thợ thuyền nghèo khổ.
- Ông thấu hiểu, cảm thông, thương xót và quý trọng người lao động. Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người cùng khổ.
- Trong lòng mẹ trích từ hồi kí Những ngày thơ ấu viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Đoạn văn thể hiện và khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng không gì chia cắt được.
2. Thân bài.
* Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và bé Hồng.
+ Bà cô:
- Giả dối, cay nghiệt và độc ác: Cố tình nói cho bé Hồng biết tình cảnh thảm thương của người mẹ nơi đất khách quê người.
- Vờ hỏi bé Hồng có thích vào Thanh Hoá chơi với mẹ không. Cố tình xoáy sâu vào nỗi đau mất cha, xa mẹ của đớa cháu bất hạnh.
+ Bé Hồng:
- Nhạy cảm, nhận ra sự giả dối và ý nghĩa cay độc trong lời nói, vẻ mặt của bà cô.
- Phẫn uất, tủi thân, bé Hồng oà lên khóc.
- Không muốn tình thương yêu mẹ xcủa mình bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.
- Căm thù thái độ tàn nhẫn, đố kị, nhỏ nhen của bà cô và họ hàng bên nội đối với mẹ mình, muốn phản kháng mãnh liệt để bảo vệ người mẹ đáng thương.
* Cuộc gặp gỡ giữa mẹ con bé Hồng.
+ Hoàn cảnh gặp gỡ:
- Bé Hồng tan học, nhìn thấy chiếc xe kéo chạy qua, người phụ nữ ngồi trên xe rất giống mẹ nên cố chạy đuổi theo, vừa chạy vừa gọi.
+ Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
- Cảnh hai mẹ con gặp nhau được tác giả miêu tả bằng ngòi bút trữ tình sâu sác. đây là một bức tranh bằng ngôn ngữ về thế giới đầy tình thương yêu .
- Bé Hồng sung sướng đến cực điểm khi được ngồi trong lòng mẹ, được nhìn ngắm mẹ thoả thích, được trò chuyện cùng mẹ cho bõ những ngày xa cách.
- Những đau khổ, cay đắng của đứa con mồ côi dường như tan biến hết, chỉ còn một niềm hạnh phúc ngập tràn tâm hồn thơ dại.
3. Kết bài.
- Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng.
- Cho dù cảnh ngộ éo le đến mấy thì tình mẫu tử cũng không phai nhạt.
- đoạn văn trong lòng mẹ là bài ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
3. Đề 3.
 Phân tích đoạn trích tức nước vỡ bờ ( trích trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố)
* Dàn bài.
1.Mở bài.
- Giới thiệu vài nét về tác giả: Ngô Tất tố (1893 – 1954) quê Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh. Xuất thân nhà nho, hiểu biết khá sâu rộng về Hán học.
+ Ông viết báo, viết văn, nổi tiếng với tác phẩm tắt đèn. Được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945.
- Tiểu thuyết tắt đèn phản ánh sinh động nỗi khổ của nông dân Việt Nam dưới ách áp bức bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.
2.Thân bài. 
- Đoạn trích tức nước vỡ bờ được trích từ chương XVIII của tác phẩm.
- Sau khi bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng ra khỏi cảnh gông cùm, chị Dậu tất bật chăm lo cho anh Dậu.
- Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại ập đến định bắt trói anh một lần nữa vì nhà anh chưa đóng suất sưu của người em trai đã chết.
- Chị Dậu van xin hết lời nhưng bọn chúng vẫn không buông tha. Không thể chịu đựng được hơn được nữa, chị Dậu đã vùng lên đánh lại chúng để bảo vệ chồng.
+ Diễn biến tâm trạng chị Dậu.
- Lúc đầu chị sợ hãi, năn nỉ, cầu xin chúng rủ lòng thương hại. Vị thế của chị là kẻ dưới nên thái độ nhũn nhặn, hạ mình: Cháu van ông, cháu xin ông...
- Sau đó chị thẳng thừng cự lại bằng lí lẽ, nâng vị thế của mình lên ngang hàng với bọn người áp bức: Chồng tôi đau ốm, ông kkông được phép hành hạ.
- Cuối cùng chị giận dữ, thách thức và trừng trị thích đáng kẻ ác. Nâng vị thế lên cao hơn hẳn đối phương : Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Một lúc đánh bại hai đối thủ.
- Hành dộng phản kháng dữ dội của chị Dậu chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh; tức nước vỡ bờ.
- Tuy vậy, đây chỉ là hành động bột phát chứ chưa phải là hành động của người đẫ được giác ngộ cách mạng.
- Đoạn trích ca ngợi chị Dậu, một phụ nữ nông dân đảm đang, yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần quật cường trước cái xấu, cái ác.
3. Kết bài.
- Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực của Ngô Tất Tố.
- Nhà văn đã dành cho nhân vật chị Dậu tình cảm yêu thương, trân trọng. Bút pháp miêu tả sinh động đã hoàn thiện hình tượng người phụ nữ nông dân Việt Nam đẹp người, đẹp nết.
- Đoạn văn làm rung động tâm hồn người đọc hơn nửa thế kỷ qua.
4. Đề 4.
 Phân tích truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao.
* Dàn bài.
1. Mở bài.
- Nam Cao ( 1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu tri. Quê ở làng Đại Hoàng, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Ông viết nhiều về đề tài nông thôn và để lại cho đời những truyện ngắn xuất sắc.
- Ông được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam.
- Một trong những tác phẩm thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao là truyện ngắn Lão hạc, nhân vật chính là một lão nông dân nghèo khổ, thật thà, chất phác, yêu thương con hết lòng và giàu đức hi sinh.
2. Thân bài.
* Lão hạc – một ngfười cha hết lòng vì con.
- Vợ mất sớm. Lão dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con con trai duy nhất.
- Thấu hiểu nỗi đau đớn của con vì nghèo mà bị phụ tình.
- Tự dằn vặt vì không giúp được con thoả nguyện, để con phẫn trí bỏ làng đi phu đồn điền cao su.
- Thà nhịn đói chứ không muốn ăn vào số tiền dành dụm cho con.
- Vì thương con mà đành phải bán con chó Vàng để khỏi tốn kém.
* Lão Hạc – Một lão nông nghèo khổ nhưng sống trong sạch và tự trọng.
- Sau trận ốm kéo dài, lão không còn được ai thuê mướn nên lâm vào cảnh túng đói.
- Lão kiếm được gì ăn nấy, không thích sự thương hại của người khác, không làm điều bậy bạ.
- Lão tin cậy ông giáo, nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và số tiền lão để dành cho con trai.
- Buộc phải bán con chó Vàng, lão ân hận mãi, cứ trách mình cư xử không đàng hoàng với nó.
- Lão tự nguyện chọn cái chết dữ dội để giải thoát cuộc đời bất hạnh của mình.
* Bình luận.
- Trong sự bế tắc cùng cực của hoàn cảnh, người nông dân ngghèo vẫn giữ được phẩm giá tốt đẹp. Điều này thể hiện thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo của Nam Cao đối với những người nghèo khổ.
- Nam Cao đã lồng vào trong tác phẩm một triết lí nhân sinh: Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm, chia sẻ và nâng niu những điều đáng thương, đáng quí ở người khác.
- Nhân vật lão Hạc có ý nghĩa lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão hạc được sống.
3. Kết bài.
- Nhà văn Nam Cao đã giúp người đọc hiểu được nỗi khổ sở, bất hạnh của người nông dân nghèo dưới thời thực dân, phong kiến.
- Ông kín đáo ca ngợi vẻ đẹp cao quí trong tâm hồn họ. Điều đó khẳng định cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và tiến bộ của nhà văn.
- Hình ảnh lão Hạc nhắc nhở chúng ta hãy tôn trọng những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch.
5. Đề 5.
 Phân tích truyện cô bé bán diêm của An-déc-xen.
* Dàn bài.
1. Mở bài.
- An-đec-xen (1805 – 1875) là người Đan Mạch. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, bản thân phải vất vả kiếm sống.
- Ông có năng khiếu văn chương. Phần lớn sáng tác của ông dành cho thiếu nhi, truyện của ông nổi tiếng khắp thế giới.
- Cô bé bán diêm là truyện ngắn viết về số phận bất hạnh của người nghèo trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ 19. Bao trùm tác phẩm là tình thương yêu sâu sắc của nhà văn dành cho họ.
2. Thân bài.
* Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Đêm giao thừa, mọi người xum họp dưới mái nhà ấm áp, vui vẻ chuẩn bị đón mừng năm mới.
- Quang cảnh đẹp đẽ lã thường: Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đènvà trong phố sực nức mùi gỗng quay.
- Tiết trời giá lạnh bởi những cơn gió bấc hun hút.
* Hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé.
- Mồ côi mẹ, bà nội qua đời, cô bé không nơi nương tựa.
- Cha bắt đi bán diêm. Cô bé đầu trần, chân đất, váy áo phong phanh, đi lang thang từ sán đến tối mà không bán được bao diêm nào.
- Cô bé không dám về nhà vì sự bị cha đánh đòn và ở nhà thì cũng rét buốt chẳng khác gì ở ngoài đường.
- Cô bé vừa đói vừa rét, phải ngồi nép trong góc tường giữa hai ngôi nhà cho đỡ lạnh.
* Những ước mơ của cô bé.
- Mơ được sưởi ấm: Cô bé quẹt một que diêm để hơ bàn tay lạnh cóng và tưởng chừng như được ngồi trước lò sưởi lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng.
- Mơ được ăn ngon: Cô quẹt que diêm thứ hai. ánh lửa soi tỏ cảnh bàn tiệc trong nhà người ta. Cô mơ thấy con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, tiến về phía mình.
- Mơ được ngắm cây thông nô-en: Quẹt que diêm thứ ba, cô bé thấy hiện ra trước mắt một cây thông lớn, trang trí lộng lẫy, rực rỡ hàng ngàn ngọn nến.
- Mơ được gặp bà: Quẹt que diêm thứ tư cháy sáng, cô bé thấy rõ bà đang mỉm cười với em. Em cầu xin bà cho đi theo.
- Lần lượt cô bé quẹt hết bao diêm để níu kéo hình ảnh của bà và để bà cho đi theo đến một thế giới không còn đói rét và đau khổ.
* Cái chết bi thảm của cô bé bán diêm.
- Tất cả chỉ là ảo ảnh. Cô bé đã chết vì đói và rét.
- Người đi đường thờ ơ nhìn thi thể cứng đờ của em.
- Nhà văn khi miêu tả cái chết của cô bé bán diêm đã thể hiện rất rõ tình cảm xót thương vô hạn. Để làm giảm ... ng cảm không nguôitrong lòng nhà thơ.
2. Thân bài.
* Hình ảnh ông đồ già trong những năm đắt khách.
- Hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ.
+ Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào nở báo hiệu mùa xuân sang: Mỗi năm.lại thấy có nghĩa là điều đó đã thành quy luật.
+ Ông đồ già làm công việc viết thuê: 
 Bày mực tàu giấy đỏ
 Bên phố đông người qua.
Có sự tương phản giữa giá trị của chữ nghĩa thánh hiền ( vốn chỉ ở nơi trang trọng,tôn nghiêm) với chốn phố phường bụi bặm, tầm thường. Câu thơ hàm ý đạo nho đã đến lúc suy tàn, ông đồ già giờ đây phải bán chữ để kiếm sống qua ngày.
- Nhiều người còn biết quý trọng chữ Hán thuê ông đồ viết và tấm tắc khen chữ ông đẹp như phượng múa rồng bay. Ông đồ vui vì còn được trân trọng và an ủi.
* Hình ảnh ông đồ già trong những năm vắng khách.
- Buổi giao thời, tâm lí nhiều người hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ, trong đó có đạo nho. Số khách thuê viết chữ Hán mỗi năm mỗi vắng. niềm vui của ông đò già lụi tắt dần và cách kiếm sống của ông càng ngày càng khó. Thủ pháp ngghệ thuật nhân hoá
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc , thấm thía của ông đồ già và nâng hai câu thơ lên mức tuyệt bút, làm rung động hồn người.
- Hình ảnh ông đồ già tội nghiệp ngồi bó ngối lặng im giữa trời mưa bụi bay, trước mặt là lá vàng rơi trên giấy có khả năng gợi sự liên tưởng rất lớn. Ông đồ già chỉ còn là chững tích của một thời tàn, hoàn toàn bị lãng quên giữa dòng đời xuôi ngược. 
 Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay
* Hình ảnh ông đồ trong sự hoài niệm, nuối tiếc của nhà thơ.
- Quy luật thiên nhiên vẫn lặp lại đều đặn: Năm nay đào lại nở.
- Quy luật xuất hiện của ông đồ không còn nữa: Không thấy ông đồ xưa.
- Có thể ông đồ đã thành người muôn năm cũ, giống như cả thế hệ nho học của ông đã thực sự bị đẩy lùi vào quá khứ. Nhà thơ thương xót, ngậm ngùi và luyến tiếc vẻ đẹp một thời của họ.
3. Kết bài.
- Bài thơ ông đồ ngắn gọn, hàm súc, đặt ra cho người đọc nhiều vấn đề cầm suy ngẫm về nhân tình thế thái.
- Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị, tinh tế, cổ điển.
- Hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, lối nhân hoá, tượng trương sắc sảo tạo cho bài thơ một vể đẹp nghệ thuật độc đáo.
- Bài thơ khẳng định tên tuổi của Vũ Đình Liên trên thi đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Đề 3: Phân tích bài thơ quê hương của Tế Hanh.
1. Mở bài.
- Tế Hanh, quê ở Quảng Ngãi, tham gia cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đề tài quê hương xuất hiện nhiều lần trong sự ngghiệp sáng tác của Tế Hanh.
- Bài thơ Quê hương viết năm 1938 là nỗi nhớ, là tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh.
2. Thân bài.
* Hình ảnh quen thuộc của quê hương yêu dấu.
- Hiện lên qua lời giới thiệu tự nhiên, mộc mạc nhưng ẩn chứa tình cảm tự hào:
	Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
	Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
	Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
	Dân trai tráng trong làng đi đánh cá.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả sinh động.Hình ảnh so sánh.
	Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
	Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Là sáng tạo ngghệ thuật độc đáo. Bút pháp lãng nạm đem lại chất trữ tình bay bổng cho hình tượng thơ.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, vui tươi thể hiện khí thế lao động sôi nổi và khát vọng ấm no hạnh phúc của người lao động.
- Cảnh đoàn thuyền về bến được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết. Niềm vui hiẹn rõ qua hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu thơ.
- Nổi bật lên vẫn là vẻ đẹp khoẻ khoắn của những ngư dân dạn dày sóng gió đại dương.
- Bút pháp nhân hoá mang đến cho con thuyền một tâm hồn, một cuộc ssống như con người, biến nó thành nhân vật không thể thiếu của quê hương
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
- Tất cả gắn kết, hoà hợp với nhau tạo nên bức tranh sinh hoạt, sống động, rực rỡ sắc màu, in đậm dấu ấn trong kí ức những người con xa quê.
* Cảm xúc của nhà thơ.
- Thể hiện gián tiếp qua lời kể, lời tả đầy yêu mến, tự hào về quê hương.
- Thể hiện trực tiếp ở khổ thơ cuối
	Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
	Tôi thấy nhớ cài mùi nồng mặn quá!
- Tình yêu quê hương chân thành, tha thiết là cảm hứng chủ đạo bao trùm bài thơ.
3. Kết bài.
- Bài thơ quê hương là tấm lòng gắn bó sâu nặng của Tế Hanh với mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
- Hình ảnh quê hương nghèo luôn hiện lên trong tâm tưởng, vừa là nguồn sức mạnh vừa là lời nhắc nhở, mời gọi những đứa con xa trở về với cội nguồn.
Đề 4: Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.
1. Mở bài:
- Tố Hữu ( 1930-2003) . Tham gia cách mạng từ thời học sinh. Sự nghiệp sáng tác suốt cả cuộc đời. Ông được đánh giá là ngọn cờ đầu cảu thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, Tố Hữu đã được nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh.
- Bài thơ khi con tu hú sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, mùa hè năm 1939, vì tham gia hoạt động yêu nước chống ngoại xâm. Nội dung bài thơ thể hiện tâm trạng bức bối trong chốn lao tù và khát vọng tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. 
2. Thân bài.
* Tâm trạng của người thanh niên yêu nướcgiữa chốn ngục tù.
- Tác nhân gợi nhớ là tiếng chim tu hú rộn rã báo mùa hè đến. Cảm hứng thơ dào dạt cũng bắt nguồn từ âm thanh ấy.
- Tiếng chim gợi dậy cả một trời thương nhớ. Hình ảnh mùa hè tười vui tràn đấýưc sống hiện lên rõ rệt, sống động trong tâm tưởng người tù với những hình ảnh, âm thanh, màu sắc đã in sâu vào trí nhớ:
	Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.
	Vườn râm dậy tiếng ve ngân.
	Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
	Trời xanh càng rộng càng cao.
	Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.
- Bức tranh mùa hè quê hương gắn liền với cuộc sống tự do bên ngoài song sắt nhà tù càng thôi thúc tình cảm nhớ thương gia đình, bạn bè, đồng chí, càng đốt cháy ngọn lửa khát vọng tự do trong lòng người chiến sĩ trẻ.
- Sự tương phản gay gắt giữa quá khứ và hiện tại đẩy thái độ bất bình, phẫn uất của người tù lên cao độ:
	Ngột làm sao, chết uất thôi.
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
- Tiếng chim như tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống tự do , như nhấn mạnh tình cảnh trói buộc, tù túng của người chiến sĩ trong nhà tù của bọn đế quốc.
 * Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, thích hợp với việc miêu tả tâm trạng nhân vật.
- Bài thơ được hình thành từ sự kết hợp hài hoà giữa rung động mãnh liệt của cảm xúc với ngghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế.
3. Kết bài.
- Bài thơ là nỗi lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi mặc dù dang phải sống trong cảnh lao tù vẫn tràn đầy nhiệt huyết, thiết tha yêu cuộc đời tự do.
- Tầng sâu ý nghĩa của bài thơ là lời nhắc nhở mọi người phải vùng lên phá tung xích xiềng nô lệ, giành chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
1. Mở bài.
- Tức cảnh Pác bó sáng tác năm 1941 tại Cao Bằng, sau khi bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin vào tương lai tươi sáng và ngghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng khó khăn, gian khổ ở nơi chiến khu Việt Bắc.
2. Thân bài.
* Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Được miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, mộc mạc.
- Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng
	Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ được cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác.
- Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành thừa thãi, sung túc 
	Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
- Điều kiện làm việc quásơ sài:
	Bàn đá chông chêng dịch sử đảng
Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho tình thế cách mạng của nước ta và của thế giới lúc bấy giờ.
- Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
* Cảm xúc của Bác( câu 4)
- Niềm vui, niềm tự hào thể hiện rõ qua từ ngữ, tiết tấu , âm hưởng thơ. Bác đánh giá hiện thực bằng nụ cười thâm thuý của bậc triết nhân
	Cuộc đời cách mạng thật là sang!
- Mọi gian nan thiếu thốn đều như tan biến trước thái độ lạc quan tích cực của Bác. Điều thú vị là sự nghèo nàn vật chất đã được Bác biến thành sự giàu sang về mặt tinh thần.
- Từ sang kết tụ vẻ đẹp nội dung tư tưởng của bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản kiên cường Hồ Chí Minh.
3. Kết bài.
- Bài thơ tức cảnh Pác Bó vừa phản ánh khí phách cứng cỏi, tư thế ung dung, thư thái của một lãnh tụ cách mạng, vừa bộc lộ sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim thi sĩ.
- Bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về một quãng đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, thử thách của Bác, từ đó thấm thía bài học về thái độ và quan điểm sống đúng đắn, tích cực: lấy cống hiến cho dân, cho nước làm thước đo giá trị cuộc sống mỗi con người.
Đề 1:
Câu 1: 
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em .
 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : 
 Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong
 ( Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
Đáp án:
Câu 1
Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.
Câu 2

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong kien thuc tu vung.doc