Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nhận dạng được đề văn thuyết minh và biết cách làm một bài bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn bài cho bài văn thuyết minh.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, xem sách bài tập.

2. Học sinh: Soạn bài theo gợi ý ở SGK.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (5p) Hãy nêu những phương pháp thuyết minh.

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(1p) Giới thiệu bài

Tìm hiểu đề là khâu hết sức quan trọng bởi nó có ý nghĩa quyết định hướng làm bài như thế nào. Tiếp đó là lập dàn ý. Vậy bài bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7860Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/06
Tiết 51: 	 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận dạng được đề văn thuyết minh và biết cách làm một bài bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn bài cho bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, xem sách bài tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo gợi ý ở SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (5p) Hãy nêu những phương pháp thuyết minh.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(1p) Giới thiệu bài
Tìm hiểu đề là khâu hết sức quan trọng bởi nó có ý nghĩa quyết định hướng làm bài như thế nào. Tiếp đó là lập dàn ý. Vậy bài bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:(10p) Tìm hiểu đề văn thuyết minh.
HS đọc đề ở SGK.
Nhận xét đặc điểm của đề:
+ Cách nêu đối tượng thuyết minh?
+ Đối tượng thuyết minh bao gồm những gì?
Làm thế nào để biết đây là đề văn thuyết minh?
Hãy ra một số đề văn thuyết minh?
HS làm miệng. Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: (12p) Cách làm bài văn thuyết minh
.Gv gọi hs đọc văn bản “Xe đạp”
Hs làm việc theo nhóm.Đại diện nhóm trình bày.
-HS chỉ ra bố cục của văn bản “xe đạp”.
- Mở bài:
+ Nội dung: Giới thiệu chung về xe đạp.
+ Phương pháp: Định nghĩa, dùng câu C-là-V
- Thân bài:
+ Hệ thống ý : Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, một số bộ phận khác
+ Phương pháp: Phân tích, phân loại; nêu ví dụ, số liệu..
- Kết luận: 
+ Tác dụng của xe đạp
+ Tương lai của xe đạp.
GV giới thiệu 5 bước làm bài
Hoạt động 4: (10p)Luyện tập
HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
HS làm việc độc lập,trình bày dàn ýLớp vàGV bổ sung.
I.Nhận dạng đề văn thuyết minh.
1. Giới thiệu một số đề:
2. Nhận dạng đặc điểm đề:
- Đề nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá, chiếc xe đạp
- Đối tượng thuyết minh bao gồm: Con người, sự vật, hiện tượng
-Cách thể hiện yêu cầu thuyết minh:
+ Có khi nói rõ trong đề:
* vd: Hãy viết một bài văn thuyết minh về tết Trung thu ở Việt Nam.
+ Phần lớn không nói rõ, (chỉ trực tiếp nêu đối tượng thuyết minh ).
*vd: Xe đạp, Nón lá Việt Nam, Áo dài Việt Nam.
3. Ra một số đề.
II.Cách làm một bài văn thuyết minh.
1. Tìm hiểu bài tập
2.Giới thiệu 5 bước làm bài: 
a. Tìm hiểu đề.
- Đề có yêu cầu thể loại thuyết minh không?
- Đề yêu cầu thuyết minh về đối tượng nào?
b. Tích luỹ kiến thức về đối tượng.
- Quan sát thực tế
- Tra cứu tài liệu
- Phân tích.
c. Xây dựng bố cục
- Mở bài: Giới thiệu khái quát, dùng phương pháp định nghĩa.
- Thân bài: Thuyết minh từng phần, từng bộ phận, từng phương diện của đối tượng.
- Kết luận: Nêu những nét khái quát ở mức cao hơn.
d. Tạo văn bản
e. Kiểm tra, sửa lỗi.
III.Luyện Tập
1. Gợi ý:
a. Mở bài Nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b. Thân bài: 
- Hình dáng của nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
- Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam.
- Thể dùng nón làm quà tặng nhau được không?
- Em có nghĩ rằng nón đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam?
c. Kết bài: 
- Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
- Vị trí của chiếc nón trong cuộc sống hiện tại.
D.Củng cố, dặn dò:(6p)
* Củng cố: (4p)
- Cách nhận dạng đề văn thuyết minh
- Các bước làm bài. Yêu cầu dàn ý?
* Dặn dò: (2p)
Học bài. Soạn bài. Chương trình địa phương. Sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian và văn học viết ở địa phương.
Tìm tên những nhà văn , nhà thơ của địa phương. Lập thành danh sách theo mẫu hướng dẫn ở SGK.
-----------------***---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 51.doc