Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 10

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 10

Tiết 37: NÓI QUÁ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu và phân tích được thế nào là nói quá và tác dụng của biện phát tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày .

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp hàng ngày.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập và phân biệt được nói quá và nói khoác trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Bảng phụ

2. HS: vở viết, s gk

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 18/10/2009 Ngữ văn - Bài 9
 Giảng: 20/10/2009 
Tiết 37: Nói Quá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu và phân tích được thế nào là nói quá và tác dụng của biện phát tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày .
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp hàng ngày. 
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập và phân biệt được nói quá và nói khoác trong giao tiếp.
II. đồ dùng dạy học.
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, s gk
III. phương pháp:
- Phân tích, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận.
IV. tổ chức giờ học.
1. ốn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra (3’):
 - Tình thái từ có chức năng như thế nào? Nêu cách sử dụng? Đặt câu có sử dụng tình thái từ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
tg
Nội dung chính
* HĐ1:Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái, hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về kiến thức sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Cách tiến hành:
 GV đưaVD: Thét ra lửa , lớn như thổi, đen như cột nhà cháy  là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của Svật, hiện tượng, để nhấn mạnh , gây ấn tượng tăng sức biểu cảm ..
-> GV dẫn dắt vào bài.
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: - HS hiểu và phân tích được thế nào là nói quá và tác dụng của biện phát tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày .
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
 Gv sử dụng bảng phụ -> HS đọc bài tập.
H: Cách nói của các câu t/ngữ, ca dao có đúng sự thật ko? vì sao ?
- Không đúng với sự thật vì thực tế thời gian đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn và ngầm ý so sánh vụ chiêm vất vả hơn vụ mùa, đồng thời người nông dân cần phải tranh thủ, sắp xếp công việc, tiết kiệm thời gian.
- Công việc lao động của người nông dân rất vất vả, cực nhọc. Muốn nhắc mọi người hưởng thành quả phải thấu hiểu và biết ơn người đã làm ra.
H: Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì? 
- HS trả lời, GV chốt.
- GV cho HS so sánh các câu trong SGK với các câu đồng nghĩa tương ứng (Bảng phụ):
 + Đêm tháng năm rất ngắn
 + Ngày tháng 10 rất ngắn
 + Mồ hôi nhiều ướt đẫm lưng.
H:Cách nói nào gây ấn tượng và sinh động hơn? Cách nói như vậy có tác dụng ntn ?
- cách nói quá
- Cách nói quá có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
H: Vậy qua BT này em có nhận xét gì ? em hiểu nói quá là gì ? có tác dụng gì ? 
 GV gọi hs đọc ghi nhớ (sgk- 102)
H: Xác định kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ.
* BT nhanh : Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong câu ca dao? 
 “Gánh cực mà đổ nên non 
 Còng lưng mà chạy cực còn theo sau”
-> người dân dưới chế độ phong kiến rất khổ cực.
* GV: Trong thực tế người ta sử dụng nhiều biện pháp nói quá: văn thơ châm biếm, thơ trữ tình, lời nói hàng ngày. Nói quá hay còn gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương
- GV cho h/s lấy v/dụ : “Đen như cột nhà cháy”
GV đưa V/d :
 - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 - Tôi biến những viên sỏi này thành cơm
H: Em hãy nhận xét về mục đích và t/d của 2 câu nói trên? 
- Câu 1: nói quá nhấn mạnh sức l/đ của con người
- Câu 2: Cố ý làm cho người đọc tin vào sự việc ko thể làm được -> Nói khoác
* HĐ3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: HS xxác định được yêu cầu và giải được các bài tập trong sgk.
- Cách tiến hành:
H: Tìm biện pháp tu từ nói quá và giải thích ý nghĩa?
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động độc lập.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- Gv cho học sinh timg hiểu ý nghĩa của thành ngữ trước lúc đạt câu.
- HS hoạt động cá nhân-> Báo cáo kết quả bài làm -> nhận xét, đánh giá.
Thảo luận nhóm (3phút)
- HS báo cáo- nhận xét - gv bổ xung 
1’
17’
18’
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Bài tập : (sgk-101)
- Cách nói trong các câu tục ngữ, ca dao không đúng sự thật.
- Thời gian đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn.
-> Tác dụng: nhấn mạnh qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
2. Ghi nhớ (sgk -102) 
- Thế nào là nói quá.
- Tác dụng của nói quá.
II. Luyện tập
* Bài 1
a) Sỏi đá  thành cơm : thành quả lao động vất vả, gian khổ, nhọc nhằn (nghĩa bóng niềm tin vào lao động )
b) Đi lên đến tận trời: Vết thương bình thường, không phải bận tâm.
c) thét ra lửa : kẻ có quyền sinh quyền sát với người khác.
* Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào ô chỗ trống
a) chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài ra
d) Nở từng khúc ruột
e) Vắt chân nên cổ
* Bài 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá?
- Nghiêng nước nghiêng thành: sắc đẹp tuyệt trần có sức quyến rũ của người phụ nữ.
-> Cô gái được giải hoa hậu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
 - Dời non lấp biển: cực kì vĩ đại, phi thường (sức mạnh ý chí, hoài bão, khí thế). 
-> Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
-> Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong 
-Mình đống da sắt: Thân thể như đồng, sắt, chịu đựng được vất vả. 
-> Những chiến sỹ mình đồng da sắt đã chiến thắng
* Bài 4 : Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá
Ngáy như sấm Nhanh như cắt
Trơn như mỡ Khỏe như voi
Hiền như bụt Đen như cột nhà cháy
* Bài 6: 
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác
- Giống: Đều phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, h/tượng
- Khác : 
+ Nói quá: Biện pháp tu từ à nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
+ Nói khoác: Người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực. 
 4. Củng cố (3’) : GV nhấn mạnh TT bài 
 Nói quá là gi? có td ntn?
5. HDVN(2’) : 
 - Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 5
 - Đọc trước bài, Nói giảm nói tránh
 - Ôn tập chắc kiến thức và ôn tập truyện kí -> giờ sau kiểm tra văn 
Soạn: 17/10/2009
Giảng: 23/10/2009 
 Tiết 38 : Kiểm tra văn 
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Thông qua bài kiểm tra, HS được củng cố, khái quát và đánh giá về nội dung kiến thức đã được học và trình độ cảm thụ tác phẩm văn học của phần truyện kí Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- RKN tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn, viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- GD tinh thần tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
II. đồ dùng dạy học:
1. GV: Đề kiểm tra (foto)
2. HS: Chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. phương pháp:
- Phân tích, Tổng hợp.
IV. tổ chức giờ học:
1. ổn định (1’): 8A1( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra:
 (Đề chung của tổ – bộ đề)
Soạn: 18/10/2009 Ngữ văn - Bài 10
Giảng: 23/10/2009 
Tiết 39 - văn bản: 
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được tác hại, mặt trái cuả việc sử dụng bao bì ni lông. Từ đó tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
2. Kĩ năng:
- Có KN tìm hiểu phân tích một VB nhận dạng dưới dạng thuyết minh
3. Thái độ: 
- Biết được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiểu nghị mà VB đề xuất. 
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có suy nghĩ tích cực về việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết.
II. đò dùng dạy học.
 - GV: tài liệu tham khảo, Tranh về môi trường.
 - HS: vở viết, sgk
III. phương pháp:
- Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng
IV. tổ chức giờ học:
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra (3’): Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới.
HĐ của GV - HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ 1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức mới và định hình về kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 Bảo vệ môi trường sống sung quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của mọi người, đang bị ôi nhiễm nặng nề là 1 nhiệm vụ khoa học, XH,VH, vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giới và cũng là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Việc làm cụ thể và cần thiết hạn chế dùng bao ni lông, vì sao như vậy? thông tin về trái đất
* HĐ2: Đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: HS biết đọc đúng chính tả và thể hiện cảm xúc. Nhận biết được những nét cơ bản về tác giả và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
 GvHD HS cách đọc văn bản: Đọc rõ ràng, mạch lạc thể hiện giọng điệu của 1 lời kêu gọi
- GV đọc mẫu- gọi 2 hs đọc.
- GV cho HS thảo luận một số chú thích.
- Pla Xtic (chất dẻo) gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử po li me.
Túi ni lông s/x từ hạt PE (pô li ê ti len) PP (Pôli prô pi len) và nhựa tái chế -> không phân hủy (tồn tại 20 năm -> 5000 năm)
H: Bố cục VB gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần ?
H: VB thuộc loại VB gì? nội dung?
- Thể loại : VB nhật dụng thuyết minh 1 loại vấn đề khoa học tự nhiên 
H: Tính nhật dụng của VB thuyết minh này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào?
- Bảo vệ sự trong sạch của môi trường trái đất – một vấn đề thời sự đang đặt ra trong một XH tiêu dùng hiện đại.
* GV: Vì vậy, năm 2000lần đầu tiên Vn thm gia ngày trái đất dưới sự cghủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường, 13 cơ quan tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn 1 chủ đề thiết thực và gần gũi.
* HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS phân tích được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cách tiến hành:
 GV gọi học sinh đọc phần mở bài 
H: VB này thuýêt minh cho vấn đề nào? 
- Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
H: Những sự kiện nào được thông báo?
- HS trả lời, Gv khái quát.
H: Nhận xét gì về cách trình bày các sự kiện đó?
H: Từ đó em hiểu nội dung quan trọng nào trong phần đầu VB đã nêu?
 - HS suy nghĩ trả lời, GV chốt.
GV: Vì sao thế giới lại quan tâm đến bảo vệ môi trường, mỗi chúng ta có thể làm gì để góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ ngôi nhà chung
 Gọi HS đọc phần thân bài
H: Phần thân bài có nội dung gì là chính? 
H: Thông thường chúng ta quen ssử dụng bap bì ni lông. Vởy theo em sử dụng bao bì ni long có thuận lợi gì?
- tiện lợi, nhẹ, dẻo, rẻ
H: Nhưng lợi bất cập hại. Vậy những cái hại của bao bì ni lông là gì? Nguyên nhân nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- HS trả lời, GV khái quát.
* GV cung cấp: Rác đựng trong túi ni lông sẽ kgó phân huỷ, sản sinh ra các chất độc, thối, khai :NH3, CH4 (mê tan), H2S (sun phu rơ)
- Hàng năm có 100.000 con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú trong vườn thú Côbétt (ấn độ) chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong những hộp nhựa
H: Để thuyết minh rõ về tác hại của việc sử dụg bao bì ni lông, đoạn văn đã sử dụng phương pháp nào? Tác dụng của phương pháp đó?
H:Sau khi đọc những thông tin này em thu nhận được những kiến thức mới nào? về hiểm họa của việc dùng bao ni lông ? 
- HS nêu một số dẫn chứng
- GV gọi hs đọc: “vì vậy .. hết đoạn 2”
H: Phần này Vb trình bầy nội dung gì?
H:Hiện nay việc sử dụng bao bì ni lông ở VN và trên TG đã có những biện pháp nào về việc sử lí bao bì ni lông? 
- Chôn, lấp, tái chế, đốt.
H: Nhận xét về những hạn chế của các biện pháp trên/
- Có nhiều nguy cơ gây hại -> chưa triệt để và đang là một vấn đề nan giải cho toàn thế giới cần quan tâm.
H: Vậy văn bản đã đưa ra những biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông ntn?
H: Em có nhận xét gì về những biện pháp này?
- HS trả lời, GV chốt.
H; Em hãy liên hệ sử dụng bao ni lông của gia đình và bản thân em ntn?
(GV cũng đưa ra thói quen khó sửa này ) 
 GV gọi HS đọc phần kết bài
H: Tác giả kết thúc bản thông tin bằng lời lẽ ntn?
 - HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt. 
H: Tại sao nhiệm vụ chung nêu ra trước, hành động cụ thể nêu sau?
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường, Trái đất là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
- Còn hạn chế dùng bao ni lông là nhiệm vụ trước mắt
H: Các câu "Hãy cùng nhauHãy bảo vệHãy.." dùng ở cuối câu có ý nghĩa gì?
* HĐ4: Tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS rút ra được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cách tiến hành:
H: Qua VB này em đã nhận thức được điều gì? Vì sao không nên sử dụng bao bì nilông?
Gọi 1-> 2 HS đọc ghi nhớ
- Nội dung ghi nhớ có mấy nội dung cần nhớ
1’
9’
26’
I. Đọc và thảo luận chú thích. 
1. Đọc. 
2. Thảo luận chú thích. 
- 1,2,3,4,5,6,7 
II. Bố cục: 3 phần 
- P1: từ đầu -> không sử dụng túi ni lông: ng/nhân ra đời bản thông điệp. 
- P2: tiếp -> đối với môi trường : tác hại và giải phápcủa việc sử dụng bao bì ni lông.
- P3: còn lại : Lời kêu gọi động viên mọi người.
III. Tìm hiểu Văn bản.
1. Thông báo về ngày trái đất.
- Ngày 22/4 hàng năm – chủ đề bảo vệ môi trường có 141 nước tham dự. 
- Năm 2000 Việt nam tham gia 
"một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
-> thuyết minh bằng số liệu cụ thể đi từ khái quát -> cụ thể, lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn.
- Các nước trên t/g đều quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Trái đất. Việt nam cùng hành động “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
2. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và biện pháp. 
a) Tác hại:
- Đặc tính không phân hủy của pla xtic.
- làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn 
- Làm tắc đường dẫn nước thải -> tăng khả năng ngập lụt -> lây truyền dịch bệnh, làm chết động vật và các sinh vật biển.
- làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não và gây ung thư phổi.
- Khí độc thải ra gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng
- kết hợp liệt kê và phân tích các tác hại của việc dùng bao ni lông vừa mang tính khoa học, thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
- Dùng bao bì ni lông bừa bãi có hại cho sự trong sạch của môi trường sống và cho sức khoẻ con người.
b) Những biện pháp hạn chế sử dụng chúng.
- Hạn chế tối đa dùng bao bì ni lông 
- Thông báo cho mọi người hiểu về hiểm họa của việc lạm dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe của con người. 
-> Đây là biện pháp hợp tình, hợp lí và mang tính khả thi.
3. ý nghĩa to lớn, trọng đại của vấn đề.
- Hãy quan tâm tới Trái đất.
- Hãy bảo vệ trái đất 
- Hãy cùng nhau hành động.
- Một ngày không dùng bao ni lông. 
- Lời văn ngắn gọn, kiểu câu cầu khiến -> Khuyên bảo, yêu cầu đề nghị mọi người hạn chế dùng bao nilông để giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất.
IV.Ghi nhớ : SGK- T107
ND.
NT
4.Củng cố (3’): Nhắc lại bố cục văn bản? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
- Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống, biến thành hành động cụ thể.
5. HDVN (2’): - Nắm được bố cục VB ? Phân tích từng phần ?
 - Soạn bài: Nói giảm, nói tránh.
 + Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
 + Xem trước các bài tập theo hệ thống câu hỏi.
Soạn: Ngữ văn - Bài 10 
Giảng: 
 Tiết 40: Nói giảm, nói tránh
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu và phân tích được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng:
- RLKN phân tích và sử dụng 2 phép tu từ này trong cảm thụ căn và giao tiếp
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
II. đồ dùng dạy học:
1. GV: tài liệu tham khảo
2. HS : vở viết, sgk
III. phương pháp.
- Vấn đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích.
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra (3’).
- Nói quá là gì ? Tác dụng của nói quá, cho ví dụ?
( HS dựa vào nội dung phần ghi nhớ để trả lời)
3. Bài mới.
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: Giúp HS có tâm thế nghĩ tới nội dung bài học và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Cách tiến hnàh:
 GV cho VD:
 “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”
H: Tại sao t/g không nói là cậu Vàng bị giết mà nói là cậu Vàng đi đời?
- Tránh gây cảm giâc ghê sợ với người ngheVậy nói như vậy là nói giảm, nói tránh
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: HS hiểu và phân tích được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV sử dụng bảng phụ, HS đọc bài tập. Chú ý từ ngữ được gạch chân.
H: Những được gạch chân trong đoạn trích sau có ý nghĩa gì ?
 - HS trả lời, Gv khái quát.
H: Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt đó mà không dùng từ chết?
* GV: a. Trong di chúc của Bác, Bác không muốn để lại sự mất mát, sự đau buồn cho người đọc.
b. Nói về cái chết của Bác Hồ, tác giả Tố Hữu không muốn làm giảm đi sự đau thương, tình cảm của mọi người dành cho Bác.
c. làm giảm đi sự đau đớn.
H: Ngoài cách diễn đạt trên nói về cái chết, em còn biết những từ ngữ nào có thể dùng thay thế cho từ “chết”?
- Qua đời, khuất núi, mất, từ trần, quy tiên
 Gọi HS đọc VD 2.
H: Đoạn văn này là suy nghĩ của ai? Viết trong hoàn cảnh nào?
- Bé Hồng trong giây phút hạnh phúc được ở trong lòng mẹ.
H: Có thể dùng từ ngữ khá thay thế cho từ ngữ in đậm được không? Vì sao trong câu văn sau tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ khác cùng nghĩa ?
- Được nhưng để tránh gât cười, tránh thô tục và thiếu lịch sự.
H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở trên? Tác dụng?
- HS suy nghĩ trả lời, Gv khái quát.
 HS đọc bài tập 3.
H: Nội dung của hai câu trên là gì? Là lời của ai nói với ai?
- Bố mẹ – người con về việc học hành -> cùng nội dung diễn đạt.
H: Cho biết cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn đối với người nghe?
* HĐ 3: Tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS xác định được nội dung cơ bản trong phần ghi nhớ.
- cách tiến hành:
H: Qua 3 VD trên em rút ra nhận xét gì? Nói giảm Nói tránh là gì ? Có tác dụng gì ?
 Gọi HS đọc ghi nhớ
H: Khi nào không nên dùng nói giảm nói tránh ?
- Khi cần thiết phải nói thẳng,nói đúng sự thật thì không nên nói giảm nói tránh ->bất lợi.
* GV cho BT: 
 “Bác Dương thôi đã thôi rồi” 
 (Nguyễn Khuyến)
H: Khi sử dụng nói giảm nói tránh cần chú điều gì ?
- Chú ý: Khi sử dụng nói giảm nói tránh phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ xã hội, thứ bậc.
- Gv cho hs lấy ví dụ về nói giảm, nói tránh.
- HS nhận xét, gv khái quát. 
* HĐ3: HD HS luyện tập.
- Mục tiêu: HS biết xác định và giải được các bài tập trong sgk.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động độc lập.
(GV sử dụng bảng phụ, Hs lên bảng điền).
GV sử dụng bảng phụ, HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động cá nhân -> trình bày.
- HS xác định yêu cầu bài tập, HS hoạt động cá nhân: Mỗi gọc sinh đặt nột câu, nhận xét, đánh giá.
1’
17
18’
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
* Bài tập 1:
- Đi gặp các Mác
 - Bác đã đi rồi, chẳng còn
-> các từ trên đều nói đến cái chết.
-> Diễn đạt giảm nhẹ, tránh đi sự đau buồn.
* Bài tập 2.
- Diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác thô tục, thiếu lịch sự.
* Bài tập 3.
- Câu 1: Căng thẳng
- Câu 2: Cách nói nhẹ nhàng, tế nhị (nói vòng)
II. Ghi nhớ (108).
- KN nói giảm, nói tránh.
-Tác dụng của nói giảm, nói tránh.
III. Luyện tập 
* Bài tập1: Điền từ nói giảm, nói tránh vào chỗ trống
a. Đi nghỉ
b. Chia tay nhau
c. Khiếm thị
d. Có tuổi
đ.đi bước nữa
* Bài tập 2: Trong các cặp từ sau, câu nào sử dụng nói giảm nói tránh.
- a2: Anh nên hòa nhã với bạn bè
- b2: Anh không nên ở đây nữa
- c1, d1, e2.
* Bài 3: Đặt câu.
Chiếc áo này may xấu
-> chiếc áo này may chưa được đẹp lắm.
2. Giọng hát chua loét.
- >Giọng hát chưa được ngọt lắm
3. Cấm cười to.
-> xin cười nho nhỏ một chút.
4. Anh ấy rất lười lao động.
-> Anh ấy chưa được chịu khó lao động.
4.Củng cố (3’): GV cho HS nhắc lại bài
- Tại sao phải dùng nói giảm, nói tránh.
5. HDVN (2’) : Học thuộc ghi nhớ – LBT 1,2,3 sách BT
 Đọc bài câu ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 10.doc