Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 03

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 03

Ngữ văn. Bài 3. Tiết 9.

Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

( Trích “ Tắt đèn”- Ngô Tất Tố)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được quy luật của hiện thưc: có áp bức, có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

2, Kỹ năng:

Đọc, cảm thụ, phân tích nhân vật và nghệ thuật của văn bản.

3. Tư tưởng:

Lòng tự hào, ý thức xây dựng XHCN.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn + tài liệu.

- Học sinh: Soạn bài.

III. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận

IV. Các bước lên lớp:

1. Khởi động: (1’)

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 3. Tiết 9.
Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
( Trích “ Tắt đèn”- Ngô Tất Tố)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được quy luật của hiện thưc: có áp bức, có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
2, Kỹ năng:
Đọc, cảm thụ, phân tích nhân vật và nghệ thuật của văn bản.
3. Tư tưởng:
Lòng tự hào, ý thức xây dựng XHCN.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn + tài liệu.
- Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (1’)
*Kiểm tra:
Kiểm tra số lượng học sinh: 8A: ....../23; 8B:......../25 
*Giới thiệu bài: 
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực phán xuất sắc trong nền văn học hiện thực 30- 45. Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị trong đó: Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân trước CM. Để hiểu sâu sắc về họ, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”.
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: (41’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đọc, tìm hiểu chú thích.
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm, nhận biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
*Thời gian: 11’
GV hướng dẫn đọc; giọng chị Dậu lúc van lơn, tha thiết, khi gay gắt, quyết liệt; giọng cai lệ: hống hách, độc ác; anh Dậu: yếu ớt.
GV đọc mẫu.
HS đọc phân vai (4 em).
 Nhận xét.
*Đọc chú thích sao (SGK) cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm?
Kể tên một số tác phẩm chính của ông?
- Tiểu thuyết “Tắt đèn”- 1939; “lều chõng”- 1940; Các phóng sự: “Tập án cái đình”- 1939; “việc làmg”- 1940.
*Em hiểu gì về tiểu thuyết “Tắt đèn”?
*Đoạn trích nói về vấn đề gì?
- Kể về việc bọn cai lệ đến nhà chị Dậu, đánh trói anh Dậu. Chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng không được, chị liều mình cự lại chúng.
*Giải thích từ”cai lệ”? “lực điền”?
HS đọc các chú thích còn lại
1. Đọc.
2, Tìm hiểu chú thích.
a, Tác giả:
- Ngô Tất Tố (1893-1954), quê Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh. 
- Là nhà văn hiện thức xuất sắc chuyên viết về người nông dân trước cách mạng.
- Được truy tặng giải thưởng về VHNT năm 1996 
b.Tác phẩm. 
Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của NTT, ca ngợi phẩm chất tốt dẹp của người nông dân trong xã hội phong kiến, phê phán sự dã man, tàn ác của xhpk đương thời.
c, Từ khó (SGK).
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản
*Mục tiêu: Nhận biết được một số nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật qua đoạn trích
*Thời gian: 20’
HS đọc” anh Dậu uốn vai ngáp dài”- 29.
*Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, hành động của cai lệ khi đến nhà chị Dậu?
*Em nhận xét gì về ngôn ngữ, hành động của hắn qua các chi tiết vừa tìm?
- Ngôn ngữ của loài thú dữ, chỉ biết quát, thét, hét.
- Hành động hung bạo, tàn ác, dã thú.
- Chửi bới thô tục, nói năng đểu cáng.
*Qua các chi tiết trên em thấy cai lệ là người như thế nào?
*Nhận xét của em về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?
- Nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình,rõ rệt.
** Đó chính là NT khắc hoạ tính cách nhân vật điển hình của tác giả NTT.
Khi bọn tay sai đến nhà, chị Dậu đang ở tình thế như thế nào?
- Vụ thuế đang ở thời điểm gay gắt, chị đã bán con, bán cho, bán khoai đủ nộp cho chồng, lại phải nộp sưu cho người em chồng đã chết; chồng ốm do bị đánh đập-> tình thế nguy ngập.
*HS đọc ”Chị Dậu run run”- 30.
*Những chi tiết nào miêu tả thái độ, hành động của chị Dậu với bọn tay sai?
- Đầu tiên chị tha thiết van lơn, xin xỏ chúng, xưng hô lễ phápnhưng chúng không nghe lại bịch vào ngực chịnên không chịu nổi, chị đã cự lại.
- Lúc đầu cự bằng lí: “chồng tôi đau yếu... không được hành hạ”. Đó là cái lí “ốm tha già thải”nhưng chúng không tha còn nhảy vào tátchị, định trói anh, chị thách thức rồi đánh nhau với chúng.
*Nhận xét gì về giọng văn? Em hiểu gì về sức mạnh của chị Dậu?
- Sức mạnh lạ lùng, tuyệt vời.
*Theo em vì sao chị Dậu có sức mạnh đó?
(Thảo luận nhóm 4- 3 phút),
Báo cáo.
GV kết luận: Đó là sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương.
*Đoạn trích cho em hiểu gì về chị Dậu?
*Nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn này?
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả linh hoạt sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.
*Theo em sự thay đổi thái độ cảu chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không?
- Miêu tả chân thực, hợp lí, phù hợp với diễn biến sự việc.
*Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”? 
-Nhan đề là một câu tục ngữ đã bắt gặp chân kí của nhà văn hiện thực NTT, toát lên lô gic hiện thực có áp bức, có đấu tranh; toát lên chân lí: con đường sống của những người bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh.
-> xui người nông dân nổi dậy.
1, Nhân vật cai lệ.
- Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng.
- Thét “thằng kia, ông tưởng mày...”
- Trợn ngược hai mắt quát.
- Giọng hầm hè, giục trói.
- Giật phắt dây, chạy sầm sập chỗ anh.
- Bịch vào ngực chị, trói anh.
- Tát vào mặt chị, nhảy cạnh anh,
* Cai lệ là một con người thô tục, đểu cáng, hung hãn, táng tận lương tâm, là hiện thân sinh động của cã hội đương thời.
2, Nhân vật chị Dậu.
a, Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai đến nhà.
- Tình thế hết sức nguy ngập, chị Dậu phải bảo về chồng trong hoàn cảnh đó.
b, Diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu.
- Chị Dậu run run: “nhà cháu...ông làm phúc”.
- Chị Dậu vẫn thiết tha van xin.
- Chị Dậu xám mặt, đỡ tay hắn.
- Chị cự lại: “chồng tôi đau ốm...”
- Chị nghiến hai hàm răng: “may trói chồng bà...bà cho mày xem”-> thách thức.
- Túm cổ, ấn dúi, nhanh như cắt, nắm gậy, vật nhau, túm tóc, lẳng.
-> dánh nhau với bọn tay sai-> sức mạnh tuyệt vời, hành động quyết liệt dữ dội.
* Chị Dậu- ngưòi phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫ nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng tiềm tàng.
HĐ 3: Tổng kết
*Mục tiêu: Rút ra được nội dung, nghệ thuật của văn bản
*Thời gian: 3’
*Đoạn trích cho em hiểu gì về XHPK đương thời? 
*Em thấy gì về nhân vật chị Dậu?
HS đọc ghi nhớ, GV chốt.
Ghi nhớ.
HĐ 4: Luyện tập
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm, phân vai đọc phù hợp
*Thời gian: 7’
GV hướng dẫn học sinh thực hiện
Luyện tập.
1, Đọc diễn cảm (phân vai).
GV cho 4 HS nhập vai 4 nhân vật: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu.
Đọc thể hiện giọng từng nhân vật.
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
Em hiểu gì về nhân vật chị Dậu và xã hội phong kiến đương thời?
*HD học bài:
Học ghi nhớ, nắm nội dung phân tích.
Soạn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Đọc kĩ, trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 3. Tiết 10.
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn. Viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
2, Kỹ năng: Viết đoạn văn có câu chủ đề.
3. Tư tưởng: Ý thức viết đoạn văn theo đúng quy phạm.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn + tài liệu.
- Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
Kiểm tra số lượng học sinh: 8A: ....../23; 8B:......../25 
CH- Bố cục văn bản là gì? Nêu cách sắp xếp, bố trí các đoạn văn trong thân bài?
TL- Bố cục văn bản là sự sắp xếp các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, mạch cảm xúc, sự phát triển sự việc.
*Giới thiệu bài: 
Để có văn bản hay, chúng ta cần xây dựng được các đoạn văn hay . Vậy đoạn văn là gì? Xây dựng đoạn văn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: (37’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Thế nào là đoạn văn.
*Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là đoạn văn.
*Thời gian: 10’
HS đọc thầm văn bản.
*Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
*Vì sao em biết có 2 đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào?
- Bắt đầu từ chỗ viết hao lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, thường do nhiều câu tạo thành.
*Em hiểu đoạn văn là gì?
- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng; thường biểu đạt nội dung tương đối hoàn chỉnh.
1. Bài tập
 Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn””.
2. Nhận xét
- Văn bản có 2 ý viết thành 2 đoạn văn.
- Bắt đầu chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc: dấu chấm xuống dòng.
- Biểu đạt ý tương đối hoàn chỉnh.
-> đoạn văn.
HĐ 2: Từ ngữ và câu trong đoạn văn
*Mục tiêu: Nhận biết được các từ ngữ chủ đề, câu chủ đề và cách trình bày nội dung trong đoạn văn
*Thời gian: 17’
Đọc lại đoạn văn 1. Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn?
- Ngô Tất Tố.
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì với đối tượng này?
- Các câu khác đều thuyết minh cho đối tượng này.
Từ ngữ duy trì đối tượng xuất hiện như thế nào trong đoạn văn?
Đó chính là từ ngữ chủ đề. Em hiểu từ ngữ chủ đề là gì?
- Là những từ ngữ dùng làm đề mục, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn nhằm duy trì đối tượng.
Đọc thầm đoạn văn 2.
Tìm câu then chốt trong đoạn?
- Câu 1.
Tại sao em biết đó là câu then chốt? 
Em hiểu câu chủ đề là gì? Vị trí của nó trong đoạn văn? 
- Nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính, đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
Theo dõi các đoạn văn (SGK- tr 34).
Đoạn 1 có câu chủ đề không?
- không.
Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn?
- Ngô Tất Tố.
Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn như thế nào?
- Quan hệ ngang bằng
Câu chủ đề đoạn văn 2 đặt ở vị trí nào?
- Đầu đoạn.
ý mỗi đoạn triển khai theo trình tự nào?
Đọc đoạn văn (35).. Cho biết đoạn văn có câu chủ đề không? Đó là câu nào?
- Có. Đó là câu cuối cùng.
Có những cách nào để trình bày nội dung trong một đoạn văn?.
HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý chính.
1, Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
a, Bài tập.
b, Nhận xét.
* Đoạn văn 1: 
- Từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là Ngô Tất Tố.
- Từ ngữ được lặp đi lặp lại trong đoạn hoặc dùng làm đề mục.
*Đoạn văn 2;
- Câu 1: Có nội dung khái quát cả đoạn .
-> câu chủ đề.
2, Trình bày nội dung trong đoạn văn.
a, Bài tập.
b, Nhận xét.
- Đoạn văn 1: Không có câu chủ đề, các câu có quan hệ ngang bằng.
-> trình bày nội dung theo cách song hành.
- Đoạn văn 2: câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu sau tập trung làm rõ câu chủ đề.
-> trình bày nội dung theo cách diễn dịch.
- Đoạn văn 3: câu chủ đề đứng cuối đoạn, tác dụng tổng kết các ý phân tích ở các câu trên.
-> trình bày nội dung theo cách quy nạp.
*. Ghi nhớ (SGK).
HĐ 3: Luyện tập 
*Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập theo yêu cầu.
*Thời gian: 10’
Đọc bài 1 (36), nêu yêu cầu bài tập?
Gọi 1 HS lên bảng giải, nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 2 (36), xác định yêu cầu?
Thảo luận nhoám 3 bàn, (t): 5 phút.
Gọi nhóm trưởng báo cáo kết quả.
HS nhận xét, GV kết luận.
1. Bài 1 ( 36).
- Văn bản có 2 ý.
- Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn.
2. Bài 2 (36).
Đoạn a: trình bày nội dung theo cách diễn dịch.
Đoạn b: trình bày nội dung theo cách song hành.
Đoạn c: trình bày nội dung theo cách sonh hành.
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
Đoạn văn được quy ước như thế nào? Từ ngữ chủ đề là gì? Câu chủ đề là gì .
*HD học bài:
Học ghi nhớ, xem lại các bài tập. 
Chuẩn bị viết bài 2 tiết. Chuẩn bị kĩ 3 đề SGK. Mang vở viết bài TLV.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 3. Tiết 11+12.
VIẾT BÀI TỰ SỰ SỐ 1
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vận dụng những kiến thức về văn tự sự để kể lại một sự việc. 
- Hình thức trình bày sạch sẽ, câu văn rõ ràng, đúng ngữ pháp, chữ viết không sai lỗi chính tả. 
2. Kỹ năng:
- Viết văn bản tự sự.
3. Tư tưởng:
- Tinh thần học hỏi, nâng cao hiểu biết. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề bài văn tự sự.
- Học sinh: Ôn văn tự sự, chuẩn bị giấy viết bài.
III. Phương pháp:
Thực hành viết bài.
IV. Tiến trình tổ chức:
1. Khởi động:
Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của học sinh.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I. Cho học sinh chép đề bài.
Đề bài: Kể lại những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học.
II. Giáo viên hướng dẫn.
Dựa vào văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh các em đã học để liên tưởng tới bản thân và viết bài.
III. Dàn bài- Thang điểm.
1. Mở bài: 2 điểm.
Giới thiệu về sự việc định kể: thời gian, địa điểm
2. Thân bài: 6 điểm.
Kể những việc mà mình đã trải qua, hoặc được chứng kiến, đặc biệt kể những kỷ niệm khó phai, sâu sắc nhất của em trong buổi dầu tiên đi học đó.
- Thời gian.
- Diễn biến. 
- Kết quả.
- Ý nghĩa.
3. Kết bài: 2 điểm.
Suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học đó.
III, Yêu cầu và cách tính điểm.
1. Điểm 9, 10: 
- Nội dung sâu sắc.
- Bố cục 3 phần, trình bày khoa học.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, chữ viết đúng chính tả, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát.
- Vận dụng sử dụng từ ngữ gợi cảm, sử dụng các biẹn pháp nghệ thuật.
2. Điểm 7,8.
- Đảm bảo các yêu cầu trên, Còn phạm vài lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
3. Điểm 5,6.
- Nội dung đầy đủ, chưa sâu.
- Bố cục rõ ràng.
Diễn đạt chưa hay, đôi chỗ còn lủng củng, còn sai chính tả..
4. Điểm 3,4.
- Không rõ bố cục.
- Nội dung sơ sài.
- Mắc các lỗi khác: diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu...
5. Điểm 1,2.
- Mắc các lỗi như ở điểm 3,4 nhưng trầm trọng hơn, nặng hơn.
6. Điểm 0: 
Không làm bài.
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại lý thuyết văn tự sự, luyện viết đoạn văn, bài văn tự sự.
- Đọc thêm các bài văn tự sự.
- Chuẩn bị: “Lão Hạc”. Yêu cầu đọc, trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc