Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89 bài 25: Tiếng Việt: Câu trần thuật

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89 bài 25: Tiếng Việt: Câu trần thuật

TIẾT 89 TIẾNG VIỆT

CÂU TRẦN THUẬT

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

 b) Về kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK và hướng dẫn của GV.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89 bài 25: Tiếng Việt: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN TUẦN 25 BÀI 21, 22
Kết quả cần đạt
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu này.
- Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của thể chiếu.
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Bước đầu biết vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương.
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 89 TIẾNG VIỆT
CÂU TRẦN THUẬT
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
	b) Về kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK và hướng dẫn của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết.
	Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho biết sự khác nhau trong cách dùng hai nhóm từ ngữ cảm thán? 	
Đáp án:- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. (4 điểm)
	- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. (2 điểm)
	- Những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, có thể tự tạo thành một câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu. Còn thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, thì đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (làm phụ ngữ). (4 điểm)
* Vào bài (1’): So với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán thì câu trần thuật có những đặc điểm và hình thức khác biệt ra sao, chúng có chức năng gì trong giao tiếp? Tiết này, ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU TRẦN THUẬT (16’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc các đoạn trích mục I. SGK. T. 45, 46.
	?TB: Trong các đoạn trích ở mục I, những câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán? 
	HS: Chỉ có câu “Ôi Tào Khê!” trong ví dụ d là câu có đặc điểm hình thức của câu cảm thán (có từ ngữ cảm thán ôi) còn tất cả những câu khác thì không có đặc điểm của các câu nói trên. 
	?TB: Những câu còn lại thuộc kiểu câu nào?
HS: Những câu còn lại trong các ví dụ a, b, c, d ta gọi là câu trần thuật.
	GV: Điều đó cho thấy tất cả những câu không mang đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán đều được coi là câu trần thuật.
	?KH: Những câu trần thuật trong các ví dụ a, b, c, d dùng để làm gì?
	HS: Ví dụ a: các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (câu thứ nhất và câu thứ hai) và yêu cầu “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” (câu thứ ba). Ví dụ b: các câu trần thuật dùng để kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai). Ví dụ c: các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ). Ví dụ d: các câu trần thuật dùng để nhận định (câu thứ hai) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu thứ ba), còn câu 1 của đoạn trích là câu cảm thán.
	?TB: Nhìn hình thức khi viết, câu trần thuật có dấu hiệu gì?
	HS: Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm song có thể là dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
	?KH: Theo em trong bốn kiểu câu vừa học, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao?
	HS: Câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Nó được dùng để kể, miêu tả, nhận định, thông báo ngoài ra còn được dùng với các chức năng khác như yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc rồi cảm ơn, mời, chúc mừng, hứa, bảo đảm, hỏi, Điều đó cho thấy, phần lớn các hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng đó. 
	GV: Nghĩa là tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể được thực hiện bằng câu trần thuật.
	?TB: Qua phân tích các ví dụ, em hãy rút ra những kết luận chung về câu trần thuật?
	2. Bài học
	Ghi: - Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,
	Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
	- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
	- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 46.
	II. LUYỆN TẬP (15’)	
	1. Bài 1 (T. 46, 47)
	?: Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu trong bài 1?
	a) Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
	b) Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4 là các câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc: cảm ơn.
	2. Bài 2 (T. 47)
	?: Đọc câu thơ thứ hai trong phần dịch nghĩa bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó?
	HS: Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
	3. Bài 3 (T. 47)
	?: Xác định ba câu trong bài 3 thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
	a) Câu cầu khiến.
	b) Câu nghi vấn.
	c) Câu trần thuật.
	Cả ba câu đều dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau). Câu b và c thể hiện ý cầu khiền (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a.
	4. Bài 6 (T. 47)
	?: Viết đoạn văn đối thoại ngắn có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học?
	GV: Các em có thể chọn viết một đoạn đối thoại giữa GV và HS, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa người mua hàng và người bán hàng.
	GV: Cho HS chọn viết đoạn văn theo ý mình. Gọi HS đọc, GV nhận xét, kết luận.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
	GV: Gọi HS lấy ví dụ về câu trần thuật sau đó nói rõ chức năng của câu trần thuật đó.	
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập: 4, 5 (T. 47).
	- Tiết tới soạn Chiếu dời đô. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích *, phần chú thích từ khó, các câu hỏi thuộc phần đọc – hiểu văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản vào vở soạn.
	+ Tham khảo thêm sách bình giảng văn 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 89 bai 25.doc