Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Lão hạc (Nam Cao) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Lão hạc (Nam Cao) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc, qua đó thấy được số phận của người nông dân trong xã hội cũ.

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( Qua nhân vật ông giáo)

- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đặc điểm nhân vật; kĩ năng cảm nhận nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao

3. Giáo dục học sinh có ý thức sống đẹp; biết cảm thông chia sẽ với những người lao động nghèo khổ.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm tài liệu.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (5p)Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “ cậu vàng”? Qua đó em thấy lão là người như thế nào?

III Bài mới:

Hoạt động 1:(2p) Khởi động

Cái chết của lão Hạc thật thảm thương phải không các em? Vậy nguyên nhân của các chết đó là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Lão hạc (Nam Cao) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/9/06
Tiết 14 :	 LÃO HẠC
	 (Nam Cao)	 
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc, qua đó thấy được số phận của người nông dân trong xã hội cũ.
 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( Qua nhân vật ông giáo)
- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đặc điểm nhân vật; kĩ năng cảm nhận nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao
3. Giáo dục học sinh có ý thức sống đẹp; biết cảm thông chia sẽ với những người lao động nghèo khổ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm tài liệu.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (5p)Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “ cậu vàng”? Qua đó em thấy lão là người như thế nào?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(2p) Khởi động
Cái chết của lão Hạc thật thảm thương phải không các em? Vậy nguyên nhân của các chết đó là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(17 p) Tìm hiểu văn bản(t)
GV: em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
Hs làm việc độc lập, trả lời, GV bổ sung thêm( Qua đó ta thấy được tình cảnh cùng quẫn của người nông dân trước CM)
Em có suy nghĩ gì về tình cảnh và bản chất, tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo?
HS suy nghĩ, trả lời( lão là người tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này)
GV hướng hs cảm nhận tính cẩn thận, chu đáo và lòng tự trọng cao của lão Hạc.
GV: em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc như thế nào?
HS dựa vào những hành động, cách cư xử, những ý nghĩ của “ tôi” về tình cảnh , về nhân cách lão Hạc
GV cho hs thảo luận câu hỏi 4(SGK)
GV bình thêm
GV nêu câu hỏi 6(SGK) hs suy nghĩ, trả lời.GV bổ sung thêm:Với triết lí này Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo”.Ta phải biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Hoạt động 3(6p): Tổng kết
Rút rs những giá trị về nội dung
HS trả lời. GV chốt lại 
Rút ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật?
Hoạt động 4.(8p) Luyện tập
GV gọi hs đọc câu hỏi 7 SGK. 
Hs suy nghĩ.
Gv hướng dẫn thêm cách cảm nhận về đặc điểm, vẻ đẹp riêng của mỗi người
Nội dung kiến thức
III. Tìm hiểu văn bản.
2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn
- chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con.
- lo cái chết của mình làm phiền đến hàng xóm
-> lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng đáng kính.
3. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc
->lòng đồng cảm, xót xa, yêu thương. Tinh thần nhân đạo.
IV. Tổng kết:
1.Nội dung: Tình cảnh khốn cùng, số phận bi thảm và nhân cách cao quý của người nông dân qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc.
- Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao được thể hiện tập trung ở nhân vật ông giáo: gần gủi, chia sẻ, thương cảm, xót xa và thật sự trân trọngđối với người nông dân nghèo khổ.
2. Nghệ thuật:- Miêu tả và phân tích tâm lí rất tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
- Cách dẫn dắt chuyện tự nhiên qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.Tạo tình huống, kết thúc bất ngờ
- Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm triết lí.
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc, thấm thía
V. Luyện tập
- Cả hai tác phẩm đều cho thấy cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân nông dân trong xã hội cũ
- Từ các tác phẩm này, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hy sinh vì người thân của người nông dân
D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
	- Khái quát lại các nội dung cơ bả.
	- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
 Học bài , soạn bài từ tương thanh, từ tượng hình.
 Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi ở sgk. Xem bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14.doc