Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Bản chuẩn)

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Bản chuẩn)

1. MỤC TIÊU

1.1/ Về kiến thức: HS nắm vững định nghĩa về đường trung bình của hình thang; nắm vững nội dung định lí 3, định lí 4 (thuộc định lí, viết được giả thiết và kết luận của định lí).

1.2/ Về kĩ năng: vận dụng định lí tính độ dài các đoạn thẳng, chứng minh các hệ thức về đoạn thẳng.

1.3/ Về tư duy: Thấy được sự tương ứng giữa định nghĩa và định lí về đường trung bình trong tam và trong hình thang; sử dụng tính chất đường trung bình của tma giác để chứng minh các tính chất của đường trung bình trong hình thang.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

2.1 GV: Bảng phụ, phấn màu

2.2 HS: Bút dạ

3. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình

- Vấn đáp

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1. Ổn định lớp

8A Sĩ số: Vắng:

4.2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2009
Ngày giảng:
Tiết: 6
4. đường trung bình của hình thang (tiếp)
1. Mục tiêu
1.1/ Về kiến thức: HS nắm vững định nghĩa về đường trung bình của hình thang; nắm vững nội dung định lí 3, định lí 4 (thuộc định lí, viết được giả thiết và kết luận của định lí).
1.2/ Về kĩ năng: vận dụng định lí tính độ dài các đoạn thẳng, chứng minh các hệ thức về đoạn thẳng.
1.3/ Về tư duy: Thấy được sự tương ứng giữa định nghĩa và định lí về đường trung bình trong tam và trong hình thang; sử dụng tính chất đường trung bình của tma giác để chứng minh các tính chất của đường trung bình trong hình thang.
2. chuẩn bị của gv và hs
2.1 gV: bảng phụ, phấn màu
2.2 HS: Bút dạ
3. Phương pháp
- Thuyết trình
- Vấn đáp
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A 	Sĩ số: 	Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
- HS1:
+ Phát biểu định nghĩa đường trung bình của tam giác.
+ Phát biểu, ghi giả thiết và kết luận của định lí 1, định lí 2 có kèm theo hình vẽ.
- HS2: Tìm x trên hình vẽ sau:
- Đặt vấn đề: ở tiết trước các em đã được học về đường trung bình của tam giác và tính chất của đường trung bình trong tam giác, Trong tiết học này, ta tiếp tục nghiên cứu về đương trung bình của hình thang và tính chất đường trung bình của hình thang.
4.3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
hoạt động 1
(đường trung bình của hình thang)
GV cho HS thực hiện 
GV vẽ hình lên bảng
GV hỏi: Các em hãy đo độ dài các đoạn thẳng BF, CF rồi cho biết vị trí của điểm F trên BC.
GV (chốt lại và nêu định lí 3):
- Bằng cách vẽ một cách chính xác và thực hành đo đạc, ta thấy rằng
Nếu AE = DE và EF//DC thi ta có BF = CF. Nghĩa là nếu E là trung điểm của AD và EF song song với đáy của hình thang thì F là trung điểm của BC.
- Tuy nhiên, để khẳng định được điều này,ta phải chứng minh định lí 
GV hỏi: Với hình vẽ trên bảng, em nào có thể viết được giả thiết và kết luận của định lí 3 ?
GV hướng dẫn HS tự chứng minh định lí theo gợi ý sau:
- Hãy vẽ thêm một đường chéo của hình thang và gọi giao điểm của đường chéo đó với EF là I rổi trả lời câu hỏi sau:
+ Điểm I có phải là trung điểm của BC không ? vì sao ?
+ Điểm F có phải là trung điểm của BC không ? vì sao ?
GV chốt lại: Nêu lại chứng minh tương tự như SGK
GV hỏi tiếp:
- Trên hình vẽ vừa chứng minh, ta có:
E là trung điểm của cạnh bên AD.
F là trung điểm của cạnh bên thứ hai BC.
Ta nói rằng đoạn thẳng EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
Vậy em nào có thể nêu định nghĩa một cách tổng quát về đường trung bình của hình thang ?
GV đưa bảng ghi sẵn định nghĩa
GV: Ta xét tiếp định lí sau
GV cho HS vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của định lí vào vở
GV (nêu vấn đề, cho HS tập phân tích đề toán):
- Vẽ thêm đường thẳng AF cho cắt DC tại K.
- Các em hãy quan sát hình vẽ trên bảng, trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi:
+ Muốn chứng minh EF song song với DC, ta phải chứng minh được điều gì ? Và muốn chứng minh điều đó, ta phải chứng minh như thế nào ?
GV hỏi: Em nào có thể trả lời câu hỏi trên và nêu cách chứng minh định lí này ?
GV (chốt lại vấn đề như sau):
1. Phân tích và chỉ trên hình vẽ:
Muốn chứng minh EF//DC phải chứng minh EF là đương trung bình của . Muốn vậy phải chứng minh AF = FK và do đó phải chứng minh .
2. Trình bày cách chứng minh như SGK
GV cho HS làm 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS vẽ hình vào vở
HS (thực hiện đo đạc rồi nêu ý kiến nhận xét)
- HS1 phát biểu
- HS2 phát biểu
HS (nghe để hiểu nội dung của định lí sau đó ghi định lí 3 vào vở)
HS1 phát biểu
HS ghi giả thiết và kết luận vào vở
HS (suy nghĩ – trả lời)
- HS1 trả lời
- HS2 trả lời
HS nghe để hiểu rõ hơn
HS (nghe rõ rồi trả lời):
- HS1 trả lời 
- HS2 trả lời 
HS ghi vào vở
HS ghi định lí vào vở
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- Trao đổi trong nhóm nhỏ cùng bàn cùng bàn phân tích đề toán để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra
HS đứng tại chỗ trả lời
HS nghe để hiểu 
HS theo dõi cách chứng minh trong SGK
HS làm theo yêu cầu của giáo viên):
- HS1 lên bảng trình bày cách tính x.
- HS còn lại làm vào vở
2. Đường trung bình của hình thang
Nhận xét: I là trung điểm của AC, F là trung điểm của BC.
* Định lí
Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm của cạnh bên thứ hai.
Chứng minh: (SGK – T78)
* Định nghĩa
Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang
* Định lí 4
Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy
Chứng minh: (SGK – T79)
AD//CD (vì cung vuông góc với DH).
Do đó ADHC là hình thang có hai đáy là AD và CD.
EB đi qua trung điểm B của AC và EB song song với hai đáy (do chúng cùng vuông góc với DH) nên E là trung điểm của DH. Do đó EB là đường trung bình của hình thang ACHD. Từ đó ta có:
hay 
Tính được:
 = 2.32 – 24 = 40 (m)
4.4. Củng cố
- Củng cố bài tập 24 (SGK – T80).
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc định nghĩa, định lí đường trung bình của hình thang.
- Làm bài tập 23, 25 (SGK – T80).
- Bài tập cho HS khá: Bài 34 đến bài 44 (SBT – T80, 81). 
5. Rút kinh nghiệm
.....
.....
.....
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_6_duong_trung_binh_cua_hinh_than.doc