Giáo án Đại số 8 kì 1 - Giáo viên: Lê Thị Hồng Liên

Giáo án Đại số 8 kì 1 - Giáo viên: Lê Thị Hồng Liên

Tiết 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

I.Mục tiêu: -Hs hiểu được quy tắc nhân đơn thức với đa thức

 -Thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.

 -Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác.

II.Chuẩn bị:

III.Tiến trình dạy học:

 1.Kiểm tra bài củ: (7’)

 1)Nêu cách nhân hai đơn thức, hãy tính (cả lớp cùng tính)

 

doc 80 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 kì 1 - Giáo viên: Lê Thị Hồng Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.08
Tiết 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I.Mục tiêu: -Hs hiểu được quy tắc nhân đơn thức với đa thức
 -Thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
 -Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác.
II.Chuẩn bị: 
III.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra bài củ: (7’)
 1)Nêu cách nhân hai đơn thức, hãy tính (cả lớp cùng tính)
a) x3y3. x2y.
 b) -x2y . xy3
 c) 2x3y2 . (-xy3)
 2) Nêu quy tắc nhân 1 số với 1 tổng.Viết công thức tổng quát.a(b+c) = ab+ ac.
 2.Bài mới: 
Tg
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
12’ 
15’
Hoạt động 1: Quy tắc
Gv cho hs làm ?1 
Vận dụng quy tắc nhân một số với một tổng đề nhân 5x với 3x2-4x-1
- Hãy nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức trên. 
- Từ cách làm trên hãy nêu quy tắc nhân đơn thức với đơn thức.
- Giáo viên nhắc lại quy tắc , rồi cho học sinh vận dụng để tính nhân 
Hoạt động 2: Áp dụng 
- Vận dụng quy tắc trên để tính:
 (-2x3)(x2+5x-)
- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách viết các phép tính.
 - Khi thực hiện phép nhân đơn thức với nhau có các hệ số âm ta nên đặt các đơn thức đó vào trong dấu ngoặc.
- Gv cho hs thực hiện ?2 ở sgk
- Giáo viên kiểm tra việc thực hiện của học sinh ở dưới lớp.
Giáo viên chốt lại vấn đề.
Hs thực hiện theo yêu cầu của gv, mỗi em tự làm với ví dụ của mình.
- Cả lớp cùng làm, sau đó gọi một học sinh lên bảng trình bày cách tính.
- Học sinh nêu quy tắc như sách giáo khoa
- Học sinh cả lớp cùng làm ,sau đó gọi một em lên bảng tính, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Hs cả lớp cùng làm.
- Hs hoạt động theo nhóm về việc thực hiện ? 3 ở sách giáo khoa.
Cử hai đại diện hai nhóm lên thực hiện nọi dung trên,sau đó cho các nhóm khác nhận xét.
1.Quy tắc:
 a.Ví dụ:Thực hiện phép nhân.
 5x(3x2-4x-1)
=5x.3x2-5x.4x-5x.1
=15x3-20x2-5x. 
 Đây là đa thức tích của đơn thức và đa thức trên.
 b.Quy tắc: sgk 
A(B + C) = AB + AC 
A,B,C là các đa thức.
2.Áp dụng:
 Tính nhân:
(-2x3)(x2 + 5x - )
=(-2x3)x2 +(-2x3)5x+(-2x3)(- ) =-2x5 - 10x4 + x3
?2SGK:
(3x3y-x2+xy).6xy3
=18x4y4-3x3y3+x2y4
?3SGK:
S=
 ==(8x+3+y)y Thay x=3, y=2 vào ta có
S =58m3 
3.Luyện tập củng cố: (7’) Hs làm bài tập 1a , 1b SGK
x2(5x3-x - ) = 5 x5- x3 - x2
 (2xy-x2+y) x2y =x3y2- x4y+x2y2
 Làm bài tập 2 (sgk).
Thực hiện phép tính nhân, rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức|
 a) x(x-y)+y(x+y) tại x=- 6, y = 8.
 b) x(x2-y)- x2(x+y) +y(x2-x) =15 tại x =và y =-100.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh : Khi thực hiện phép nhân xong cần phải thu gọn đa thức tích sau đó mới thay số vào để tính 
4.Hướng dẩn về nhà: (3’) Học thuộc theo sgk và vở.Và làm bài tập1c,,3,4,5 6 sgk.
 Hướng dẩn BT4:Gọi tuổi cần tìm là x và ta có:từ đó vận dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức để tính.
.š›..
Ngày soạn:14.08
Tiết 2: NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
 I.Mục tiêu:
 -H/s nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức .
 -H/s biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
 -Rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh, chính xác.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ 
III.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra: (7’) 
 * Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? 
 Làm bài tập 3a.
 * Tìm x biết: 
 3x(12x- 4) – 9x(4x-3) = 30
 2.Bài mới: 
Tg
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
20’
13’
Hoạt động1: Quy tắc
Gv: Hãy nhân x với x2+2x+1 và -2 với x2+2x+1
 - Nêu cách tính (x-2)(x2+2x+1)
- Từ ví dụ đó hãy nêu quy tắc nhân hai đa thức 
- Giáo viên chốt lại bằng cách nêu quy tắc và cho hs làm ?1
- Tích của 2 đa thức có phải là một đa thức không?
- Có cách đặt 2 đa thức như thế nào đề nhân được 2 đa thức nữa không? 
 - Gv: Hướng dẩn cách nhân thứ 2 như sgk và chốt lạivấn đề đối với phép nhân hai đa thức một biến ta chỉ cần trình bày một trong hai cách trên.
Hoạt động 2: Áp dụng
Vận dụng quy tắc để làm một số bài tập.
- Viết cách tính diện tích S?
- Gv: Hãy rút gọn biểu thức trên.
- Gv: Hãy thay giá trị của x,y vào đ ể tính giá trị của S?
- Cả lớp cùng tính sau đó cho học sinh lên bảng tính, lớp nhận xét.
- Học sinh đứng tại chổ nêu quy tắc.
Học sinh trả lời.
Hs theo dõi ghi chép.
Hs lên bảng tính ?2, ?3 ở sách giáo khoa, cả lớp cùng làm và nhận xét.
- Hs biến đổi biểu thức để rút gọn. - - Hs lên bảng trình bày, cả lớp cùng làm.
1) Quy tắc:
a.Ví dụ: Tính
 (x-2)(x2+2x+1)
= x(x2+2x+1)-2(x2+2x+1)
= x3+2x2+x-2x2-4x-2
= x3-3x-2
Gọi x3-3x-2 là đa thức tích của hai đa thức trên.
b.Quy tắc :(SGK)
c.Chú ý:(SGK)
 x2+2x+1
 x-2
 x3+2x2 + x
 -2x2–4x-2
 x3 +0x2-3x-2
2) Áp dụng
 ?2SGK: Làm tính nhân
 a.(x+3)(x2+3x-5) 
 =x3+3x2-5x+3x2+9x-15
 =x3+6x2+4x-15
 b.(xy-1)(xy+5) 
 = x2y2+5xy-xy-5
 = x2y2+4xy-5
 ?3SGk
 S =(2x+y)(2x-y)
 = 4x2-2xy+2xy-y2 
 =4x2-y2 
 với x = 2,5; y = 1 ta có
 S = 4(2,5)2-12
 =24(cm2)
3. Luyện tập củng cố: (8’) 
 Nêu quy tắc nhân hai đa thức? Áp dụng tính nhân
 (x- )(x+)(4x-1) = (x2-)(4x-1) = 4x3-2x2-x+
 C/m: (x-1)(x2+x+1) = x3-1
 VT = x3 +x2 +x –x2-x-1 = x3 – 1 = x3- 1.
 Bài tập 9:
 Học sinh hoạt động nhóm (Bằng cách cho học sinh thi chạy tiếp sức để ghi các kết quả, tổ nào ghi nhanh kết quả đúng thì tổ đó thắng).
4.Hướng dẩn về nhà: (2’)
 Học thuộc bài theo SGK(quy tắc) Làm bài tập 7, 8,14 SGK.
 Hướng dẫn bài tập 14:(2x+4)(2x+2) – 2x(2x+2) = 192
.š›..
Ngày soạn:22.08
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:-Củng cố các quy tắc nhân đa thức với đa thức,đơn thức với đa thức.
 -H/s thực hiện thành thạo phép nhân trên 
 -Rèn luyện kỹ năng tính nhanh,chính xác.
II.Chuẩn bị:
III.Tiến trình dạy học:
 1..Kiểm tra:(8’)
 Nêu 2 quy tắc nhân đơn thức,đa thức với đa thức.
 Làm BT4a,b sgk
 2 Bài mới
Tg
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
13’
7’
15’
Hoạt động 1:
Dạng1: Tính nhân.
 - Hãy vận dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức để làm một số bài tập về tính nhân.
Hoạt động 2:
 Dạng 2: Toán chứng minh.
Gv cho học sinh làm bài tập 11 sgk
Vì sao biểu thức không phụ thuộc vào biến?
Hoạt động 3:
Dạng3: Toán tìm x.
Gv cho hs thảo luận theo nhóm, sau đó gọi hai hs lên bảng
- Ba số chẵn liên tiếp ở dạng tổng quát như thế nào? 
 Theo bài ra ta có biểu thức như thế nào?
Gọi 3 h/s lên bảng tính.Cả lớp cùng làm
- H/s lên bảng biến đổi.
- Cả lớp cùng tính.
Vì giá trị của biểu thức bằng -22
Hai học sinh lên bảng biến đổi, cả lớp cùng làm sau đó nhận xét.
2x, 2x+2 , 2x+4
Hs trả lời
 Hs biến đổi đề tìm giá trị x sau đó tìm 3 số chẳn liên tiếp.
Bài tập 10:
(x2-2x+3)
 = x3-5x2-x2+10x+x-15
 = x3-6x2 +x-15.
(x2-2xy +y2)(x-y) 
 = x3 –x2y –2x2y+ 2xy2+xy2 –y3 
 = x3 - 3 x2y+ 3 xy2-y3
Bài tập 15: 
a) (x+y)( x+y) 
= x2+xy+y2
b)(x-y)( x-y)
 = x2 -xy+ y2
Bài tập 11:
Chứng minh giá trị biểu thức không phụ thuộc vào các biến:
(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x-7
=2x2+3x-10x-15-2x2+6x+x-7
 =-22
Vậy biểu thức trên không phụ thuộc vào biến số x.
Bài tập 13(SGK): Tìm x biết:
(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x) = 81
 83x = 83
 x = 1
Bài tập thêm:
(2x+3)(x-4)+(x+2)(x-5)
= (3x-5)(x-4)
2x2-8x+3x-12+x2-5x+2x-10 =3x2-12x-5x+20. 
 5x = 22
 x =
b) 4(x-1)(x+5)-(x+2)(x-5) 
=3(x-1)(x+2)
 x = 4
Bài tập 14: Gọi 3 số chẳn liên tiếp là:
2x, 2x+2, 2x+4 (xZ)
Theo bài ra ta có:
(2x+2)(2x+4)-2x(2x+2)=192
 x+1 =24
 x =23
3.Hướng dẫn về nhà:(2’)
 Xem lại các phương pháp giải các bài tập đã chữa, làm tiếp bài tập 10 SGK và 9,10 SBT.
 Bài tập ra thêm cho hs khá,giỏi:
 Rút gọn: 6xn(x2-1)-3(x2-5)-x2=(x-3)-(x+4)
 Tìm x biết: 4x(x-1)-x(x2-5)-x2 = (x-3)-(x+4).
.š›
Ngày soạn:22.08
Tiết 4: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I. Mục tiêu: Qua bài này hs cần:
 -Nắm được các hằng đảng thức đáng nhớ: bình phương của một tổng, một hiệu và hiệu hai bình phương
 -Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm tính hợp lý.
 -Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác,nhanh.
 II.Chuẩn bị: Gv làm bảng phụ ghi bài tập 18 SGK
III.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra: (5’) C/m đẳng thức: (x+y)(x+y) = (x+y)2 = x2+2xy+y2
 2.Bài mới:
Tg
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
8’
10’
10’
Hoạt động 1:
Bình phương của một tổng:
- Từ ví dụ bài kiểm tra miệng gv giới thiệu hằng đẳng thức: 
 (a+b)2= a2+2ab+b2
- Gv cho hs làm 1 số bài tập .
Hoạt động 2: Bình phương của một hiệu
Từ kiểm tra bài củ hs nêu nhận xét đề vào hằng thức thứ 2.
Gv nhận xét sửa chữa
Hoạt động 3: Hiệu hai bình phương
Gv yêu cầu hs làm ?5 và nêu nhận xét
-Gv giới thiệu hằng đẳng thức thứ 3.
Tính: (x-7)2 và (7-x)2
Từ đó có nhận xét gì?
Gv cho hs làm bài ?7 và rút ra hằng đẳng thức nào?
So sánh (x-y)2 và (y-x)2 
-Hs phát biểu bằng lời.
-Hs vận dụng hằng đẳng thức trên đề tính nhanh 512 và 3012
-Hs phát biểu bằng lời nhận xét.
-Hs vận dụng hằng đẳng thức trên đề tính nhanh 992 và 492
-Hs tính sau đó nêu nhận xét.
-Hs phát biểu bằng lời.
(x-7)2 = (7-x)2
Hs trả lời
1. Bình phương của một tổng 
(A+B)2=A2+2AB+B2 
 A, B là các biểu thức
Áp dụng: Tính
(a+1)2 = a2+2a+1
x2+4x+1 = (x+2)2
Tính nhanh:
512=(50+1)2=2500+100+1=2601
312=(30+1)2=900+60+1=961
2. Bình phương của một hiệu
 (A-B)2 = A2-2AB+B2
 A,B là các biểu thức
Áp dụng : Tính
(x-)2=x2-x+
(2x-3y)2=4x2-12xy+9y2
Tính nhanh:
992=(100-1)2
=10000-200+2=9801
492=(50-1)2=2500-100+1=2401
3. Hiệu hai bình phương
 (A-B)(A+B)=A2-B2
Áp dụng: Tính
(x+1)(x-1) = x2-1
(x-2y)(x+2) = x2-4y2
*Tính nhanh:
 a)56.64 =(60+4)(60- 4) = 602-42
 =3600-16=3584
b) (x-7)2=x2-14x+49
 (7-x)2=49-14x+x2
Vậy (x-7)2=(7-x)2
Từ đó ta có :(x-y)2=(y-x)2
Hai số đối nhau có bình phương bằng nhau.
3.Củng cố (10’) 
 Làm bài tập 16 SGK.
 a) x2+2x+1= (x+1)2
 b) 9x2+y2+6xy = (3x+y)2
 c) 25a2+4b2-20ab = (5a+2b)2
 d) x2+x+= (x+)2
 Hs làm bài tập 17: Áp dụng tính 252, 352, 452
 Hs làm bài tập 18 (Gv treo bảng phụ)
 Hs điền vào bảng phụ.
4.Hướng dẫn về nhà(2’)
 Nắm vững 3 hằng đẳng thức đã học ( Bằng cách viết công thức tổng quát và phát biểu bằng lời)
 Làm bài tập 20-25(SGK)
.š›..
Ngày soạn:25.08
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: - Củng cố mở rộng ba hằng đẳng thức đã học 
 - Rèn luyện kỹ năng biến đổi các công thức theo hai chiều,tính nhanh,tính nhẩm, để giải toán.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:(6’)
 Hãy gạch chéo(x) vào ô thích hợp để được câu trả lời chính xác.
TT
Công thức
 Đúng
 Sai
1
2
3
4
a2-b2=(a+b)(a-b)
a2-b2=(a+b)(b-a)
(a+b)2=a2+2ab+b2
(a-b)2=a2-2ab+b2
 * Viết các biểu thức dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu
 a) x2+2x+1
 b) 25a2+4b2-20ab
 2.Bài mới:
 g
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
 Nội dung ghi bảng
5’
9’
15’
9’
Hoạt động 1: Xét sự đúng sai
Nhận xét đúng sai của kết quả sau:
x2+2xy +y2= ( x+2y)2.
Hoạt động 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc bình phương của một hiệu.
Hoạt động 3:Chứng minh đẳng thức.
Hãy chứng minh:
(10a+5)2=100a(a+1)+25.
GV hướng dẩn học sinh biến đổi vế trái về bằng vế phải.
-Gv hướng dẩn cách tính bình phương của các số có tận cùng  ... ảng phụ
III.Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Thực hiện phép tính: a) ; 
 b) với và có nhận xét gì các tích trên ?
 2. Bài mới: 
 Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phân thức nghịch đảo
Gviên giới thiệu: Hai phân thức ở câu a) có tích bằng 1, ta nói hai phân thức và là hai phân thích nghịch đảo của nhau. Tương tự ở câu b). Hãy phát biểu thế nào là hai phân thức nghịch đảo ?
Cho . Tìm phân thức nghịch đảo của ? 
Hsinh thực hiện ?2
Hoạt động 2: Giới thiệu quy tắc chia và thực hiện các ví dụ.
-Tương tự như quy tắc chia, hãy phát biểu quy tắc chia hai phân thức.
Yêu cầu hsinh thực hiện ?3, bài 42. Sau đó gọi một hsinh lên bảng trình bày, cho các em nhận xét.
Gviên tổng kết, nhận xét và sửa chữa phần trình bày của hsinh.
* Lưu ý: Phải có một ví dụ minh họa: trong tập phân thức, phép chia một đa thức cho một đa thức khác 0 luôn thực hiện được.
Học sinh trả lời
Hsinh thực hiện theo nhóm từng bàn. Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Hsinh trả lời
Hsinh trao đổi nhóm hai em rồi trả lời.
1.Phân thức nghịch đảo
Hai phân thức được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.
Ví dụ: là phân thức nghịch đảo của vì =1
Nếu thì và là hai phân thức nghịch đảo của nhau
2. Phép chia
Quy tắc: SGK
Ví dụ: 
a) =
= 
b)x2 -1 : (x+2) = (x2 -1).=
3.Củng cố: Học sinh thực hiện bài tập 43a, 43b, ?4 (Gviên cần lưu ý học sinh thứ tự thực hiện phép tính)
 ?4 
Gviên cho hsinh nhận xét và làm nổi bậc hai ý:
Đa thức được coi là một phân thức có mẫu thức bằng 1
Trong một dãy các phép tính nhân, chia thực hiện từ trái sang phải
Nếu còn thời gian cho hsinh làm 45
4.Hướng dẫn về nhà:
 Bài tập 44, 45 SGk, bài 38, 39 SBT
Xem kĩ phần lí thuyết từ bài 1 đến bài 8 và xem lại các bài tập đã giải, chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.
š›ªš›
Ngày soạn: 18.12
Tiết 34: BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ
I. Mục tiêu:
 - Qua các ví dụ, bước đầu hsinh có khái niệm về biểu thức hữu tỉ
 - Nhờ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân thức hsinh biết cách biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
 - Hsinh biết tìm các điều kiện của biến để giá trị một phân thức được xác định.
II. Chuẩn bị:
III.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
 2. Bài mới: 
 Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm biểu thức hữu tỉ
Gviên cho hsinh đọc mục 1 biểu thức hữu tỉ và nêu câu hỏi
- Trong các biểu thức trên biểu thức nào là một phân thức ?
- Trong các biểu thức trên, biểu thức nào biểu thị một dãy các phép toán?
Gviên chú ý cho hsinh biểu thức: 
 biểu thị phép chia tổng cho 
Hoạt động 2: Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
Có thể biến đỏi biểu thức thành một phân thức được không ? tại sao ?
Gviên gọi một hsinh lên bảng thực hiện phép chia đó ?
Cho hsinh thực hiện ?1
Gọi một hsinh lên bảng trình bày.
Hoạt động 3: Giá trị nột phân thức
Trong chương I ta đã biết cách tìm giá trị một phân thức có mẫu thức bằng 1 (tức là đa thức). Trong trường hợp tổng quát làm thế nào để tính giá trị một phân thức ?
-Tìm giá trị của phân thức tại x = 15; -2; 0
- Giáo viên đặt vấn đề: Ta đã biết việc rút gọn 1 phân thức là biến đổi phân thức đó thành 1 phân thức đơn giản. Vấn đề đặt ra là phân thức đó và phân thức rút gọn có cùng giá trị tại một giá trị của biến không ?
Xét ví dụ sau: Cho phân thức: 
a)Hãy rút gọn phân thức trên.
b) So sánh giá trị của phân thức trên và phân thức rút gọn tại x = 2004,
 x =3
Tại x = 2004 thì giá trị của phân thức không xác định, còn giá trị nào của x làm cho giá trị của 
 không xác định nữa không?
Gviên: Hãy nêu cách tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định ?
Vậy phân thức xác định khi nào ?
Hsinh có thể trao đổi nhóm và trả lời
Hsinh theo dõi ghi chép
Hsinh thảo luận theo nhóm và trả lời: là một phân thức, là một phân thức.
Ta có phép chia ():() là một phân thức.
Một hsinh lên bảng trình bày.
Hsinh làm việc cá nhân, sau đó trao đổi nhóm cùng bàn về kết quả
Hsinh trả lời tại chỗ
Hsinh làm theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
Hsinh phát hiện tại x = 2004 thì giá trị hai phân thức bằng nhau; tại x = 3 giá trị của phân thức là 1, còn giá trị của không xác định.
Hsinh thảo luận trả lời
Một phân thức xác định được khi mẫu thức khác 0
Hsinh thực hiện ?2
1.Biểu thức hữu tỉ:
Một phân thức hoặc một biểu thức biểu thị một dãy các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia trên những phân thức được gọi là những biểu thức hữu tỉ. 
Ví dụ: SGK
2. Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
Ví dụ: = ():() 
= 
3.Giá trị của một phân thức
Ví dụ: Cho phân thức: 
a) Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức trên được xác định.
b) Tính giá trị của phân thức tại x = 2004
Giải: 
a) Điều kiện để phân thức trên xác định là x ≠ 0, x ≠ 3
 b) = 
 Tại x = 2004 thì giá trị hai phân thức 
dã cho bằng 
3. Củng cố: Hsinh thực hiện 46a, 47b
 Bài 46a) 
 Bài 47b) Ta có: x2 – 1 ≠ 0 khi (x-1)(x+1) ≠ 0 Þ x-1≠ 0 và x+1≠ 0 Þ x ≠ 1
4. Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập: 46b, 48, 50, 51, 53, 54 SGK trang 57, 58, 59
š›ªš›
Ngày soan: 20.12
Tiết: 35 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Rèn luyện cho hsinh
 - Có kĩ năng biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức. 
 - Có kĩ năng thành thạo trong việc tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định.
 - Tính cẩn thận và chính xác trong quá trình biến đổi.
II. Chuẩn bị:
 Hsinh chuẩn bị trước các bài tập về nhà.
 Gviên chuẩn bị các bài tập giải mẫu trên bảng phụ.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập 46b, 54a
2.Tổ chức luyện tập:
 Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Bài 48:
Gviên gọi một hsinh lên bảng làm câu a, b
Gọi một hsinh lên bảng làm câu c, d
Bài 50a:
Gviên yêucầu hsinh nêu các bước giải trước khi trình bày.
Gviên gọi một hsinh khá giỏi lên giải bài 51b
Bài 52: Gviên hướng dẫn hsinh làm bài 52
Các hsinh lên bảng trình bày.
Một sinh lên bảng giải. Cả lớp nhận xét.
Một hsinh khá lên bảng
Cả lớp theo dõi ghi chép
Bài 48:
a)Điều kiên để phân thức được xác định là: x ≠ -2
b) = 
c) x+2 = 1 Þ x=-1
d) Nếu giá trị của phân thức đã cho bằng 0 thì x+2 = 0 suy ra x= -2 do điều kiện x ≠ -2 nên không có giá trị nào của x để giá trị của phân thức đã cho bằng 0
Bài 50a:
= 
= 
Bài 52: 
= 
= 
= 
Do a Î Z nên 2a số chẵn. 
Vậy với x ≠ 0 và x ≠ a thì giá trị của biểu thức trên là số chẵn.
3.Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 55, 56
Xem lại hệ thống chương II, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 61.
Xem lại nội dung chương I, và các bài tập đã giải để tiết sau ôn tập thi HKI
: KIỂM TRA MỘT TIẾT (CHƯƠNG II)
I. Mục tiêu: - Học sinh tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của mình.
 - Rèn tính tư duy độc lập, sáng tạo, kiên trì cho học sinh.
 II. Đề bài:
1.Trắc nghiệm (5 điểm) Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tích của đơn thức -5x3 và đa thức 2x2 + 3x – 5 là:
A. 10x5 – 15x4 + 25x3 B. -10x5 – 15x4 + 25x3 C. -10x5 – 15x4 - 25x3 D. Một kết quả khác.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. (x3 – 2x)(x+3) = 
A. x4 + 3x3 -2x2 +6x B. x4 + 3x3 -2x2 - 6x C. x4 + 3x3 +2x2 - 6x D. x4 + 3x3 +2x2 -3x
Câu 3: Chọn kết quả đúng: (2x-y)3 =
A. 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 B. 8x3 – 6x2y + 6xy2 – y3 C. 2x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 D. y3 – 12x2y + 6xy2 – 8x3 
Câu 4: Cho x +y = 11 và x-y = 3. Tính x2 – y2, ta được:
A. 14 B. 33 C. 112 D. Một kết quả khác.
Câu 5: Kết quả của phép tính (x – 3y)(x – 3y) là:
A. x2 – 9y2 B. x2 + 9xy + 9y2 C. x2 + 6xy + 9y2 D. Một kết quả khác.
Câu 6: Nghiệm của phương trình 4x2 – 9 = 0 là:
A. - B. C. - ; D. Một đáp số khác.
Câu 7: Đa thức x2y + xy2 –x –y được phân tích thành nhân tử là:
A. (x – y)(xy – 1) B. (x + y)(xy + 1) C. (x – 1)(y +1) D. (x + y)(xy – 1)
Câu 8: Phân tích đa thức x2 + 6x +5 thành nhân tử, ta được:
A. (x +5)(x + 1) B. (x - 5)(x - 1) C. (x +5)(x -1) D. (x -5)(x + 1)
Câu 9: Câu nào sau đây đúng nhất ?
Đơn thức 7xn-3 chia hết cho đơn thức – 8x5 với n là số tự nhiên:
A. n = 7 B. n = 8 C. n = 10 D. n ≥ 8
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng 
 (- 2x3y2z + 8x2y3z2 – 10x4yz2) : (-2xyz) = 
A. x2y – 4xy2z + 5x2z B. x2y – 4xyz + 5x3z C. x2y – 4xy2z + 5x3z D. x2y – 4xy2 + 5xz3 
2. Tự luận: (5 điểm)
 Bài 1. (2điểm) Rút gọn biểu thức: 
 a) A = (x+y)2 + (x-y) - 2(x+y)( x-y) b) B = (x2-1)(x+2) – (x-2)(x2+2x+4)
 Bài 2:( 2điểm) Tìm x biết: 
 a) x (x2 - 49) = 0 b) x2- 2x+1 = 0
 Bài 3: (1 điểm) Chứng minh rằng: x2- x + 1> 0 với mọi giá trị của x
š›ªš›
Ngày soạn: 22. 12
Tiết 37: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I.Mục tiêu: Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương I và II.
 Rèn kỹ năng giải các loại bài tập cơ bản trong chương.
II.Chuẩn bị: Hsinh xem lại kiến đã học trong chương I, II
 Gviên chuẩn bị các bài tập tổng hợp chương I, II
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập
2. Ôn tập:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Kết hợp ôn tập lý thuyết qua bài tập.
Gviên viết đề bài 1
-Biến đổi 
Rút gọn phân thức: 
Bài 2.Thực hiện phép tính:
a,
b,(
Bài 3: Cho phân thức đại số: 
a) Tìm điều kiện của x để phân thức được xác định ? 
b) Rút gọn phân thức trên và tìm x để phân thức có giá trị bằng 2
Bài 4: Cho phân thức: 
 a)Tìm ĐKXĐ.
 b) Rút gọn phân thức.
 c)Tìm x để phân thức có giá trị bằng 0.
Bài 5: Cho phân thức : 
a)Tìm điều kiện của x để phân thức xác định.
b) Rút gọn phân thức ?
 Nhận xét: 3x2 0 với x.
 x2+1 0 với x.
Lưu ý: A 0
 B >0
Hoặc A 0
 B < 0
h/s lên bảng biến đổi
a,
b, 
Rút gọn : 
 A=2x 
H/s lên bảng biến đổi, cả lớp cùng làm.
H/s lên bảng tính lớp nhận xét.
Phân thức xác định khi mẫu thức 0
H/s rút gọn phân thức sau đó tìm giá trị của x
Hsinh trao đổi nhóm, đại nhóm lên bảng trình bày.
x3 +2x2+x+2 = (x2+1)(x+2) 0 x -2 (x2 +1 0 )
Bài 1.Tìm đa thức A, biết rằng
a,
b, 
Rút gọn : 
 A=2x 
Bài 2.Thực hiện phép tính:
a,
=
=
b,(
=
=
Bài 3: Cho phân thức đại số: 
a) 2x2 +2x 0
 2x)x+1) 0 x 0
 x -1
ĐKXĐ: x 0 và x -1
b) =
 thoả mản
Vậy khi x= thì =1
Bài 4: Cho phân thức: 
a) x -1 ; x 3
b) 
 c) 3x = 0 x = 0 (thoả mản)
 Vậy x = 0
Bài 5: Cho phân thức : 
a) x3 +2x2+x+2 = (x2+1)(x+2) 0 x -2
(Vì x2 +1 0 )
Nêu biểu thức trên xác định khi x-2.
b) 
 Vì x2 0 x nên x2 + 1 0 x.
 Nên phân thức 
3. Hướng dẫn về nhà: Nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc đổi dấu.
 -Sử dụng các phương pháp phân tích.
 - Ôn tập tốt các nội dung cần ôn tập.Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I
 Xem lại các bài tập đã giải trong SGK
 Bài tập: Rút gọn phân thức : (
š›ªš›
Tiết 38, 39: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra theo đề của Phòng Giáo Dục
š›ªš›
Tiết 40: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Gviên trả bài kiểm tra học kì I, và sửa chữa phần đại số
š›ªš›

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai 8 Tiet 1 den 40 Moi CKTKN.doc