Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đặng Thị Kim Chi

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đặng Thị Kim Chi

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS có khái niệm về hình chóp và hình chóp đều, hình chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao).

Củng cố khái niệm vuông góc trong không gian.

- Kỹ năng: Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy; Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều theo 4 bước.

- Thái độ: Có cái nhìn thực tế đối với các vật thể xung quanh.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: giáo án, sgk, thước, bảng phụ (hình vẽ sẳn H116, 117, 118, 119, 121), mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều.

- Học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học sinh.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều - Đặng Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 – Tiết 63
Ngày soạn: 12.04.11
Ngày dạy : 19à22.04.11
§7. HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU 
I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS có khái niệm về hình chóp và hình chóp đều, hình chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao).
Củng cố khái niệm vuông góc trong không gian. 
- Kỹ năng: Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy; Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều theo 4 bước. 
- Thái độ: Có cái nhìn thực tế đối với các vật thể xung quanh. 
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, sgk, thước, bảng phụ (hình vẽ sẳn H116, 117, 118, 119, 121), mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều.
- Học sinh: vở ghi, sgk, dụng cụ học sinh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hình chóp (10’) 
- Hình chóp:
Định nghĩa:
Hình chóp là một 
hình không gian 
có đáy là một đa 
giác và các mặt 
bên là các tam giác
 có chung một đỉnh 
Vd: hình chóp S.ABCD
Chú ý:
Tuỳ theo đáy của hình chóp mà 
ta gọi hình chóp tam giác, hình 
chóp tứ giác  
-GV giới thiệu bài trực tiếp 
-Treo tranh vẽ hình chóp, cho HS xem mô hình hình chóp. Hỏi: trong hình chóp này có bao nhiêu mặt? Đặc điểm hình chóp này có gì cần ghi nhớ? (đáy, cạnh bên, mặt bên, đỉnh, đường cao?) GV chốt lại vấn đề, kí hiệu hình chóp.
-Cách gọi tên hình chóp?
-HS ghi bài 
-HS quan sát mô hình, tranh vẽ 
-HS trả lời số mặt của hình chóp, nhận xét về các yếu tố hình học của hình chóp.
-HS ghi bài
-HS trả lời theo cách gọi tên lăng trụ, lăng trụ đều.
Hoạt động 2: Hình chóp đều (15’)
2 – Hình chóp đều: 
- Hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp) 
+ Chân đường cao H trùng với tâm đáy. 
 + Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên được gọi là trung đoạn của hình chóp 
-Hình chóp đều là như tnào? GV giới thiệu 
-Cho HS quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều và yêu cầu HS nhận xét về mặt đáy, mặt bên của chúng. 
-Theo đnghĩa, em cho biết hình chóp có số mặt ít nhất là bao nhiêu? 
-GV hướng dẫn HS vẽ hình chóp tứ giác đều theo các bước : vẽ mặt đáy; xác định tâm đáy vẽ đường cao; trên đường cao đặt đỉnh S rồi nối lại với các đỉnh. 
-HS nghe GV giới thiệu 
-HS quan sát. Nhận xét: 
Hình chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân.
-Hình chóp tam giác đều có mặt đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân. 
Tl: có ít nhất 4 mặt (tứ diện) 
HS vẽ hình chóp tứ giác đều theo sự hướng dẫn của GV
Bài tập 37 (sgk tr 118) 
Hãy xét sự đúng sai của các phát biểu sau : 
-Yêu cầu HS làm bài tập 37 sgk
-Gọi từng em đọc và trả lời, cho -HS khác nhận xét 
-HS đọc và trả lời miệng :
a) Sai,vì hthoi không phải là tứ giác đều 
b) Sai, vì hcn không phải là tứ giác đều.
?
-Cho HS quan sát hình khai triển của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. Sau đó yêu cầu hai HS lên bảng gấp để được hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (?Tr117sgk) 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
Hoạt động 3: Hình chóp cụt (8’)
3. Hình chóp cụt đều : 
 Cắt một hình chóp đều bằng một mp ssong với đáy thì phần nằm giữa mp đó và đáy là hình chóp cụt đều .
-Treo hình vẽ hình chóp cụt, GV giới thiệu hình chóp cụt
-Cho HS quan sát mô hình hình chóp cụt đều, hỏi : 
-Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy? Các mặt đáy có đặc điểm gì? 
-Mỗi mặt bên hình chóp cụt đều là hình gì? 
-HS quan sát hình chóp cụt và nghe giới thiệu 
-HS quan sát mô hình hình chóp cụt đều và trả lời : 
-Hình chóp cụt đều có hai mặt đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau, nằm trên hai mặt phẳng ssong. 
-Các mặt bên là những hình thang cân. 
Hoạt động 4: Luyện tập (10’) 
Bài 36 trang 118 sgk 
Chóp
tam giác đều
Chóp
tứ giác đều
Chóp
ngũ giác đều
Chóp
lục giác đều
Đáy 
Tam giác đều 
Hình vuông 
Ngũ giác đều 
Lục giác đều 
Mặt bên 
Tam giác cân 
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Số cạnh đáy 
3
4
5
6
Số cạnh 
6
8
10
12
Số mặt 
4
5
6
7
-GV ghi đề bài lên bảng phụ, yêu cầu HS quan sát các hình chóp đều và trả lời để điền vào các ô trống trong bảng 
-HS quan sát hình 120 sgk và trả lời câu hỏi .
Hướng dẫn về nhà (2’) 
Học bài + xem sgk 
Làm các bài tập 38, 39 sgk (trg 118, 119) 
Luyện cách vẽ hình chóp, so sánh hình chóp và hình lăng trụ. 
Xem trước bài Diện tích xung quanh của hình chóp đều. 
-HS nghe dặn, ghi chú vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_63_hinh_chop_deu_va_hinh_chop_cu.doc