Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 24: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 24: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.

- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở VN.

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và vị trí địa lí nước ta.

2. Năng lực

- Sử dụng bản đồ Khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lý VN để hiểu và trình bày 1 số đặc điểm của khí hậu nước ta và mỗi miền.

- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của 1 số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP.HCM) để hiểu rõ sự khác biệt về khí hậu của các miền.

 

doc 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 24: Khí hậu Việt Nam - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: / 2/ 2022
Giảng: 
TIẾT 23, 24. BÀI 25. KHÍ HẬU VIỆT NAM (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở VN.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và vị trí địa lí nước ta. 
2. Năng lực
- Sử dụng bản đồ Khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lý VN để hiểu và trình bày 1 số đặc điểm của khí hậu nước ta và mỗi miền.
- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của 1 số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP.HCM) để hiểu rõ sự khác biệt về khí hậu của các miền.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị nội dung bảng T65.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức	
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em biết gì về khí hậu nước ta? Khí hậu có ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta ?
- GV ghi những ý kiến của HS lên góc bảng về đặc điểm của khí hậu Việt Nam và dẫn dắt HS vào bài học ...
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 23
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
* Cách thức tổ chức
*HĐ nhóm cặp đôi (5’)
- GV chiếu bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Yêu cầu HS quan sát H1, thông tin trang 65, hoàn thành theo nhóm cặp đôi bảng trong SGK-65.
- Đại diện nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV chốt lại kiến thức. 
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Tổng số giờ nắng trong năm
1400 – 3000 giờ
Nhiệt độ trung bình năm
23,50C
Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất
- Cao nhất Rạch Giá: 27,60C
-Thấp nhất Sa pa: 15,20C
Tổng lượng mưa trung bình năm
3840 mm
Địa điểm có lượng mưa cao nhất, thấp nhất
-Cao nhất: Bắc Quang: 4002 mm
-Thấp nhất Phan Rang: 794 mm
Độ ẩm không khí
 Trên 80%
Các mùa khí hậu
2 mùa, phù hợp với 2 mùa gió: Đông Bắc và mùa Tây Nam
CH: Qua bảng trên, em hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- GV yêu cầu HS phân tích kĩ mối quan hệ sau:
CH: Qua phân tích trên, em hãy giải thích tại sao khí hậu nước ta mang tính chất chung là nóng ẩm, mưa nhiều?
- GV cho HS quan sát lại H5.1 và 4 biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm Xa-ha-ra, Mum-bai, Xin-ga-po, Hà Nội.
CH: Tại sao nước ta không bị sa mạc hoá như Bắc Phi, không nóng như Ấn Độ và cũng không mưa nhiều như Xi-ga-po?
*Đặc điểm chung của khí hậu VN:
- Quanh năm nhận được một lượng nhiệt dồi dào, số giờ nắng cao đạt từ 1400-3000 giờ / năm.
- Nhiệt độ TB năm cao 23,50C.
- Khí hậu chia thành hai mùa phù hợp với hai mùa gió: 
+Mùa đông: gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô, ít mưa. 
+Mùa hạ: gió mùa Tây Nam có tính chất nóng ẩm và mưa nhiều.
- Lượng mưa lớn 3840 mm/năm; 
- Độ ẩm không khí rất cao trên 80%.
*Giải thích: 
- Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, kề sát biển Đông -> nóng ẩm.
- Do lãnh thổ hẹp ngang và ảnh hưởng của gió mùa -> không bị sa mạc hóa.
Tiết 24
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*HĐ nhóm cặp đôi (5’)
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK mục 2 – Tr.66, và sự chuẩn bị bài ở nhà thống nhất ý kiến theo nhóm cặp đôi nội dung theo mẫu trong bảng trang 66. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, chia sẻ, bổ sung.
- Giáo viên chuẩn lại kiến thức.
- Yêu cầu HS giải thích thêm 1 số câu hỏi mở rộng như sau:
CH: Tại sao khí hậu nước ta lại phân hóa từ Bắc xuống Nam và từ tây sang đông? 
CH: Ngoài tính chất đa dạng, khí hậu nước ta rất thất thường được biểu hiện như thế nào?
* HS Khá giỏi:
CH: Những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
(Vị trí địa lí và lãnh thổ; địa hình; gió mùa)
CH: Sự thất thường trong chế độ nhiệt diễn ra chủ yếu ở miền nào ? Vì sao?
(Miền Bắc, do tác động của gió mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam).
CH: Trong những năm gần đây thời tiết và khí hậu Việt Nam có những biến đổi do nguyên nhân nào? Biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển trong lành?
 (Hiện tượng En Ninô và En Nina)
*Liên hệ thực tế cho biết:
CH: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với sản xuất và đời sống nhân dân?
CH: Nêu một số nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu ngày càng nhiều trên thị trường?
CH: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu thời tiết ở nước ta?
(VD: - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa )
2. Tính chất đa dạng và thất thường 
* Khí hậu phân hóa đa dạng: 
+Phân hóa Bắc –Nam: chia 2 miền khí hậu: 
- Miền khí hậu phía Bắc: (từ dãy Bạch Mã trở ra): có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: (từ dãy Bạch Mã trở vào): có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+Phân hóa tây – đông:
- Khí hậu khu vực Đông Trường Sơn: có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+Phân hóa theo độ cao địa hình: ở vùng núi thấp có khí hậu nhiệt đới, càng lên cao khí hậu chuyển dần sang kiểu cận nhiệt và ôn đới.
* Khí hậu thất thường: T/C thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão ...
*Khí hậu phân hóa đa dạng và thất thường là do: tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như: vị trí địa lý, địa hình, gió mùa và biển Đông.
- Sự biến đổi của khí hậu -> ảnh hưởng đến SX nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
3. Hoạt đông luyện tập 
Tiết 23
H: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? 
Tiết 24
H: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Hãy nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa?
4. Hoạt đông vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
GV yêu cầu HS về nhà làm các yêu cầu của phần vận dụng. 
5. Hướng dẫn về nhà
Tiết 23
*Học bài cũ: Học kĩ bài về đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
* Chuẩn bị bài mới: - Tìm hiểu khí hậu nước ta phân hóa như thế nào điền nội dung vào bảng trang 66.
- Đọc Hình 2 trang 67 và Atlat trang 9: Cho biết nước ta chia mấy miền và mấy vùng khí hậu? Tìm hiểu Lào Cai thuộc miền, vùng khí hậu nào?
Tiết 24
- Học bài theo nội dung mục 2
Chuẩn bị bài mới: Sông ngòi Việt Nam
Dựa vào thông tin SHD T71 + Quan sát H1 T72, hoàn thiện bảng T71

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_8_bai_24_khi_hau_viet_nam_nam_hoc_202.doc