Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 44: Thực hành - Trường THCS Xuân Tân

Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 44: Thực hành - Trường THCS Xuân Tân

1/ Mộ cự thạch Hàng Gòn

- Vị trí: Mộ cự thạch Hàng Gòn (còn gọi là Mả Ông Đá, Di chỉ Hàng Gòn 7, Mộ Đông Dương) thuộc xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

- Loại di tích: Di tích lịch sử Khảo cổ học đặc biệt

- Tóm tắt:

 + Lịch sử hình thành: Năm 1927, khi mở tuyến đường giao thông từ Long Khánh đi Bà Rịa (nay là Quốc lộ 56), kỹ sư người Pháp Jean Bouchot đã phát hiện một cục đá nhô lên ở gốc cây cổ thụ nằm trong địa phận đồn điền cao su thuộc xã Hàng Gòn. Sau đó, được sự đồng ý của Trường Viễn Đông Bác cổ, ông Jean Bouchot chủ trì việc khai quật di chỉ vào mùa mưa năm 1927 với hy vọng đào được vàng và kho báu. Kết quả khai quật đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người dân. Niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên, đại diện cho nền văn minh sông Đồng Nai.

 

docx 47 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Bài 44: Thực hành - Trường THCS Xuân Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
TRƯỜNG THCS XUÂN TÂN
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO STEM
MÔN: ĐỊA LÝ 8
Chủ đề: TÌM HIỂU CÁC DI TÍCH (Cấp Quốc gia) TỈNH ĐỒNG NAI
Tập thể lớp: 82
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ Linh
Năm học: 2020 – 2021
Lời nói đầu
T ỉnh Đồng Nai – một vùng đất trù phú với rất nhiều trái cây, khí hậu ôn hoà và mát mẻ. Không những thế nó còn là rất nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích nổi tiếng. Tính đến năm 2016, Đồng Nai có tất cả 31 di tích được công nhận là di tích Cấp Quốc gia , là nơi bảo tồn, giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hoá – giáo dục – lịch sử của vùng đất Đồng Nai. Vậy thì ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về: vị trí địa lý, loại di tích, lịch sử hình thành, cấu tạo và ngày được công nhận của 31 di tích nổi tiếng này nhé!
Nội dung
1/ Mộ cự thạch Hàng Gòn
- Vị trí: Mộ cự thạch Hàng Gòn (còn gọi là Mả Ông Đá, Di chỉ Hàng Gòn 7, Mộ Đông Dương) thuộc xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- Loại di tích: Di tích lịch sử Khảo cổ học đặc biệt
- Tóm tắt:
 + Lịch sử hình thành: Năm 1927, khi mở tuyến đường giao thông từ Long Khánh đi Bà Rịa (nay là Quốc lộ 56), kỹ sư người Pháp Jean Bouchot đã phát hiện một cục đá nhô lên ở gốc cây cổ thụ nằm trong địa phận đồn điền cao su thuộc xã Hàng Gòn. Sau đó, được sự đồng ý của Trường Viễn Đông Bác cổ, ông Jean Bouchot chủ trì việc khai quật di chỉ vào mùa mưa năm 1927 với hy vọng đào được vàng và kho báu. Kết quả khai quật đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người dân. Niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên, đại diện cho nền văn minh sông Đồng Nai.
 + Cấu tạo: Hầm mộ có hình chữ nhật dài 4,2 m, ngang 2,7 m, cao 1,6 m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài. Trong đó, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa. 
Năm 2011, di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng mặt bằng là 37.120 m², với các hạng mục: Khu hầm mộ, khu chế tác, miếu Ông Đá, miếu Thổ thần, các công trình phụ trợ (cổng, hàng rào, sân đường nội bộ, nhà trực ban - bán vé, nhà bao che, nhà đón tiếp - trưng bày, nhà điều hành).
- Ngày công nhận: Mộ cự thạch Hàng Gòn được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích khảo cổ học cấp quốc gia vào ngày 24 tháng 12 năm 1982. Ngày 23 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng di tích khảo cổ này là di tích quốc gia đặc biệt.
Ảnh Mộ cự thạch Hàng Gòn || nguồn: baodongnai.com.vn
Ảnh chích diện của Mộ cự thạch Hàng Gòn || nguồn:ttxtdldongnai.vn
2/ Nhà Xanh
- Vị trí: Nhà Xanh nằm trên đường Nguyễn Văn Hoa, huyện Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Di tích Nhà Xanh nằm trong khuôn viên Trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai. 
- Loại di tích: Di tích lịch sử
- Tóm tắt: 
 + Lịch sử hình thành: được xây dựng vào năm 1907. Khi mới xây dựng, nó được làm Văn phòng của Công ti kĩ nghệ và lâm nghiệp Biên Hoà. Năm 1958, chính quyền Sài Gòn lấy làm biệt thự làm cư xá cho Phái đoàn cô vấn quân sự Mĩ ở Biên Hoà
 + Cấu tạo: Nhà Xanh được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp bằng vật liệu hiện đại gồm: một tầng trệt, tầng lầu với hệ thống phòng làm việc, phòng ăn, phòng nghỉ và phòng tiếp khách khang trang; dùng làm Văn phòng của Công ti kĩ nghệ và lâm nghiệp Biên Hoà.
- Ngày công nhận: Được xếp hạng Cấp Quốc gia theo QĐ của Bộ Văn hoá vào ngày 12 tháng 12 năm 1986
Ảnh Nhà Xanh || nguồn: dongnai.gov.vn
3/ Đài Chiến sỹ (Đài kỷ niệm)
- Vị trí: Đài Chiến sĩ nằm ở vị trí trung tâm cá con đường lớn ở nội ô thuộc phường Trung Dũng, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
- Loại di tích: Di tích lịch sử
-Tóm tắt
 + Lịch sử hình thành: Công trình được xây dựng vào năm 1923 với tên gọi là “Đài kỉ niệm người Việt trân vong”. Đây là công trình do vợ chồng giáo sư Robert Balick và đội ngũ giáo viên, học sinh Trường bá nghệ Biên Hoà thi công. Đây được xem là đài chiến sĩ nhằm ghi nhớ những người đã bỏ mạng vì nước Pháp , những người đã bị bắt lính và chiến đấu trên mặt trận xa quê hương mà thực dân Pháp chủ mưu
 + Cấu tạo: Những trụ đá được chạm khắc với đường nét tinh tế, những mảng hoa văn gốm được thực hiện công phu với màu sắc hài hoà. Mỗi đỉnh trụ đều cẩn búp sen bằng sành với ý nghĩa mong người đã khuất được siêu thăng cõi Phật. Giữa hai búp sen là hình mặt trời, dưới có ba chữ Hán “Chiến sĩ đài”. Tấm bia đặt trong đài khắc bốn chữ Hán sắc sảo “Vị quốc vong khu” để tưởng nhớ người bản xứ bỏ mình vì “Mẫu quốc đại Pháp”. 
Cuối năm 1992, di tích Đài kỷ niệm được trùng tu, với một khuôn viên khang trang đẹp đẽ, những thảm cỏ xanh, đài phun nước, vườn hoa nhiều màu sắc hài hòa tôn tạo đài trở thành một công viên văn hóa tô điểm làm đẹp thành phố, thu hút đông đảo quần chúng đến vui chơi, giải trí. Đài kỷ niệm mãi mãi là một bằng chứng không thể chối cãi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, nhắc nhở người dân xứ Biên Hòa một thời lịch sử đau thương dưới ách thống trị ngoại bang để vươn lên tự cường, xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Ngày công nhận: Đài Kỷ niệm đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988.
Ảnh Đài kỉ niệm || nguồn: dongnai.vncgarden.com
4/ Khu danh thắng Bửu Long
- Vị trí: nằm ở phường Bửu Long, cách trung tâm thành phố Biên Hoà 6km về hướng Tây Bắc, cách TP.HCM chỉ 30km về hướng Đông. Diện tích khoảng 84ha.
- Tóm tắt: 
 + Lịch sử hình thành: Trước 1975, Bửu Long là một vùng núi đá hoang sơ và còn trong tình trạng khai thác đá. Năm 1980, UBND Tỉnh quyết định quy hoạch vùng núi đá Bửu Long thuộc 2 xã Bửu Long và Tân Thành với diện tích 84ha. Năm 1990, thành lập Khu du lịch Bửu Long. Năm 2000, được chọn làm điểm tổ chức lễ hội đón giao thừa chào thế kỉ mới từ 29/12/2001 đến 3/1/2001.
 + Cấu tạo: 
 *Khu trung tâm giải trí: : là nơi tổ chức các hoạt động trò chơi giải trí để phục vụ cho thanh thiếu nhi: xe điện đụng, phao đụng, nhà banh, thúc lắcđược bố trí trong một khu rừng tràm rợp bóng mát, đồng thời là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động hội trại lớn cho các đoàn thể, trường học, cơ quan, công nhân các xí nghiệp
 *Khu thú tiền : Đây là một khu vườn nhỏ rộng khoảng trên 2 ha với nhiều loại chim thú như: tu can, thiên nga, vẹt xanh, vẹt xám, vẹt cánh xanh, công xanh, công trắng, trỉ, tu hú đầu đen và xanh, cùng một số gà kiểngtrong đó, đặc biệt bộ sưu tập sinh vật thú tượng thời tiền sử được tái hiện: Khủng long khè lửa (cao khoảng 8m), lôi long, voi ma mút, tê giác 9 sừng, tắc kè lửa và núi lửa.
 *Khu nhà hàng-Khách : Nhà hàng Du Long và Khu Nhà Hàng – Khách Sạn Bửu Long được xây dựng biệt lập trên đồi cao nhìn ra mặt hồ Long Ẩn với những phòng kiểu nhà rong biệt lập.
- Ngày công nhận : Năm 1990, thành lập Khu Du Lịch Bửu Long và được công nhận Khu danh thắng Bửu Long là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 13/3/1990.
Ảnh khu danh thắng Bửu Long || nguồn: sanvemaybay.vn
5/ Chùa Đại Gíac
- Vị trí: Chùa tọa lạc ở số 393/A2, ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong vùng đất cổ cù lao Phố.
- Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hoá
- Tóm tắt:
 + Lịch sử hình thành: Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679), nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác (1665).
 + Cấu tạo: Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000 m2 với hai cổng xây bằng gạch ra vào, xung quanh có tường rào bao bọc. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa cất theo lối chữ tam (三) với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. 
Mặt tiền chùa quay theo hướng Tây Bắc nhìn ra sông Đồng Nai. Giữa sân trước chùa là một cây bồ đề lớn, do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và pho tượng Phật Quan âm Nam Hải đứng trên tòa sen. Bên tả và phía sau là khu vườn rộng trồng cây trái, bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì viên tịch. 
Tuy bên ngoài, mái hiên chùa thấp và có lối kiến trúc hiện đại, nhưng bên trong chùa, vẫn còn theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai, với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Chùa gồm chánh điện, nhà khách, phòng chư tăng, trai đường và nhà bếp.
- Ngày công nhận: Chùa Đại Giác được công nhận là di tích lịch sử Cấp Quốc gia vào ngày 28/9/1990.
Ảnh Chùa Đaị Giác || nguồn: chuaviettoancau.com
6/ Đình Tân Lân
- Vị trí: Đình Tân Lân toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Trị, thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hoá
- Tóm tắt: 
 + Lịch sử hình thành: Ngày 23 tháng 10 năm 1720, Trấn Biên Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên mất. Để ghi nhớ công lao của ông trong công cuộc khai phá đất đai và mở mang thương mại vùng Đồng Nai - Gia Định, nhân dân trong vùng đã lập ngôi miếu nhỏ thờ ông trong khu vực thành cổ Biên Hòa. 
Ngày 14 tháng 12 năm 1861, theo kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa do tướng Bonard phê chuẩn, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với khoảng một ngàn quân, hai hạm thuyền tiến đánh cả đường bộ và đường thủy. Sáng ngày 17, Pháp chiếm được tỉnh lỵ Biên Hoà, và kể từ đó ngôi miếu phải hai lần dời chuyển (năm 1861 và 1906), mới đến nơi hiện nay. Năm 1935, miếu được xây dựng mới kiên cố và đặt tên là Tân Lân thành cổ miếu (gọi tắt là Đình Tân Lân). 
 + Cấu tạo: Đình Tân Lân toạ lạc nơi khuôn viên đất rộng khoảng 3.000m², trên một nền cao 60 cm bằng đá xanh, lát gạch bông (20cm X 20 cm), với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn của văn hoá Trung Quốc. Mặt đình được kiến trúc theo kiểu chữ tam (三), lợp ngói âm dương, trên nóc chính điện có lưỡng long tranh châu, lý ngư hóa rồng. Trên hai đầu đao còn có tượng ông Nhật, bà Nguyệt, tiên đồng, ngọc nữ... 
Đình gồm ba gian: tiền đình, chánh điện và hậu cung nối tiếp nhau. Hai bên tả hữu là miếu thờ Bà và thờ Ông. 
- Ngày công nhận: Đình Tân Lân đã được Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ, ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Ảnh Đình Tân Lân || nguồn: wikipedia.org
7/ Lăng mộ Trịnh Hoài Đức 
- Vị trí: Lăng mộ Trịnh Hoài Đức hay còn gọi là Lăng Ông, toạ lạc tại số 28 đường Trịnh Hoài Đức, Khu phố 3, Phường Trung Dũng, Thành Phố Biên Hoà.
- Loại di tích: Di tích lịch sử
- Tóm tắt:
 + Lịch sử hình thành: Được xây dựng vào năm 1825
 + Cấu tạo: 
 *Mộ: một của Trịnh Hoài Đức và một là của chánh thất phu nhân, người họ ... ồng vẫn chênh vênh, sừng sững đứng đó tạo ra một cảnh quan hùng vĩ. Hòn đá đã có lẽ là hòn đá đặc biệt nhất.
 + Cấu tạo: Nổi bật nhất trong quần thể là ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao 36m, nằm chênh vênh ngay bên cạnh quốc lộ 20, cảnh tượng hùng vĩ của danh thắng này cuốn hút biết bao du khách đi ngang qua.
-Ngày công nhận: Đá Ba Chồng được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định 1288/VH-QĐ ngày 16-11-1988.
Ảnh Đá Ba Chồng Định Quán || nguồn: wikipedia.org
28/ Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (Chiến khu Đ)
-Vị trí: Di tích “Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ” (1962-1967) thuộc địa phận phân trường 6, lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu
-Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hoá
-Tóm tắt:
 +Lịch sử hình thành: Nằm ở vị trí thuận lợi cả về phòng thủ và tấn công, với cách bố trí khoa học, Khu uỷ miền Đông Nam bộ đã đứng chân trong suốt thời gian từ 1962 đến 1967, lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trên địa bàn Khu. Từ đây, Khu ủy, Bộ Tư lệnh quân khu lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang phối hợp với quân chủ lực Miền làm nên những chiến thắng vang dội như: chiến thắng Phước Thành, Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Sắn... góp phần từng bước làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, ngụy; mở rộng và bảo vệ căn cứ, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
 +Cấu tạo: Khu căn cứ tọa lạc trên đỉnh đồi đất sỏi khá bằng phẳng, độ dốc thoai thoải, diện tích trên 28 hecta, độ cao 20m so với bề mặt suối Linh. Toàn bộ khu đồi được bao phủ bởi rừng cây dày đặc trong hệ thống rừng nguyên sinh miền Đông. Một phần căn cứ được bao bọc bởi suối Linh. Căn cứ Khu ủy được cấu thành bởi: hệ thống giao thông hào có tổng chiều dài 569m, sâu từ 50 đến 60cm, rộng 60cm phân làm ba tuyến (tuyến phòng thủ vòng trong, vòng ngoài và phục vụ cho việc canh gác và chiến đấu. Hệ thống địa đạo liên hoàn theo hướng Đông - Bắc và Tây - Nam có chiều dài trên 260m, nhiều đoạn gấp khúc quanh co và các ngã ba nối thông nhau hoặc nối lên các cửa hầm. Hệ thống miệng địa đạo độc lập chủ yếu dạng hình tròn và chữ nhật, độ sâu từ 3-4m trong các phân đoạn của hệ thống địa đạo. Hệ thống hầm trú ẩn được bố trí đều khắp trên mặt căn cứ, nơi làm việc của lãnh đạo Khu ủy và các cơ quan trực thuộc gồm: văn phòng, cơ yếu, phục vụ, vệ binh... Ngoài ra, trong Khu căn cứ còn có hệ thống bếp Hoàng Cầm và giếng nước phục vụ cho sinh hoạt
-Ngày công nhận: Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (Chiến khu Đ) được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia 29 tháng 11 năm 1997.
Ảnh Chiến khu Đ || nguồn: goladi.com
29/ Địa điểm thành lập Đoàn 125. Tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia
-Vị trí: Đài tưởng niệm Đoàn 125 Campuchia toạ lạc tại xã Long Giao, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
-Loại di tích: Di tích lịch sử
-Tóm tắt:
 +Lịch sử hình thành: Ngày 7/1/1979, với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia đã tiến về Phnom Penh, cùng với Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và các lực lượng cách mạng tại chỗ lật đổ chính phủ phản động, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, thịnh vượng, phát triển đến ngày nay. Sau khi giải phóng, Đoàn 125 đã chia các tiểu đoàn về các tỉnh làm lực lượng nòng cốt, làm cơ sở để hình thành nên các tỉnh đội, hệ thống chính quyền của từng tỉnh. sự ra đời của Đoàn 125 có ý nghĩa rất to lớn, có tính bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Campuchia. Bởi khi đó, dưới sự tàn sát của Khmer Đỏ, những người yêu nước Campuchia, trong đó có ông Hun Sen, chạy sang Việt Nam như là một lối thoát duy nhất và tin cậy nhất, bởi Việt Nam lúc đó đã nhìn ra âm mưu, thủ đoạn và bản chất của chế độ diệt chủng này.
 +Cấu tạo: Tại Khu di tích rộng 651m2 này có Tượng đài thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa quân dân Việt Nam và Campuchia. Tượng đài gồm 3 nhân vật nhìn thẳng về phía trước, trong đó có hình tượng người phụ nữ Campuchia mặc váy Sampot truyền thống; bên trái là hình tượng nam sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu đội mũ tai bèo, vai đeo súng; bên phải là tượng sĩ quan người Campuchia, trong tư thế cùng sĩ quan Quân đội Việt Nam nâng cao chim bồ câu thể hiện khát vọng đoàn kết, hòa bình.
-Ngày công nhận: Di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 29/12/2011.
Ảnh Tượng Đài tưởng niệm Đoàn 125 & Campuchia || nguồn: vietnamnet.vn
30/ Núi Chứa Chan (Núi Gia Lào)
-Vị trí: Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
-Loại di tích: Di tích danh thắng cảnh
-Tóm tắt:
 + Lịch sử hình thành: Núi Chứa Chan còn là nơi bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn, giỗ tổ Khai sơn thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham dự. Đặc biệt đây là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc bản địa Chơro, còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, là thế mạnh cho việc phát triển du lịch thám hiểm thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa lịch sửNgoài ra, vùng núi này cũng chứa đựng nhiều giá trị sinh học đa dạng với nhiều loài đặc hữu của vùng Đông Nam bộ trong đó có nhiều loại thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam.
 + Cấu tạo: úi Chứa Chan (Đệ nhị thiên sơn) là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ, sau núi Bà Đen (Đệ nhất thiên sơn). Với độ cao 837m so với mực nước biển, sườn dốc 30-35 độ, núi này có đôi chỗ là vách dựng đứng. Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi. 
Cảnh quan thiên nhiên núi Chứa Chan đẹp và hấp dẫn với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn, nước chảy không bao giờ cạn; cùng với những di tích do con người tạo nên như chùa Bửu Quang, chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn, nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng “Cây da ba gốc một ngọn”, Mật Khu Hầm Hinh và các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ và những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi. Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích.
Để leo núi Núi Chứa Chan có 2 đường chính: đường Chùa và đường cột điện. Bọn mình quyết định sẽ kết hợp cả 2 cung đường trong cùng một chuyến đi theo cách "lên Chùa - xuống cột" - nghĩa là leo lên theo đường Chùa và xuống bằng đường cột điện.
-Ngày công nhận: Núi Chứa Chan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 3 năm 2012.
Núi Chứa Chan || nguồn: baomoi.com
31/ Vườn Quốc gia Cát Tiên
-Vị trí: Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước)
-Loại di tích: Di tích danh thắng đặc biệt
- Tóm tắt:
 +Lịch sử hình thành: Đây là khu rừng nguyên sinh, hình thành trong tự nhiên. Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam[1]. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bàu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây. 
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.
 + Cấu tạo: Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lâm (Bảo Lộc cũ) thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Cư dân địa phương và người Trung Hoa tin vào khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường, dẫn đến việc rất nhiều động vật quý hiếm trong rừng đã bị bắn chết và sự tuyệt chủng của tê giác Java. Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan
-Ngày công nhận: Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận là di sản quốc gia vào ngày 29/12/2011.
Ảnh Vườn Quốc gia Cát Tiên || nguồn: Pinterest
Kết thúc
Thông qua các di tích đã tìm hiểu trên đã giúp chúng ta phần nào về việc trau dồi thêm nhiều di tích cấp quốc gia ở quê hương Đồng Nai thân yêu và các thông tin vô cùng bổ ích về những di tích đó. Đây chính là niềm tự hào to lớn của người dân Việt Nam nói chung và của người dân đất Đồng Nai nói riêng. Do đó chúng ta cần phải biết bảo tồn và phát huy những giá trị về lịch sử - văn hoá của những di tích đó, góp phần làm cho cảnh quan nơi đây thêm xanh – sạch – đẹp...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_ly_lop_8_bai_44_thuc_hanh_truong_thcs_xuan_t.docx