Giáo án Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết:

 - Những chuyển biến lớn về kinh tế, xã hội ở Châu Âu trong các thế kỉ XVI-XVII.

 - Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuât mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quí tộc phong kiến tất yếu nổ ra.

 - Cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI và cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII ; Ý nghĩa và những hạn chế của cách mạng tư sản Anh.

 2.Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

 3. Kĩ năng:

 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử

 - Biết phân tích sử dụng tranh ảnh lịch sử

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn :3/9/2022 Tuần :1
Ngaøy daïy :5/9/2022 Tiết : 1
PHẦN I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
TIẾT 1 BÀI 01: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết:
 - Những chuyển biến lớn về kinh tế, xã hội ở Châu Âu trong các thế kỉ XVI-XVII. 
 - Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuât mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quí tộc phong kiến tất yếu nổ ra.
 - Cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI và cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII ; Ý nghĩa và những hạn chế của cách mạng tư sản Anh.
 2.Tư tưởng:
 - Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
 3. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử
 - Biết phân tích sử dụng tranh ảnh lịch sử
4.Xác định nội dung trọng tâm của bài :
Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII ; Ý nghĩa và những hạn chế của cách mạng tư sản Anh.
5.Định hướng phát triển năng lực :
-Năng lực chung:năng lực giải quyết vấn đề,tự học,giao tiếp,sử dụng ngôn ngữ,sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn lịch sử,xác định mối liên hệ giữa các sự kiện,hiện tượng lịch sử,nhận xét,đánh giá.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Chuẩn bị của GV:
Tài liệu tham khảo, kênh hình trong SGK. Bản đồ châu Âu 
2. Chuẩn bị của HS:
- Đồ dùng học tập,SGK,SBT
-Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 . Ổn định lớp: 2’
 A. KHỞI ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát 3’
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, CMTS Anh (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.  
b) Nội dung : GV cho HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu bài mới:  Đôi nét về chương trình Lịch sử lớp 8 (cấu trúc chương trình). Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và phát triển nền sản xuất tư bản Chủ nghĩa dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động, một cuộc cách mạng sẽ nổ ra là tất yếu. Và cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở đầu tiên 
B . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 35’ 
Hoạt động 2: : I/ Sự biến đổi kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
*Mục tiêu : Trình bày được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của cách mạng Hà Lan  
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
*Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp
*Phương tiện dạy học: Tài liệu tham khảo, kênh hình trong SGK. Bản đồ châu Âu 
*Sản phẩm: HS hiểu được veà söï phaùt trieån cuûa CNTB ôû Anh.
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
- GV treo bản đồ thế giới xác định vị trí vùng đất Nê-đéc-lan (hiện nay là vùng đất thuộc 2 quốc gia: Bỉ và Hà Lan). 
- GV sử dụng phương pháp phát vấn. 
- HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi: 
 + Nền sản xuất mới được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Vì sao nền sản xuất đó lại được gọi là nền sản xuất mới 
 + Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) đã phát triển? 
 + Vậy cùng với sự phát triển của sản xuất, thì xã hội có sự biến đổi như thế nào? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL và lồng ghép GDBV môi trường: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất buôn bán sẽ tác động đến môi trường sống của con người (mặt tích cực và tiêu cực). 
 + Theo em, những mâu thuẫn mới nào sẽ nảy sinh và hậu quả ra sao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt ý. 
+ Nguyên nhân dẫn đến việc người dân Nê-đéc-lan đứng lên chống lại vương quốc Tây Ban Nha? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV kết luận. 
- HS thảo luận theo bàn: Phiếu học tập số 1 
 + Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan? 
- HS thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét kết quả thảo luận của HS. 
 + Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
 + Vì sao nói: “Cuộc cách mạng Hà Lan được coi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới”? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên TG và mở đường cho CNTB phát triển. 
- HS quan sát lược đồ: Cách mạng Hà Lan năm 1609 
1. Một nền sản xuất mới ra đời
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển khá mạnh. 
- Xã hội: giai cấp tư sản và vô sản. 
→ Mẫu thuẫn xã hội xảy ra. Bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. 
2.CM Hà Lan thế kỉ XVI:
- Nguyên nhân: 
 + Vào TK XVI, kinh tế TBCN ở Nê-đéc-lan phát triển mạnh nhưng vương quốc Tây Ban Nha ra sức ngăn cản. 
 + Chính sách cai trị hà khắc của PK Tây Ban Nha. 
- Diễn biến: 
 + Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan nổ ra, đỉnh cao là năm 1566. 
 + Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập “các tỉnh liên hiệp”. 
 + Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được công nhận. 
- Ý nghĩa: Là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, lật đổ ách thống trị của TD Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
Hoaït ñoäng 2 : II/ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
*Mục tiêu :Nắm được veà söï phaùt trieån cuûa CNTB ôû Anh.
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
*Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp
*Phương tiện dạy học: Tài liệu tham khảo, kênh hình trong SGK. Bản đồ châu Âu 
*Sản phẩm: HS hiểu được veà söï phaùt trieån cuûa CNTB ôû Anh.
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
- HS làm việc cá nhân-trả lời câu hỏi: 
+ Sự phát triển của nền kinh tế ở Anh được thể hiện ở những điểm nào? Sự phát triển đó có điểm gì khác biệt so với các nước Tây Âu? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và nhấn mạnh: Đó là những phát minh về mặt kĩ thuật ...
 + Sự phát triển mạnh về kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa về mặt xã hội như thế nào? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
 + Theo em, vì sao ở Anh lại có nạn rào đất? Hậu quả của việc làm đó như thế nào? 
- HS trình bày, bổ sung. GVKL và lồng ghép GDBV môi trường: Vì quý tộc, địa chủ rào đất để trồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu ... xuất khẩu kiếm lời. Việc nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất có tác động đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân. 
 + Xã hội ở nước Anh thời kì đó đã tồn tại những mâu thuẫn nào? 
- HS trả lời, nhận xét và rút ra nguyên nhân làm bùng nổ cuộc cách mạng Anh. 
- HS quan sát Lược đồ kết hợp với nghiên cứu tài liệu. 
Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh 
- HS thảo luận (theo bàn) về tiến trình của cách mạng Anh. 
Hoàn thành phiếu học tập số 2
 * Câu hỏi: Tóm tắt những nét chính về tiến trình của cuộc cách mạng Anh. 
- Giai đoạn từ năm 1642 đến năm 1648. 
- Giai đoạn từ năm 1649 đến năm 1688. 
- HS thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét. GV nhận xét về kết quả thảo luận. 
- HS quan sát hình ảnh xử tử Sác-lơ I
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận Phiếu học tập số 3
Câu hỏi: 
 + Cuộc cách mạng tư sản Anh TK XVII có ý nghĩa như thế nào? 
 + Tại sao nói cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là cuộc cách mạng tư sản “không triệt để”? 
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. 
- HS đọc phần chữ in nghiêng SGK trang 6: Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt ý. 
II/ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
* Nguyên nhân: 
- Đầu TK XVII, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh. 
- Ở nông thôn, quý tộc phong kiến kinh doanh theo con đường tư bản → Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, nông dân mất đất trở nên nghèo khổ. 
- Chế độ PK kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản và quý tộc mới → mâu thuẫn xã hội xảy ra. 
* Tiến trình cách mạng: Chia làm 2 giai đoạn (Hướng dẫn đọc thêm). 
* Ý nghĩa: 
- Cách mạng tư sản Anh thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. 
- Là cuộc cách mạng không triệt để chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
 C.LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ: 3’
*Mục tiêu : Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan và CMTS Anh
 *Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình
*Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp.
*Phương tiện dạy học:câu hỏi 
*Sản phẩm:nắm được kiến thức cơ bản của bài	
 GV giao nhiệm vụ cho HS, trả lời câu hỏi :
-Gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài:Nguyên nhân dẫn đến cách mạng,mục tiêu,nhiệm vụ và kết quả mà các cuộc cách mạng tư sản này giành được. (MĐ1,2)
-Tìm những điểm chun giữa các cuộc CMTS Nê-Đec-Lan,Anh? (MĐ3)
 HS suy nghĩ tìm câu trả lời,hoàn thành trả lời
 GV nhận xét kết quả
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 2’
*Mục tiêu :Vận dụng kiến thức ,kĩ năng để giải quyết vấn đề
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:nêu vấn đề.
*Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp
*Phương tiện dạy học: Câu hỏi : Khái quát đặc điểm CMTS?
*Sản phẩm: CMTS là cuộc CM do giai cấp TS lãnh đạo, nhằm đánh đổ CĐPK đã lỗi thời, mở đường cho CNTB phát triển.
E.Hướng dẫn học ở nhà-dặn dò(1’)
 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 +Chuẩn bị bài 1, tiết 2, Mục III chiến tranh giành độc lập
* Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_bai_1_nhung_cuoc_cach_mang_tu_san_dau_tien.docx