Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa Cách mạng tháng Mười năm 1917

2. Kỹ năng

 Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga.

3. Thái độ

 Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, .

 III. Phương tiện: Bản đồ nước Nga; tranh ảnh nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga.

IV. Chuẩn bị

 - GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga, phiếu học tập.

 - HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi .

 

docx 198 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04 /9/2018 
 ND: 06 /9/2018
 PHẦN I LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 
 (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
TIẾT 1 BÀI 01: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Biết được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan
- Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh
- Biết vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, trình bày được diễn biến kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh
GDBVMT: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cười lấy lông bán làm len 
 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS	
 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc C/m TS
 - Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song cũng là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ P/k
 3. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ thế giới, lược đồ cuộc nội chiến ở Anh 
- Độc lập giải quyết các vấn đề trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện:
 - Bản đồ TG 
 - Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word 
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ
IV. Tiến trình dạy - học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, CMTS Anh (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - GV giới thiệu bài mới: Đôi nét về chương trình Lịch sử lớp 8 (cấu trúc chương trình). Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và phát triển nền sản xuất tư bản Chủ nghĩa dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động, một cuộc cách mạng sẽ nổ ra là tất yếu. Và cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở đầu tiên ở quốc gia nào? Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 
	Mục I. Sự biến đổi kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời: Đọc thêm
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI 
- Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: Bản đồ thế giới 
 - Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS ñoïc phaàn 1 và trả lời các câu hỏi sau: 
- Nguyeân nhaân caùch maïng buøng noå laø gì?
- Trình baøy dieãn bieán chính cuûa cuoäc caùch` maïng?
- Caùch maïng Haø Lan dieãn ra döôùi hình thöùc naøo?
 - Vì sao caùch maïng Haø Lan ñöôïc xem laø cuoäc caùch maïng tö saûn ñaàu tieân treân theá giôùi?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nguyeân nhaân: Phong kieán Taây Ban Nha kìm haõm söï phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn ôû Neâ-ñeùc-lan
- Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha ngày càng tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
2. Diễn biến
+ 8/1566, nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy chống lại Tây Ban Nha
+ 1581, các tỉnh Miền Bắc thành lập nước cộng hòa
3. Keát quaû: Năm 1648 Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan→ Haø Lan ñöôïc giaûi phoùng 
4. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới 
- Lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha
- Mở đường cho CNTB phát triển
2. Hoạt động 2 
Mục II: CMTS Anh giữa TK XVII:
1. Sự phát triển của CNTB ở Anh:
- Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến của cách mạng tư sản Anh
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện 
 - Thời gian: 11 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 phần II SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhóm 1+ 2: Những biểu hiện sự phát triển của CNTB Anh có gì khác với Tây Âu?
Nhóm 3+ 4: Sự phát triển kinh tế TBCN ở Anh đưa tới hệ quả? (Thành phần xã hội có biến đổi gì? Vì sao nhân dân phải bỏ quê hương đi nơi khác ?)
Nhóm 5+ 6: Xã hội Anh trong TK XVII đã tồn tại những mâu thuẫn nào? Kết quả của những mâu thuẫn đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm trình bày kết quả
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV: Yêu cầu HS chú ý vào phần chữ in nhỏ trong SGK và cho biết các con số chứng tỏ điều gì?
GV: Em có nhận xét gì về vị trí, t/c của tầng lớp quý tộc mới trong XH Anh trước C/m?
GDBVMT: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cười lấy lông bán làm len.
a.Kinh tế:
- Đầu thế kỉ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
b. Xã hội: 
- Hình thành tầng lớp quý tộc mới
- Mâu thuẫn gay gắt giữa TS, quý tộc mới với CĐ quân chủ chuyên chế
2. Hoạt động 3 
Mục II: CMTS Anh giữa TK XVII:
2. Tiến trình cách mạng: Đọc thêm
3. Ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh giữa TK XVII:
- Mục tiêu: - Biết được]]ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện 
 - Thời gian: 8 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?
Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?
Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đưa ra các câu hỏi gợi mở.
Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để? 
- Những kết quả của cuộc cách mạng Anh cho thấy đó là cuộc cách mạng Tư sản không triệt để vì lãnh đạo cách mạng là liên minh Tư sản + quí tộc mới nên không tiêu diệt được chế độ Phong kiến (vẫn duy trì quân chủ lập hiến) không giải quyết ruộng đất cho nông dân nghèo chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc. Đây chính là hạn chế của cuộc cách mạng Tư sản Anh.
Em hiểu thế nào về câu nói của Mác: “Thắng lợi của giai cấp tư bản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu TBCN với phong kiến”(G)
- GCTS thắng lợi đã xác lập CNTB hình thức là quân chủ lập hiến, SXTBCN phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến
 - Cuộc CM TS Anh nổ ra dưới hình thức là một cuộc nội chiến, giữa nhà vua và quốc hội. Kết qủa: Nhà vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Mở đường cho CNTB phát triển. 
- Đem lại quyền lợi cho TS và quí tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
->Cuộc cách mạng không triệt để.

3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan và CMTS Anh
	- Thời gian: 6 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là (B)
A. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Câu 2. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào? (B)
A. Vương quốc Tây Ban Nha. B. Vương quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Bỉ.         D. Vương quốc Anh.
Câu 3. Thế kỉ XVI, XVII trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước nào phát triển mạnh nhất?  (H)
A. Hà Lan. B. Anh.      
C. Pháp.     D. Mĩ.
Câu 4. Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào? (B)
A. Sự phát triển của các công trường thủ công.
B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.
D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.
Câu 5. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh? (H)
A. Sản xuất thủ công nghiệp. 
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.      ... guyễn Tất Thành ?
 - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
 + Đất nước bị rơ vào tay Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại, Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối. 
 - Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
 - GV giới thiệu H107: Tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin con tàu đưa Người sang Pháp tìm đường cứu nước.
 - Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?
 * HS thảo luận nhóm: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
* GV kết luận: Nguyễn Tất thành là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN.
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:
+ Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
+ Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
 → Mâu thuẫn dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917)
 (không dạy)
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
a. Tiểu sử:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.
b. Hoàn cảnh:
- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.
- CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối 
c. Hoạt động:
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.
- Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
- Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.
 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP:
 * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
 * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
 Câu hỏi:
 Câu 1. Việc làm nào sau đây của thực dân Pháp không thực hiện trong chính sách cai trị ở Đông Dương?
 A. Bắt lính để cung cấp cho chiến tranh. 
 B. Miễn giảm sưu thuế.
 C. Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái. 
 D. Chính sách văn hoá lừa bịp
 2. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh 
 A. nước ta hoàn toàn độc lập. 
 B. nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.
 C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại. 
 D. cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối. 
 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 * Mục tiêu:
 - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
 - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
 * Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận
 Đánh giá những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này?
 * Dự kiến sản phẩm: Hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.
 4. Dặn dò:
 - Học bài thật kỹ, chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập
 Ngày soạn: 01/01/2019
 Ngày dạy: / /2019
 Tiết 50: Bài 31 
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản:
 - Lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang từ 1895 - 1896.
 - Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
2. Tư tưởng: Giúp HS
 - Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.
 - Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân vì nước, noi gương học tập cha anh.
3. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn lịch sử.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam tù giữa thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
 + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
 + Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay
 + Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
 + So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh
III. PHƯƠNG TIỆN: 
 - Máy chiếu.
 - Bản đồ Việt Nam và tranh ảnh có liên quan 
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo án word và Powerpoint.
 - Tranh ảnh, tư liệu có liên quan
 - Phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Đọc trước sách giáo khoa.
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh 
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
3. Bài mới : 
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 * Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hình dung được Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.
 - Thời gian: 2 phút
 * Phương thức: GV cho HS quan sát một số hình ảnh đã học xếp theo thứ tự thời gian và nêu câu hỏi để HS trả lời nhanh 
 * Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án
→ GV vào bài mới.
 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 * Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...
 - Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu...
 - Thời gian: 15 phút
 * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách lập bảng hệ thống kiến thức
 Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
Thời gian
 Quá trình xâm lược của TD Pháp
 Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
Pháp đánh Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam
 Quân ta đánh trả quyết liệt
2-1859
Pháp kéo vào Gia Định
 Quân dân ta chặn địch ở đây

2-1862
Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
 Nhân dân căm phẫn, tiếp tục kháng chiến
6-1862
Hiệp ước nhâm tuất Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
 Nhân dân độc lập kháng chiến
6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
 Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa

20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội
 Nhân dân tiếp tục chống Pháp
18-8-1883
Pháp đánh Huế, điều ước Hác măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp
 Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt.
Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.
Thời gian
 Sự Kiện
5-7-1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
13-7-1885
Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Dình 
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy 
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê

Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đến năm 1918:
Phong trào
Chủ trương
 Biện pháp đấu tranh
 Thành phần tham gia
Phong trào 
Đông Du
(1905-1909)
Lập ra một nước VN độc lập.
Bạo động vũ trang giành độc lập, cầu viện Nhật Bản
Nhiều thành phần chủ yếu là thanh niên yêu nước
Đông Kinh nghĩa thục
(1907)
Giành độc lập xây dựng xã hội tiến bộ
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước
Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội
Cuộc vận động Duy Tân 
(1908)
Đổi mới đất nước.
Mở trường học dạy theo lối mới, đả kích hủ tục PK, mở mang công thương nghiệp.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
Phong trào chống thuế ở
Trung Kì
Chống đi phu,
chống sưu thuế.
Từ đấu tranh hoà bình PT dần thiên về xu hướng bạo động.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,chủ yếu là nông dân
 3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
 * Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...
 - Thời gian: 20 phút
 * Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 2. Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp.
 3. Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào.
 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 
 5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX .
 * Dự kiến sản phẩm:
 1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam : 
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người, sức của.
 2. Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp :
 - Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. 
 - Bối cảnh quốc tế bất lợi.
 3. Về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
 - Nguyên nhân bùng nổ : 
 + Âm mưu thống trị của thực dân Pháp. 
 + Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân.
 + Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến
 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX :
 - Quy mô : diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. 
 - Thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
 - Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
 - Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
 - Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt.
 5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nguyên nhân: tác động từ cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tư tưởng tiến bộ trên thế giới, nhất là tấm gương tự cường của Nhật Bản.
 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 * Mục tiêu:
 - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
 - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
 * Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
 1. Nhận xét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 2. So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế...
 3. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì khác với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
 GV tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản
 4. Dăn dò:
 - Học ôn tất cả các bài đã học từ Học kỳ II để kiểm tra.
 * Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.docx