Giáo án học kì II môn Toán Đại số Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi

Giáo án học kì II môn Toán Đại số Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là hệ thức lượng trong tam giác vuông.

- Hiểu các cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (định lý 1 và 2)

2. Kỹ năng: Vận dụng được các hệ thức đó để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế.

3. Thái độ:

- HS có thói quen làm việc khoa học thông qua biến đổi các tỉ số đồng dạng

- Rèn cho hs tính cách cẩn thận.

4. Năng lực, phẩm chất :

4.1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng

 

docx 90 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì II môn Toán Đại số Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2018
Ngày dạy: 27/8/2018
 Tuần 1 - Tiết 1
 CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG 
 Bài 1: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ 
 ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GIÁC VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết được thế nào là hệ thức lượng trong tam giác vuông.
- Hiểu các cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (định lý 1 và 2)
2. Kỹ năng: Vận dụng được các hệ thức đó để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế.
3. Thái độ: 
- HS có thói quen làm việc khoa học thông qua biến đổi các tỉ số đồng dạng
- Rèn cho hs tính cách cẩn thận.
4. Năng lực, phẩm chất : 
4.1. Năng lực 
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng 
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ, thước thẳng.
2. HS: Ôn các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác vuông. Định lý Pitago, hình chiếu của đoạn thẳng, điểm lên một đường thẳng.
- Thước thẳng, êke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Khởi động:
- Nêu các TH đồng dạng của hai tam giác vuông.
- Phát biểu định lí Pitago?
- Tìm các cặp tam giác đồng dạng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (10') Các quy uớc và ký hiệu chung
* Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não
1. Các quy uớc và ký hiệu chung
GV: vẽ hình 1/sgk và giới thiệu các quy uớc và ký hiệu chung.
Hs: Theo dõi, ghi bài
1. Các quy uớc và ký hiệu chung:
ABC, Â = 1v
- BC = a: cạnh huyền
- AC = b, AB = c: các cạnh góc vuông
- AH = h: đường cao ứng với cạnh huyền
- CH = b’, BH = c’: các hình chiếu của AC và AB trên cạnh huyền BC
Hoạt động 2: (17')Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó lên cạnh huyền:
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não
2. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó lên cạnh huyền:
GV: Quan sát hình vẽ trên cho biết có các cặp tam giác nào đồng dạng với nhau? Chứng minh điều đó?
Hs: Trả lời ABC HBA và
 ABC HAC
Gv: Từ ABC HBA và
 ABC HAC có thể suy ra được hệ thức nào ?
Hs: Trả lời
GV: giới thiệu định lý 1.
GV yêu cầu điểm danh, những bạn số 1 làm thành 1 nhóm chứng minh ý 1, số 2 chứng minh ý 2. Sau đó ghép các bạn 1,2 thành một cặp. Cử đại diện 2 nhóm lên trình bày.
HS: trình bày cách chứng minh định lý 
GV: nhắc lại định lý Pytago
? Dùng định lý 1 ta có thể suy ra hệ thức 
BC2 = AB2 + AC2 không?
GV: qua trình bày suy luận của các em có thể coi là 1 cách c/m khác của định lý Pytago (nhờ tam giác đồng dạng).
2. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền:
* Định lý 1: (sgk)
ABC, Â= 1v, AHBC tại H: 
Xét ABC và HBA
Có 
 chung
ABC HBA ( g.g)
 AB2 = BH.BC đpcm
Ý 2 cm tương tự
3. Hoạt động luyện tập
- GV cho HS nửa lớp làm bài tập 1, còn lại làm bài 2 cử đại diện lên trình bày 
4. Hoạt động vận dụng
- Yêu cầu HS hỏi đáp kiến thức đã học và viết các công thức đã học
- Yêu cầu cá nhân làm trắc nghiệm
Câu 1. Cho DABC có AH là đường cao xuất phát từ A (H Î BC) hệ thức nào dưới đây chứng tỏ DABC vuông tại A.
	A. BC2 = AB2 + AC2	B. AH2 = HB. HC
	C. AB2 = BH. BC	D. A, B, C đều đúng
Câu 2. Cho DABC có AH là đường cao xuất phát từ A (H Î BC). Nếu thì hệ thức nào dưới đây đúng:
	A. AB2 = AC2 + CB2	B. AH2 = HB. BC
	C. AB2 = BH. BC	D. Không câu nào đúng
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
 - Học và chứng minh định lý 1,2. Giải bài tập 4,5/sgk; 1,2./sbt
- Dựa vào H1/64. Chứng minh AH.BC = AB.AC (Hướng dẫn: dùng tam giác đồng dạng) 
- Vê nhà chuẩn bị: dãy 1 chứng minh định lí 2, dãy 2 chứng minh định lí 3, dãy 3 chứng minh định lí 4
Ngày soạn: 20/8/2018
Ngày dạy: 03/9/2018
 Tuần 2 - Tiết 2
Bài 1: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ
ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GIÁC VUÔNG (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu các cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (định lý 3 và 4)
2. Kỹ năng: Vận dụng được các hệ thức đó để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế.
3. Thái độ: 
- HS có thói quen làm việc khoa học thông qua biến đổi các tỉ số đồng dạng
- Rèn cho hs tính cách cẩn thận.
4. Năng lực, phẩm chất : 
4.1. Năng lực 
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng 
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ, thước thẳng.
2. HS: Ôn các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác vuông. Định lý Pitago, hình chiếu của đoạn thẳng, điểm lên một đường thẳng.
- Thước thẳng, êke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Khởi động:
? Phát biểu hệ thức liên hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền. Giải bài tập 2/sbt
? Phát biểu hệ thức liên quan tới đường cao trong tam giác vuông ( đã học). C/m hệ thức đó.
- Viết công thức tính diện tích tam giác.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Một số kiến thức liên quan đến đường cao:
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước nhiệm vụ giao về nhà các nhóm đã hoàn thành chưa? Sau đó yêu cầu 3 lần lượt các nhóm cử đại diện trả lời và chứng minh các định lí
? Từ HBA HAC ta suy ra được hệ thức nào? 
Hs; Suy nghĩ trả lời
GV: giới thiệu định lý 2 SGK.
HS làm ví dụ 2/sgk..
GV giới thiệu định lý 3.
Hãy viết định lý dưới dạng hệ thức.
GV: bằng cách tính diện tích tam giác hãy chứng minh hệ thức ?
- Yêu cầu cử đại diện nhóm 2 lên trình bày
GV: chứng minh định lý 3 bằng phương pháp khác.
HS làm ?2.
3. Một số hệ thức liên quan tới đường cao:
* Định lý 2: (sgk)
ABC, Â= 1v, AHBC tại H: 
Xét và 
Có = 900 (1)
Có 
(hai góc phụ nhau)
(hai góc phụ nhau)
 (2)
Từ (1) và (2) suy ra
*Định lý 3: (sgk)
GT: ABC vg tại A, AH BC
KL : AH. BC = AB.AC (hay: h.a = b.c)
* Chứng minh: (sgk)
* Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não
Hoạt động 2: Định lý 4 
? Từ hệ thức 3 suy ra hệ thức 4 bằng phương pháp biến đổi nào ?
GV : cho HS đọc thông tin ở SGK/67 và trả lời câu hỏi sau:
Từ hệ thức a.h = b.c ( định lý 3) muốn suy ra hệ thức ta phải làm gì?
GV: hãy phát biểu hệ thức 4 bằng lời. GV: giới thiệu định lý 4.
HS: viết GT, KL của định lý.
GV: giới thiệu phần chú ý.
*Định lý 4: (sgk)
GT: ABC vg tại A.
 AH BC 
KL : 
* Chú ý: (sgk)
3. Hoạt động luyện tập
GV cho HS giải bài tập 3, 4 SGK/69 
GV yêu cầu điểm danh, những bạn số 1 làm thành 1 nhóm chứng minh ý 1, số 2 chứng minh ý 2. Sau đó ghép các bạn 1,2 thành một cặp. Cử đại diện 2 nhóm lên trình bày. GV chấm bài một số HS
4 . Hoạt động vận dụng
- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trình bày 1’ các định lí vừa học, viết các hệ thức
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học kỹ 4 định lý và chứng minh.
- Giải các bài tập phần luyện tập 
* Nghiên cứu trước bài 5,6,7 SBT	
Ngày soạn: 02/9/2018
Ngày dạy: 10/9/2018
 Tuần 3 - Tiết 3
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-HS biết :  các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
-HS hiểu :Các bài tập vận dụng các hê thức trên vào giải bài tập 
2. Kỹ năng:
-HS thực hiên được: Học sinh biết vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
 -HS thực hiện thành thạo : HS biết vận dụng kiến thức mới để nhận xét bài của bạn, 
3. Thái độ: 
-Thói quen
+ Học sinh cần rèn luyện ý thức tự học nghiêm túc cẩn thận.
-Tính cách :có tinh thần yêu thích bộ môn 
4. Năng lực, phẩm chất : 
4.1. Năng lực 
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng 
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ, thước thẳng.
2. HS Thước kẻ và tranh vẽ hình 1 cùng 4 hệ thức đã học trong tam giác vuông
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Khởi động:
GV: Thi ai nhanh hơn
- Chia lớp thành 2 đôi mỗi đội 4 bạn cầm 1 viên phấn lần lượt viết 4 công thức đã học, bạn viết trước viết sai bạn sau có thể sửa cho đúng, đội nào nhanh, chính xác đội đó thắng
Cho hình vẽ :Hãy viết các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ?
 Hs:
 1.b2 = ab/; c2 = ac/
 2. h2 =b/c/
3. b.c = a.h
4.
2. Hoạt động luyện tập
H HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não, mảnh ghép
Hoạt động 1: Chữa bài tập (33')
Gv yêu cầu HS vẽ hình ghi gt ; kl:
Áp dụng hệ thức nào để tính BH ?
 Hs: Hệ thức 1
- Để áp dụng được hệ thức 1 cần tính thêm yếu tố nào?
 Hs: Tính BC.
- Cạnh huyền BC được tính như thế nào?
 Hs:Áp dụng định lí Pytago
- Có bao nhiêu cách tính HC ?
 Hs: Có hai cách là áp dụng hệ thức 1 và tính hiệu 
BC và BH.
- AH được tính như thế nào?
 Hs: Áp dụng hệ thức 3.
- Yêu cầu cá nhân hoàn thành vào vở 1HSđại diện lên trình bày
- GV yêu cầu HS nhận xét 
- GV chốt
Bài Tập 6:
Gv yêu cầu hs vẽ hình ghi gt và kết luận của bài toán.
Gv hướng dẫn sh chứng minh:
Áp dụng hệ thức nào để tính AB và AC ?
Hs : Hệ thức 1 
- Để áp dụng được hệ thức 1 cần tính thêm yếu tố nào?
Hs: Tính BC.
- Cạnh huyền BC được tính như thế nào?
Hs: BC = BH + HC =3 
- Yêu cầu cá nhân hoàn thành vào vở, 1 HS lên trình bày
- GV chốt
Bài tập 7/ sgk.
Gv: Treo bảng phụ vẽ hình 8,9 sgk lên bảng.Yêu cầu hs đọc đề bài toán.
Yêu cầu nửa lớp làm cách 1, còn lại làm cách 2, cử đại diện 2 nhóm làm 2 cách
Gv: Hình 8: Dựng tam giác ABC có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh BC ta suy ra được điều gì? 
Hs: AO = OB = OC ( cùng bán kính)
? Tam giác ABC là Tam giác gì ? Vì sao ?
Hs: Tam giác ABC vuông tại A ,vì theo định lí „ trong một tam giác có đường trung tuyến úng với một cạnh bằng nữa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.“ 
?Tam giác ABC vuông tại A ta suy ra được điều gì
Hs:AH2 = HB.HC hay x2 = a.b
Gv: Chứng minh tương tự đối với hình 9.
Hs: Thực hiện như nội dung ghi bảng.
- GV chốt
Bài tập 5:
Chứngminh:
Ta có: 
Ta lại có: AB2 = BC.BH 
HC = BC - BH =5 - 1,8 =3,2
Mặt khác : AB.AC BC.AH 
Vậy AH=2,4; BH = 1,8 ; HC = 3,2.
Bài Tập 6:
Chứng minh:
Ta có BC = HB + HC =3
AB2 = BC.BH = 3.1 = 3 AB =
Và AC = BC.HC =3.2 = 6 AC =
Vậy AB =;AC =
Bài tập 7/ sgk.
Giải
Cách 1:
Theo cách dụng ta giác ABC có đường trunguyến AO ứng với 
Cạnh BC và bằng nữa cạnh đó, do đó tam giác ABC vuông tại A . Vì vậy ta có AH2 =  ... tổng hợp về chứng minh và tính toán.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách vẽ hình, phân tích tìm lời giải và trình bày bài giải, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I môn Toán.
3. Thái độ: Chăm chỉ
4.Các NL, PC hình thành: 
 - NL : NL tự học, NL hợp tác, NL giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- PC: Sống tự chủ, sống yêu thương.
II. CHUẨN BỊ 
1. GV: Bảng phụ hoặc giấy trong, đèn chiếu ghi câu hỏi, bài tập, bảng hệ thống hoá kiến thức; Thước thẳng, com pa, ê ke, thước đo độ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
2. HS: – Ôn tập lí thuyết theo bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ chương I và chương II hình học trong SGK. 
 – Thước kẻ, com pa, êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
 – Bảng phụ nhóm, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Hoạt động khởi động:
Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Hoạt động 1: ÔN TẬP VỀ TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN 
Các NL, PC hình thành: 
 - NL : NL tự học
- PC: Sống tự chủ, sống yêu thương.
GV nêu câu hỏi.
– Hãy nêu công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn a.
sina = ; cosa = 
tga = ; cotga = 
Bài 1: Trong các hệ thức sau, hệ thức nào đúng ? hệ thức nào sai ? (với góc a nhọn).
Bài 1
a) sin2a = 1 – cos2a
a) Đúng
b) tga = 
b) Sai
c) cosa = sin(1800 – a)
c) Sai
d) cotga = 
d) Đúng
e) tga < 1
e) Sai
f) cotga = tg(900 – a)
f) Đúng.
g) Khi a giảm thì tga tăng.
g) Sai
h) Khi a tăng thì cosa giảm.
h) Đúng
Hoạt động 2: ÔN TẬP CÁC HỆ THỨC TRONG TAM GIÁC VUÔNG 
Các NL, PC hình thành: 
 - NL : NL giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- PC: Sống tự chủ, sống yêu thương.
GV: Cho tam giác vuông ABC đường cao AH (như hình vẽ)
1) b2=ab¢; c2=ac¢; 2) h2=b¢c¢;3) ah=bc
Hãy viết các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác.
4) ; 5) a2 = b2 + c2.
Bài 2. (Đề bài đưa lên màn hình).
Bài 2
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH chia cạnh huyền BC thành hai đoạn BH, CH có độ dài lần lượt là 4cm, 9cm.
Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC.
a) Tính độ dài AB, AC.
b) Tính độ dài DE, số đo 
a) BC = BH + HC = 4 + 9 = 13 (cm)
AB2 = BC. BH = 13. 4
Þ AB = (cm)
AC2 = BC. HC = 13. 9
Þ AC = (cm)
b) AH2 = BH. HC = 4. 9 = 36 (cm)
AH = = 6 cm.
Xét tứ giác ADHE có: = 900 
Þ tứ giác ADHE là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết).
Þ DE = AH = 6 cm (t/c hình chữ nhật)
Trong tam giác vuông ABC
sinB = » 0,8320
Þ » 56019¢ Þ » 33041¢
Hoạt động 3: ÔN TẬP VỂ ĐƯỜNG TRÒN
Các NL, PC hình thành: 
 - NL : NL hợp tác, NL giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- PC: Sống tự chủ, sống yêu thương.
1) Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn.
- Định nghĩa đường tròn (O, R)
- GV vẽ đường tròn.
– Đường tròn (O, R) với R > 0 là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.
– Nêu các cách xác định đường tròn.
– Đường tròn được xác định khi biết:
+ Tâm và bán kính.
+ Một đường kính.
+ Ba điểm phân biệt của đường tròn.
– Chỉ rõ tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn.
– Tâm của đtròn là tâm đxứng của nó.
– Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
– Nêu quan hệ độ dài giữa đg kính và dây.
– Đkính là dây cung lớn nhất của đtròn.
– Phát biểu các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
– Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây.
– Phát biểu các định lí liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
– Trong một đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại.
GV đưa hình và tóm tắt định lí lên minh hoạ
– Trong hai dây của một đường tròn, dây nào lớn hơn thì gần tâm hơn và ngược lại
2) Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
– Giữa đường thẳng và đường tròn có những vị trí tương đối nào ? Nêu hệ thức tương ứng giữa d và R.
(với d là khoảng cách từ tâm tới đường thẳng).
Đường thẳng cắt đường tròn Û d < R.
Đường thẳng tiếp xúc đg tròn Û d = R.
Đường thẳng không giao với đường tròn Û d > R 
– Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn ?
– Tiếp tuyến của đường tròn có những tính chất gì ?
– Tiếp tuyến của đg tròn có tính chất vg góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
– Phát biểu định lí hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn.
– Nêu dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến.
3) Vị trí tương đối của hai đường tròn.
GV đưa bảng sau, yêu cầu
HS điền vào ô hệ thức.
Vị trí tương đối của đường tròn
(O, R) và (O¢, r) (R ³ r).
Hệ thức
Hai đường tròn cắt nhau 	Û
R – r < OO¢ < R + r
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài	Û
OO¢ = R + r
Hai đường tròn tiếp xúc trong	Û
OO¢ = R – r
Hai đường tròn ở ngoài nhau	Û
OO¢ > R + r
Đường tròn (O) đựng (O¢)	Û
OO¢ < R – r
Đặc biệt (O) và (O¢) đồng tâm	Û
OO¢ = 0
– Phát biểu định lí về hai đường tròn cắt nhau.
– Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đg nối tâm là trung trực của dây chung.
GV đưa bài tập lên màn hình.
4) Đường tròn và tam giác.
Ghép đôi một ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng.
Đáp án
a) Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác.
d) Có tâm là giao điểm ba đường phân giác của tam giác.
a – g
b) Đg tròn nội tiếp tam giác là đtròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.
e) Có tâm là giao điểm của hai phân giác ngoài của tam giác.
b – d
c) Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh tam giác và phần kéo dài của hai cạnh kia.
g) Có tâm là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.
c – e
Hoạt động vận dụng
Bài 85 tr 141 SBT.
(Đề bài đưa lên màn hình).
Bài 85
GV vẽ hình trên bảng, hướng dẫn HS vẽ hình vào vở.
a) Chứng minh NE ^ AB. 
GV lưu ý: Có thể chứng minh DAMB và DACB vuông do có trung tuyến thuộc cạnh AB bằng nửa AB.
a) 
DAMB có cạnh AB là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Þ DAMB vuông tại M. 
C/m tương tự có DACB vuông ở C.
Xét DNAB có AC ^ NB và BM ^ NA (c/m trên) Þ E là trực tâm tam giác Þ NE ^ AB (theo tính chất ba đường cao của tam giác).
GV yêu cầu 1 HS lên trình bày chứng minh trên bảng. HS cả lớp tự ghi vào vở. Sau đó, GV sửa lại cách trình bày bài chứng minh cho chính xác.
b) Chứng minh FA là tiếp tuyến của (O).
Muốn chứng minh FA là tiếp tuyến của (O) ta cần chứng minh điều gì ?
– HS: Ta cần chứng minh FA ^ AO.
– Hãy chứng minh điều đó.
b) Tứ giác AFNE có: MA = MN (gt); ME = MF (gt); AN ^ FE (c/m trên)
Þ Tứ giác AFNE là hình thoi (theo dấu hiệu nhận biết).
Þ FA // NE (cạnh đối hình thoi)
Có NE ^ AB (c/m trên)
Þ FA ^ AB Þ FA là tiếp tuyến của (O)
c) Chứng minh FN là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA)
c) 
– Cần chứng minh điều gì ?
– Cần c/minh N Î (B; BA) và FN ^ BN
– Tại sao N Î (B; BA).
– DABN có BM vừa là trung tuyến (MA = MN) vừa là đường cao 
(BM ^ AN) Þ DABN cân tại B
Þ BN = BA
Þ BN là một bkính của đtròn (B; BA)
Có thể chứng minh BF là trung trực của AN (theo định nghĩa) Þ BN = BA
– Tại sao FN ^ BN.
– DAFB = DNFB (c c c)
Þ = 900Þ FN ^ BN
Þ FN là tiếp tuyến của đg tròn (B;AB).
GV ycầu HS trình bày lại vào vở câu c.
Sau đó GV nêu thêm câu hỏi.
d) Chứng minh: BM. BF = BF2 – FN2.
e) Cho độ dài dây AM = R
(R là bán kính của (O)).
d) Trong tam giác vuông ABF 
( = 900) có AM là đường cao.
Hãy tính độ dài các cạnh của tam giác ABF theo R.
Þ AB2 = BM. BF (hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Trong tam giác vuông NBF.
GV hướng dẫn câu d, e cho về nhà (cho HS lời giải tham khảo trên máy chiếu).
(=900) có BF2–FN2=NB2(đlí Py-ta-go)
Mà AB = NB (c/m trên)
Þ BM. BF = BF2 – FN2.
e)
Có sinB1 = Þ = 300.
Trong tam giác vuông ABF.
có AB = 2R ; = 300
AF = AB tgB1 = 2Rtg300 = .
cosB1 = 
Þ BF = Þ BF = 
Hoạt động tìm tòi,mở rộng 
- GV chốt kiến thức ôn tập
- Ôn tập kĩ lí thuyết để có cơ sở làm tốt bài tập.
- Bài tập về nhà số 85, 86, 87, 88 tr 141, 142 SBT.
- Tiết sau chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Ngày soạn: 30/11/2018 TUẦN: 17
Ngày dạy: 17/12/2018 TIẾT: 31
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức
 - Hiểu được khái niệm căn bậc hai, căn bậc ba.
 - Sử dụng các phép biến đổi biểu thức.
 - Hiểu được khái niệm hàm số bậc nhất và tính chất của nó.
 - Hiểu được tính chất tiếp tuyến và hai tiếp tuyến cắt nhau. 
 2. Về kĩ năng
 - Biết cách vẽ và vẽ đúng đồ thị của hàm số bậc nhất .
 - Kĩ năng rút gọn biểu thức, tìm điều kiện xác định của biểu thức.
- Kĩ năng vẽ hình và chứng minh hình học. 
3. Thái độ: 
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi giải toán.
4.Định hướng phát triển: 
+ Năng lực kiến thức và kĩ năng toán học;- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Năng lực tư duy; - Năng lực giao tiếp (qua nói hoặc viết);- Năng lực mô hình hóa toán;- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán. 
+ Khắc sâu thêm các phẩm chất như: - Yêu gia đình, quê hương, đất nước - Nhân ái, khoan dung;- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại, môi trường tự nhiên;- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
II. MA TRẬN
Ngày soạn: 16/12/2018 TUẦN: 18
Ngày dạy: 26/12/2018 TIẾT: 32
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU : 
1. Về kiến thức 
- Củng cố những kiến thức cơ bản của học kì 1 mà học sinh đã được ôn tập và làm bài kiểm tra học kì 
 - Chỉ cho học sinh thấy rõ phần kiến thức mà học sinh đã nắm vững , những sai sót mà học sinh thường mắc .
2. Về kĩ năng 
 - Rèn cho học sinh khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra kiến thức của bản thân 
- Giúp HS thấy được những ưu khuyết điểm, sai lầm của mình trong vận dụng kiến thức để khắc phục sửa chữa và rút kinh nghiệm.
3. Về thái độ 
-GD đức tính cẩn thận, thẩm mĩ trong vận dụng kiến thức và trình bày bài trong vẽ hình 
- Giúp giáo viên biết được mức độ nắm kiến thức của học sinh từ đó có biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp hơn
* Năng lực : 
 Năng lực trình bày , phát triển ngôn ngữ 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 - Đề kiểm tra học kỳ I.
 - Đáp án,biểu điểm, ưu điểm, nhược điểm trong bài kiểm tra của học sinh.
 - Bài kiểm tra của học sinh
GV: Chấm và phân loại nhận xét bài HS
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
 GV: Trả bài 
 Gọi mỗi học sinh lên chữa từng phần trong bài kiểm tra 
 Phần nào học sinh không làm được thì GV hướng dẫn 
 Công bố biểu điểm 
2. Hoạt động chữa bài:
 ĐỀ BÀI 
3. Hoạt động vận dụng và tìm tòi
a. Ưu điểm.
* Đa số HS làm được bài 4
* Đa số các em vận dụng được tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau để làm phần a, bài 5
b. Tồn tại, thiếu sót.
- Vẽ hình sai tỉ lệ độ dài bài 4, tính toán chưa chắc chắn ( Trọng lớp 9a2)
- Còn một số học sinh lập luận phần c,d không chắc chắn 
- Lập luận hình chưa chặt chẽ nhất là phần d
- Nhiều em trình bày bài làm còn rất cẩu thả không đủ ý hoặc dài dòng, lặp nội dung..
- Một số học sinh không làm được cả 2 bài hình 
- Chuẩn bị sách tập hai
- Ôn khái niệm số đo góc, công thức cộng góc

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_ii_mon_toan_dai_so_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.docx