Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Tức cảnh Pác Pó - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Tức cảnh Pác Pó - Năm học 2021-2022

 I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Chỉ ra và phân tích được niềm vui của Bác Hồ trong những ngày kháng chiến gian khổ, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

 2. Năng lực: Phân tích, cảm thụ văn bản thơ.

 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời.

 * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Viết được đoạn văn cảm nhận về niềm vui của Bác Hồ trong những ngày kháng chiến gian khổ và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ. Liên hệ bản thân.

 - Tích hợp: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, biết vượt qua khó khăn gian khổ để vươn lên.)

II. Thiết bị dạy học/ học liệu

 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8,

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra đầu giờ

 H: Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và nêu nội dung chính của bài thơ?

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động học

* Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập

- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS.

 

docx 12 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Tức cảnh Pác Pó - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/1/2021
Ngày giảng: 25/1/2021 
Bài 19 - Tiết 53
Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ
 (Hồ Chí Minh)
	I. Mục tiêu 
 	1. Kiến thức: Chỉ ra và phân tích được niềm vui của Bác Hồ trong những ngày kháng chiến gian khổ, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
	2. Năng lực: Phân tích, cảm thụ văn bản thơ.
	3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời.
	* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Viết được đoạn văn cảm nhận về niềm vui của Bác Hồ trong những ngày kháng chiến gian khổ và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ. Liên hệ bản thân. 
 	- Tích hợp: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, biết vượt qua khó khăn gian khổ để vươn lên...)
II. Thiết bị dạy học/ học liệu
 	1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8, 
 	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
 	2. Kiểm tra đầu giờ
 	H: Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và nêu nội dung chính của bài thơ?
 	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động học
* Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập 
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. 
 	 HSHĐ cá nhân (2p) thực hiện phần HĐ khởi động
 	HS trình bày, chia sẻ 
 	- GV dẫn vào bài: Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước ở khắp năm châu, Bác Hồ đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống ở hang Pác Bó (Cao Bằng). Mặc dù cuộc sống còn nhiều gian nan vất vả, song Bác vẫn lạc quan yêu đời, tinh thần đó đã được Bác gửi vào trong thơ. Một bài thơ tiêu biểu Bác làm trong thời kì này là bài “Tức cảnh Pác Bó”
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
* HĐ 2: Hình thành kiến thức
- Mt: nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, bố cục bài thơ; phân tích nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
H: Bài thơ nên đọc với giọng điệu như thế nào?
- HSHĐ cá nhân (1’), trình bày, chia sẻ
- GV nhấn mạnh: Giọng vui, pha chút hóm hỉnh, thoái mái, sảng khoái; nhịp thơ 4/3, 2/2/3
- GV đọc mẫu 1 lần
- 2 HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
- GV: Nhận xét, uốn nắn.
H: Nhắc lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Ái Quốc? 
- GV chiếu chân dung Hồ Chí Minh và giới thiệu: Hồ Chí Minh (1890 - 1969); là một nhà yêu nước, nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà thơ, nhà văn lớn, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới..
- HS quan sát hình ảnh trong sgk: Đây là bức tranh Bác làm việc tại hang núi ở chiến khu Việt Bắc.
H: Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS chia sẻ
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 2 -1941, Bác Hồ trở vể tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, người sống và làm việc trong điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hàng ngày rất đạm bạc. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác trong thời gian này.
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học?
- HS: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt -> Bài Rằm tháng giêng, Cảnh khuya
- GV: + Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài thơ tứ tuyệt (khai, thừa, chuyển, hợp) nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ.
+ Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ chứ không phải chữ Hán.
- HS đọc thầm phần giải nghĩa từ ngữ. TL-Tr19
- HSHĐ cặp đôi (2’) trả lời câu hỏi 2.a TL-Tr19/25
- HS báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, KL
+ “Tức cảnh”: (Từ cũ) ngắm cảnh mà có cảm xúc, muốn làm thơ, nảy ra ý thơ.
H: Pác Bó là từ toàn dân hay từ địa phương?
HS: Từ địa phương (đúng tên là Cốc Bó, nghĩa là đầu nguồn) -> tiếng Tày.
- HS đọc câu thơ đầu của bài thơ.
HSHĐ cặp đôi (3’): Câu thơ đầu nói về việc gì? Em hiểu gì qua cặp từ “ Sáng ra, tối vào”?
Hs chia sẻ, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận 
+ Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nền nếp, đối, liệt kê.
- Đối vế câu: + đối không gian: suối - hang 
 + đối thời gian: sáng - tối
 + Đối hành động: ra-vào.
- Diễn tả hành động đều đặn, nhịp nhàng của con người. Diễn tả mối quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên Pác Bó.
H: Nếu thay đổi hai vế câu thành “Tối vào hang, sáng ra bờ suối” hoặc “Sáng, tối, ra, vào suối với hang” thì ý nghĩa nội dung và hiệu quả NT có gì thay đổi?
- HS: Nếu thay như câu 1 thì lại không thật phù hợp với hoàn cảnh hiện tại đầy khó khăn, gian khổ, lấy bí mật làm chính. Còn thay như câu 2 thì ý thơ xô bồ, lộn xộn, không phù hợp với cách sống của Bác.
H: Câu thơ trên giúp ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt
H: Nơi ở như vâỵ, còn điều kiện ăn uống của Bác trong những ngày hoạt động ở hang Pác Bó ra sao? “Cháo bẹ”, “rau măng” gợi cho em nghĩ đến cuộc sống ntn? 
- HS: gian khổ, thiếu thốn; Bữa ăn đơn sơ, giản dị
GV: Lấy thêm dẫn chứng về cuộc sống của Bác
- HSHĐ cặp đôi (2’) - báo cáo, chia sẻ:
Có 3 cách hiểu từ “sẵn sàng”. Em hiểu theo cách nào dưới đây?
+ Lúc nào cũng có, cũng sẵn, không thiếu
+ Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, gian khổ như vậy nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng, chấp nhận, khắc phục và vượt qua.
+ Kết hợp cả hai cách hiểu trên.
- GVKL: Kết hợp cả hai cách hiểu trên.
- GV: Những ngày ở Pác Bó, Bác ăn uống rất kham khổ. Bữa ăn đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình cảm bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng và con người cung cấp.
- HSHĐ cá nhân (2’), Em nhận xét gì về cách kể và giọng điệu của câu thơ? Qua đó em hiểu gì về Bác?
Hs trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
H: Hai câu thơ trên đã phản ánh trạng thái tâm hồn ntn của nhà thơ?
- HS: Cuộc sống hài hoà, trong gian khổ vẫn thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó
- GV: Liên hệ thực tế hoàn cảnh của Bác qua tư liệu (SGV) và cảm xúc vui thích, sảng khoái của Bác trong cuộc sống ở rừng nhiều gian khổ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp:
* GV tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: 
- GV liên hệ bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” (1947).
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay,  
 Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
 Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
 Kháng chiến thành công ta trở lại, 
 Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
- Nhưng sự thật, hoàn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó khi đó hết sức gian nan - 2 câu thơ rất thực, đằng sau vần thơ là nụ cười hóm hỉnh thú vị của người chiến sĩ cách mạng: Sống ung dung tự tại, vui thú lâm tuyền, chan hoà với thiên nhiên.
- HS đọc câu thơ thứ 3.
H: Câu thơ chuyển ý hay tiếp tục tả thực? Tả cảnh gì?
- HS: Tả thực cảnh làm việc hằng ngày của Bác.
H: “chông chênh” là từ loại gì? Có ý nghĩa ntn?
- HS: Từ láy miêu tả chỉ thế không vững chãi; hàm ý nói về sự khó khăn của CM (thế lực CM nước ta còn đang trong thời kì khó khăn, trứng nước.)
H: Dịch sử Đảng có nghĩa là gì?
- HS: Bác dịch sử ĐCS Liên Xô làm tài liệu học tập cho cán bộ - công việc lãnh đạo của Bác; đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử VN nơi “đầu nguồn”
H: Em có nhận xét gì về ý và thanh điệu trong câu thơ?
- HS: + Đối ý: Điều kiện làm việc tạm bợ >< nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm (dịch sử Đảng).
+ Đối thanh: chông chênh / dịch sử Đảng (bằng >< trắc), thanh trắc trầm xuống gợi một thế chắc chắn, khoẻ, mạnh mẽ
- GV nhận xét, chốt
- HS quan sát ảnh chụp “Bác Hồ làm việc trong hang núi ở chiến khu Việt Bắc” -> Miêu tả, nhận xét.
HĐ cá nhân: Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” có ý nghĩa ntn?
- Hs trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt
H: Ba câu thơ đầu kể về việc sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở Pác Bó. Từ đây con người cách mạng hiện lên ntn?
- HS: Yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng; Luôn tìm thấy niềm vui hoà hợp giữa tâm hồn với Cm, với thế giới tạo vật; Luôn làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
- HS đọc câu thơ cuối
H: Từ nào quan trọng nhất trong câu thơ, bài thơ? Vì sao?
- HS: Từ “sang” -> “thi nhân” của bài thơ, chữ “thần” -> kết tinh toả sáng tinh thần toàn bài thơ.
HĐ cặp đôi (2’)*: Em hiểu cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này ntn?
- HS báo cáo, chia sẻ
- GVKL: sang: sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích, làm chủ cuộc sống.
H: Nhận xét về cách kết thúc bài thơ? Em hiểu gì về Bác qua những câu thơ trên?
- HS: Cách kết thúc bất ngờ...Bác là người rất lạc quan, chan hoà với thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên với cuộc đời làm cách mạng hoà làm một.
- GV nhận xét, chốt
Nghèo là điều kiện vật chất hôm nay, còn sang là xu thế tất thắng của cách mạng ngày mai.
- GV: Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui tươi, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài “Côn Sơn ca”.
HSHĐ nhóm 4 (3’)*: Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau?
- Hs báo cáo điều hành, chia sẻ
- GVKL
+ Giống: Đều yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên.
+ Khác: Người xưa tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Còn Bác Hồ hoàn toàn không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, một lãnh tụ cách mạng, với cuộc sống mạnh mẽ, tích cực, suốt đời phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
H: Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện ntn?
- HS: + Cổ điển: thú lâm tuyền
 + Hiện đại: Cuộc đời cách mạng, lối sống cách mạng, công việc cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng, ngôn từ giản dị, tự nhiên, giọng thơ chân thành hóm hỉnh.
H: Nêu ND, NT đặc sắc của bài thơ ?
- HS trình bày, chia sẻ
- GVKL
H: Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? Em học tập được điều gì từ Bác qua bài thơ này?
- HS: Tự bộc lộ.
- GV: Liên hệ, giaos dục HS học tập theo tấm gương đạo đức của Bác: Yêu thiên nhiên, lạc quan, biết vượt qua khó khăn gian khổ để vươn lên học tập và xây dựng đất nước....
* Hđ 3: Luyện tập
- Mt: giải quyết được yêu cầu bài tập.
HSHĐ cá nhân (3) thực hiện bài tập 1. TL-Tr21/28.
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
* HĐ 4: Vận dụng
- Mt: viết được đoạn văn đúng yêu cầu về nội dung, hình thức.
Gv yêu cầu hs chép bài tập, nêu định hướng giải quyết.
Hs chia sẻ. Gv nhận xét, kq.
Gv giao hs về nhà hoàn thiện.
- Viết được đoạn văn cảm nhận về niềm vui của Bác Hồ trong những ngày kháng chiến gian khổ và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ. Liên hệ bản thân. 
I. Đọc - Thảo luận chú thích
*Tác giả 
*Tác phẩm (TL-Tr19)
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
* Cản ... cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này. 
 Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, ý tưởng này vẫn theo suốt trong con người Bác qua từng vần thơ khác:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay  Non xanh nước biếc tha hồ dạo 
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
 (Cảnh rừng Việt Bắc – 1947)
4. Củng cố: (1’)
H: Qua bài học các em cần nắm được những nội dung?
GV khái quát lại bài học.
5. Hướng dẫn HS học tập (1’)
- Bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật chính của văn bản.
+ So sánh, đối chiếu hình thức nghệ thuật của bài thơ với một bài thơ tứ tuyệt tự chọn.
- Bài mới: Chuẩn bị soạn văn bản Ngắm trăng.
+ Đọc văn bản, đọc chú thích. Nêu cách đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản (tài liệu trang 25)
...............................................
Ngày soạn: 23/1/2021
Ngày giảng: 25/1 
Bài 20 - Tiết 54: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt)
Hồ Chí Minh
	 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ Ngắm Trăng thể hiện sự giao hòa của tác giả với vầng trăng trong hoàn cảnh đặc biệt.
 Tích hơp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Tình yêu thiên nhiên, lạc quan...) 
 2. Năng lực: phân tích, cảm thụ văn bản thơ.
 3. Phẩm chất: lạc quan, yêu thiên nhiên,...
 * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
 - Viết đoạn văn cảm nhận về tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù. Liên hệ bản thân.
 II. Thiết bị dạy học/ học liệu
 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8, 
 2. Học sinh: Đọc và soạn bài
 IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra đầu giờ
 H: Đọc thuộc lòng bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"? Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ này??
 	3. Tổ chức các hoạt động học
 * Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập 
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. 
 	HSHĐ cá nhân (2p), trình bày, chia sẻ 
 	H: Nêu những hiểu biết của em về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh?
 	- GV dẫn vào bài: Mùa thu 1942, từ Pác Pó (Cao Bằng) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ Quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến gần Thị trấn Vĩnh Túc (Quảng Tây), người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây - Trung Quốc, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời từ 29/8/1942 -> 10/9/1943. Trong những ngày đó, người đã viết Nhật ký trong tù bằng chữ Hán, gồm 133 bài. Trong giờ học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ: Ngắm trăng, Đi đường trong tập thơ lớn đó.
HĐ của GV và HS
ND ghi bảng và ghi vở
* HĐ 2: Hình thành kiến thức
- Mt: nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, bố cục bài thơ; phân tích nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
H: Văn bản này cần đọc với giọng điệu như thế nào?
- HSHĐ cá nhân (1’), trình bày, chia sẻ
- GV nhấn mạnh: Đọc diễn cảm; giọng đọc: Câu 1: nhịp 2/2/3, giọng bình thản; Câu 2: nhịp 4/3, giọng bối rối; Câu 3, 4: nhịp 4/3, giọng đằm thắm, vui, sảng khoái.
- GV đọc mẫu (3 bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) 1 lần
- 2 HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
- GV nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi
H*: So sánh bản chữ Hán với bản dịch thơ? (Nhận xét về các câu thơ dịch?)
- HS: Trình bày, chia sẻ
- GV: Hướng dẫn HS so sánh (câu 2, 3 và 4).
+ Câu 2 phần phiên âm là lời tự hỏi “nại nhược hà?” thể hiện sự xốn xang, bối rối của người tù. Còn ở phần dịch thơ lại dịch là “khó hững hờ” -> bình thản, có phần hững hờ -> không thể hiện được những rung cảm mạnh mẽ như ở câu thơ chữ Hán.
+ Ở câu 3,4 phần phiên âm có kết cấu đăng đối (đối trong câu và đối ở hai câu với nhau). Hai câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối -> giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra câu thứ tư có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) -> chưa cô đúc; hơn nữa dùng từ “nhòm” chưa thật nhã, chưa sát với ý thơ.
- GV nhấn mạnh về tài năng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ.
H: Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS chia sẻ
- GV: + Bài thơ số 12 trong tổ số 133 bài trong tập “Nhật kí trong tù”
+ Tập thơ “Nhật kí trong tù”: Là một viên ngọc quí trong kho tàng văn học dân tộc
H: Bài thơ viết theo thể loại nào? Có kết cấu ntn?
- HS chia sẻ
+ 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp
- HS đọc câu thơ đầu
H: Ở bài thơ Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
- HS: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong ngục tù 
H: Vì sao trong tù Bác nghĩ đến rượu và hoa?
- HS: + Bác khao khát được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu, hoa.
+ Một tâm hồn tự do, ung dung thanh thản.
- GV bình : Vọng nguyệt là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng ngoạn trăng: có rượu có hoa thì sự thưởng trăng mới thật mĩ mãn, 10 phần thú vị. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây HCM đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt - trong ngục tù.
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ ? Qua đó câu thơ biểu đạt nội dung gì?
- HS trình bày, chia sẻ
- GVKL, chốt
Đằng sau hai từ “không” lấp lánh một cái “có” đó là tâm hồn hướng về cái đẹp.
H: Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ qua hình ảnh thơ nào? Em hiểu thế nào là "nại nhược hà?" tâm trạng "khó hững hờ"?
- HS: + Nại nhược hà: xốn xang, bối rối, không biết ứng xử như thế nào với trăng đẹp.
+ Khó hững hờ: không đành lòng làm ngơ -> bình thản, có phần hững hờ, không rung cảm mạnh mẽ như nguyên tác.
H: So sánh phiên âm với bản dịch? Nhận xét ý nghĩa, kiểu câu?
- HS: Dịch chưa sát: Từ câu nghi vấn chuyển câu cảm (kể, tả) bỏ mất cái xốn xang, bối rối của người nghệ sĩ và người nghệ sĩ đã trở nên bình thản trước vẻ đẹp của trăng.
H: Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của Bác?
- HS chia sẻ
- GVKL chốt
HĐ cá nhân: Qua hai câu thơ đầu, em hiểu gì về Bác?
- HS trình bày, chia sẻ
- GVKL, chốt
- HS đọc 2 câu thơ cuối.
H: Em hiểu “ngắm, nhòm” nghĩa là như thế nào?
- HS: Nhìn say sưa, ngây ngất - nhìn chăm chú hướng cái nhìn lại gần cho rõ hơn.
HĐ nhóm (3’): Nhận xét nghệ thuật? Với kết cấu như vậy hai câu thơ cho thấy mối quan hệ giữa trăng và người tù cách mạng như thế nào?
- HS báo cáo, chia sẻ
- GVKL: Đối: nhân > nổi bật tình cảm giao hoà, gắn bó giữa người với trăng, trăng như có linh hồn.
- GV chốt kiến thức
- GV bình: Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa người và trăng. Phép đối và nhân hoá được sử dụng rất thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say sưa ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau ngắm nhau say đắm. .
H: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng. Em hiểu điều đó như thế nào ?
- HS chia sẻ
- GVKL: + Phía sau là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng là thế giới của cái đẹp là bầu trời tự do lãng mạn. Ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt nhà tù đã trở lên bất lực, vô nghĩa trước tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến nhau.
+ Trong cuộc ngắm trăng người tù đã biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng người tù đã có một cuộc vượt ngục. Hành động ngắm trăng chính là hành động vượt ngục. Đây không phải là cuộc vượt ngục tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh “thân thể....ngoài lao”. Thể hiện chất thép trong thơ Hồ Chí Minh.
H: Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là người như thế nào ?
- HS: Qua bài thơ người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở...của chế độ nhà tù khủng khiếp cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng tri âm...Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại...
H: Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
- HS chia sẻ
- GV: ...Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển (đề tài, thi liệu, cấu trúc đăng đối, h/ả chủ thể trữ tình - ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép), vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc,....
H: Qua bài thơ em học tập được điều gì từ Bác?
- HS: Tự bộc lộ.
- GV: Liên hệ, giáo dục HS học tập theo tấm gương đạo đức của Bác.
* HĐ 3: Vận dụng
- Mt: viết được đoạn văn đúng yêu cầu về nội dung, hình thức.
Gv yêu cầu hs chép bài tập, nêu định hướng giải quyết.
Hs chia sẻ. Gv nhận xét, kq.
Gv giao hs về nhà hoàn thiện.
- Viết đoạn văn cảm nhận về tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù. Liên hệ bản thân.
I. Đọc - Thảo luận chú thích
* Hoàn cảnh sáng tác:
+ Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch - Trung Quốc (1942- 1943).
+ In trong tập “Nhật kí trong tù”.
 * Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu 
 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
 (Trong tù không rượu cũng không hoa)
 Giọng thơ tự nhiên, tả thực, điệp từ cho ta thấy Bác ngắm trăng trong tù đày cực khổ. Qua đó thể hiện sự khao khát được thưởng trăng một cách tự do, trọn vẹn.
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
(Đối thử lương tiêu nại nhược hà?)
 Với câu hỏi tu từ (câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc) gợi tâm trạng xốn xang, bối rối, rạo rực của Bác trước cảnh đêm trăng quá đẹp.
 Bác là người yêu trăng mãnh liệt, yêu thiên nhiên tha thiết dù đang trong hoàn cảnh ngục tù (tâm trạng của vị khách tiên)
2. Hai câu cuối
 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyện tòng song khích khán thi gia 
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
 Nghệ thuật đối, nhân hoá, kết cấu sóng đôi. Hai câu thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, phong thái ung dung trước cảnh ngục tù và sự gắn bó thắm thiết giao hoà giữa người và trăng. Đồng thời cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ - thi sĩ luôn hướng tới cuộc sống tự do.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
 Bài thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị mà hàm xúc, sử dụng thành công các biện pháp tu từ (phép đối, nhân hóa) giàu hình ảnh.
2. Nội dung
 Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung, tginh thần lạc quan của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.
4. Củng cố: (2’)
H: Nêu nội dung chinh của bài thơ ?
- GV khái quát lại bài học.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Bài cũ:
+ Học thuộc lòng bài thơ; phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ.
- Bài mới: Chuẩn bịvăn bản: “Đi đường” .
+ Đọc bài thơ; so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm và trả lời các câu hỏi, TL-Tr27.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_bai_19_tuc_canh_pac_po_na.docx