Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 5 - Trường THCS Yết Kiêu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 5 - Trường THCS Yết Kiêu

Văn bản: TÔI ĐI HỌC (T1)

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Về kiến thức: Giúp HS: Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời.

+ Nhận biết được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.

- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm với văn bản hồi ức- biểu cảm.

- Về thái độ: Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu, chân dung tác giả Thanh Tịnh

- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk.

C. Tiến trình các hoạt động dạy-học:

1. Tổ chức: 8A

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

 - Phương pháp: Thuyết trình.

 - Thời gian: 1 phút.

 

doc 57 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 5 - Trường THCS Yết Kiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1
NS:20-8-2010
ND:8A 23/8/2010
Văn bản: Tôi đi học (T1)
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức: Giúp HS: Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời.
+ Nhận biết được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh. 
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm với văn bản hồi ức- biểu cảm.
- Về thái độ: Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu, chân dung tác giả Thanh Tịnh
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình các hoạt động dạy-học:
1. Tổ chức: 8A 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Thời gian: 1 phút.
- Bài đầu tiên của chương trình Ngữ Văn 7 là bài gì? Của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì? Thể hiện tâm trạng gì? Của ai? Văn bản ấy thuộc kiểu văn bản gì?
- Gv: dẫn dắt đi vào tác phẩm.
Hoạt động 2: Giới thiệu chung về văn bản.
- Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát về văn bản.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. 
- Thời gian: 3 phút
- Theo dõi vào chú thích và nêu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
? Tác phẩm được in trong tập nào?
- Gv giới thiệu ảnh chân dung tác giả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục:
- Mục tiêu: HS biết đọc, hiểu các từ ngữ khó, bố cục.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ
- Thời gian: 6 phút
- Gv: Nêu yêu cầu đọc:- Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, nhân vật người mẹ và nhân vật ông đốc.
- Gv: Đọc mẫu-> Gọi hs đọc-> Nhận xét.
- Gv cùng hs giải thích một số chú thích trong sgk.
? Ông đốc là danh từ chung hay riêng?
? Lớp 5 ở trong truyện có phải là lớp 5 mà em học cách đây 3 năm không?
? Có thể xếp văn bản này vào kiểu loại văn bản nào? Vì sao?
-> Văn bản biểu cảm vì: Toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường.
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự của buổi tựu trường, vậy ta có thể ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Từ đầu -> rộn rã: khơi nguồn nỗi nhớ.
- Đoạn 2: Tiếp -> trên ngọn núi: Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tiếp -> nghỉ cả ngày nữa: Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
- Đoạn 4: Còn lại: Cảm nhận của “tôi” trong lớp học.
? Đoạn nào của văn bản gợi cho em cảm xúc thân thuộc nhất trong em ?
- Hs tự bộc lộ, gv nhận xét và định hướng cảm xúc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản 
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian:29 phút
- Gv gọi hs đọc đoạn 1 của văn bản.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
? Tìm những từ miêu tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm cũ?
? Những từ đó thuộc từ loại nào?
? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc ấy có trái ngược, mâu thuẫn nhau không? Vì sao?
-> Không. mà gần gũi bổ sung nhau
- Chú ý những câu đối thoại giữa 2 mẹ con.
- Tác giả viết: “Con đường này....tôi đi học” tâm trạng đó thay đổi cụ thể như thế nào?
? Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động và lời nói của nhân vật “tôi” khiến em chú ý?
? Vì sao?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở đây và tác dụng của nó?
? Câu “ý nghĩ ấy..trên ngọn núi” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ
- Thời gian: 3 phút
- Đọc diễn cảm đoạn “Buổi mai hôm ấy-> trên ngọn núi”
- Nhận xét về bố cục truyện ngắn “Tôi đi học”
-> Mang đậm màu sắc kí và mang tính chất tự truyện. Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình
I. Giới thiệu chung.(3')
1. Tác giả.
- Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911 – 1988 ).
- Ông quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành Huế.
- Những sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm dịu êm, trong sáng.
2. Tác phẩm.
- Văn bản được in trong tập “ Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích- Bố cục(6’)
- Kiểu văn bản: Biểu cảm.
- Bố cục: 4 phần.
2. Phân tích:(29')
a. Khơi nguồn kỉ niệm: 
- Thời điểm: cuối thu.
- Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã
-> Từ láy
=> Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
b. Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ tới trường. 
- Thấy trang trọng, đứng đắn.
- Thèm được tự nhiên, cầm hai quyển vở mà thấy nặng, phải bặm tay, ghì chặt, xóc lên, nắm lại, muốn cầm bút thước nữa.
-> Nhiều động từ.
=> Ngộ nghĩnh, ngây thơ, trang trọng.
-> Miêu tả, so sánh => Giàu chất thơ.
III. Luyện tập:(3')
4. Củng cố: (2’)
- Gv: Khái quát lại nội dung giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Tóm tắt trình tự, diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong tác phẩm.
- Soạn tiếp văn bản: “Tôi đi học”.
************************************************************************
Tuần 1 Tiết 2
NS:20-8-2010
ND:8A 25/8/2010
Văn bản: Tôi đi học (T2)
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục thực hiện yêu cầu T1.
- Về kiến thức: Hs cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời.
- Về kĩ năng: Nhận biết được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh. 
- Về thái độ: Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình các hoạt động dạy-học:
1. Tổ chức: 8A 
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” trên đường đến trường được miêu tả như thế nào? Trong đoạn đó hình ảnh so sánh nào được dùng mà em cho là hay nhất, hãy phân tích?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản 
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian:32 phút
- Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết:
? Cảnh sân trường làng Mỹ Lý lưu lại trong tâm trạng tác giả có đặc điểm gì nổi bật ?
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
? Trong con mắt của “tôi” trường Mỹ Lý hiện ra như thế nào?
-> Xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp.
? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên như thế nào?
-> Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường.
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
-> Họ như con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
? Em đọc thấy những ý nghĩa nào từ hình ảnh so sánh đó?
-> Miêu tả sinh động..., đề cao sức hấp dẫn của nhà trường; thể hiện khát vọng bay bổng.
? Đặc biệt, tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi đứng ở sân trường được tập trung ở những từ ngữ, chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ? Tác dụng?
- Gv: Hồi trống đầu năm cũng vang lên như mọi năm, mọi lần nhưng với các cậu học trò mới, nó vang dội, rộn rã, nhanh gấp, giục giã làm sao....
? Lần đầu tiên đến trường em có tâm trạng như vậy không?
? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách mới, tâm trạng của “tôi” như thế nào?
? Vì sao nhân vật “tôi” bất giác dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở khi bước vào lớp?
? Có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
? Trong đoạn có miêu tả tiếng khóc, em nghĩ gì về tiếng khóc?
? Qua nội dung đã phân tích giúp em hiểu gì về nhân vật tôi ?
? Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ kia?
- Hs tự bộc lộ.
? Hình ảnh ông đốc được miêu tả ntn ? 
? Hình ảnh ông đốc gợi cho em liên tưởng đến ai ?
- Hs đọc phần cuối của văn bản .
? Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
? Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật “tôi”?
- Lạ vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ,học tập ngay ngắn. ...
- Gần gũi vì: bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình...
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớp học của mình?
? Đoạn cuối văn bản có chi tiết: “Một con chim non...bay cao” có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực tế hay không? Vì sao?
-> Không đơn thuần có ý nghĩa thực, mà còn có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng: Những ngày trẻ thơ...
? Dòng chữ kết thúc truyện: “Tôi đi học” có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc này?
- Dòng này thể hiện chủ đề của truyện ngắn.
? Em thấy toàn bộ văn bản đều nói về vấn đề gì?
- Đó chính là tính thống nhất chủ đề của văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện thông qua tri giác ngôn ngữ
- Thời gian: 4 phút
? Văn bản trên có sự kết hợp của các phương thức nào?
? Phương thức nào trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của truyện ngắn này?
? Truyện ngắn “Tôi đi học” đã ghi lại được những nội dung gì?
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn này?
- Muốn kể chuyện hay càn có những kỉ niệm đẹp và giàu cảm xúc. 
? Thái đọ cử chỉ của người lớn (ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) đã nói lên điều gì?
2. Phân tích: (32')
c. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường:
- Trường: đông người, người nào cũng đẹp.
-> Không khí đặc biệt của ngày hội trường, tinh thần hiếu học.
- Tâm trạng : Lo sợ, vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ vừa ước ao thầm vụng, chơ vơ, vụng về, lúng túng: tonà thân cứ run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi.
-> Các tính từ, động từ, từ láy.
=> Diễn tả sinh động.
- Khi gọi tên tôi: “lúng túng càng lúng túng hơn”, “người tôi thấy nặng nề”, “dúi đầu vào lòng mẹ nức nở”
-> Cảm giác nhất thời: Vừa lo sợ vừa sung sướng
-> Báo hiệu sự trưởng thành
- Tôi là cậu bé rất yêu trường lớp, thầy cô, đặc biệt là cậu đã trưởng thành nhiều trong nhận thức mặc dù mới đi học.
- Hình ảnh ông đốc: khuyên trò cố gắng học, có ánh nhìn hiền từ, cảm động, rất tươi cười và nhẫn nại.
- Ông đốc chính là hiện thân cho hình ảnh người thầy hiền từ, bao dung để học trò quý trọng, tin tưởng, biết ơn.
d. Cảm nhận của “tôi” trong lớp học: 
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi nghiêm trang.
=> Tình cảm trong sáng, tha thiết.
- “Tôi đi học”: Vừa khép lại bài ... ếu.
- Thời gian: 20 phút
- Hs đọc và quan sát ví dụ.
? Văn bản trên tóm tắt nội dung của văn bản nào ? 
? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? 
? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?
? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản gốc về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc ... ? 
- Văn bản trên đã tóm tắt được nội dung của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- Văn bản tóm tắt khác với văn bản gốc là :
- Độ dài: ngắn hơn nhiều.
- Lời văn: của người viết tóm tắt.
- Số lượng nhân vật , sự việc: ít hơn trong tác phẩm, chủ yếu là nhân vật và sự kiện chính, quan trọng của tác phẩm.
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ? 
? Muốn viết được văn bản tóm tắt, theo em cần phải làm những công việc gì ? Những công việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?
- Hs: đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 5 phút
? Tóm tắt đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự: (11’)
- Yếu tố quan trọng: sự việc, nhân vật chính (cốt truyện và nhân vật chính)
=> Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn trung thành nội chính của văn bản đó.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự: (20’)
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt :
a. Đọc thầm văn bản : (Sgk)
b. Nhận xét :
- Văn bản : “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
- Các nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu.
-> Nêu được nội dung chính của văn bản.
=> Kết luận:
- Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan..
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh.
- Đảm bảo tính cân đối.
2. Các bước tóm tắt văn bản:
- Đọc kỹ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội. 
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt, lựa chọn sự việc, nhân vật quan trọng, tiêu biểu.
- Sắp xếp các nội dung chính theo trật tự của văn bản được tóm tắt.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ: (Sgk- 61) 
III. Luyện tập: (5’)
IV. Củng cố: (2’)
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
- Hs nghe, hiểu, nắm chắc trọng tâm chính của bài.
V. Hướng dẫn về nhà:(1’)
- Về nhà học bài, tập tóm tắt các tác phẩm đã học.
 - Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
************************************************************************
NS:18/9/2010
ND:8A23/9/2010
Tuần 5 Tiết 19
luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Về kiến thức: Giúp Hs: vận dụng những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản để thực hành tóm tắt một VB cụ thể.
- Về kĩ năng: Nhận biết và rèn kỹ năng tóm tắt.
- Về thái độ: Giáo dục ý thức tự giác ôn tập, tóm tắt.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS : Đọc trước bài, soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động dạy – học.
I. Tổ chức: 8A 
II. Kiểm tra bài cũ:(5’)
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự cần có những yêu cầu gì?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Thời gian: 1 phút.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 37 phút
? Bản liệt kê trên đa nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa?
? Theo em sắp xếp lại như thế nào là hợp lí?
? Hãy viết văn bản tóm tắt truyện “Lão hạc” bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng)?
- Hs: trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc (2 hàng Hs cùng bàn)
- Gọi Hs đọc văn bản tóm tắt -> Hs nhận xét -> Gv nhận xét -> chỉnh sửa hoàn chỉnh văn bản.
? Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích.
- Hs đọc yêu cầu bài tập. (có thể cho Hs về nhà tự làm.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
Tại sao văn bản Tôi đi học và văn bản Trong lòng mẹ lại khó tóm tắt?
*. Luyện tập: (37')
1. Bài tập 1: (T61)
a. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt:
- Đã nêu được các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng còn khá lộn xộn.
- Sắp xếp: b->a->d->c->g->e->i->h->k.
b. Viết văn bản tóm tắt:
- Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai LH đi phu đồn điền cao su lão chỉ còn lại “ Cậu Vàng”. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã, đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông Giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông Giáo giúp đỡ. Lão bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết thịt con chó hay đến vườn làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông Giáo.
2. Bài tập 2:
- Nhân vật chính: chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu:
+ Anh Dậu bị trả về nhà trong trạng thái bất tỉnh do bị đánh vì thiếu sưu của chú em đã chết năm ngoái.
+ Chị Dậu được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chuẩn bị cho anh Dậu ăn thì cai lệ và người nhà Lý trưởng đến đòi sưu.
+ Chị Dậu đã van xin tha thiết song bọn chúng vẫn không buông tha, uất qúa chị đã đánh lại để bảo vệ chồng.
* Viết văn bản tóm tắt đoạn trích.
3. Bài 3.
- Nhân vật: ít, chủ yếu là chủ thể nhà văn.
- Sự việc: ít, chủ yếu là cảm xúc và diến biến nội tâm nhân vật.
- Khó tóm tắt.
* Văn bản “Trong lòng mẹ”
 - Bé Hồng là cậu bé mồ côi cha, mẹ bỏ đi tha hương nên cậu phải sống với bà cô cay nghiệt.
- Bà cô cậu vốn không ưa gì mẹ cậu nên khi nói chuyện, bà cô đã cố ý nói xấu mẹ để cậu bé Hồng ghét mẹ. Nhưng cậu rất yêu mẹ và căm ghét những thủ tục đã đầy đoạ mẹ.
- Bé Hồng gặp mẹ được mẹ âu yếm, vuốt ve được tận hưởng cảm giác hạnh phúc mãn nguyện khi ở bên mẹ.
IV. Củng cố: (2’)
? Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
A. Thánh Gióng; B. Lão Hạc; C. ý nghĩa văn chương; D. Thạch Sanh.
? Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí? 
A. Xác định lại nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng?
B. Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
C. Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
D. Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị kiến thức về kiểu bài kể chuyện để giờ sau trả bài.
************************************************************************
NS:19/9/2010
ND:8A27/9/2010
Tuần 5 Tiết 20
Trả bài tập làm văn số 1.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp Hs: thông qua tiết trả bài rút kinh nghiệm về cách viết văn bản tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Nhận biết và khắc phục những lỗi sai về chính tả, câu, đoạn, bố cục....
- Giáo dục ý thức tự khắc phục những nhược điểm để hoàn thiện bài viết sau tốt hơn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ, bài kiểm tra. 
 - HS : Đọc trước bài, soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
I. Tổ chức: 8A 
II. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Trình bày bài tập 3(62)
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Thời gian: 1 phút.
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc đề bài.
Hoạt động 2: Nêu yêu cầu.
- Mục tiêu: HS nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian: 2 phút
? Xác định yêu cầu của đề?
Hoạt động 3: Nêu dàn ý
- Mục tiêu: HS nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian: 5 phút
? Mở bài cần nêu cái gì?
? Thân bài cần làm gì?
- Kể kỉ niệm thật sâu sắc đối với người đó.
? Kết bài viết như tn?
Hoạt động 4: Nhận xét ưu, nhược điểm
- Mục tiêu: HS nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian: 9 phút
? Đối tượng được kể đã xuyên suốt bài văn chưa? Đã thể hiện rõ tính thống nhất của bài chưa?
? Mỗi đoạn văn đã hoàn chỉnh một ý chưa?
? Em hãy rút ra những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của mình?
- Gv: Nêu một số ưu điểm và tồn tại của các em.
?Bài của em còn những tồn tại gì?
Hoạt động 5: Sửa lỗi sai.
- Mục tiêu: HS nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. 
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, so sánh, đối chiếu.
- Thời gian: 15 phút
- Gv: treo bảng phụ có ghi 1 loạt lỗi sai về chính tả (có cả từ đúng lẫn từ sai, cho hs phát hiện, gạch chân dưới những từ sai)
- Gv: treo bp có ghi đoạn văn.
- Hs ọc đoạn văn, phát hiện lỗi sai.
- Hs đọc đoạn văn đã sửa.
- Đọc một số bài văn hay (bài văn làm yếu)
*. Đề bài: (2’)
 Người ấy (ban, thầy, người thân...) sống mãi trong lòng tôi.
I. Yêu cầu: (2’)
- Thể loại: Tự sự.
- Kể về một người (có kỉ niệm sâu sắc đối với mình)
II. Dàn ý (5’)
1. Mở bài:
- Giới thiệu được người mình sắp kể là ai? Có mối quan hệ với mình như thế nào?
2. Thân bài:
- Kể về kỉ niệm sâu sắc đối với người đó (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
3. Kết bài:
 Nêu suy nghĩ tình cảm của mình với người ấy, lời hứa bản thân.
III. Nhận xét: (9’)
1. Ưu điểm:
- Bài làm đúng thể loại, có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Có sự thống nhất trong bài.
- Bố cục rõ ràng, trình bày tương đối khoa học.
- Diễn đạt tương đối tốt.
2. Tồn tại:
- Sai lỗi chính tả; Dùng từ chưa chính xác; Dấu câu (không dùng)
- Diễn đạt còn lủng củng; Còn sơ sài.
IV. Sửa lỗi sai cơ bản: (15’)
1. Chính tả:
- Kỉ liệm-> Kỉ niệm; - Sin nỗi -> xin lỗi; - Se đạp -> xe đạp
- nằm vật da -> nằm vật ra.
2. Diễn đạt, dùng từ, dấu câu:
Ví dụ: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta ai cũng có 1 người thân cho mình và người đó phải gắn bó thân thiết với chúng ta và người đó đối xửu với rất tốt đó chính là mẹ tôi, mẹ tôi là một người hiền dịu yêu thương con cái hết mực và mẹ tôi dành hết những tình cảm của mình cho gia đình và làm đủ mọi thứ và làm đủ mọi thứ để có 1 gia đình lo ấm hạnh phúc.
* Sửa lại:
“ Lòng mẹ bao la như biền Thái Bình ngọt ngào; Tình mẹ ấm áp như dòng suối...”
Vâng quả đúng như vây! Lời bài hát của nhạc sĩ đã nói hộ lòng ta. Mẹ chính người sớm ngày chăm sóc vỗ về nuôi tôi khôn lớn với biết bao kỉ niệm vui buồn. Một trong những kỉ niệm tôi không bao giờ quên đó là lần tôi bị ốm.
V. Thông báo kết quả(2’)
Lớp
0 ->3
4
5 ->6
7 ->8
9->10
8A
8B
8C
4. Củng cố: (2’)
- Gv: Nhận xét giờ trả bài, nhắc nhở những vấn đề cần thiết cho bài sau.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập cách viết bài.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi dung chuan KTKN van 8 theo bai.doc