Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 7: Ôn tập Tiếng Việt: Từ vựng (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 7: Ôn tập Tiếng Việt: Từ vựng (tiếp theo)

Tuần 7

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: TỪ VỰNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp hs:

- Hiểu được thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Hiểu được thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình.

- Nhận biết được từ tượng thanh, từ tượng hình và giá trị của chúng trong các văn bản miêu tả.

- Biết cách sử dụng từ tượng thanh,từ tượng hình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị nội dung, dặn hs xem lại bài.

- HS : Xem lại bài: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, tượng thanh và từ tượng hình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra sự chuẩn bị: 4’

3. Nội dung:

*Giới thiệu bài: 1’

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Buổi 2) - Tuần 7: Ôn tập Tiếng Việt: Từ vựng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 Ngày soạn: 28/9/2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: TỪ VỰNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
- Hiểu được thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Hiểu được thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình.
- Nhận biết được từ tượng thanh, từ tượng hình và giá trị của chúng trong các văn bản miêu tả.
- Biết cách sử dụng từ tượng thanh,từ tượng hình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị nội dung, dặn hs xem lại bài.
- HS : Xem lại bài: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, tượng thanh và từ tượng hình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1. Ổn định lớp:	1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:	4’ 
3. Nội dung:
*Giới thiệu bài:	1’
Hoạt động của gv
Hđ của hs
Nội dung
Hoạt động 1: 10’
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Lấy ví dụ ?
Gv nhận xét
? Thế nào từ ngữ có nghĩa hẹp? Lấy ví dụ về từ ngữ có nghĩa hẹp?
Gv nhận xét
GV LƯU Ý: Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này , đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Ví dụ: Từ “bút”có nghĩa rộng hơn các từ bút bi, bút máy... nhưng lại có nghĩa hẹp hơn từ “đồ dùng học tập”.
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
I. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
1.Từ có nghĩa rộng:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Ví dụ: 
+ Từ Ngữ văn có nghĩa rộng hơn các từ ngữ như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Quần rộng hơn quần dài, quần bò, quần tây.
2.Từ có nghĩa hẹp:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Ví dụ: 
+ Bút chì, bút máy, bút bi có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ bút.
+ Cây lúa, cây ngô, cây khoai, cây sắn có nghĩa hẹp hơn cây lương thực.
Hoạt động 2: 15’
? Thế nào là từ tượng thanh?
? Hãy lấy ví dụ về từ tượng thanh.
? Hãy đặt câu có sử dụng từ tượng thanh và cho biết từ tượng thanh đó mô phổng âm thanh của tiếng gì?
Gv nhận xét
? Thế nào là từ tượng hình?
Lấy ví dụ về từ tượng hình?
? Hãy đặt câu trong đó có sử dụng từ tượng hình?
Gv nhận xét
? Từ tượng thanh và từ tượng hình có công dụng như thế nào?
Gv nhận xét
Hs trả lời
Hs nêu ví dụ
Hs đặt câu.
Hs trả lời
Hs nêu ví dụ
Hs đặt câu
Hs trả lời
II.TỪ TƯỢNG THANH,TỪ TƯỢNG HÌNH:
1.Từ tượng thanh:
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người.
- Ví dụ: hu hu, róc rách, vi vu, rì rào, sột soạt
- Đặt câu: Tiếng suối róc rách.
2.Từ tượng hình:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật,con người.
- Ví dụ: Móm mém,vật vã, liêu xiêu, rũ rượi
- Đặt câu: Cái miệng móm mém của cụ nhai trầu.
* Công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể,sinh động, làm tăng giá trị biểu cảm thường được dùng trong các văn bản miêu tả và tự sự.
Hoạt động 3: 10’
Bài tập 1: Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong những câu sau.
a. Mưa đã bắt đầu rơi lắc rắc trên mái nhà
b. Ngoài đồng,lúa đã lấm tấm vàng.
c. Trong bóng tối của rặng tre trước nhà,vài ánh đóm lập loè.
d.Trái chín rơi lộp bộp quanh gốc cây.
e. Gío thổi ào ào.
Bài tập 2: Hãy đặt câu với những từ tượng hình, tượng thanh sau: xăm xăm, lom khom, ung dung, khệnh khạng, thong thả, nặng nề, lững thững, lật đật.
III. BÀI TẬP:
Bài tập 1:
a. Mưa đã bắt đầu rơi lắc rắc trên mái nhà
b. Ngoài đồng, lúa đã lấm tấm vàng.
c. Trong bóng tối của rặng tre trước nhà,vài ánh đóm lập loè.
d.Trái chín rơi lộp bộp quanh gốc cây.
e. Gió thổi ào ào.
Bài tập 2: 
- Cụ già đi lom khom.
- Hắn thong thả bước đi.
- Cô bé lê từng bước trông rất nặng nề.
4.Củng cố:	2’
- Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp?
- Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?
5.Dặn dò : 	2’
- Học bài, sưu tầm các bài thơ, đoạn văn có sử dụng từ tượng hình,từ tượng thanh và phân tích công dụng của nó.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc