Giáo án học kì 1 môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

Giáo án học kì 1 môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

I. Mục tiêu: 1. Năng lực:

- HS biết được các nét cơ bản về tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người

- HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.

 2. Phẩm chất: HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản than.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: - Hình minh hoạ tỷ lệ khuôn mặt người, một số ảnh chân dung.

2. Học sinh: Ảnh chân dung, dụng cụ học tập.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động mở đầu

a. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Những bộ phận trên gương mặt người.

c. Sản phẩm: Trình bày của HS.

 

docx 23 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/01/22
	Tiết 19,20: 	 Bài 18: Vẽ theo mẫu
VẼ CHÂN DUNG
(Tiết 1: Tiếp thu kiến thức vẽ chân dung – Tiết 2: Vẽ và tô màu)
I. Mục tiêu: 1. Năng lực:
- HS biết được các nét cơ bản về tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người
- HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành. 
 2. Phẩm chất: HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản than.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: - Hình minh hoạ tỷ lệ khuôn mặt người, một số ảnh chân dung.
2. Học sinh: Ảnh chân dung, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Những bộ phận trên gương mặt người.
c. Sản phẩm: Trình bày của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: trên khuôn mặt người thường có những bộ phận nào?
- HS kể: mắt, mũi, miệng, lông, mày, tóc, má ...
- HS minh họa nhanh trên bảng theo cảm nhận của em về các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Vào bài học: Giới thiệu bài.
B. Hoạt động hình thành thành kiến thức. Giới thiệu bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
a. Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu về các bộ phận trên khuôn mặt, tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận 
b. Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV
c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV, HS nhận ra sự khác biệt giữa các khuôn mặt
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu 1 số tranh ảnh chân dung ở các lứa tuổi, yêu cầu HS quan sát khuôn mặt các bạn xung quanh, đặt câu hỏi, HS trả lời:
-Khuôn mặt người có những điểm chung nào?
-Tại sao ai cũng có những điểm chung đó nhưng ta lại phân biệt được người này với người kia?
*GV treo 1 số hình dáng các khuôn mặt cho HS nhận ra hình dáng bề ngoài các khuôn mặt không giống nhau.
GV minh hoạ thêm trên bảng cho HS biết
*GV treo tranh 1 số khuôn mặt, HS nhận ra tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát nhận xét:
- Ảnh chân dung là sản phẩm được chụp bằng máy ảnh, chụp lại tất cả các đặc điểm, hình dạng, tỉ lệ dến các chi tiết nhỏ.
- Tranh chân dung là tác phẩm hội họa do họa sĩ vẽ chỉ thể hiện những gì là điển hình nhất của nhân vật.
* Tranh chân dung là tranh vẽ về một con người cụ thể.
- Có thể vẽ:
+ Chân dung khuôn mặt (tập trung diễn tả trạng thái, tình cảm, nét mặt).
+ Chân dung nửa người: khuôn mặt, vai hoặc khuôn mặt và một phần thân (diễn tả trạng thái, tình cảm, nét mặt, ..).
+ Chân dung toàn thân: vẽ cả người (diễn tả cả nét mặt và tư thế,.).
=> Vẽ chân dung phải chú ý tới nét mặt và sự biểu hiện tình cảm: vui, buồn, bình thản, của nhân vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ chân dung
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận trên gương mặt người
b. Nội dung: HS lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của GV
c. Sản phẩm: HS nắm rõ được tỉ lệ khuôn mặt người và trả lời các câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV treo hình minh hoạ khuôn mặt người có phân chia tỷ lệ. HS quan sát, trả lời câu hỏi.
-Tỷ lệ khuôn mặt người chia theo chiều dài như thế nào? -Tỷ lệ khuôn mặt người chia theo chiều rộng như thế nào?
GV: Đây là tỷ lệ chung có tính khái quát. Trẻ em có tỷ lệ khác người trưởng thành.
- Mặt người nhìn chính diện: Chia làm 3 phần 
- phần thứ nhất: Từ đỉnh đầu xuống đến điểm cao nhất của lông mày. 
Cũng chia làm 3 phần : Từ đỉnh đầu xuống đến chân tóc khoảng 1 phần, trán 2 phần còn lại.
- Phần thứ 2 : Từ lông mày xuống đến hết chiều dài mũi.
- Phần thứ 3 : Từ nhân trung đến hết cằm. Trong đó nhân trung chiếm 1/3 độ dài. Nhân trung là khoảng nối từ mũi xuống môi trên. Đường phân chia môi trên và môi dưới chính là đường chia đôi phần thứ 3 này thành 2 phần bằng nhau
Một vài điểm nữa: Khoảng cách giữa 2 mắt bằng chiều dài 1 mắt.
Điểm trên cùng của vành tai bằng đuôi mắt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Cách vẽ chân dung:
1. Vẽ phác hình khuôn mặt
 - Tìm tỉ lệ chiều dai, rộng của khuôn mặt đẻ  vẽ hình dáng chung của mặt
- Vẽ phác đường trục dọc qua sống mũi từ đỉnh đầu xuống cằm.
+ Nhìn chính diện, đường trục dọc ở chính giữa, là đường thẳng.
+ Mặt quay sang trái hay phải thì đường truc dọc sẽ lệch về bên trái hay phải và là đường cong (theo hướng nhìn).
- Vẽ các đường trục ngang của mắt, mũi, miệng
+ Đường thẳng ngang khi mặt nhìn thẳng.
+ Đường cong lên khi mặt nhìn lên.
+ Đường cong xuống khi mặt nhìn xuống
2. Tìm tỉ lệ các bộ phận.
- Dựa vào đường trục để tìm tỉ lệ các bộ phận: tóc, trán, mắt, mũi, miệng, tai,
+ Mặt ngẩng lên ->cằm dài, mũi và trán ngắn hơn
+ Mặt cúi xuống -> trán dài, mũi và cằm ngắn hơn
- Tìm chiều rộng của mắt, mũi, miệng. Cần đối chiếu theo chieuf dọc, ngang để có tie lệ đúng.
Chia làm 3 phần (chiều dọc)
- Phần 1: Từ Chân tóc xuống đến lông mày. 
- Phần  2 : Từ lông mày đến mũi.
- Phần  3 : Từ mũi đến cằm
*Từ mũi đến cằm chia đôi = môi dưới.
Chia làm 5 phần ( chiều ngang)
3. Vẽ chi tiết:
- Dựa vào tỉ lệ, kích thước đã phác vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
- Chú ý diễn tả đặc điểm, trạng thái, tình cảm trên nét mặt của nhân vật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
a. Mục tiêu: Tìm tỷ lệ khuôn mặt.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm tỷ lệ khuôn mặt.
c. Sản phẩm: HS tìm được tỷ lệ khuôn mặt.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho HS cách tìm tỷ lệ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK thực hiện yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
HS lắng nghe, ghi chép vào vở.
III. Thực hành
Quan sát bạn và tìm tỉ lệ các bộ phận vẽ phác chân dung theo nhận xét của mình .(vẽ chân dung khuôn mặt).
3. Hoạt động luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Cho HS nhận xét 1 số bài vẽ của bạn về hình dáng, tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt.
- GV biểu dương những HS có bài làm tốt.
- GV nhận xét giờ học.
4. Hoạt động vận dụng.
a. Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Vẽ chân dung bạn , người thân trong gia đình em.
- Tỉ lệ khuôn mặt người chia làm 3  phần.
- Phần 1: Từ Chân tóc xuống đến lông mày. 
- Phần 2: Từ lông mày đến mũi.
- Phần 3: Từ mũi đến cằm
* Từ mũi đến cằm chia đôi = môi dưới.
* Hướng dẫn về nhà:
 - Quan sát khuôn mặt người thân.
- Làm bài tập sgk.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 15 cho tiết 21,22.
Ngày soạn:25/01/22
Tiết 21, 22: VẼ TRANG TRÍ - TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ.
 HOẠT ĐỘNG TNST
 (Tiết 1: Tạo dáng và trang trí – Tiết 2: Tô màu)
I. Mục tiêu: 1. Năng lực: 
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo dáng, trang trí mặt nạ cơ bản.
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình dáng, sắp xếp hình mảng chặt chẽ, thể hiện đường nét, màu sắc hài hòa phù hợp tính cách của nhân vật
 2. Phẩm chất: HS hình thành được năng lực cảm thụ thẩm mĩ, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: - Một vài mặt nạ phẳng, cong, hoặc lồi lõm.
 - Minh hoạ các bước tạo dáng và trang trí mặt nạ.
2. Học sinh: - Một số mặt nạ, giấy, chí, tẩy, màu vẽ, 
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV giới thiệu bài mới.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giới thiệu bài.
B. Hoạt động hình thành thành kiến thức. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm và chọn nội dung đề tài.
b. Nội dung: Quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c. Sản phẩm: HS nêu vài nét đặc điểm và chọn nội dung đề tài.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv giới thiệu một số mặt nạ cho hs quan sát nhận xét.
- Mặt nạ thường được dùng để làm gì? Vào những dịp nào?
- Mặt nạ có những hình dáng như thế nào?
- Có những loại mặt nạ như thế nào?
- Hình mảng của mặt nạ như thế nào? 
- Mặt nạ thường được làm bằng những chất liệu gì?
- Màu sắc trang trí mặt nạ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét
- Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, trong lễ hội hay cho thiếu nhi vui chơi vào dịp tết trung thu, 
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình trái xoan, hình vuông,  vừa với mặt người.
- Có nhiều loại mặt nạ: mặt nạ người, mặt nạ thú, được trang trí đẹp. Có loại mặt nạ trông dữ tợn hay hiền lành, hay vui vẻ, hay hài hước, 
- Mặt nạ được cách điệu cao về hình mảng và màu sắc nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của hình thực và đặc điểm của nhân vật.
- Mặt nạ thường được làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy lên khuôn hình
- Mặt nạ được trang trí với màu sắc phù hợp với tính cách, được điểm nhân vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách tạo dáng và trang trí.
b. Nội dung: Quan sát, vấn đáp gợi mở  và luyện tập.
c. Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Theo em để tạo dáng mặt nạ chúng ta phải làm như thế nào. – HS trả lời.
- GV hướng dẫn cách tạo dáng và minh hoạ trên bảng.
- Minh hoạ cách vẽ màu sắc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Tạo dáng mặt nạ
- Chọn loại mặt nạ: phù hợp với khuôn mặt (hình mặt người hoặc mặt con thú,)
- Tìm hình dáng chung: hình tròn, ô van, hình vuông, hình chữ  ... áo cáo kết quả, Hs khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận nhận định
Gv nhận xét và chốt kiến thức.
II. Thực hành
Chia nhóm ước lượng chiều cao của nhau.
Hoạt động 2: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: - Gv hỏi 1 số Hs về kết quả đo chiều cao, kiểm tra lại bằng cách Gv kiểm tra lại mẫu, Gv nhận xét kết quả, biểu dương Hs có kết quả đúng.
 - Gv nhận xét giờ học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Mục tiêu: Giúp những hs vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của Gv.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs.
d. Tổ chức thực hiện:
- Như thế nào là người lùn? Người tầm thước? Người cao?
- Em thuộc diện người như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà: - Quan sát dáng người, đo tỷ lệ.
 - Tiếp tục đọc trước bài 26, chuẩn bị dụng cụ vẽ. 
Ngày soạn:17/03/22
Tiết 28: Bài 28: Vẽ tranh
MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 1. Năng lực: 
- Phát triển khả năng tưởng tượng và cách minh hoạ truyện cổ tích
- Hs có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.
 2. Phẩm chất: Hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ  tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Sưu tầm các hình ảnh minh hoạ truyện cổ tích, hình ảnh ở đồ dùng dạy học 8, 1 số truyện cổ tích.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập: giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Gv giới thiệu bài mới.
c. Sản phẩm: Hs lắng nghe Gv giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giới thiệu bài:
Tuổi thơ của chúng ta không ai không lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà kể cho chúng ta nghe. Những câu chuyện cổ tích đó đã đưa chúng ta đến những thế giới diệu kì và theo chúng ta đến tận cuối của cuộc đời. Chắc hẳn hình ảnh cô Tấm dịu hiền, chàng Thạch Sanh hiền lành tốt bụng, người anh tham lam trong câu chuyện Cây khế hay nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, sẽ mãi là những hình ảnh làm cho chúng ta không thể nào quên. Vậy hôm nay chúng ta sẽ một lần nữa làm sống lại hình ảnh những nhân vật đó thông qua bài học.
B. Hoạt động hình thành thành kiến thức. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét tìm và chọn nội dung đề tài.
a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tìm hiểu và chọn nội dung đề tài về chuyện cổ tích.
b. Nội dung: Hs lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của Gv.
c. Sản phẩm: Hs trả lời các câu hỏi của Gv.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho Hs quan sát một số tranh minh hoạ trong các truyện cổ tích và nhận xét:
+ Có những tranh minh hoại truyện cổ tích nào?
( Tranh minh hoạ truyện Tấm cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt,)
+ Tranh minh hoạ là tranh vẽ gì?
+ Minh họa truyện cổ tích nhằm mục đích để làm gì ?
+ Nét, hình vẽ, màu sắc của tranh minh hoạ như thế nào?
+ Hình minh hoạ giúp người đọc hình dung  được điều gì?
+ Tại sao cùng một câu chuyện lại có nhiều bài vẽ tranh khác nhau?
+ Em hãy kể một số câu chuyện cổ tích mà em biết và em định minh họa những gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs thực hiện các yêu cầu của Gv.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Hs trình bày kết quả, Hs khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận nhận định:
 * Gvkl: Chọn 1 chi tiết đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất để minh hoạ cho câu chuyện cổ tích đó.
- Tranh minh họa truyện cổ tích thường minh họa nổi về nhân vật và cảnh vật xunh quanh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Tranh minh hoạ là tranh vẽ theo nội dung một truyện.
- Tranh minh hoạ góp phần thể hiện rõ nội dung, làm cho truyện hấp dẫn hơn.
- Truyện kể bằng tranh minh hoạ còn gọi là truyện tranh.
- Nét, hình vẽ, màu sắc của tranh minh hoạ thường mang đậm tính trang trí và tượng trưng.
- Hình minh hoạ giúp người đọc hình dung đầy đủ hơn về sự việc, không gian, thời gian, nhân vật, trang phục và đồ vật được miêu tả bằng lời.
- Có thể vẽ tranh theo cốt truyện (theo trình tự nội dung), theo tình tiết nổi bật, hấp dẫn nhất của tác phẩm, được diễn tả một cách cô đọng, súc tích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh mnh họa.
b. Nội dung: Hs lắng nghe hoàn thiện nhiệm vụ của Gv.
c. Sản phẩm: Hs biết được các bước để vẽ một bức tranh minh họa truyện cổ tích.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV gợi ý cho HS tìm được những tình tiết, những ý để vẽ minh hoạ trong các truyện như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Nàng Bach Tuyết và bảy chú lùn,
- Nêu các bước vẽ tranh?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa, thảo luận và nêu cách trình bày bìa truyện.
Giáo viên treo tranh minh hoạ các bước vẽ.
- Giáo viên minh họa trên bảng theo từng bước:
+ Tìm hiểu nội dung truyện
+ Phác bố cục: mảng hình, mảng chữ
+ Tìm kiểu chữ và hình minh họa cho phù hợp với nội dung truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK nêu các bước vẽ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
II. Cách vẽ tranh:
1. Tìm hiểu nội dung:
- Tìm hiểu kỹ nội dung, cốt truyện, chọn một ý thể hiện rõ nội dung nhất để minh hoạ.
- Tìm hình ảnh chính để minh họa nội dung.
- Thêm những hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn.
2. Cách vẽ:
- Vẽ phác bằng chì từ 1 => 2, 3 hình minh hoạ khác nhau cho một truyện.
- Tìm bố cục: Vẽ hình chính trước, hình phụ sau, sát với nội dung, phác mảng chính, mảng phụ phù hợp với nội dung truyện.
- Vẽ hình chi tiết.
- Vẽ màu: phù hợp với đối tượng đọc truyện cổ tích là thiếu nhi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Mục tiêu: Hs thực hành vẽ.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn Hs vẽ.
c. Sản phẩm: Bài vẽ của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gv lưu ý với Hs ở tiết 1 các em hãy tìm và chọn ra những nội dung câu chuyện mà mình thích, có ấn tượng để vẽ tranh.
- Có thể cho từng Hs trình bày ý tưởng của mình sau đó Gv và các Hs khác cùng đóng góp ý kiến để lựa chọ nội dung , hình ảnh phù hợp.
- Hs ghi lại những ý tưởng hoặc phác nhanh vào giấy.
Hs làm bài, Gv hướng dẫn thêm cho Hs về:
- Chọn chi tiết minh hoạ
- Tìm bố cục.
- Vẽ hình.
- Vẽ màu.
Chú ý đối tượng học sinh yếu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc sgk thực hiện yêu cầu của Gv.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs trình bày kết quả, Hs khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét.
III. Thực hành
Minh hoạ 1 truyện cổ tích mà em thích
Chất liệu: giấy A3, màu vẽ.
- Tìm nội dung và làm phác thảo  
C. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b. Nội dung: Gv chọn 1 số bài vẽ để nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: - Gv chọn 1 số bài vẽ, cho Hs nhận xét về bố cục, h.ảnh, màu sắc.
 - Gv nhận xét bổ sung, cho điểm.Biểu dương những bài vẽ tốt.
 - GV nhận xét giờ dạy.  
D. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: Chọn 1 chi tiết đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất để minh hoạ cho câu chuyện cổ tích đó: 1. Bố cục. 2. Hình ảnh.
 3. Trang phục, cảnh vật. 4. Màu sắc: tươi sáng.
 5. Chi tiết: tiêu biểu, đặc sắc.
* Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu truyện, chọn chi tiết tiêu biểu để minh hoạ.
 - Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong.
 - Tiếp tục đọc trước bài 28, chuẩn bị dụng cụ vẽ. 
Ngày soạn:27/03/22
Tiết 29: Bài 28: Vẽ tranh
 MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 1. Năng lực: 
- Phát triển khả năng tưởng tượng và cách minh hoạ truyện cổ tích.
- Hs có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành
 2. Phẩm chất: Hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ  tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Sưu tầm các hình ảnh minh hoạ truyện cổ tích, hình ảnh ở đồ dùng dạy học 8, 1 số truyện cổ tích
2. Học sinh: Đồ dùng học tập: giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Gv giới thiệu bài mới.
c. Sản phẩm: Hs lắng nghe Gv giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giới thiệu bài:
B. Hoạt động hình thành thành kiến thức. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Mục tiêu: Giúp Hs thực hành vẽ tranh minh họa truyện cổ tích.  
b. Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành vẽ tranh.
c. Sản phẩm: Hs trình bày bài vẽ.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hs làm bài, Gv hướng dẫn thêm cho Hs vẽ.
- Chọn chi tiết minh hoạ.
- Tìm bố cục.
- Vẽ hình.
- Vẽ màu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs thực hành theo yêu cầu giáo viên
- Gv: Chú ý đối tượng học sinh yếu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Hs trình bày kết quả, Hs khác n.xét.
Dự kiến tình huống phát sinh: em minh họa truyện cổ tích thế giới, có thể tìm hiểu nội dung truyện từ đó tìm hình ảnh phù hợp với nội dung truyện minh họa.
Bước 4: Kết luận nhận định:
- Gv chọn 1 số bài vẽ, cho Hs nhận xét về bố cục, hình ảnh, màu sắc.
- Gv nhận xét bổ sung, cho điểm.
Biểu dương những bài vẽ tốt.
- Gv nhận xét giờ dạy.   
III. Thực hành
Minh hoạ 1 truyện cổ tích mà em thích
Chất liệu: giấy A3, màu vẽ.
- Hoàn thiện bài vẽ
- Nhận xét bài của bạn
C. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b. Nội dung: Hs thực hiện yêu cầu của Gv.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: - Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong.
D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ Gv.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: Chọn 1 chi tiết đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất để minh hoạ cho câu chuyện cổ tích đó. Em minh họa về: 1. Bố cục. 2. Hình ảnh.
3. Trang phục, cảnh vật. 4. Màu sắc: tươi sáng. 5. Chi tiết: tiêu biểu, đặc sắc.
* Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu truyện, chọn chi tiết tiêu biểu để minh hoạ.
 - Hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong.
	 - Đọc trước bài 4, chuẩn bị dụng cụ vẽ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_1_mon_my_thuat_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.docx