Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 37: Định lý Pytago

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 37: Định lý Pytago

1) Mục tiêu :

 a) Kiến thức: HS nắm được định lí Pytago về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí Pytago đảo.

 b) Kĩ năng: Biết vận dụng định lí Pytago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí Pytago đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.

 c) Thái độ: Biết vận dụng kiến thức trong bài vào thực tế.

2) Chuẩn bị :

 a) Giáo viên: Thước thẳng, êke, compa, máy tính bỏ túi, bảng phụ.

 b) Học sinh : Thước thẳng, êke, compa, máy tính bỏ túi.

3) Phương pháp dạy học:

- Đặt và giải quyết vấn đề.

- Hỏi_đáp.

- Hợp tác theo nhóm

4) Tiến trình :

 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh

 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới

 4.3) Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 37: Định lý Pytago", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 37	 ĐỊNH LÍ PYTAGO
Ngày dạy:
1) Mục tiêu :
 a) Kiến thức: HS nắm được định lí Pytago về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí Pytago đảo.
 b) Kĩ năng: Biết vận dụng định lí Pytago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí Pytago đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
 c) Thái độ: Biết vận dụng kiến thức trong bài vào thực tế.
2) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Thước thẳng, êke, compa, máy tính bỏ túi, bảng phụ.
 b) Học sinh : Thước thẳng, êke, compa, máy tính bỏ túi.
3) Phương pháp dạy học: 
- Đặt và giải quyết vấn đề. 
- Hỏi_đáp.
- Hợp tác theo nhóm
4) Tiến trình :
 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới
 4.3) Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Yêu cầu HS làm ?1
GV: Ta có: 32+42=52
Như vậy qua đo đạc, ta phát hiện ra điều gì về liên hệ giữa độ dài ba cạnh của tam giác vuông?
GV hướng dẫn HS thực hiện ?2 như SGK từ đó rút ra nhận xét về quan hệ giữa c2 và a2+b2.
Hệ thức c2=a2+b2 nói lên điều gì?
Đó chính là nội dung định lí pytago mà sau này sẽ được chứng minh.
Đưa định lí pytago lên bảng phụ và gọi HS đọc.
GV vẽ hình và tóm tắt định lí theo hình vẽ.
Tương tự nếu tam giác vuông ở B, 
ở C yêu cầu HS nêu định lí dạng tóm tắt bằng kí hiệu?
GV đọc phần lưu ý SGK
Cho HS trả lời miệng ?3(GV ghi lại)
GV yêu cầu HS làm ?4 
 có (vì 32+42=52)
Bằng đo đạc thấy tam giác ABC là tam giác vuông.
Người ta đã chứng minh được định lí pytago đảo “Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông”.
Đưa định lí pytago đảo lên bảng phụ và gọi HS đọc.
GV tóm tắt định lí 
 4.4) Củng cố và luyện tập:
Phát biểu định lí pytago thuận và đảo. So sánh hai định lí đó?
Cho HS hoạt động nhóm làm bài 53/131 SGK
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét.
Cho các tam giác có độ dài ba cạnh là:
a/ 6cm ; 8cm ; 10cm.
b/4cm ; 5cm ; 6cm .
Tam giác nào là tam giác vuông ?
1) Định lí pytago:
?1 Độ dài cạnh huyền là 5 cm.
Trong một tam giác vuông bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.
?2
c2=a2+b2
Hệ thức này cho biết trong tam giác vuông bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.
Định lí: SGK
 có 
?3
a) Tam giác vuông ABC có:
(Định lí pytago)
b) Tương tự EF2=12+12=2
 Hay x=
2)Định lí pytago đảo:
?4
Định lí: SGK
 có 
HS phát biểu như SGK và nêu nhận xét: giả thiết của định lí này là kết luận của định lí kia và ngược lại.
Bài 53/131 SGK:
a/ x = 13
b/ x = 
c/ x = 20
d/ x = 4
Bài tập:
a/ Ta có :62+82=102
Vậy tam giác có 3 cạnh 6cm ; 8cm ; 10 cm là tam giác vuông.
b/ Ta có : 42+52≠ 62
Vậy tam giác có 3 cạnh 4cm ; 5cm ; 6cm không là tam giác vuông .
 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc định lí Pitago thuận và đảo
- BTVN 55, 56, 57, 58/131,132 SGK và 82, 83, 86/108 SBT
5) Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_37_dinh_ly_pytago.doc