Giáo án Ngữ văn 6 tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương

Tiết 139, 140: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

 “HOA PHẶC PHIỀN”

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian “Hoa Phặc Phiền”.

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng đọc – hiểu truyện cổ dân gian.

3. Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn kho tàng truyện cổ dân gian Tuyên Quang.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Tài liệu Ngữ Văn địa phương.

2. Trò: Học bài theo tài liệu giáo viên phát.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A: . 6B:.

- Kiểm tra bài cũ: không

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 4/ 2012
Ngày giảng: 6A:
	6B:
Tiết 139, 140:	 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
	“HOA PHẶC PHIỀN”
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian “Hoa Phặc Phiền”.
2. Kỹ năng: 
- HS có kỹ năng đọc – hiểu truyện cổ dân gian.
3. Thái độ: 
- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn kho tàng truyện cổ dân gian Tuyên Quang.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Tài liệu Ngữ Văn địa phương.
2. Trò: Học bài theo tài liệu giáo viên phát.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:...	6B:..............
- Kiểm tra bài cũ: không
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: HDHS đọc văn bản.
GV: HDHS cách đọc: Đọc với giọng nhịp điệu chậm, diễn cảm và thể hiện được tình cảm cũng như tâm trạng của các nhân vật.
GV đọc mẫu.
HS đọc tiếp.
GV nhận xét bài đọc của HS.
GV HDHS tóm tắt truyện.
HS tóm tắt.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Hãy giới thiệu về hoàn cảnh của cô gái trong truyện?
HS: Cô gái sống trong cảnh mẹ góa con côi. Ngày ngày phải kiếm củi bán lấy tiền nuôi mẹ.Dù vậy cô vẫn vui vẻ, hết lòng chăm sóc mẹ già.
GV: Qua hoàn cảnh của cô gái đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả dân gian?
HS: Quan tâm đến những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội xưa. GV: Tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì?
HS: Qua đó tác giả muốn ca ngợi những người nghèo khổ nhưng chăm chỉ, hiếu thảo.
GV: Chi tiết sau khi cô gái tắm nước suối trở nên xinh đẹp khác thường có ý nghĩa gì?
HS: Nói lên mong ước của nhân dân: được xinh đẹp hơn, một mong ước chính đáng của người xưa.
GV: Khi bà mẹ bị ốm nặng, cô gái thuốc thang chăm sóc tận tình nhưng bệnh bà mẹ ngày một nặng hơn, trong hoàn cảnh đó cô gái đã làm gì để cứu mẹ?
HS: Cô gái nghe dân làng đồn có loài cỏ tiên ở trên núi cao có thể chữa được bệnh mẹ cô, cô quyết định đi tìm loài cỏ tiên đó.
GV: Để hái được hoa Phặc Phiền, người đi hái hoa cần có những điều kiện gì?
HS: Phải là người hiếu thảo rất mực; phải tu luyện trong ba năm; dứt hẳn mọi ham muốn trần tục, ăn chay, uống tịnh. Khi lấy cũng chỉ được ngắt hoa không được dứt lá.
GV: Tại sao cô gái quyết tâm đi lấy hoa Phặc Phiền?
HS: Vì cô rất thương mẹ, muốn mẹ khỏi bệnh và sống mãi với cô.
GV: Vậy cô có hái được hoa không? Vì sao?
HS: Không. Vì lúc hái hoa cô đã vô tình hái cả lá nên bị hóa đá, ở lại mãi trên vách núi.
GV: Ít lâu sau co một chàng trai ăn uống chay tịnh, tu luyện trong ba năm cũng lên núi hái hoa. Nhưng vì sao chàng trai lại không nên được đỉnh núi để hái hoa quý?
HS: Vì chàng trai chưa dứt bỏ hết lòng tham và những ham muốn trần tục.
GV: Em hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện? Những chi tiết hoang đường kì ảo đó có giá trị gì?
HS: - Những chi tiết tưởng tượng kì ảo: nước suối tiên khiến cho ai được tắm ở đó đều trở nên xinh đẹp; bông hoa chữa được mọi bệnh tật làm cho con người sung sướng, tươi vui, rũ sạch mọi ưu phiền; mỗi lần tắc kè kêu là một bậc đá hiện ra; người hóa đá gắn chặt vào núi,... Những chi tiết này đã tạo nên sức hấp dẫn và chất thơ bay bổng của truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển.
GV: Qua truyện, tác giả dân gian muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
HS: Phải biết sống hiếu thảo, tình nghĩa.
GV: Ước mơ cao đẹp nào của nhân dân được gửi gắm trong truyện là gì?
HS: Ước mơ được xinh đẹp; ước mơ có thứ thuốc thần diệu có thể chữa khỏi mọi bệnh tật để con người khỏe mạnh, sung sướng, hạnh phúc, trường sinh.
GV: Thông qua truyện người xưa muốn giải thích điều gì?
HS: Dựa vào “hình sông, thế núi” tác giả dân gian cũng đồng thời giải thích sự tích ngọn núi “nàng tiên, chú Khách” bên sông Gâm và sự tích một loài hoa quý – hoa Phặc Phiền.
GV: Theo em những chi tiết nào tạo nên màu sắc địa phương độc đáo của truyện?
HS: Đó là những địa danh (núi nàng tiên, chú Khách); tên một loài hoa quý: Phặc Phiền; sông Gâm – gắn liền với tên đất, với hình sông đang núi của một vùng đất sơn thủy hữu tình tại Nà Hang – Tuyên Quang.
I. Đọc văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
- Hoàn cảnh cô gái: 
+ Cô gái sống trong cảnh mẹ góa con côi. + Ngày ngày phải kiếm củi bán lấy tiền nuôi mẹ.
+ Dù vậy cô vẫn vui vẻ, hết lòng chăm sóc mẹ già.
=> Thể hiện sự quan tâm đến những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội xưa. Qua đó tác giả muốn ca ngợi những người nghèo khổ nhưng chăm chỉ, hiếu thảo. 
- Nói lên mong ước của nhân dân: được xinh đẹp hơn, một mong ước chính đáng của người xưa.
- Để hái được hoa người hái phải:
+ Phải là người hiếu thảo rất mực; 
+ Phải tu luyện trong ba năm; 
+ Phải dứt hẳn mọi ham muốn trần tục, ăn chay, uống tịnh. 
+ Khi lấy cũng chỉ được ngắt hoa không được dứt lá.
- Cô gái quyết tâm đi lấy hoa Phặc Phiền
vì cô rất thương mẹ, muốn mẹ khỏi bệnh và sống mãi với cô.
- Cô không lấy được hoa vì lúc hái hoa cô đã vô tình hái cả lá nên bị hóa đá, ở lại mãi trên vách núi.
 - Những chi tiết tưởng tượng kì ảo: nước suối tiên khiến cho ai được tắm ở đó đều trở nên xinh đẹp; bông hoa chữa được mọi bệnh tật làm cho con người sung sướng, tươi vui, rũ sạch mọi ưu phiền; mỗi lần tắc kè kêu là một bậc đá hiện ra; người hóa đá gắn chặt vào núi,... 
=> Những chi tiết này đã tạo nên sức hấp dẫn và chất thơ bay bổng của truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển
- Qua truyện, tác giả dân gian muốn khuyên nhủ chúng ta: Phải biết sống hiếu thảo, tình nghĩa.
- Ước mơ cao đẹp nào của nhân dân được gửi gắm trong truyện là: Ước mơ được xinh đẹp; ước mơ có thứ thuốc thần diệu có thể chữa khỏi mọi bệnh tật để con người khỏe mạnh, sung sướng, hạnh phúc, trường sinh.
- Thông qua truyện người xưa muốn giải thích: Dựa vào “hình sông, thế núi” tác giả dân gian cũng đồng thời giải thích sự tích ngọn núi “nàng tiên, chú Khách” bên sông Gâm và sự tích một loài hoa quý – hoa Phặc Phiền.
3. Củng cố:
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc bài.
- Sưu tầm các câu truyện cổ dân gian của Tuyên Quang.
**********************************************Ngày soạn: 28/ 4/ 2012
Ngày giảng: 6A:.........................
	 6B:.........................
Tiết	CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
“SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN Ở TUYÊN QUANG”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được một số sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu biểu ở Tuyên Quang như lễ hội dân gian, trò chơi dân gian.
2. Kỹ năng:
- Biết cách quan sát, tìm hiểu hoạt động chính của các sinh hoạt VHDG.
- Biết tham gia vào các sinh hoạt VHDG một cách có văn hóa. 
3. Thái độ:
- Trân trọng sinh hoạt văn hóa dân gian của các dân tộc.
- Yêu quý, tự hào về truyền thống văn hóa dân gian của địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thấy: Tài liệu Ngữ Văn địa phương.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo tài liệu GV phát.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:...............	6B:................
- Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: HDHS tìm hiểu khái quát chung về lễ hội dân gian ở Tuyên Quang.
GV: Nêu đặc điểm cơ bản của lễ hội dân gian Tuyên Quang?
HS: Là hệ thống phân bố theo không gian vì lễ hội diễn ra theo vùng, mỗi vùng có lễ hội riêng.
GV: Hãy kể một số lễ hội mà em biết?
HS: Lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Đình làng Giếng Tanh,...
GV: Các hoạt động chính trong lễ hội?
HS: Bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
GV: Ý nghĩa của phần lễ và phần hội?
HS: - Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cẫu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình.
- Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí phong phú.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu một số lễ hội cụ thể và các trò chơi dân gian.
GV: Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Chiêm Hóa diễn ra vào thời gian nào?
HS: Ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
GV: “Lồng tồng” có nghĩa là gì?
HS: Là xuống đồng.
GV: Em hãy giới thiệu về những nghi lễ được tiến hành trong phần lễ?
HS: Phần nghi lễ cúng tế thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh.
GV: Trong phần hội thường diễn ra những trò chơi nào?
HS: Đánh yến, đánh pam, tung còn,...
GV: Em hãy giới thiệu về lễ hội Đình làng Giếng Tanh?
HS: Là lễ hội của người Cao Lan, tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội chủ yếu cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thía dân an, mùa màng tươi tốt, gia súc sinh sôi,... Phần hội bắt đầu bằng lễ tung còn. Ngoài ra còn có các trò chơi khác như đánh đu, chọi gà, đánh quay,...
GV: Em hiểu gì về trò chơi tung còn?
HS: Là một trò chơi dân gian và là một nghi thức trong các lễ hội. Người ta dựng một cây tre cao giữa bãi đất rộng, ngọn cây tre được uốn thành vòng tròn có dán giấy mỏng màu đỏ. Quan niệm của đồng bào đó là vòng nhật nguyệt. Quả còn được khâu bằng vải, có tua, bên trong nhồi thóc, đậu xanh,... Nếu vòng nhật nguyệt được ném thủng trước giờ ngọ thì năm đó mùa màng bội thu.
GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về trò đánh yến?
HS: Là một trò chơi dân gian thường diễn ra trong dịp tết, lễ hội và những lúc nông nhàn của người tày. Quả yến gồm hai phần: đế yến và cánh yến. Đế yến được đan bằng lá dứa rừng. Cánh yến được tạo bởi 3 chiếc lông gà. Quả yến được đánh qua đánh lại bằng tay.
GV: Một trong các trò chơi dân gian không thể thiếu trong các lễ hội nữa đó là trò đánh pam. Em hãy giới thiệu về trò chơi dân gian này?
HS: Là trò chơi thể hiện sự khéo, độc đáo của đồng bào dân tộc Tày. Quả pam là một loại cây dây leo mọc trong rừng. Quả pam có 6 hạt to gọi là mẹ, dùng để làm mốc bia đỡ và 6 hạt nhỏ dùng để lên mu bàn chân chạy hất trúng quả pam mẹ. 
I. Lễ hội dân gian.
1. Khái quát chung về lễ hội dân gian ở Tuyên Quang.
- Là hệ thống phân bố theo không gian vì lễ hội diễn ra theo vùng, mỗi vùng có lễ hội riêng như lễ hội Lồng Tồng (Chiêm Hóa), lễ hội Đình làng Giếng Tanh (Yên Sơn),...
- Bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cẫu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình.
+ Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí phong phú.
=> Lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (hội).
2. Lễ hội Lồng tồng.
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Chiêm Hóa có nghĩa là xuống đồng, diễn ra vào ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
- Phần nghi lễ cúng tế thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh. Phần hội thường diễn ra những trò chơi đánh yến, đánh pam, tung còn,...
3. Lễ hội Đình làng Giếng Tanh.
- Là lễ hội của người Cao Lan, tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội chủ yếu cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thía dân an, mùa màng tươi tốt, gia súc sinh sôi,... Phần hội bắt đầu bằng lễ tung còn. Ngoài ra còn có các trò chơi khác như đánh đu, chọi gà, đánh quay,...
II. Trò chơi dân gian. 
1. Tung còn.
- Là một trò chơi dân gian và là một nghi thức trong các lễ hội. Người ta dựng một cây tre cao giữa bãi đất rộng, ngọn cây tre được uốn thành vòng tròn có dán giấy mỏng màu đỏ. Quan niệm của đồng bào đó là vòng nhật nguyệt. Quả còn được khâu bằng vải, có tua, bên trong nhồi thóc, đậu xanh,... Nếu vòng nhật nguyệt được ném thủng trước giờ ngọ thì năm đó mùa màng bội thu.
2. Đánh yến.
- Là một trò chơi dân gian thường diễn ra trong dịp tết, lễ hội và những lúc nông nhàn của người tày. Quả yến gồm hai phần: đế yến và cánh yến. Đế yến được đan bằng lá dứa rừng. Cánh yến được tạo bởi 3 chiếc lông gà. Quả yến được đánh qua đánh lại bằng tay.
3. Đánh pam. 
- Là trò chơi thể hiện sự khéo, độc đáo của đồng bào dân tộc Tày. Quả pam là một loại cây dây leo mọc trong rừng. Quả pam có 6 hạt to gọi là mẹ, dùng để làm mốc bia đỡ và 6 hạt nhỏ dùng để lên mu bàn chân chạy hất trúng quả pam mẹ.
- 
3. Củng cố: 
- Nắm được các lễ hội chính và các trò chơi dân gian ở Tuyên Quang.
- Nắm được các phần chính trong một lễ hội.
- Em biết gì về các trò chơi dân gian ở địa phương em?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc bài. 
- Sưu tầm các lễ hội và các trò chơi dân gian trong và ngoài tỉnh.
******************************************
Ngày soạn: 28/ 4/ 2012
Ngày giảng: 6A:....................
	6B:.
Tiết 	CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
TẬP LÀM VĂN:	
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN VỀ SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN TUYÊN QUANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về các sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương;
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Biết tìm hiêu, sưu tầm, ghi chép các sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang;
- Biết tạo lập văn bản kể chuyện về các sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
3. Thái độ:
- Yêu quý, trân trọng, tích cực tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian của Tuyên Quang;
- Có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của các sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Tài liệu Ngữ Văn địa phương.
2. Trò: Học bài theo tài liệu GV phát.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:.....	6B:................
- Kiểm tra bài cũ: không.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ 1: Củng cố lại các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang.
GV: Em hãy nhắc lại các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang? 
HS: - Lễ hội dân gian: lễ hội Lồng Tông của người Tày ở Chiêm Hóa; lễ hội Đình làng Giếng Tanh của người Cao Lan ở Yên Sơn; lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn Dương.
- Diễn xướng nghệ thuật dân gian: hát then của người Tày; hát sình ca của người Cao Lan; hát páo dung của người Cao Lan.
- Trò chơi dân gian: tung còn; đánh quay; đánh pam; đánh yến.
HĐ 2: HDHS phát biểu cảm nghĩ về những sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
GV: Trong các sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên quang, em thích hình thức sinh hoạt nào nhất? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý hiểu và cảm xúc của bản thân.
GV: Ở địa phương em có những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian nào? HS: Trả lời.
HĐ 3: HDHS lập dàn bài văn kể chuyện về sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
GV nêu đề bài: Hãy kể cho bạn hoặc người thân của em nghe về một sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang mà em biết.
GV: Đề bài thuộc thể loại gì?
HS: Kể chuyện.
GV: Đề yêu cầu viết về điều gì?
HS: Kể về một trong các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang mà em biết (nghe kể lại, đọc, xem, được nghe).
GV: Trong các sinh hoạt văn hóa dân gian đó, em thích nhất trò chơi, lễ hội, nghệ thuật diễn xướng nào? Tại sao?
HS: Trả lời.
HS lập dàn bài chi tiết. 
GV gợi ý: 
- Tìm đặc điểm của một trong các sinh hoạt văn hóa dân gian và mối quan hệ của chúng với đời sống của em.
- Ý nghĩa của sinh hoạt văn hóa dân gian đó đối với đời sống vật chất, tinh thần của em và mọi người ở địa phương.
- Mở bài: Nêu một trong các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang và lí do em định kể lại.
- Thân bài: 
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian em định kể lại diễn ra ở đâu?
+ Nội dung nổi bật của sinh hoạt văn hóa dân gian đó là gì?
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian đó đi vào cuộc sống con người Tuyên Quang như thế nào?
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
- Kết bài: Tình cảm của em đối với sinh hoạt văn hóa dân gian đó.
GV yêu cầu HS từ dàn bài viết đoạn văn mở bài, kết bài (làm tại lớp).
HS làm bài. 
I. Các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang.
1. Lễ hội dân gian: 
- Lễ hội Lồng Tông của người Tày ở Chiêm Hóa; 
- Lễ hội Đình làng Giếng Tanh của người Cao Lan ở Yên Sơn; 
- Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn Dương.
2. Diễn xướng nghệ thuật dân gian: - Hát then của người Tày;
- Hát sình ca của người Cao Lan;
- Hát páo dung của người Cao Lan.
3. Trò chơi dân gian: 
- Tung còn, đánh quay, đánh pam, đánh yến.
II. Phát biểu cảm nghĩ về những sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
III. Lập dàn bài văn kể chuyện về sinh hoạt văn hóa dân gian Tuyên Quang.
1. Đề bài: 
- Hãy kể cho bạn hoặc người thân của em nghe về một sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang mà em biết.
2. Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Thể loại: Kể chuyện.
- Yêu cầu: Kể về một trong các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang mà em biết (nghe kể lại, đọc, xem, được nghe).
3. Lập dàn bài.
- Mở bài: Nêu một trong các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang và lí do em định kể lại.
- Thân bài: 
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian em định kể lại diễn ra ở đâu?
+ Nội dung nổi bật của sinh hoạt văn hóa dân gian đó là gì?
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian đó đi vào cuộc sống con người Tuyên Quang như thế nào?
+ Sinh hoạt văn hóa dân gian đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
- Kết bài: Tình cảm của em đối với sinh hoạt văn hóa dân gian đó.
3. Củng cố:
- Nắm được các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở Tuyên Quang và đại phương nơi em ở.
- Biết cách lập càn bài văn kể chuyện.
- Theo em để viết được một bài văn kể chuyện về sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương cần có những điều kiện nào?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn thành bài viết.
- Ôn lại phương pháp viết bài văn kể chuyện.
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong trinh dia phuong van 6.doc