Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 8 đến 18 - Trường THCS Bàu Lâm

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 8 đến 18 - Trường THCS Bàu Lâm

TUẦN 8

Tiết 8

TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

 - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

 - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

 2. Thái độ

 - Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác

 3. Kĩ năng

 Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.

B. CHUẨN BỊ

 Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu một số nước, bảng phụ.

 Trò : SGK, đọc trước bài .

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Cho biết những hoạt động chính trị – xã hội của lớp, trường và địa phương em.

 Ý nghĩa của việc tham gia tốt các hoạt động chính trị – xã hội là gì ?

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 8 đến 18 - Trường THCS Bàu Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 1.10.2011 dạy 3.10.2011
TUẦN 8
Tiết 8
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
	2. Thái độ
	- Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác
	3. Kĩ năng
	Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
B. CHUẨN BỊ
	Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu một số nước, bảng phụ.
	Trò : SGK, đọc trước bài .
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ.
 	Cho biết những hoạt động chính trị – xã hội của lớp, trường và địa phương em.
	Ý nghĩa của việc tham gia tốt các hoạt động chính trị – xã hội là gì ?
	3. Bài mới.
	GV nêu một vài công trình xây dựng khoa học vĩ đại của một số dân tộc trên thế giới: Tháp ép Phen của Pháp, Trung Quốc vừa phóng thành công tàu vũ trụ có người lái mang tên “Thần châu 6 vào quỹ đạo của trái đất.”
	Em có nhận xét gì về những công trình trên ?
	Trách nhiệm của chúng ta nói riêng, và đất nước ta nói chung là như thế nào đối với những thành tựu đó ?
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1.
GV mời 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc 3 nội dung của phần đặt vấn
 ? Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế gíới ? 
 - Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước.
 - Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc.
 - Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình, tiến bộ thế giới.
 ? Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nên văn hoá thế gíới ? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ khác ?
 Việt Nam đã có những đóng góp : 
 - Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kè Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam 
 ? Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?
 - Trung Quốc đã mở rộng quan hệ 
 - Học tập kinh nghiệm các nước khác 
 - Phát triển các ngành công nghiệp mới 
 - Hợp tác TQ- VN phát triển tốt.
 ? Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế gíới không ? Nêu ví dụ ? 
 - Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.
 VD : Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi màu, điện thoại di động........
 ? Qua phần đặt vấn đề trên chúng ta rút ra đựơc bài học gì ? 
 - Phải biết tôn trọng va học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng , bảo vệ tổ quốc.
 GV chốt lại : Giữa các dân tộc có sự học tập hinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại.
? Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không ? Vì sao ? 
 - Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hoá.
 - Có quan hệ hữu nghị không phân biệt 
 - Cần khiêm tốn học hỏi bổ sung kinh nghiệm 
 - Thể hiện lòng tự hào dân tộc 
* Vì : 
 - Mỗi dân tộc có những giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có .
 - Giá trị văn hoá, tinh thần, của dân tộc khác giúp ta phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT.....
 - Đất nước ta còn nghèo trải qua chiến tranh nên cần .
? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví dụ ? 
 - Chúng ta nên học tập :
 + Thành tựu KHKT
 + Trình độ quản lý
 + Văn học nghệ thuật
 VD :Máy móc hiện đại, vũ khí tối tân,viễn thông, vi tính, đường xá, cầu cống, kiến trúc, âm nhạc.........
? Nên học tập các dân tộc khác như thế nào ? Lấy ví về một số trường hợp nên hoặc không nên trọng việc học tập các dân tộc khác.
- Tôn trọng và học hỏi, giao lưu và hợp tác
- Học các nước phát triển, đang phát triển
- Tiếp thu có chọn lọc, tránh bắt chước rập khuôn
- Phải tự chủ, độc lập có lòng tin 
* Cái nên học: 
 - Như VD trên 
* Cái không nên học: 
 - Văn hoá đồi truỵ độc hại, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo mốt
 ? Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? 
- HS tự trình bày suy nghĩ của mình
 GV chốt lại : Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát trỉên và giữ được bản sắc dân tộc.
Hoạt động 2.
? Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? 
 - Là tôn trọng chủ quyền , lợi ích 
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu
 ? Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? 
- Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh 
- Góp phần xây dựng nền văn hoá nhân loại tiến bộ văn minh 
 ? Chúng ta cần làm gì để học hỏi các dân tộc khác ?
- Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác
- Tiếp thu có chọn lọc , phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh .
Hoạt động 3.
 ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây(đánh dấu X vào ô trống câu trả lời đồng ý)
 - Học hỏi, khám phá thành tựu tiên tiến. 
 - Ưa thích nghệ thuật dân tộc 
 - Thích các món ăn dân tộc 
 - Sử dụng sách báo, băng đĩa nhạc nước ngoài 
 - Tìm hiểu di tích văn hoá địa phương 
 - Bắt chước quần áo, cách ăn mặc của các ngôi sao 
 - Thích tìm hỉêu lịch sử Trung Quốc hơn Việt Nam 
Bài tập 4 
 - Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì: 
Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn , lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dan tộc , mang tính truyền thống cần học tập .
 Bài 5:
 - Đồng ý: b. d.
 - không đồng ý : a, c, đ, e, g.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc, tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện long tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Biểu hiện: Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hóa của các dân tộc khác. Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quanscuar họ, Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ
- Ý nghĩa: tôn trọng học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
- Trách nhiệm của học sinh
III. BÀI TẬP
 D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	Học bài và làm các bài tập còn lại 
	Tìm hiểu truyền thống văn hoá, KHKT các nước.
	Đọc trước bài 9 (Tìm hiểu nếp sống văn hoá ở địa phương)
*Rút kinh nghiệm
Soạn 6.10.2011 dạy 10.10.2011
TUẦN 9
Tiết 9
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: 
 - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống có văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xâydựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 2. Thái độ 
 - Đồng tình ủng hộ các chủ trương xâydựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
 3. Kĩ năng: 
 - Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xâydựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 B. CHUẨN BỊ
	GV: Phiếu học tập. Giấy khổ lớn, bút lông.
	HS: Bản phô tô hương ước, giấy chứng nhận gia đình VH.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
	 Những người sống với nhau theo cùng lãnh thổ khu vực hoặc đơn vị hành chính như thôn, xóm, làng, thị trấn, khu phố, khu tập thể, ngõ 
	? Cộng đồng đó được gọi là gì?
	 - Cộng đồng dân cư
	Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa? Ta vào bài học.
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1
 Học sinh đọc câu chuyện SGK
 ? Những hiện tượng tiêu cực ở mục 1 đã nêu là gì?
 - Hiện tượng tảo hôn
 - Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm
 - Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép tà ma.
 ? Những hiện tượng như vậy ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân?
 - Các em lấy vợ lấy chồng phải xa gia đình sớm.
 - Các em không được đi học.
 - Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở.
. - Nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
 - Người nào bị coi là ma thì bị căm ghét xua đuổi.
 - Những người bất hạnh phải chết vì bị đối xử tồi tệ, cuộc sống cô độc, khốn khổ.
 ? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa?
 - Vệ sinh sạch sẽ
 - Dùng nước giếng sạch.
 - Không bị bệnh dịch lây lan.
 - Bà con đau ốm đến trạm xá
 - Trẻ em đủ tuổi đến trường
 - Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
 - Đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa vào nhau
 - An ninh giữ vững, xóa bỏ phong tục tập quán cũ lạc hậu
..? Những thay đổi ở làng Hinh đã ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống người dân trong cộng đồng?
 - Mỗi người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế.
 - Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Hoạt động 2
GV: Chúng ta đã hiểu thế nào là cộng đồng dân cư. Vậy góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì ta vào phần tiếp theo
 ? Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư?
 - Các gia đình giúp nhau làm kinh tế.
 - Tham gia xóa đói giảm nghèo.
 - Đoàn kết giúp nhau khi khó khăn.
 - Động viên con cháu đến trường đi học.
 - Giữ gìn vệ sinh 
 - Đọc sách báo tuyên truyền vận động quần chúng than gia hoạt động xã hội.
 - Phòng chống tệ nạn.
 - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
 - Nếp sống văn minh.
 ? Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư?
 - Thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
 - Xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần lành mạnh, phong phú.
 - Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khỏe.
 - Xây dựng đoàn kết.
 - Giữ gìn trật tự an ninh
 - Vệ sinh môi trường
 - Giữ gìn kỉ cương pháp luật
 GV: - Hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa
 - Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mĩ tục trong nhân dân.
 - Xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế.
 - Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh dân chủ.
 - Thực hiện quy ước cộng đồng dân cư.
 ? Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hóa trong khu dân cư?
 - Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc
 - Bảo vệ phát huy truyền thống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - Đời sống nhân dân ổn định phát triển.
 GV: Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
 ? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư?
 - Ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng ông bà, bố mwẹ, thầy cô và những người xung quanh.
 - Chăm chỉ học tập.
 - Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
 - Quan tâm giúp đỡ mọi người khi khó khăn.
 - Thực hiện nếp sống văn minh
 - Tránh xa các tệ nạn xã hội.
 - Đấu tranh với những biểu hiện mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề.
 ? Nêu những hành vi trái với nếp sống văn hóa ở khu dân cư?
 - Thiếu lễ độ, thiếu sự tôn trọng.
 - Bỏ học giao du với người xấu
 - Gây rối mất trật tự an toàn
 - Tham gia đua xe, ... ơi, đến thăm bà con họ hàng.
 - Ban đêm Tuấn bê chõng nằm cạnh giường ông bà để tiện chăm sóc.
 ? Em có nhận xét gì về Tuấn qua việc làm ấy ?
 - Tuấn là người hiếu thảo, đáng khâm phục.
 ? Nêu những việc làm của con cụ Lam?
 - Sử dụng số tiền bán vườn, bán nhà của mẹ để xây nhà.
 - Xây nhà xong thì gia đình mình ở và cho thuê.
 - Cho mẹ (cụ Lam) ở dưới bếp.
 - Hằng ngày cho con đem một ít cơm cho cụ.
 ? Em có nhận xét gì về việc làm của con cụ Lam?
 - Lừa mẹ, đối xử tệ bạc với mẹ. Anh ta là đứa con bất hiếu.
 ? Em đồng tình với cách cư xử của nhân vật nào ? Vì sao?
 - Nhân vật Tuấn vì Tuấn biết chăm sóc, giúp đỡ, lo lắng và rất yêu thương ông bà.
 ? Từ hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì? 
Làm con cháu phải biết kính trọng thương yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 2
 GV cho HS làm bài tập 3,4,5 SGK
 Cho HS đọc từng bài tập
 BT3:
 - Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí, trông coi con.
 - Chi sai vì không tôn trọng ý kiến cha mẹ.
 - Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa mà không có cô giáo, nhà trường quản lí và nên giải thích lí do cho nhóm bạn hiểu.
 BT4:
 Cả Sơn và cha mẹ đều có lỗi:
 - Sơn đua đòi ăn chơi.
 - Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quả lí con, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường để có biện pháp giáo dục con.
 BT5
 - Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của con và phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác.
 - Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ.
 GV: Mỗi người trong gia đình có bổn phận và trách nhiệm đối vơi nhau. Những điều chúng ta vừa tìm ra phù hợp với những quy định của pháp luật.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II,Bài tập
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	Những hành vi nào sau đây không thể hiện trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ
	a. Kính trọng lễ phép.
	b. Biết vâng lời
	c. Biết chăm sóc khi cha mẹ ốm.
	d. Nói dối ông bà để đi chơi.
	e. Phát huy truyền thống gia đình
	Về nhà tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
	GV chuẩn bị sẵn hai tình huống:
	TH1: Ông nội MInh ở quê ra chơi, cả nhà vui vẻ đón tiếp ông. Bố mẹ dẫn ông đi tham quan nhiều nơi. Minh rất khó chịu vì luôn phải nhắc nhở ông: bỏ dép ở ngoài cửa, không hút thuốc khạc nhổ trong nhà, không nói to, không tắt điện....
	TH2: Bố mẹ li hôn, Tài ở với bà nội. Bà vừa nghèo lại vừa ốm đau luôn. Thương bà Tài bỏ học đi kiếm tiền nuôi bà. Do bị bạn xấu rủ rê, Tìa đã lao vào con đường nghiện ngập trộm cắp. Và giờ đây Tài đang ở trong trại giam chờ ngày xét xử.
 Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 19.11.2011
Ngày dạy : 21.11.2011 
TUẦN 15
Tiết 15
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH ( tiết 2)
A. MỤC TIÊU: 
 Kiến thức: 
- Biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
2. Kĩ năng: 
- Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
3.Thái độ: 
- Yêu quí các thành viên trong gia đình mình,
- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
2. Tài liệu và phương tiện:
GV: Luật hôn nhân và gia đình. Giấy A4, bút dạ.
	HS: Đọc trước bài
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 Ở tiết trước em rút ra bài học gì cho bản thân?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
 GV treo bảng đông
 - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên như sau: 
 + Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ:
 Điều 64:
 Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
 + Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
 Điều 2 SGK - cho HS đọc.
 + Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
 GV cho HS đọc SGK
 ? Đối chiếu với phân tích ở tiết 1 để thấy rõ tính hợp lí của Pháp luật ?
 - HS trả lời
 GV nhấn lại 
 Đó là Ghi nhớ 1 SGK
 ? Vì sao con một số gia đình trở nên hư hỏng(lười học, ham chơi, quậy pháp, nghiện hút ...)
 - HS tự rút ra
 ? Con cái có vai trò gì trong gia đình?
 - Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Phát huy truyền thống tốt dẹp của gia đình Việt Nam. 
 ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? Em có thể tham gia như thế nào?
 ? Vì sao pháp luật phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ?
 - HS trả lời.
 ? Chỉ ra những việc tốt và chưa tốt thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình em hoặc người khác?
 * Việc làm tốt:
 - Động viên an ủi tâm sự với con cái.
 - Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần.
 - Tôn trọng ý kiến các con.
 - Gia đình con cái quan tâm đến ông bà.
 - Anh em hòa thuận.
 - Bố mẹ gương mẫu với con cái.
 - Ông bà có trách nhiệm dạy dỗ con cháu.
 * Việc làm không tốt:
 - Quát, khắt khe, quá nghiêm khắc.
 - Nuông chiều con.
 - Can thiệp thô bạo vào tình cảm và ý thích của con cái.
 - Đánh mắng con cái.
 - Quan tâm đến con riêng.
 - Hành hạ con riêng của vợ hoặc chồng.
 - Con cái vô lễ với cha mẹ.
 - Coi thường ông bà.
 - Anh em đánh nhau
Hoạt động 2
 GV đưa ra tình huống:
 Tiến bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. Tiến dùng tiền lương của mình mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi công việc của tiến, Tiến cằn nhằn “Bố mẹ hỏi để làm gì?” Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ Tiến rất buồn. 
 ? Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không? Vì sao?
 - HS trả lời.
BT6:
 Nếu giữa cha mẹ, anh chị em, con cái có sự bất hòa cách cư xử tốt nhất là:
 - Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn.
 - Khuyên can hai bên thật bình tĩnh giải thích khuyên bảo để thấy được cái sai.
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
+ Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu
+ Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
+ Bổn phận của anh chị em trong gia đình đối với nhau.
Ý nghĩa: Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Phát huy truyền thống tốt dẹp của gia đình Việt Nam. 
II. BÀI TẬP
D. CỦNG CỐ	
? Tìm các câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về các quan hệ của các thành viên trong gia đình.
	Con dại cái mang
	Đi thưa về gởi
	Lời chào cao hơn mâm cổ
	Một giọt máu đào hơn ao nước lã
	Của chồng công vợ
	Đ.DẶN DÒ
Về nhà học bài theo đề cương tuần sau ôn tập.
Cho HS chép vào trong giấy và bốc thăm trả lời các câu hỏi
 ? Thế nào là tình bạn?
 ? Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm như thế nào?
 ? Tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
 ? Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về tình bạn?
 ? Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo?
 ? Vì sao cần phải rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo?
 ? Lao động tự giác sáng tạo sẽ có ý nghĩa như thế nào?
 ? Học sinh phải làm gì?
 ? Gia đình là gì?
 ?Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cái?
 ? Quyền và nghĩa vụ của con, cháu?
 ? Anh chị em phải như thế nào?
 ? Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ đối với gia đình để làm gì?
 Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 20.11.2011
 Ngày dạy:28.11.2011
TUẦN 16
 TIết 16
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị thi HKI
B. CHUẨN BỊ:
GV: Đề cương ôn tập
HS: Soạn đề cương
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 	Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập
3. Bài mới:
 Hoạt động 1:
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 Hoạt động 2
 GV ghi đề cương lên bảng
 Cho HS chép vào trong giấy và bốc thăm trả lời các câu hỏi
 ? Thế nào là tình bạn?
 ? Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm như thế nào?
 ? Tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
 ? Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về tình bạn?
 ? Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo?
 ? Vì sao cần phải rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo?
 ? Lao động tự giác sáng tạo sẽ có ý nghĩa như thế nào?
 ? Học sinh phải làm gì?
 ? Gia đình là gì?
 ?Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cái?
 ? Quyền và nghĩa vụ của con, cháu?
 ? Anh chị em phải như thế nào?
 ? Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ đối với gia đình để làm gì?
 Hoạt động 2:
 Giải thích các câu ca dao tục ngữ sau:
 Anh em như thể tay chân 
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đành.
 Chị ngã em nâng
 Đói lòng ăn hột chà là 
 Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng
 Danh ngôn: “Nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn”
 Bạn bè là nghĩa tương thân
 Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau
 Bạn bè là nghĩa trước sau
 Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
 Hoạt động 4:
 Cho HS một số tình huống để HS giải quyết
D. DẶN DÒ
	Về nhà học bài theo đề cương để thi HKI
 Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 30.11.2011
 Ngày dạy: 5.12.2011
TUẦN 18
Tiết 17
THI HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU
	Giúp HS củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài.
B. CHUẨN BỊ
	GV: Chuẩn bị đề
	HS: Học bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp
	2. Phát đề:
	Đề:
	 Câu 1: Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh? Ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh ? 
	 Câu 2: Em tán thành hay không tán thành ý kiến sau đây ? Vì sao?
	“Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp”
	 Câu 3: Học sinh chúng ta nếu thiếu tự giác trong học tập sẽ gặp những tác hại nào?
	 Câu 4: Con cháu có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với ông bà, cha mẹ.
	3. Thu bài 
	ĐÁP ÁN:
	Câu 1: Trả lời đúng 2 ý theo SGK mỗi ý cho 1,5 đ
	Câu 2: Không tán thành với ý kiến đó 0,5 đ
	 Bạn bè bảo vệ nhau khi bạn làm điều đúng, điều tốt. Khi bạn bị bắt nạt, còn khi bạn làm điều xấu thì không thể bao che.1 đ
	Câu 3:
	- HS nêu các tác hại (khoảng 5 tác hại cho mỗi ý đúng 0,5 đ)
	Câu 4: Nêu theo bài học SGK . Mỗi ý được 1,5 đ
D. DẶN DÒ
	Về nhà chuẩn bị tiết ngoại khóa về các tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, ma túy
Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8 theo chuan ktkn tuan 8tuan 17.doc