Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 14 đến 27 - Trường THCS Đại Ân 2

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 14 đến 27 - Trường THCS Đại Ân 2

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.

2. Kĩ năng:

Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.

3.Thái độ:

Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.

II. Chuẩn bị.

1. Nội dung:

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà.

- Cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con về mọi mặt.

2. Phương pháp:

- Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống.

- Đàm thoại.

3. Tài liệu và phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8

- Phiếu học tập.

 

doc 64 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 14 đến 27 - Trường THCS Đại Ân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: /11/ 2010
Tiết 14 Ngày dạy: /11/ 2010
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng: 
Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
3.Thái độ: 
Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
II. Chuẩn bị.
1. Nội dung:
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà.
- Cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con về mọi mặt.
2. Phương pháp:
- Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống.
- Đàm thoại.
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình bài học.
1. Ổn định lớp: (1’) 
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Hãy nêu khái niệm của lao động tự giác và lao động sáng tạo?
Hs trả lời.
Đáp án: - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .
Gv nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới.
T/g 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15’
10’
7’
Hoạt động 1
GV giới thiệu: Nói về bổn phận của con đối với cha mẹ, ca dao Việt Nam có câu sau:
" Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
H: Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ?
Hs suy nghĩ trả lời.
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
Hs suy nghĩ trả lời.
Gv nhận xét kết luận.
GV yêu cầu: Thảo luận về cách cư xử của hai nhân vật chính trong hai mẫu chuyện ở mục đặt vấn đề SGK
Nhóm 1 + 2
H: Em đồng tình với cách cư xử nào trong hai mẫu chuyện trên ?
Hs thực hiện.
Nhóm 3 + 4
H: Em không đồng tình với cách cư xử nào trong hai mẫu chuyện trên?Vì sao?
Hs thực hiện.
Nhóm 5 + 6
H: Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
Hs thực hiện.
Gv yêu cầu: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
Giáo viên kết luận chung.
Hoạt động 2
H: Em hãy cho biết cha mẹ và ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Hs trả lời.
Gv kết luận.
Hoạt động 3
Gv yêu cầu: Thảo luận phân tích tình huống giúp học sinh phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Nhóm 1 + 2
 Thảo luận bài tập 3 sách giáo khoa 
Hs thực hiện.
Nhóm 3 + 4
 Thảo luận bài tập 4 sách giáo khoa.
Hs thực hiện.
Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả lớp trao đổi trên cơ sở những đánh giá về giải pháp mà các nhóm đưa ra thống nhất đáp án đúng 
Gv đưa một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ .
H: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?
Hs trả lời. 
H: Ông bà ( nội, ngoại ) có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?
Hs trả lời.
Gv yêu cầu học sinh đọc Hiến pháp 1992 điều 64
- Luật hôn nhân và gia đình điều 2 
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng đối với mỗi con người, để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận nghĩa vụ của mình đối với gia đình
- Là con cháu phải kính trọng yêu thương chăm sóc kính trọng ông bà cha mẹ.
II- NỘI DUNG BÀI HỌC
1) Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, ông, bà.
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên
III- Bài tập.
4. Củng cố: (5’)
Gv yêu cầu học sinh làm một số bài tập để củng cố kiến thức bài học.
Bài tập1: Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với cha mẹ ông bà ( đánh dấu x vào ô trống câu đúng)
 Lễ phép, kính trọng 
‏ Vâng lời ngoan ngoãn
‏ Chăm sóc giúp đỡ gia đình
‏ Nói dối người già
‏ Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà
‏ Phát huy truyền thống gia đình
Đáp án: Bài tập1:
‏ Lễ phép, kính trọng 
‏ Vâng lời ngoan ngoãn
‏ Chăm sóc giúp đỡ gia đình
‏ Nói dối người già
‏ Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà
‏ Phát huy truyền thống gia đình
Bài tập 2:Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
A. Con cái hư hỏng là do bố mẹ bất hoà
B. Bố mẹ không gương mẫu làm ăn phi pháp ảnh hưởng 
 đến con.
C. Học sinh không ngoan lười học, một phần là do ở gia
 đình.
D. Cả ba ý kiến trên.
Đáp án: D.
5. Hướng dẫn về nhà. (2’)
+ Học bài thật kĩ làm bài tập còn lại sách giáo khoa
+ Nhóm 6 chuẩn bị trò chơi đóng vai về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
+ Đọc tiếp mục 2, 3 sgk.
**********************************************
Tuần 15 Ngày soạn : / 11/ 2010
Tiết 15 Ngày dạy: / 11/ 2010
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG GIA ĐÌNH ( tiếp)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng: 
Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui định của pháp luật.
3.Thái độ: 
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II. Chuẩn bị. 
1. Nội dung:
Quyền và nghĩa vụ của con cháu
2. Phương pháp:
Đóng vai thể hiện cách ứng xử 
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà trong gia đình ?
Hs trả lời. (Đáp án : - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên.)
Gv nhận xét và cho điểm.
H: Những câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đánh dấu x vào ô trống.
 Đi thưa về gởi 
 Con dại cái mang 
 Một giọt máu đào hơn ao nước lã
 lời chào cao hơn mâm cỗ
Hs thực hiện.
Đáp án:
 Đi thưa về gởi 
 Con dại cái mang 
 Một giọt máu đào hơn ao nước lã
 lời chào cao hơn mâm cỗ
Gv nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15’
17’
Hoạt động 1
Gv yêu cầu: Học sinh thảo luận nhóm nhằm khắc sâu nội dung ý nghĩa quyền và nghĩa vụ con cháu trong gia đình 
Nhóm 1 + 2
H: Vì sao con của một số gia đình trở nên hư hỏng? ( lười học, ham chơi )
Hs thực hiện.
Nhóm 3 + 4 
H: Con cái có vai trò gì trong gia đình ?
Hs thực hiện.
Nhóm 5 + 6
H: Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không ?
H: Em có thể tham gia như thế nào?
H: Vì sao pháp luật có những qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ?
Hs thực hiện.
Gv yêu cầu: Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung nhận xét.
Hs thực hiện.
Gv nhận xét và kết luận.
H: Anh chị em có bổn phận như thếnào trong gia đình ?
Hs trả lời.
Hoạt động 2
Gv hướng dẫn học sinh luyện tập qua việc xử lý tình huống.
Gv đưa ra tình huống.
Hs chú ý lắng nghe.
Tình huống1:Khu tập thể nhà em có gia đình Bác Thành, là bộ đội về hưu vợ là giáo viên dạy hợp đồng, hai con trai Bác đang học phổ thông và trung học cơ sở. Ngoài giờ học hai anh em thường đi chơi, không giúp bố mẹ, về nhà thì thường cãi nhau, doạ đánh nhau nên không khí gia đình luôn căn thẳng. Theo em Bác Thành phải làm gì với hai con của Bác ?
Hs suy nghĩ trả lời
Gv nhận xét và kết luận.
Gv đưa ra tình huống tiếp theo.
Hs lắng nghe và suy nghĩ.
Tình huống 2: Tiến bắt đầu đi làm sau khi thi tốt nghiệp đại học, Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi công việc của Tiến , Tiến cằn nhằn: " Bố mẹ hỏi để làm gì ?" Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không ? Vì sao ?
Hs trả lời.
Gv đưa ra nhận xét và kết luận
GV: Giáo dục học sinh biết yêu quí gia đình mình, tôn trọng, kính yêu ông bà cha mẹ anh chị em, cư xử tốt với người lớn tuổi,quan hệ tốt với xóm giềng, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình.
I. Nội dung bài học:
2) Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3) Cách rèn luyện: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
II. BÀI TẬP:
1) Tình huống 1: Bác Thành phải giáo dục, khuyên bảo, quan tâm, động viên hai con Bác trở thành người tốt
2) Tình huống 2:Em không đồng tình với cách cư xử của Tiến.
Vì: Tiến chưa làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, vô lễ với cha mẹ.
4. Củng cố: ( 5’)
Gv cho hoc sinh làm bài tập vào phiếu học tập
Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà con cháu, anh chị em và các thành viên (đánh dấu x vào cột )
Quyền và nghĩa vụ
Ông bà cha mẹ
Anh chị em
Con cháu
Các thành viên
Nuôi dạy con thành công dân tốt
Bảo vệ quyền lợi ích của con
Chăm sóc giáo dục con
Yêu quí kính trọng biết ơn
Nghiêm cấm hành vi xúc phạm con
Chăm sóc nuôi dưỡng nhau
Quan tâm giúp đỡ cùng chăm lo
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
+ Học bài thật kỹ
+ chuẩn bị một số tài liệu cho tiết thực hành ngoại khóa.
****************************************************
Tuần 16 Ngày soạn: 28 /11/2010
Tiết 16 Ngày dạy : 30/11/2010
NGOẠI KHOÁ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
- Nêu được những qui định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ
- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ 
2. Kĩ năng: 
- Biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan nội dung bài học
- Biết đánh giá hành vi bản thân và của người khác.
3.Thái độ: 
- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị.
1. Nội dung:
Học sinh nắm về trật tự an toàn giao thông
2. Phương pháp:
Đàm thoại, vấn đáp 
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông
- Luật giao thông đường bộ
III. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà ?
Hs trả lời.
(Đáp án : - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm ... à giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của Hiến pháp.
Câu hỏi 2: Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến pháp và Luật hôn nhân Gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
HS: Làm việc độc lập.
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
HS: Cả lớp nhận xét, thảo luận.
GV: Giải đáp.
GV: Dựa trên ý kiến HS, chốt lại nội dung.
GV: Cho HS lấy thêm ví dụ ở các bài đã học để chứng minh.
Bài 12:Hiến pháp năm 1992: điều 64.
Luật hôn nhân Gia đình: điều 2.
Bài 16: 
Hiến pháp năm 1992: điều 58.
Bộ luật Dân sự: điều 175.
Bài 17: 
Hiến pháp năm 1992: điều 17, 78.
Bộ luật hình sự: điều 144
Bài 18: Hiến pháp năm 1992: điều 74.
Luật khiếu nại, tố cáo: điều 4, 30, 31, 33.
Bài 19: 
Hiến pháp năm 1992: điều 69.
Luật báo chí: điều 2
GV: Đánh giá, kết luận cùng HS rút ra bài học.
GV: Chuyển ý.
Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào? Để nắm rõ vấn đề này chúng ta xét nội dung sau.
GV: Đàm thoại cùng HS cả lớp trao đổi và giời thiệu sơ lược về sự ra đời của các hiến phápl
GV: Đặt câu hỏi
1) Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời từ năm nào? Có sự kiện lịch sử gì?
2) Vì sao có Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992.
3) Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi hiến pháp.
HS: Trả lời cá nhân
GV: Tóm tắt: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: năm 1959, 1980, và 1992.
GV: Lưu ý HS:
Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992là sử đổi, bổ sung Hiến pháp.
GV: Kết luận chuyển ý.
Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.
GV: Từ các nội dung đã học trên các em trả lời câu hỏi: Hiến pháp là gì?
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
HS: Cả lớp tranh luận.
GV: Nhận xét, kết luận nội dung, ghi lên bảng, hoặc chiếu lên máy.
HS: Ghi bài vào vở.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Hiến pháp : là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đêìu được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
4. Củng cố: (5’)
-H:Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào?
Hs trả lời.
Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: năm 1959, 1980, và 1992.
Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi hiến pháp.
Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
5. Hướng dẫn về nhà: (4’)
-Học bài kết hợp SGK trang .
- Chuẩn bị phần còn lại:
+ Xem nội dung bài học SGK trang.
+ Xem bài tập SGK trang.
*********************************************
Tuần 28 Ngày soạn: 
Tiết 27 Ngày dạy: 
BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : 
- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 . Kỹ năng :
- Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác 
3. Thái độ : 
- Có trách nhiệm trong học tập tìm hiểu về Hiến pháp.
 II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Phương pháp thuyết trình, giảng dạy.
Thảo luận
Giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình:
1. Ổn định.( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
H: Hiến pháp là gì?
Hs thực hiện.
Đáp án: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đêìu được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
21’
Giới thiệu bài: GV dựa vào phần bài cũ để dẫn vào bài mới.
GV: Chuyển ý, giới thiệu nội dung Hiến pháp 1992.
GV: Photo cho HS mỗi em một tờ về nội dung (SGK trang 108, 109, 110, 111).HS: Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các chỉ định cơ bản của hiến pháp 1992.
GV: Đưa ra câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hiến pháp 1992 được thông qua ngày nào? Gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Tên của mỗi chương?
Câu hỏi 2: Bản chất nhà nước ta là gì?
Câu hỏi 3: Nội dung của Hiến pháp 1992 qui định về những vấn đề gì?
GV: Cho HS cả lớp thảo luận
HS: Chia làm 3 nhóm
HS: Cử đại diện nhóm, thư ký nhóm.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận
HS: các nhóm trình bày.
HS: Cả lớp thảo luận.
GV: Nhận xét, giải đáp.
GV: tổng kết ý kiến học sinh, chốt lại nội dung chính (GV ghi lên bảng).
HS: Ghi bài vào vở.
GV: Cho HS đọc lại nội dung một lần cho cả lớp nghe.
GV: Cho HS lấy ví dụ.
GV: chốt lại ý kiến và chuyển ý.
Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước.
Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất của một Quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
GV: Tổ chức cho HS trao đổi.
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu.
HS: Đọc điều 83, 147 của Hiến pháp 1992.
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Cơ quan nào có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật?
2) Cơ quan nào có quyền sử đổi hiến pháp và thủ tục như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại ý kiến.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất
GV: Đây là một bài học khó nên giành nhiều thời gian làm bài tập củng cố kiến thức qua các bài tập SGK.
II. Nội dung bài học.
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
a. Bản chất của nhà nước ta là: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
b. Nội dung qui định các chế độ:
- Chế độ chính trị.
- Chế độ kinh tế.
- Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ.
- Bảo vệ tổ quốc.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
3.Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp. 
- Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật.
- Quốc hội có quyền sử đổi Hiến pháp.
- Được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí.
III. Bài tập.
4. Củng cố: (10’)
GV: Chia nhóm HS làm bài mỗi nhóm 1 loại phiếu học tập.
GV: Hướng dẫn HS điền vào bảng kẻ trong phiếu.
- Bài tập 1 trang 57-58 SGK (nhóm 1,2)
- Bài tập 2 trang 57-58 SGK (nhóm 3,4)
HS: Các nhóm giải bài tập vào phiếu. Mỗi nhóm cử một HS đại diện nhóm trình bày.
GV: Chia bảng 2 phần.
HS: 2 HS làm bài tập lên bảng
HS: cả lớp thảo luận.
GV: Nhận xét, đánh giá.
Đáp án:
Nhóm 1 (Bài 1)
Các lĩnh vực 
Điều luật 
Chế độ chính trị 
2
Chế độ kinh tế 
15.23
Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ 
40
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 
52.57
Tổ chức bộ máy nhà nước 
101.131
Nhóm 2 (Bài 2)
Văn bản
Các cơ quan
Quốc hội
Bộ giáo dục đào tạo
Bộ kế hoạch đầu tư
Chính phủ
Bộ tài chính
Đoàn TN CS HCM
Hiến pháp 
X
Điều lệ đoàn TN
X
Luật doanh nghiệp 
X
Qui chế tuyển sinh vào đại học và cao đẳng 
X
Luật thuế GTGT 
X
Luật giáo dục 
X
5. Hướng dẫn về nhà: (5’)
-Học bài kết hợp SGK trang 56.
-Làm bài tập còn lại SGK trang 57.
Chuẩn bị bài 21: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 58,59.
- Xem nội dung bài học SGK trang 60.
- Xem phần bài tập SGK trang 60,61.
***********************************************
Tuần 28 Ngày soạn: 
Tiết 27 Ngày dạy: 
BÀI 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : 
- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 . Kỹ năng :
- Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác 
3. Thái độ : 
- Có trách nhiệm trong học tập tìm hiểu về Hiến pháp.
 II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
 Phương pháp thuyết trình, giảng dạy.
Thảo luận
Giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình:
1. Ổn định.( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10’)
H: Hiến pháp là gì?
Hs thực hiện.
Đáp án: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đêìu được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Gv nhận xét cho điểm.
H: Em hiểu như thế nào về việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp?
Hs thực hiện.
Đáp án:
- Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật.
- Quốc hội có quyền sử đổi Hiến pháp.
- Được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí.
Gv nhận xét cho điểm.
H: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Quốc hội ban hành.
 a/ Đúng.
 b/ Sai.
Hs thực hiện.
Đáp án: sai.
Gv thực hiện.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
10’
14’
Giới thiệu bài: GV dựa vào bài cũ để giới thiệu bài mới.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Hãy nêu nhận xét của em về điều 74 Hiến pháp và điều 132 Bộ luật Hình sự.
Nhóm 3,4: Khoản 2, điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của Pháp luật?
Nhóm 5,6: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào? Tại sao?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai.
GV đặt câu hỏi:
- Pháp luật là gì?
- Giải thích về việc thực hiện đạo đức với thực hiện pháp luật về: 
+ Cơ sở hình thành.
+ Biện pháp thực hiện.
+ Không thực hiện sẽ bị xử lí như thế nào?
GV tiếp tục hỏi:
- Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?
- Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đề ra các quy định để làm gì? Vì sao?
- Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao?
GV: Từ các nhận xét trên, rút ra khái niệm Pháp luật.
GV: Nêu đặc điểm Pháp luật? Cho ví dụ.
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường.
GV nhận xét, giải thích thêm từng đặc điểm của Pháp luật, cho thêm ví dụ, chốt ý.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
Pháp luật là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2. Đặc điểm của pháp luật:
- Tính qui phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ.
- Tính bắt buộc.
4. Củng cố: (5’)
HS thảo luận bài tập 1 SGK trang 60, tự phân vai, lời thoại.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn về nhà: (5’)
-Học bài kết hợp SGK trang 60.
Chuẩn bị phần còn lại:
- Bản chất và vai trò của Pháp luật Việt Nam?
- Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
Chú ý bài tập 4 SGK trang 61: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về Cơ sở hình thành, hình thức thể hiện,biện pháp đảm bảo thực hiện.
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD 8 chuan.doc