Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 và 2

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 và 2

Tuần 1: tiết 1

Bài 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

1. Mục đích:

- Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trong lẽ phải. Học sinh nhận thức được trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trong lẽ phải.

- Kỉ năng: Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

- Thái độ: Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

 Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

2. Nội dung:

- Cần rèn cho học sinh hiểu tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp gioa tiếp ứng xử cần thiết của mỗi cá nhân trên cơ sở tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cộng đồng xã hội.

- Tôn trong lẽ phải được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc qua thái độ lời nói hành động

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: tiết 1 
Bài 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
Mục đích:
- Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trong lẽ phải. Học sinh nhận thức được trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trong lẽ phải.
- Kỉ năng: Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Thái độ: Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
 Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
Nội dung:
- Cần rèn cho học sinh hiểu tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp gioa tiếp ứng xử cần thiết của mỗi cá nhân trên cơ sở tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cộng đồng xã hội.
- Tôn trong lẽ phải được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc qua thái độ lời nói hành động
Tài liệu, phương tiện:
- SGK, SGV GDCD 8
- Sưu tầm thêm một số câu chuyện, đoạn thơ, câu nói, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải
Các hoạt động dạy
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài Mới:
Hoạt động 1.Giới thiệu bài
GV thiết trình việc ích lợi của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống để vào bài
Học sinh đọc lại các tình huống SGK.
Hoạt động 2.Thảo luận:
GV đặc câu hỏi cho 3 nhóm
Qua sự trình bài của các nhóm giáo viên cần khẳng định lại.
Vấn đề 1: Hành động của tuần phủ. Nguyễn Quang Bích chứng tỏ là một người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẻ phải, không chấp nhận những điều sai trái
Vấn đề 2: Trong các cuộc tranh luận nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng hợp lý.
Vấn đề 3: Trong giờ kiểm tra .nếu biết bạn mình quay cóp thì em cân thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hàng vi đó, phân tích cho bạn thấy tác hại cuiar việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy
Chia lớp làm 3 nhóm theo đơn vị 3 dãy bàn.
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của tuần phủ Nguyễn Văn Bích trong chuyện kể trên
Nhóm 2 Câu hỏi vấn đề 2
Nhóm 3 Câu hỏi vấn đề 3
HS: Nhận thức đúng còn có hành vi cách ứng xử phù hợp tôn trọng sự thật bảo vệ lẽ phải.
Hoạt động 3: Hường dẫn học sinh tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải? 
GV: Em hãy tìm những hành vi không tôn trọng lẽ phải?
GV: Tôn trọng lẽ phải biểu hiện qua khia cạnh nào?
àTôn trong lẽ phải là phẩm chất cân thiết của mỗi người góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp.
HS: Vi phạm luật giao thông đường bộ vi phạm nội quy. Làm trái các quy định pháp luật
Gió bề nào che bề nấy.
HS: Biểu hiện qua nhiều khía cạnh, thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người
HS: Phát biểu và ghi ý cơ bản 
Hoạt động 4: khái niệm và ý nghĩa của bài
GV: Lẽ phải là gì?
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
GV: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Tôn trong lẽ phải là công nhận ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
GV: Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải?
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố kiến thức
GV: Cho học sinh thực hiện các bài tập SGK
GV: Nhận xét, đúc kết kiến thức cho các em nắm vững hơn ./.
HS: Thực hiện bài tập lần lược có bổ sung.
HS: Thực hiện bài tập lần lược có bổ sung.
-------a{b--------
BỔ SUNG
Tuần: 2. Tiết: 2	Bài 2.LIÊM KHIẾT
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiếtvới không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
 + Vì sao cần phải liêm khiết?
 + Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
 - Kĩ năng: Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra mình để rèn luyên bản thân cólối sống liêm khiết.
 - Thái độ: Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêmkhiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
2. Nội dung:
 - Cần làm cho học sinh hiểu rỏ nội dung cốt lõi của liêm khiết là sống trong sạch,không tham lam, không tham ô lảng phí, không hàm danh, hám lợi.
 - Nhấn mạnh ý nghĩa tác dụng của lối sống liêm khiết đối với bản thân và xã hội, từđó chỉ rõ sự cần thiết của phẩm chất này đối với tất cả mọi người.
3. Tài liệu và phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 8
 - Dẩn chứng liên quan, sưu tầm tư liệu, chuyện, thơ ca.
4.Các hoạt động day và học:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài Mới:
Hoạt động 1.
- GV: dẩn dắt vào bài nêu lên ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết
- GV: đưa ra tấm gương chuyện “lưỡng quốc trạng nguyên” SGK GDCD 8.
Hoạt động 2.
HS: tìm hiểu những biểu hiện 
sống liêm khiết qua mục đặc vấn đề:
HS lần lược đọc lại ba mục đặc vấn đề
à HS được chia làm a nhóm thực hiện 3 câu hỏi
GV: chia nhóm theo lớp để hs thảo luận.
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách xử sự của Ma ri quy ri trong câu truyện trên?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của dương chấn trong câu truyện.
Câu 3: Các em có suy nghĩ gì về tấm gương Bác Hồ qua lời nhận xét trên?
- HS ba nhóm thực hiện thảo luận
- Nhóm cử đại diện lên trả lời câu hỏi
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến
GV: Kết luận: trong những trường hợp trên cách ứng xử của Ma ri quy ri dương chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để chúng ta học tập noi theo và kính phục
GV: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
HS: lần lược trả lời:
- Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào..
- Vì vậy người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp.
+ Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hường ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó ngày càng trở nên cần thiết:
l Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
l Đồng tình quí trọng ủng hộ người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết, tham ô, vụ lợi
Hoạt động 3: GV: Em hãy tìm những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết?
HS: Thực hiện trả lời những hành vi sống không liêm khiết trong gia đình, nhà trường xã hội.
GV: Kết luận lại cho học sinh hiểu rỏ vấn đề:
Hoạt động 4: Khái niệm “liêm khiết”, ý nghĩa bài học.
HS: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
GV: Em hãy cho biết liêm khiết là gì?
HS: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố kiến thức
GV: Hướng dẩn học sinh thực hiện bài tập SKG
- HS: Thực hiện bài tập.
-------a{b--------
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8(2).doc