Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Đầy đủ

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Đầy đủ

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Tự giác, quyết tâm cao trong học tập. Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

 - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp

2. Kĩ năng:

 - Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.

3. Thái độ:

 - Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm

II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựu chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựu chọn cán bộ lớp.

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 8132Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 30. Vắng: ...........
Lớp 8B. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 13. Vắng: ...........
 “BẦU CÁN BỘ LỚP”
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 1
TIẾT 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8. BẦU BAN CÁN SỰ LỚP
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập. Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
	- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
2. Kĩ năng:
	- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
3. Thái độ:
	- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
	- Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựu chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựu chọn cán bộ lớp.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
	- Trao đổi, thảo luận. Nghe báo cáo và thảo luận. Bỏ phiếu bầu. Biểu đạt sáng tạo.
IV - CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
	- GVCN hội ý với tất cả cán bộ của lớp, các tổ trưởng để bàn bạc chuẩn bị cho hoạt động.
- Yêu cầu mỗi cán bộ lớp, tổ chuẩn bị báo cáo cho kết quả hoạt động của mình trong năm học qua. Thông qua để thống nhất các câu hỏi thảo luận. Thống nhất chương trình hoạt động. Phân công người điều khiển hoạt động. Phân công người điều khiển văn nghệ
2. Học sinh:
a. Mỗi cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng...)chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn về các nhiệm vụ được giao trong năm, kết quả thực hiện,thuận lợi, khó khăn, vai trò trách nhiệm của cán bộ lớp, cán bộ tổ.
b. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
V - NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung :
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp năm học trước 
- Bầu đội ngủ cán bộ lớp mới 
2. Hình thức hoạt động :
- Nghe báo cáo và thảo luận 
- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết 
- Chuẩn bị phiếu bầu và một số tiết mục văn nghệ 
3. Tiến hành hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nghe báo cáo và thảo luận
- Theo yêu cầu của người điều khiển, lần lượt từng cán bộ trong lớp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong vai trò người cán bộ lớp người tổ trưởng...
- Sau mỗi báo cáo, người điều khiển nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
- Người điều khiển tóm tắt các ý kiến phát biểu.
- Từng cán bộ lớp thực hiện theo yêu cầu của người điều khiển.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tổ chức bầu cán bộ lớp
- Người điều khiển cho cả lớp thảo luận về cách thức bầu cán bộ lớp.
- Sau các ý kiến phát biểu, người điều khiển chốt lại ý kiến chung của cả lớp và tổ chức bầu cán bộ lớp theo hình thức đã chọn.
- Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, nhận nhiệm vụ và cử đại diện phát biểu ý kiến để thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ xứng đáng là lực lượng cốt cán của lớp.
- Cả lớp thảo luận
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp vỗ tay biểu dương
4. Kết thúc hoạt động :
	- Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ của lớp lên trình diễn chào mừng đội ngũ cán bộ lớp năm học mới.
	- GV phát biểu ý kiến
	- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động 
Lớp 8A. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 30. Vắng: ...........
Lớp 8B. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 13. Vắng: ...........
 TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 2	
TIẾT 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8. BẦU BAN CÁN SỰ LỚP
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng trình bày ý kiến của mình trước lớp
- Rèn kĩ năng hùng biện trước đám đông
3. Thái độ:
- Tự giác quyết tâm cao trong học tập
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
	- Kĩ năng nhận thức về vị trí, vai trò của người HS lớp 8. Kĩ năng tin tưởng trong học tập và rèn luyện.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện thực hiện nhiệm vụ của người HS lớp 8
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
	- Nhóm nhỏ, thảo luận, hỏi và trả lời.
IV - CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
	- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường
- GVCN chuẩn bị cho mỗi học sinh một bản tóm tắt nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Câu hỏi thảo luận
- GVCN yêu cầu mỗi học sinh tự nghiên cứu trước nội quy và nhiệm vụ năm học, liên hệ thực tế bản thân là học sinh lớp 8 phải rèn luyện và học tập như thế nào ?
	- GVCN và cán bộ lớp hội ý : phân công người chuẩn bị bảng báo cáo, người trang trí, người điều khiển.
2. Học sinh:
	- 1 số tiết mục văn nghệ, phấn viết
V - NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Khám phá :
- Hát bài hát tập thể: “ chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
2. Hình thức hoạt động :
	- Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận
3. Tiến hành hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu 1: Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8 ?
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ? Vì sao ?
Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào ?
- Đáp án: Học sinh lớp 8 tức là đã trãi qua 2 năm học lớp 6 và lớp7, qua năm học lớp 8 này là bước vào lớp học cuối cấp.Đây là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào lớp cuối cấp vì thế lớp 8 là lớp “bản lề” quan trọng của cấp học.
- Đáp án: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải học tập tốt, rèn luyện tốt và phải nghĩ đến việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai, vì lớp 8 là lớp “bản lề” quan trọng của cấp học.
- Đáp án: Nêu rõ các biện pháp ren luyện đạo đức, các biện pháp học tập tốt, đồng thời chấp hành và thực hiện nghiêm những nội quy, quy định của nhà trường.Liên hệ các nội quy, quy định của nhà trường việc thực hiện của bản thân.
4. Kết thúc hoạt động:
	- GVCN phát biểu ý kiến động viên cả lớp.
	- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động
Lớp 8A. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 10 năm 2011. Sĩ số: 30. Vắng: ...........
Lớp 8B. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 10 năm 2011. Sĩ số: 13. Vắng: ...........
HOẠT ĐỘNG 1: 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT
I - MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
3. Thái độ:
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
	- Kĩ năng nêu vấn đề làm thế nào để học tốt.
	- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt.
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề làm thế nào để học tốt.	
	- Kĩ năng trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tốt.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình bày 1 phút
IV - CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên:
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa : mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác
2. Học sinh:
	- Một số tiết mục văn nghệ
V - NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Khám phá :
- Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ: Các bạn hiểu thế nào là học tốt?
- Cá nhân lần lượt trả lời
- Người điều khiển ghi tóm tắt lại các ý kiến của cá nhân lên bảng, sau đó kết luận lại
2. Hình thức hoạt động :
- Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận
3. Tiến hành hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ làm thế nào để học tốt?”. Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
Ví dụ: làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán ? 
- Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh ? 
- Lớp học yếu nhất là môn nào? Tại sao và hướng khắc phục ?.....
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi 
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
- Người điều khiển yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch học tập tốt
- Sau khi từng cá nhân hoàn thành bản kế hoạch, người điều khiển yêu cầu các bạn chia sẽ với người bên cạnh và bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn.
- Người điều khiển chương trình giới thiệu vài tiết mục văn nghệ
- Lớp trao đổi, thảo luận về vấn đề làm thế bào để học tốt
- Một số môn muốn học tốt phải có năng khiếu như: âm nhạc, mĩ thuật, TD
- Lớp chú ý
- HS lần lượt nêu cách học tốt các môn: văn, toán, lí, hóa, sinh, sử, địa, anh, GDCD, tin...
- HS trả lời theo vốn hiểu biết
- HS trả lời theo tình hình thực tế
- Lớp chú ý
- Lớp ghi nhớ
- Từng cá nhân chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho cả lớp học hỏi
- Lớp biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ
4. Vận dụng:
- Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được sự thành công từ bản thân
Lớp 8A. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 10 năm 2011. Sĩ số: 30. Vắng: ...........
Lớp 8B. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 10 năm 2011. Sĩ số: 13. Vắng: ...........
HOẠT ĐỘNG 2: 
NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tốt.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc 
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
	- Kĩ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những gương học tốt.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Thảo luận, biểu đạt sáng tạo, kể chuyện.
IV - CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên:
- Tư liệu về các gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt...sưu tầm được hay tìm hiểu được trong sách báo, trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật, việc thật...
2. Học sinh:
	- Một số tiết mục văn nghệ
V - NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung:
	- Tìm hiểu những tấm gương học tốt
2. Hình thức hoạt động :
	- Thi tìm hiểu, thi kể chuyện.
	- Văn nghệ ...  nêu câu hỏi cho HS khắc sâu kiến thức
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi:
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập và Đoàn được thành lập vào ngày tháng năm nào?
+ Bạn hiểu gì về ngày thành lập Đoàn ?
+ Vai trò của Đoàn trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước?
Hoạt động 3: Văn nghệ
- Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
Câu hỏi: Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi báo cáo và tham gia thảo luận là gì?
4. Vận dụng: 
- GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch và liên hệ tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương ( tư liệu trang 78/79 sgv).
	TIẾT 14:CHUẨN BỊ THAM GIA HỘI TRẠI 26/3
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hội trại 26/3 do nhà trường tổ chức.
	- Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể
	- Ủng hộ hoạt động của hội trị, sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẩn bị và chịu trách nhiệm cao. 
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	- Kỹ năng trình bày ý tưởng về chuẩn bị hội trại
III. Các phương pháp:
	- Thảo luận
	- Hỏi và trả lời
	- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Các tư liệu, tài liệu về hội trại, kế hoạch và nội dung tổ chức hội trại 26/3
	- Các phương tiện để dựng trại như: lều, bạc, dây, cọc, hoa trang trí
	- Các nội dung tham gia văn nghệ, trò chơi, 
	- Các công việc khác do nhà trường phân công
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: Ngoài các hoạt động , thực hành tại lớp , để giáo dục toàn diện cho các em thì nhà trường còn giáo dục thêm cho các em kỹ năng sống thông qua hoạt động tham gia hội trại 26/3 
2. Kết nối:	
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV, người điều khiển photo kế hoạch và nội dung tổ chức hội trại 26/3 của nhà trường phát cho từng tổ nhóm
	- Các tổ nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên
	- Người điều khiển phân công từng thành viên tham gia trò chơi và lên kế hoạch cho các thành viên ôn tập các chuyên hiệu do tổ chức để vận dụng tham gia trò chơi lớn
Hoạt động 2: Văn nghệ
- Cán bộ phụ trách văn nghệ lên điều khiển chương trình văn nghệ
Hoạt động 3: Hỏi và đáp
- Em sẽ trang bị những gì cho mình khi xa nhà trong 2 ngày
3. Thực hành/ luyện tập:
Bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng để thảo luận góp ý 
4. Vận dụng: 
Dựa vào kế hoạch của hội trại, em hãy tự viết kế hoạch của bản thân trong thời gian tham gia hội trại
TIẾT 15:HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
	- Hiểu được một số vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại quan tâm như: tệ nạn ma túy, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo..
	- Có kỹ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó
	- Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin các vần đề có tính toàn cầu mà nhân loại qua tâm
III. Các phương pháp:
	- Động não
	- Thảo luận
	- Biểu đạt sáng tạo
	- Đóng vai
IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Các tư liệu về một số vần đề toàn cầu, vấn đề nóng của xã hội như tệ nạn ma túy, dân số, môi trường, an toàn giao thông
	- Các câu hỏi.
	- Một số tình huống
	- Bút dạ, giấy Ao
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: 
- Nêu câu hỏi:
+ Bạn hiểu thế nào là vấn đề toàn cầu?
+ Bạn hãy kể tên một số đề toàn cầu mà bạn biết ?
+ Tệ nạn xã hội là gì?
+ Bạn hiểu môi trường là gì?
+ Bạn hiểu thế nào là trật tự, an toàn giao thông?
2. Kết nối:	
 Hoạt động 1: Thi hiểu biết
	- Mời giáo viên môn GDCD, môn sinh học làm cố vấn
	- Tổ nhóm phân công đội thi, ban giám khảo, thư ký
- Các đại diện từng tổ lên bốc thăm câu hỏi và trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội tiếp theo.
- Xen kẽ trong cuộc thi là một số tiết mục văn nghệ
Hoạt động 2: Thi đóng vai và phân tích tình huống
	- Mỗi tổ sẽ bốc thăm chọn tình huống cho đội mình
	- Các đội thảo luận phân tích tình huống , phân công đóng vai
	- Người dẫn chương trình hỏi những câu hỏi xung quanh tình huống trên
	- Ban giám khảo công bố điểm của các đội trong phần thi này
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
	- Bạn hãy nêu nội dung chính của hoạt động này, nội dung nào ấn tượng nhất với bạn nhất?
4. Vận dụng: 
Mỗi học sinh tìm hiểu thực tế ở địa phương còn tồn tại những tệ nạn xã hội nào? 
TIẾT 16: 30/4 . NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
	- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
	- Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể
	- Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hòan toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
 	- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về ngày 30/4 lịch sử
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng
	- Thảo luận
	- Kể chuyện
	- Biểu đạt sáng tạo
	- Trình bày 1 phút
IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Các tư liệu , ý nghĩa quốc tế của ngày 30/4
	- Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975
	- Các tiết mục văn nghệ có liên quan đến ngày giải phóng 30/4
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: Trong tháng tư hàng năm thường là toàn trường ta được nghỉ học các bạn biết đó là ngày gì và ý nghĩa của ngày đó là gì không?
2. Kết nối:	
 Hoạt động 1: Nghe báo cáo nói chuyện về ngày lịch sử 30/4/1945
	- GV, người điều khiển giới thiệu về ngày lịch sử 30/4/1945
	- Vai trò của cách mạng đối với ngày lịch sử 30/4/1945
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
	- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi có liên quan để khắc sâu kiến thức cho HS
	- Nguyên nhân thắng lợi của ngày lịch sử 30/4/1945
	Hoạt động 3: Văn nghệ
	- Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
 	- Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được sau khi nghe báo cáo và tham gia thảo luận là gì?
4. Vận dụng: 
	- GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch, liên hệ trả lời câu hỏi “ Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”
TIẾT 17: BÁC HỒ VỚI THIỀU NHI
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày
- Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng
- Động não
- Thảo luận
- Kể chuyện
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Thư Bác Hồ gửi các cháu thiệu nhi Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-9-1945
- Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm
- Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: 
- Người điều khiển cho lớp hát tập thể bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Nhạc sĩ: Phong Nhã)
- Người điều khiển đặt câu hỏi liên quan tới bài hát trên
+Ý nghĩa của bài hát trên là gì?
+Qua bài hát trên, các bạn thấy tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào?
2. Kết nối:	
 	Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch
- Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó
- Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó
Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh nhất
- Mọi thành viên trong lớp đều tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên,sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời bạn khác lên bốc thăm, cứ thế tiếp diễn đến khi kết thúc hoạt động
3. Thực hành/ luyện tập:
- Nêu nội dung chính của hoạt động này, bạn tâm đắc nội dung nào nhất?
4. Vận dụng: 
- Nêu trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác
TIẾT 18: THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC DẠY
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động HS có khả năng:
- Nhận thức rõ trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc, mọi nơi 
- Tích cực, chủ động, và vận động các bạn cùng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều bác dạy
- Những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của bác đối với mầm non tương lai của đất nước
- Rèn luyện tính khiêm tốn, trung thực, cầm, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho HS
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh, ảnh có nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
- Các bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ
- Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo cắt cho các nhóm học sinh sử dụng để trình bày các ý kiến thảo luận
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: Ngay từ cấp 1, chúng ta đã được học 5 điều Bác Hồ dạy, bạn nào có thể nói rõ nội dung các điều trên được?
2. Kết nối:	
 	Hoạt động 1: Nêu lại 5 điều bác Hồ dạy
- HS trong lớp nêu 5 điều Bác Hồ dạy
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 + 5 điều Bác Hồ dạy có tác dụng như thế nào đối với thiếu nhi?
 	+ Trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy là gì?
- Các nhóm (tổ) thảo luận theo 2 nội dung đã nêu ở trên trong vòng 15 phút
- Người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và chuẩn bị bổ sung ý kiến
- Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình
- GVPT tóm tắt, hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm
- Kết thúc thảo luận là phần diễn các tiết mục văn nghệ
3. Thực hành/ luyện tập:
- HS xây dựng được hệ thống biện pháp để thực hiện 5 điều Bác dạy
4. Vận dụng: 
- Lập kế hoạch thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong học tập và rèn luyện đạo đức

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HDNG 8 T911.doc