Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến Thức

-Giúp Học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá , hiểu mối quan hệ giữa qui mô gia đình và chất lượng đời sống gia đình , hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá .

2. Thái độ

-Hình thành ở Học sinh có tình cảm yêu thương , gắn bó , quí trọng gia đình , mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc .

3. Kỹ Năng

- Giúp Học sinh biết giữ gìn gia đình , biết tránh những thói xấu có hại , thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

A. Tài Liệu

-Tranh ảnh về các gia đình

-Phiếu học tập cá nhân nhóm

-Giấy khổ lớn , bút dạ

B. Phương Pháp

-Phương pháp : thảo luận , phát vấn , liên hệ thực tế , đánh giá , giải quyết vấn đề .

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 : XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 
VĂN HOÁ
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến Thức 
-Giúp Học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá , hiểu mối quan hệ giữa qui mô gia đình và chất lượng đời sống gia đình , hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá .
Thái độ 
-Hình thành ở Học sinh có tình cảm yêu thương , gắn bó , quí trọng gia đình , mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc .
Kỹ Năng 
- Giúp Học sinh biết giữ gìn gia đình , biết tránh những thói xấu có hại , thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tài Liệu 
-Tranh ảnh về các gia đình 
-Phiếu học tập cá nhân nhóm 
-Giấy khổ lớn , bút dạ
Phương Pháp
-Phương pháp : thảo luận , phát vấn , liên hệ thực tế , đánh giá , giải quyết vấn đề .
NỘI DUNG BÀI HỌC 
-Bài này có những kiến thức cơ bản sau .
-Thế nào là gia đình văn hoá 
-Bổn phận và trách nhiệm của các thành viên xây dựng gia đình văn hoá.
-Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá
-Học sinh phải làm già để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào là Khoan dung ? Đặc điểm của khoan dung ?
-Ý nghĩa của khoan dung ?
Giảng bài mới .
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI QUA TÌNH HUỐNG
->Tình huống : Bố Minh suốt ngày uống rượu cờ bạc chơi số đề còn mẹ ăn diện 
sắm quần áo đắt tiền tài sản cứ thế ra đi -Làm cho cuộc sống gia đình ngày càng khổ cực thiếu thốn buộc em Minh phải bỏ học đi kiếm sống .vậy bố mẹ Minh hành động như vậy đúng hay sai ? Vì sao 
-Để có một gia đình âm no hạnh phúc ta phải làm gì chuyển sang bài 9 .
* HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN TÍCH TRUYỆN , GIÚP HỌC SINH HIỂU THẾ NÀO LÀ GIA ĐÌNH VĂN HOÁ .
-GV cho học sinh đọc truyện trong SGK 
"Một gia đình văn hoá"
? Gia đình cô Hòa có mấy người . Thuộc mô hình gia đình như thế nào ?
? Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao ? 
? Gia đình cô Mai đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng ?
? Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào ? 
=>GV tóm ý qua câu truyện vừa tìm hiểu trên có phải là gia đình của cô Hoà là gia 
đình văn hoá không ?
-Để biết được gia đình văn hoá dựa vào một số tiêu chuẩn sau :
+Mọi thành viên trong gia đình đều chăm lo học hành , làm việc .
+ Tích cực tham gia các hoạt động do phường đề ra .
+ Chống lại các tệ nạn xã hội .
+ Hoà đồng với mọi người giúp đỡ mọi người .
-GV cho học sinh liên hệ ở địa phương lấy 
ví dụ .
+ Đời sống tinh thần : 
-Mọi người chia sẽ lẫn nhau 
-Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng đẹp mắt 
-Không khí gia đình đầm ấm vui vẻ 
-Mọi người trong gia đình biết chia sẽ vui buồn lẫn nhau 
-Đọc sách báo trao đổi chuyên môn . 
-Tú ngồi học bài 
-Cô chú là chiến sĩ thi đua . Tú là học sinh giỏi . 
-Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư 
-Cô chú quan tâm giúp đỡ lối xóm . 
-Tận tình giúp đỡ những ngươi ốm đau bệnh tật . 
-Vận động bà con làm vệ sinh môi trường . 
-Chống các tệ nạn xã hội 
1. Phân Tích Truyện Đọc 
-Trong Gia đình cô Hoà tất cả các thành viên đều chăm lo hoàn thành công việc của mình .
-Ngoài ra còn tích cực đóng góp xây dựng nếp sống văn hoá chống lại các tệ nạn xã hội .
-Sự phấn đấu của các thành viên sẽ góp phần xây dựng gia đĩnh văn hoá .
* HỌAT ĐỘNG 3 : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN 
-Gia đình không giàu , nhưng mọi người thương yêu nhau , thực hiện tốt trách nhiệm bổn phận của mình , sinh hoạt văn hoá lành mạnh , con cái ngoan ngoãn , chăm học , chăm làm .
-Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu (trong làm ăn ,trong quan hệ xóm giềng , trong cư xử với nhau mắc những thói xấu) con cái hư hỏng .
-Gia đình bất hoà , thiếu nề nếp gia phong
-Gia đình bất hạnh vì quá đông con và nghèo túng 
=>GV như vậy chúng ta thấy trong xã hội , trong cuộc sống hằng ngày có nhiều loại gia đình như hạnh phúc , không hạnh phúc , bất hoà tất cả những điều này liên quan đến đời sống tinh thần và đời sống vật chất Để có được một gia đình văn hoá cần những điều kiện như thế nào ?
->Nói đến gia đình văn hóa là nói đến đời sống vật chất và tinh thần đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên gia đình hạnh phúc , gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định và văn minh .
=>Từ những gia đình trên em hãy nêu ra để có một gia đình văn hoá cần những tiêu chuẩn nào ? 
-VD : Chị Gái em đã đi làm Tháng lương đầu tiên chị có quà cho bố mẹ và em . Hàng tháng chị đi học thêm và tiết kiệm để mua xe máy .
-VD : Gia đình Thăng rất giàu có được cha mẹ sắm sửa quàn áo xe cô để đi học nhưng học hành lười biếng , trốn học . Trong khi đó thì bố mẹ thường hay lo việc làm ăn nên không chú ý gì đến Thăng .Vì thế Thăng ngày càng xa vào con đường tệ nạn xã hội 
-VD : Gia đình Thắng đông anh em không khá giả bố mẹ làm việc cực lực trong khi đó Thắng thương xuyên rủ bạn bè đua xe , hát kraokê , hội hè , cờ bạc Chính vì vậy bố mẹ anh em thường xuyên gây gỗ lẫn nhau , về vấn đề tiền bạc .
-VD : Nhà Nga có 10 người : bà nội , bố mẹ và chị em nga . Bà nội già yêu thường hay đau ốm , 
bé Dương còn nhỏ vì thế Nga thường trông em lúc bố mẹ đi làm .Mặc dù gia đình Nga rất nghèo nhưng bạn thường hay đua đòi chạy theo mốt quần áo của các bạn trong lớp .
2.Biểu Hiện 
* Các thành viên trong gia đình mọi người biết yêu thương nhau , chăm lo làm việc quan hệ với xóm làng , cư xử tốt với nhau .
TIẾT 2 
* HOẠT ĐỘNG 1 : GV CHO HỌC SINH RÚT RA NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
-Qua phần trình bày của tiết 1 chúng ta đã tìn hiểu được các loại gia đình trong xã hội trong cuộc sống hằng ngày .
-GV để có được một gia đình văn hoá cần những tiêu chuẩn sau :
+Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá :
-Thực hiện sinh đẻ có kế họach 
-Nuôi con khoa học ngoan ngõan 
-Lao động xây dựng kinh tế gia đìn ổn định 
-Thực hiện bảo vệ môi trường 
-Thực hiện nghĩa vụ quân sự
-Họat động từ thiện 
- Tránh xa bài trừ tệ nạn xã hội 
* HOẠT ĐỘNG 2 : THẢO LUẬN NHÓM , VỀ Ý NGHĨA BỔN PHẬN , TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TRONG ĐÓ CÓ TRẺ EM .
-GV cho học sinh thảo luận nhóm ( chia 4 nhóm )
+ Nhóm 1 : Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người , đối với từng gia đình và toàn xã hội .
+ Nhóm 2 : Để xây dựng gia đình văn hoá , mỗi người trong gia đình cần phải làm gì và tránh làm điều gì ?
+ Nhóm 3 : Trong gia đình mỗi người có thói quen và sở thích khác nhau .Làm thế nào để có được sự hoà thuận trong gia đình
+ Nhóm 4 : Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không ? Nếu có thì tham gia như thế nào ?
? Biểu hiện trái với gia đình văn hóa ?
-Có ý nghĩa đối với mọi người giúp cho mỗi con người tự hoàn thiện bản thân làm tròn trách nhiệm của mình , muốn có gia đình văn hoá trước hết các thành viên chính là mầm mống đầu
tiên trong gia đình . Vì gia đình tốt thì sẽ xã hội sẽ tốt , gia đình là tế bào của xã hội 
-Muốn có gia đình văn hoá thì điều kiện đặt ra đối với mỗi thành viên có ý thực tự giác tham gia các hoạt động của phố phường , gần gũi giúp đỡ mọi người xung quanh .Tránh không tụ tập xa vào con đường tệ nạn xã hội , làm phiền mọi người xung quanh .
-Mình vừa học bài khoan dung đối với các thành viên trong gia đình mình phải thông cảm và lắng nghe ý kiến của người khác biết nhương nhịn nhau chia sẽ ngọt bùi .
-Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia xây dựng vậ chất , tinh thần .Nhưng ở lứa tuối ở các em cũng có bổn phận trách nhiệm xây dựng gia đình là đời sống tinh thần mang lại không khí vui vẻ , hoà thuận 
yêu thương chia sẽ với mọi người trong gia đình .
-Coi trọng tiền bạc 
-Không quan tâm giáo dục con 
-Con cái hư hỏng
-Bạo lực trong gia đình
-Không có tình cảm đạo lí
-Vợ chồng bất hòa không chung thủy 
Nguyên nhân : 
-Cơ chế thị trường 
-Chính sách mở cửa , ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài
-Tệ nạn xã hội
-Lối sống thực dụng 
-Quan niệm lạc hậu .
* HỌAT ĐỘNG 3 : PHÁT TRIỂN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
-GV cho học sinh làm bài tập 3d/SGK .
-GV phân tích từng câu 
-GV kết luận về sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch hoá gia đình và phê phán những qun niệm lạc hậu như thích có nhiều con , coi trong con trai hơn con gái .
* HỌAT ĐỘNG 4 : RÚT RA BÀI HỌC .
-GV từ những câu truyện , thảo luận , tiêu chuẩn gia đình văn hoá 
? Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào
 ? Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình phải làm gì ?
? Học sinh phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá ? 
-SGK
3.Nội Dung Bài Học 
-Phần a, b, c, d / SGK 28 
* HỌAT ĐỘNG 5 : CỦNG CỐ . LIÊN HỆ BẢN THÂN GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
-Những việc em đã làm để xây dựng gia đình văn hoá 
-Những việc em dự kiến sẽ làm 
* HỌAT ĐỘNG 6 : DẶN DÒ
-Học thuộc bài .
-Làm bài tập còn lại 
-Trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK bài 10
4.Dặn Dò 
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd79.doc