Giáo án Dạy thêm văn 8

Giáo án Dạy thêm văn 8

* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs viết đoạn văn diễn dịch:

? Hãy dùng 1 câu văn để nêu khái quát tâm trạng , cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường ?

* GV: Trong buổi tựu trường đầu tiên, tâm trạng của nhân vật “tôi” chất chứa rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ . Nhưng, bao trùm lên là tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đến trường đi học.

Câu 2: Đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, người đọc cảm nhận rõ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch, để nói rõ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạy thêm văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1: Luyện tập bài: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Hoạt động của thầy, trò
Kết quả cần đạt
* Hoạt động 1: Ôn lại những nét chính về ND- NT của văn bản: 
? Nêu những nét nổi bật về ND và NT của truyện ngắn “Tôi đi học” ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs viết đoạn văn diễn dịch:
? Hãy dùng 1 câu văn để nêu khái quát tâm trạng , cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường ?
* GV: Trong buổi tựu trường đầu tiên, tâm trạng của nhân vật “tôi” chất chứa rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ . Nhưng, bao trùm lên là tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đến trường đi học. 
Câu 2: Đọc truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, người đọc cảm nhận rõ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch, để nói rõ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs viết đoạn văn ngắn cảm nhận về các hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa, giàu sức gợi cảm trong bài:
- Y/c hs liệt kê 4 h/ả so sánh trong bài.
- Gọi nhiều hs nêu cảm nhận về ý nghĩa của các h/ả so sánh đó:
? H/ả so sánh ấy nằm ở phần nào của văn bản ?
? Tác giả sử dụng các h/ả so sánh ấy nhằm mục đích gì ?
? Nhận xét về những h/ả được sử dụng trong phép so sánh ?
? Nêu tác dụng của h/ả so sánh đó ?
Câu 1: Nội dung- nghệ thuật của văn bản:
* ND: Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
* NT:
- Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, theo dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” và theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
- Kết hợp hài hòa giữa tự sự + miêu tả + biểu đạt tâm trạng, cảm xúc.
- Những h/ả so sánh giàu ý nghĩa, giàu sức gợi cảm, tạo nên tính trữ tình thiết tha êm dịu.
Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch, nói rõ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đến trường đi học.
Gợi ý
1. Câu đầu đoạn (câu chốt): Nêu khái quát về tâm trạng hổi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. 
2. Thân đoạn: Phân tích rõ tâm trạng hổi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” qua 1 số chi tiết, hình ảnh. 
a. Trên đường tới trường:
- Đến trường trong 1 tâm trạng rất hổi hộp: Cảm thấy mình đứng đắn, trạng trọng hơn trong bộ quần áo mới. 
- Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ nên cử chỉ, hành động có vẻ lúng túng: Nâng niu mấy quyển vở, thử cầm cây bút 1 cách lúng túng, vụng về
b. Lúc tập trung ở sân trường (chờ gọi tên, khi nghe gọi tên, lúc rời tay mẹ):
- Bỡ ngỡ, lạ lẫm trước cảnh đông người (Như bao đứa trẻ khác, nép mình dưới nón mẹ).
- Hồi hộp chờ gọi tên, giật mình và lung túng khi nghe gọi đến tên mình.
- Cảm giác như sắp bước vào 1 thế giới khác, xa mẹ hơn bao giờ hết.
c. Khi bước vào lớp học.
- Cảm thấy rất lạ lẫm: 1 mùi hương lạ xông lên trong lớp, những h/ả là lạ hay hay.
- Nhìn bàn ghế chỗ ngồi, rồi làm nhận là vật riêng của mình. Đặc biệt, không cảm thấy xa lạ trước người bạn mới, ngồi cạnh,
* Lưu ý: Đoạn văn diễn dịch, không có câu kết, tuy nhiên đoạn văn vẫn hoàn chỉnh, ý văn vẫn được khép kín.
- Có thể kết thúc đoạn văn với ý sau: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, đó của nhân vật “tôi cũng là lẽ tự nhiên, là tâm lí chung của những đứa trẻ lần đầu tiên đi học. 
- Có thể kết thúc đoạn văn với ý sau: Lẽ tự nhiên, trong buổi tựu trường đầu tiên, nhân vật “tôi” có tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, song vẫn có sự tự tin và nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên. 
Câu 3: Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh có những h/ả so sánh giàu ý nghĩa, giàu sức gợi cảm, tạo nên tính trữ tình thiết tha êm dịu cho tác phẩm. Em hãy tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh so sánh ấy.
Gợi ý chung
* Liệt kê ra 4 hình ảnh so sánh có trong bài.
- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy này nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”:
- “Chắc chỉ có người tạo mới cầm nổi bút thước”. ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi:
- Trước mắt tô, truơnngf Mĩ Lí trông vừa xinnh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng vẫn còn ngập ngừng, e sợ ”
* Cảm nhận về các h/ả so sánh đó:
- H/ả so sánh ấy nằm ở phần nào của văn bản ?
- Tác giả sử dụng các h/ả so sánh ấy nhằm mục đích gì ?
 Các h/ả so sánh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của n/v tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Nhận xét về các h/ả được sử dụng trong phép so sánh:
Đó đều là những phép so sánh giàu h/ả, giàu sức gợi cảm, gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.
- Tác dụng của h/ả so sánh: 
+ Nhờ các h/ả so sánh như thế mà người đọc có thể cảm nhận 1 cách cụ thể, rõ ràng về những cảm giác, ý nghĩ của nhân vật tôi.
+ Những h/ả so sánh ấy đã tạo nên chất trữ tình thiết tha êm dịu cho truyện ngắn này. 
TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
Câu 1. Em hiểu thế nào là hồi kí ?
Câu 2: Những nét nổi bật về nội dung- nghệ thuật của đoạn trích “Tronng lòng mẹ”:
a.ND: Hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh.
b.NT: Chất trữ tình thấm đượm toàn bộ chương truyện.
Câu 3: Viết đoạn văn 10-12 câu nói lên cảm nhận của em về tình yêu thương của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được bộc lộ trong cuộc trò chuyện với bà cô: 
 Phân tích những phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm đôi với mẹ bé.
Tình y.thương mẹ của bé Hồng được bộc lộ khi bé gặp lại mẹ và được ở trong lòng mẹ: Phân tích những cảm giác sung sướng đến tột cùng của bé Hồng khi gặp lại mẹ và được ở trong lòng mẹ.
Câu 4. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy viết đoạn văn 10-12 câu, chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. 
+ Xây dựng tình huống truyện (cảnh ngộ đáng thương của bé Hồng).
+ Kể chuyện theo dòng hồi tưởng với những cảm xúc phong phú, dạt dào (niềm xót xa, tủi cực; nỗi căm giận sâu sắc, quyết liệt; tình yêu thương nồng nàn thắm thiết .)
+ Kết hợp Kể + tả + bộc lộ cảm xúc.
+ Những hình ảnh so sánh gây ấn tượng và giàu sức gợi cảm.
Câu 5. Vì sao có thể nói “Nhà văn Nguyên Hồng” là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng ? Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng rõ nhận định trên?
 + Cảm thương đối với nỗi khổ cực, bất hạnh của người phụ nữ: sống nghèo khổ, phải tha hương cầu thực, bị trói buộc bởi những luật lệ pk hà khắc
 + Cảm thương đối với cuộc sống bất hạnh của những đứa trẻ: mồ côi, sống nghèo khổ, thiếu tình thương.
Luyện tập văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đec-xen)
Câu 1: Nêu những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật:
- ND: Số phận bất hạnh của cô bé bán diêm và niềm thương cảm sâu sắc của tác giả.
- NT: Tạo dựng tình huống truyện; đan xen hiện thực và mộng tưởng; tình tiết truyện diễn biến hợp lí.
Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu, nói lên những cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm” nói chung và phần kết truyện nói riêng. 
Gợi ý dàn bài
Câu mở đoạn: giới thiệu về cô bé bán diêm.
Phần thân đoạn: Kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, giữa ND và NT,để làm sáng rõ các ý sau:
Ý 1. Hoàn cảnh khổ cực, đáng thương của cô bé bán diêm:
- Mẹ chết, bà nội qua đời, bố nghiện rượu, luôn mắng nhiếc, chửi rủa và đánh em.
- Sống “chui rúc trong xó tôí tăm”, “trên gác sát mái” >< ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân
- Đêm giao thừa, bán diêm trên đường phố >< Trước đây sống sung sướng, hp bên bà nội còn sống 
* Nhận xét: +Bối cảnh câu chuyện (đêm giao thừa- trên đường phố): tình huống hấp dẫn, cuốn hút.
+Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa cảnh sống hiện tại của cô bé với cảnh sống trước đây.
Ý 2: Hình ảnh tội nghiệp của cô bé trong đêm giao thừa: 
- Những h/ả tương phản, đối lập: 
+ Rét buốt, tuyết rơi >< đầu trần, chân đất.
+ Ngoài đường lạnh buốt, tối đen >< cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn.
+ Bụng đói >< phố sực nức mùi ngỗng quay.
+ Không bán được bao diêm nào, không ai bố thí cho em 1 đồng xu >< về nhà bố em sẽ đánh.
 - Tác dụng của những h/ả tương phản, đối lập: làm nổi bật tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của em bé. 
Ý 3: Những mộng tưởng đẹp của em bé sau mỗi lần quẹt diêm:
* 5 lần quét diêm:
- 4 lần đầu: mộng tưởng gắn với thực tế.
- Lần thứ 5: thuần túy chỉ là mộng tưởng.
- Lần 1: thấy ánh lửa lò sưởi – vì em đang lạnh cóng.
- Lần 2: thấy bàn ăn có ngỗng quay – vì em đang đói, khát.
- Lần 3: thấy cây thông Nô- en – vì đêm nay là đêm giao thừa.
- Lần 4: thấy bà hiện về - vì em nhớ tới giao thừa trước đây, bà nội còn sống.
- Lần 5: hai bà cháu bay về chầu thượng đế - vì em sống cô đơn, thiếu tình thương.
* Nhận xét:+ Sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí.
 + Xen kẽ và đối lập giữa thực tế và mộng tưởng. 
 + Thể hiện niềm khát khao về 1 cuộc sống ấm no, yên vui, có tình yêu thương.
Ý 4: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm:
* Kết thúc truyện:
- Sáng mồng 1 tết thi thể em bé chết cóng bên xó tường >< mọi người đang vui vẻ ra khỏi nhà đi lễ cầu may cho 1 năm mới tốt lành.
- Khách qua đường chẳng ai đoái hoài, thản nhiên nhìn thi thể em, buông 1 câu nói lạnh lùng, vô cảm: “chắc nó muốn sưởi cho ấm! ”.
* Nhận xét: + Nhận xét về 1 xã hội thiếu vắng tình thương: Chỉ có bà và mẹ là thương em. Còn người cha vì khổ quá nên đã cư xử thiếu tình thương đ/v con mình. Người qua đường thì lạnh lùng, vô cảm. 
+Nhận xét vê tình cảm của tác giả: Trong 1 xã hội thiếu tình thương, nhà văn đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc với 1 em bé bất hạnh:
- Mang đến cho em bé những mộng tưởng đẹp đẽ, sau mỗi lần quẹt diêm.
- Miêu tả thi thể em bé đẹp như 1 thiên thần: má hồng, môi mỉm cười.
- Miêu tả cảnh huy hoàng và hp khi 2 bà cháu bay lên trời, đón những niềm vui đầu năm.
Luyện tập văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Xéc-van-tet)
Câu 1: Tóm tắt đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió ” : 5 sự việc chính
- Hai thầy trò nhận định về những chiếc cối xay gió.
- Đôn-ki-hô-tê múa giáo xông lên đánh nhau với cối xay gió, mặc kệ lời can ngăn của Xan-chô.
- Hai người bày tỏ quan niệm và cách xử sự khi bị đau đớn.
- Đôn-ki chưa cần ăn, còn Xan-chô vừa đi vừa ung dung đánh chén. 
- Đôn-ki suốt đêm không ngủ, nghĩ đến tình nương xinh đẹp; còn Xa-chô ngủ ngon lành sau khi dạ dày đã no căng.
- Sáng hôm sau, Đôn-ki vẫn khônng muốn ăn sáng, còn Xan-chô vừa thức dậy đã nghĩ đến chuyện ăn uống.
Câu 2: Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-man-tra là một cặp nhân vật tương phản về mọi phương diện. Em hãy viết đoạn văn Tổng-phân-hợp có độ dài 10-12 câu văn, làm sáng rõ nhận định trên. 
Các phương diện đối lập
Đôn-ki-hô-tê
Giám mã Xan-chô-man-tra
Nguồn gốc xuất thân.
- Lão quí tộc trạc 50 tuổi
- Bác nông dân; 
Ngoại hình, trang phục
- Gầy gò, cao lênh khênh.
- Ngựa còm, áo giáp, mũ, giáo toàn là thứ han dỉ
- Béo, lùn. Cưỡi con ngựa lùn tịt.
- Lúc nào cũng mang theo bầu rượu và túi 2 ngăn đựng đủ 
thức ăn ngon.
Nhận thức, ý nghĩ:
- Nghĩ về những chiếc cối xay.
- Quan niệm về việc chịu đau.
- Quan niệm về chuyện ăn ngủ
- Tưởng cối xay gió là những
 gã khổng lồ. Thấy đây là vận 
may để thể hiện mình.
- Dù đau cũng không rên la.
- Không màng tới chuyện ăn ngủ. Thức suốt đêm, nghĩ tới 
nàng Đuyn-xi-nê-a cũng đủ no.
- Tỉnh táo, giải thích và can ngăn chủ không nên giao chiến với cối xay gió.
- Thú nhận là “chỉ cần hơi đau 1 chút là rên rỉ ngay.”
- Quá chú trọng đến nhu cầu vật chất. Ung dung đánh chén no say.
- Bác ngủ một mạch ngon lành đến sáng. Vừa thức dậy, vớ ngay lấy bầu rượu.
Hành động.
- Xông lên giao chiến với những chiếc cối xay.
 - Bẻ 1 cành khô thay vào cái cán giáo gẫy.
- Đứng ngoài cuộc, khi chủ giao chiến với cối xay gió.
Khát vọng
- Làm hiệp sĩ lang thang với mong muốn diệt trừ quân gian ác, (quét sạch cái giống xấu xa).
- Nhận làm giám mã cho Đôn
 với hi vọng sẽ được làm thống đốc, cai trị 1,2 hòn đảo.
Ưu điểm và hạn chế
của từng nhân vật
è Đôn có nhiều phẩm chất tốt đẹp ( lý tưởng cao đẹp, yêu chuộng chính nghĩa và công lí,
có lòng dũng cảm muốn diệt trừ gian ác ).
èNhưng đầu óc hoang tưởng, mê muội hão huyền do ngốn quá nhiều sách kiếm hiệp. Dẫn đến những hành động nực cười.
è Xan luôn tỉnh táo, sống thực 
tế.
è Song có phần ích kỉ, hèn nhác 
và thực dụng.
b. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay:
Đôn Ki-hô-tê:
a. Ngoại hình- trang phục: 
b. Ý nghĩ, hành động trước những chiếc cối xay gió:
* Ý nghĩ:
d. Sau khi giao chiến với cối xay gió:
- Chọn con đường lắm người qua lại, mong gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác.
2) Giám mã Xan-chô Pan- xa: 
* Giới thiệu bài: Tây ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu- nơi đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại, đó là Xéc van-téc. Nói đến Xéc-van-téc, người ta nghĩ ngay đến 1 tp bất hủ của ông, đó là bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió, với các nhân vật cưỡi ngựa, cưỡi lừa, mặc áo giáp, vác gươm, vác giáo rong ruổi trên đường (những h/ả quen thuộc ở đất nước TBN thời đại phục hưng- cách đây mấy thế kỉ).
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết quả cần đạt
HĐ1: Hdẫn tìm hiểu chung:
a. Về tác giả, tphẩm: 
- Y/c hs theo dõi chú thích *, nghe GV giới thiệu vài nét về tg,tp và vị trí đoạn trích.
b.. Hdẫn đọc và giải thích từ khó: chú ý các câu đối thoại của 2 nhân vật; những câu Đôn Ki- hô- tê nói với cối xay gió, bọn khổng lồ: giọng ngây thơ, tự tin, xen lẫn hài hước.
- GV đọc mẫu, gọi 3, 4 em đọc và nhận xét cách đọc của bạn.
- Y/c hs giải thích các từ: giám mã, dặm, hiệp sĩ, pháp sư, thâm thù, tình nương.
b. Bố cục:
? Xđịnh 3 phần của đoạn truyện này theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn đánh nhau với cối xay gió?
? Liệt kê 5 sự việc chủ yêu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ ? (Thảo luận nhóm)
d. Y/c hs dựa vào chuỗi các sự việc chính để kể tóm tắt đoạn trích.
* HĐ2: Hdẫn đọc- hiểu đoạn trích:
1. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
- Y/c hs theo dõi chú thích * để hình dung sơ bộ về Đôn.
- Y/c hs theo dõi đoạn trích, tập trung vào nhân vật Đôn.
? Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn đã có những suy nghĩ và hành động ntn ?
? Đôn nhận hậu quả ntn sau trận giao chiến với cối xay gió ?
? Sau trận đánh nhau thất bại với cối xay gió, Đôn có những h/đ và ý nghĩ gì ? Chi tiết nào ở Đôn đáng cười hơn cả ?
? Phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê ?
- Bình: Tuy đầu óc u mê, hoang tưởng nhưng ở Đôn lại có những phẩm chất đáng quí của 1 người hiệp sĩ, đó là 1 người sống có lí tưởng cao đẹp với ý muốn đi khắp mọi nơi để dẹp bằng những xấu xa trong XH; Đôn cũng là người cao thượng và dũng cảm. Cái đáng trê trách ở Đôn là đầu óc mê muội, không tỉnh táo dẫn đến hành động viển vông, hão huyền, không thực tế.
(Chuyển tiết 26)
à Qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về đặc điểm, tính cách của nhân vật Đôn ?
? Em có cảm nghĩ gì về anh chàng hiệp sĩ này ?
2. Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
- Y/c hs theo dõi đoạn trích, tập trung vào nhân vật Xan.
? Chứng minh rằng, Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là một cặp nhân vật tương phản nhau về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ và hành động...?(Thảo luận nhóm)
* Bình: 
 Xan-chô thì ngược lại, là người hoàn toàn tỉnh táo và thực tế (lúc nào cũng quan tâm đến những nhu cầu vật chất hàng ngày từ cái ăn, cái ngủ, mặc cho chủ giao chiến với những chiếc cối xay. Nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân nên trở thành ích kỉ, tầm thường.
? Vẫn qua 5 sự việc kể trên, chứng minh nhân vât Xan-chô Pan-xa cũng được bộ lộ cả những mặt tốt và mặt xấu 
HĐ3: Tổng kết:
? Theo em, nét nổi bật nhất trong nghệ thuật viết truyện của Xéc-van-téc thể hiện trong đoạn trích này là gì ?
? Qua đoạn trích này, 2 nhân vật Đôn và Xan đã bộc lộ những nét tính cách nào ?
? Từ 2 tính cách tương phản đó, em rút ra bài học gì trong cuộc sống ?
(Cho hs thảo luận nhóm)
-> Y/c hs đọc ghi nhớ/ 80.
? Qua 2 nhân vật nổi tiếng này, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Xéc-van-téc ?
* MR: Tiếng cười khôi hài nhằm diễu cợt cái hoang tuởng và tầm thường; đề cao cái thực tế và cao thượng. 
- Theo dõi chú thích *, nhớ vài nét về tg-tp.
- Đọc truyện và n/xét cách đọc của bạn.
- Giải nghĩa từ khó.
- X/đ bố cục của đoạn trích
- Thảo luận nhóm, liệt kê 5 sự việc chính.
- Dựa vào 5 sự việc chính, tóm tắt đoạn trích
- Theo dõi chú thích *, hình dung sơ bộ về Đôn.
- Theo dõi đoạn trích.
- N/xét ý nghĩ, hành động của Đôn trước khi, trong khi, sau khi giao chiến với cối xay gió.
- Phân bịêt những nét p/c đáng quí, đáng trách ở Đôn.
- Nghe, cảm nhận về Đôn.
-> N/xét đặc điểm, tính cách Đôn Ki.
- Nêu cảm nghĩ về Đôn.
- Theo dõi n/v Xan-chô trong 5 sự việc trên.
- Thảo luận, chứng minh sự tương phản giữa 2 nhân vật Đôn và Xan-chô
- Nghe, cảm nhận về Xan
-> N/xét mặt tốt/ mặt xấu ở Xan-chô.
- Nêu nét NT nổi bật.
 - Nêu tính cách của 2 nhân vật.
- Thảo luận nhóm, rút ra bài học cs.
- Đọc ghi nhớ sgk/80.
- Nghe, liên hệ mở rộng. 
I TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Xéc-van-téc: nhà văn nổi tiếng của TBN.
- Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê: 2 phần
+ Phần 1: 52 chương (XB năm 1605)
+ Phần 2: 74 chương (XB năm 1615)
- Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”
thuộc chương 8/126.
2. Đọc và tìm bố cục đoạn trích:
- Trước khi đánh nhau với cối xay gió.
( Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió).
 - Trong khi đánh nhau với cối xay gió.
( Thái độ và hành động của mỗi người).
- Sau khi đánh nhau với cối xay gió.
+ Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn.
+ Chung quanh chuyện ăn.
+ Chung quanh chuyện ngủ.
3. Kể tóm tắt đoạn trích:
II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
Phần ghi bảng
1)Hiệp sĩ Đôn
2)Giám mã Xan
a. Ngoại hình
b. Suy nghĩ về những chiếc cối xay
c. Trong cuộc giao chiến với cối xay 
d. Sau khi giao chiến 
Tương phản
à
à
1) 
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ/ 80.
NT/ ND: 
- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn và Xan tạo nên 1 cặp nhân vật bất hủ trong VHTG.
- Tiếng cười khôi hài nhằm diễu cợt cái hoang tuởng và tầm thường; đề cao cái thực tế và cao thượng.
à Bài học rút ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them van 8.doc