Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 57: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 ( Phan Bội Châu)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

 - Tích hợp phần Tiếng việt: bài ôn luyện về dấu câu, phần tập làm văn, bài thuyết minh về một thể loại văn học.

 2. Kĩ năng:

 Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối)thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại, tác dụng của lối nói khoa trương.

 3. Tư tưởng:

 Giáo dục học sinh lòng kính trọng đối với các vị anh hùng dân tộc.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bài thơ dùng phân tích

 - Sưu tầm chân dung tác giả, tranh về Phan Bội Châu.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19.11.2009 Tuần 15
Tiết 57: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 
 ( Phan Bội Châu)	
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
 - Tích hợp phần Tiếng việt: bài ôn luyện về dấu câu, phần tập làm văn, bài thuyết minh về một thể loại văn học. 
 2. Kĩ năng:
 Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối)thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại, tác dụng của lối nói khoa trương.
 3. Tư tưởng:
 Giáo dục học sinh lòng kính trọng đối với các vị anh hùng dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bài thơ dùng phân tích
 - Sưu tầm chân dung tác giả, tranh về Phan Bội Châu.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 -Ôn lại thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
 -Đọc lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900-1930.
 - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc-hiểu văn bản.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 *Câu hỏi: Nêu vài nét về một trong các nhà thơ Bình Định?
 *Gợi ý trả lời: Xuân Diệu sinh ngày 2/2/1916 tại Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định. 
	-Tác phẩm: thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945)
	-Thơ về Bình Định: Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
Phan Bội Châu là nhà nho yêu nước những năm đầu thế kỉ XX đồng thời cũng, là nhà thơ, nhà văn, nhà CM lớn trong giai đoạn này. Thơ văn của ông chủ yếu bằng chữ Hán, một số viết bằng chữ Nôm, giọng điệu hào hùng, sôi nổi. Những bài thơ giục giã nhân dân đánh Pháp, giành lại non sông. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một trong số những bài thơ tiêu biểu của ông là: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. 
 b.Tiến trình bài dạy :	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB.
I.Tìm hiểu chung về VB:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả- tác phẩm.
Gọi HS đọc chú thích * ở SGK 
s Nêu vài nét ngắn gọn, tiêu biểu về tác giả Phan Bội Châu? 
GV: Giới thiệu chân dung Phan Bội Châu cho HS xem. Phan Bội Châu là người nghĩa khí hào hiệp; ông xót xa khi 
HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
-1HS đọc, cả lớp theo dõi
4Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là Sào Nam. Là một nhà nho yêu nước và CM , ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng Việt Nam 25 năm đầu thế kỷ XX, cũng là một nhà thơ lớn của 
1.Tác giả, tác phẩm:
(Xem SGK T.146)
thấy đồng bào bị nô lệ, ông cổ động duy tân đất nước, cải cách XH , nuôi khát vọng đem xuân lại cho đất nước.
s Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV giới thiệu những nét ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: Năm 1914, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam. Sống trong nhà ngục, Phan Bội Châu đã ghi lại cảm xúc của mình bằng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Bài thơ thể hiện được sự tự do về tinh thần mặc dù thân thể bị giam cầm, thân thể bị tù đày nhưng tâm hồn hết sức thi sĩ.
*GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu các chú thích.
-Cần đọc với giọng hào hùng, to, vang. Chú ý nhịp 4/3 riêng câu 2 nhịp 3/4. 
-GV đọc mẫu một lần rồi gọi 2 HS đọc lại.
-Gọi HS đọc phần chú thích và tìm hiểu các chú thích.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể thơ
sDựa vào kiến thức đã học về các thể thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
s Hãy thuyết minh ngắn gọn về đặc điểm của thể thơ này qua bài thơ?
GV treo bảng phụ có ghi bài thơ để HS lên thuyết minh.
s VB này được biểu đạt bằng phương thức nào?
sNếu là biểu cảm thì tính chất biểu cảm ở đây là trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
GV: Ngay ở nhan đề bài thơ đã cho ta biết về hoàn cảnh ra 
dân tộc. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại, thể hiện lòng yêu nước, khát khao tự do.
4 Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: Khi bị bắt giam ở Quảng Đông-Trung Quốc thì Người viết Ngục trung thư để lại bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào.
-HS đọc và tìm hiểu chú thích.
-HS lắng nghe hướng dẫn về cách đọc.
-HS đọc bài thơ theo yêu cầu của GV
-Đọc các chú thích ở SGK và tìm hiểu nghĩa của các chú thích khó.
4Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
4 (lên bảng điền vào bảng phụ)
-Đặc điểm:
+ Toàn bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng .
+ Hiệp vần ở các tiếng cuối câu:1,2,4,6,8(lưu,tù,châu,thù,đâu)
+ Hai cặp câu: 3-4;5-6 có đối nhau trong từng cặp.
+ Bố cục: 
Đề 	: câu 1,2
Thực 	: câu 3,4.
Luận 	: câu 5,6
Kết 	: câu 7,8 
4Phương thức biểu cảm(trữ tình).
4 Biểu cảm trực tiếp vì tâm tư con người trực tiếp bộc lộ, không cần dựa vào sự việc hay hình ảnh.
 2.Đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích:
3.Thể thơ:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
 4.Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm trực tiếp (thuộc thể loại trữ tình).
đời của bài thơ: Cảm xúc để viết ra bài thơ được nảy nở khi nhà thơ bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông. 
GV chuyển ý vào phần II.
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
II. Tìm hiểu chi tiết:
Gọi HS đọc lại hai câu đề 
sCác từ hào kiệt,phong lưu cho ta hình dung về một con người như thế nào?
sTạo sao kẻ thù bắt, nhốt trong ngục mà vẫn xem mình là hào kiệt, phong lưu?
sLời thơ“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” biểu thị một quan điểm sống và đấu tranh của người yêu nước.Từ đó hãy nêu cách hiểu của em về câu thơ này?
sEm có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu đề?
Gọi HS đọc lại hai câu thực.
sCác cụm từ “ khách không nhà” “trong bốn biển” có nghĩa là như thế nào?Cả câu có nghĩa ntn?
sDựa vào chú thích (4) cho biết cụm từ “người có tội”trong câu 4 có nghĩa là gì?Điều này cho ta hiểu thêm gì về tính cách của PBC
sNhận xét giọng điệu và phép đối trong hai câu thực và tác dụng của yếu tố đó?
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi
4Hào kiệt: người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường. 
-Phong lưu: có dáng vẻ lịch sự, trang nhã, còn có nghĩa là mức sống khá giả, chỉ vẻ ung dung. 
4Bị tù, giam hãm, tra tấn, thế nhưng câu đầu tiên khẳng định tư thế và tinh thần, ý chí của người tù: ngang tàng, bất khuất rất ung dung, đường hoàng. 
4Quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi quyết tâm. Nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ chân trên chặng đường dài ấy.
4Giọng điệu trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố nén. 
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
4Tác giả tự nhận mình là người tự do, đi đây đi đó trong thế gian rộng lớn.Cuộc đời bôn ba, hiểm nguy sống xa quê hương nhưng rất ung dung,lạc quan
4 người có tội: cách gọi mỉa mai về hành động khủng bố của thực dân Pháp, gọi người yêu nước là kẻ có tội. Ngoài ra Phan Bội Châu tự xem là mình có tội với dân với nước, không làm được việc lớn. 
4Giọng thơ trầm ngâm suy ngẫm,phép đối được sử dụng đã góp phần thể hiện được tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước và nỗi đau trong tâm hồn người anh hùng.
1.Hai câu đề:
 -Hào kiệt và phong lưu:
Người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đường hoàng, sang trọng. 
-Vẫn hào kiệt,vẫn phong lưu 
-> Điệp từ vẫn khẳng định ý chí ,phong thái ung dung, đường hoàng, tự tin của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào
-Lời thơ“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước:con đường cứu nước là đường dài với nhiều chông . Nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ chân trên chặng đường dài ấy.
->Giọng điệu trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố nén
2.Hai câu thực:
-Khách không nhàbiển 
->Tác giả tự nhận mình là người tự do trong thế gian rộng lớn.Cuộc đời bôn ba, hiểm nguy sống xa quê hương nhưng rất ung dung,lạc quan
-Người có tộichâu
->Tác giả mỉa mai cách gọi của thực dân Pháp về hành động khủng bố người yêu nước . 
->Giọng thơ trầm ngâm suy ngẫm ,phép đối được sử dụng đã góp phần thể hiện được tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước và nỗi đau trong tâm hồn người anh hùng.
3.Hai câu luận:
-Gọi HS đọc 2 câu luận 
s Ý chính của 2 câu thơ này là gì?
GV: Giải thích “Bồ kinh tế” là kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
sHai câu thơ này dùng biện pháp nghệ thuật gì? Lối nói này có tác dụng gì?
GV: Đây là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt dù cho ở tình cảnh nào vẫn không đổi dời chí khí, vẫn theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Lối nói khoa trương, khẩu khí hết sức lớn lao.
-Gọi HS đọc 2 câu kết.
sHai câu kết đã khẳng định tinh thần,tư tưởng gì của nhà thơ ?
GV: Một lần nữa người tù khẳng định tư thế hiên ngang cao hơn cái chết, ý chí gang thép không kẻ thù nào bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp CM mà mình đang theo đuổi.
sNhận xét kiểu câu thơ ở cuối bài? 
-HS đọc 2 câu luận 
4Dù hoàn cảnh có thế nào thì chí khí vẫn không thay đổi.Con người ấy vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời.
4Phép đối, giọng thơ hào hùng, kết hợp cách nói quá tạo nên khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước. 
-HS đọc 2 câu kết
4Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình. 
4Điệp từ còn làm cho lời thơ trở nên dõng dạc , dứt khoát tăng ý khẳng định. 
-Bủa tay ôm chặt
-Mở miệng cười tan
->một lòng ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời ,ngạo nghễ trước âm mưu,thủ đoạn khủng bố của kẻ thù
=>Phép đối,giọng thơ hào hùng, lối nói khoa trương thể hiện khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước. 
4.Hai câu kết:
-Khẳng định quan niệm sống: còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc. Chấp nhận nguy nan, vượt lên trên gian khổ tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình. 
-Điệp từ “còn”. làm cho lời thơ trở nên dõng dạc , dứt khoát tăng ý khẳng định. 
5’
	Hoạt động 3: Tổng kết
III.Tổng kết: 
sEm hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
4 Dựa vào ghi nhớ SGK trả lời.
- GV khái quát phần tổng kết.
- Phép đối chặt chẽ, giọng thơ sảng khoái đầy khí thế.
- Phản ánh phong thái ung dung lạc quan, khí phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước. 
1. Nghệ thuật:
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, phép đối chặt chẽ, giọng thơ sảng khoái đầy khẩu khí, hào hùng
khơi gợi cảm xúc ở người đọc.
2.Nội dung:
Bức chân dung của nhà Cách mạng yêu nước lỗi lạc PBC hiện lên qua bài thơ thật kiên cường, hiên ngang, đầy khí phách, lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
s Gọi HS đọc lại diễn cảm nội dung toàn bài thơ.
 -Yêu cầu HS giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
4Đọc lại diễn cảm nộ ...  và 
-HS đọc và xác 
 Bài 1: Điền dấu câu :
xác định yêu cầu bài tập 1 SGK.
- GV cho cá nhân HS thực hiện bài tập.
-Gọi HS đứng tại chỗ trình bày,sau đó GV bổ sung.
định yêu cầu bài tập: Điền dấu câu cho đúng.
- Cá nhân HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
-Cá nhân đứng tại chỗ trình bày bài làm trong vở theo yêu cầu của GV
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (, ) tỏ ra dáng bộ vui mừng (. ) 
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (. )
Cái Tí (, ) thằng Dần cùng vỗ tay reo (: )
(- ) A (! ) Thầy đã về (! ) A (! ) Thầy đã về (! ).
Mặc kệ chúng nó (, ) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa(, ) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm(. ) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (, ) anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách (. )
Ngoài đình (, ) mõ đập chan chát (, ) trống cái đánh thùng thùng (, ) tù và thổi như ếch kêu (. )
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (: )
(- ) Thế nào (? ) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (? ) Trán đã nóng lên đây mà (!) 
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- GV cho HS trao đổi làm bài tập
-Gọi HS trình bày kết quả trao đổi
-HS đọc và xác định yêu cầu bài tập: Phát hiện chỗ sai và sửa chữa.
- HS trao đổi, làm bài tập,trình bày kết quả theo yêu cầu của GV:
a/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc, dùng sai 
công dụng của dấu ngoặc kép 
Bài 2:Phát hiện chỗ sai về dấu câu và sửa chữa.
a) Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay .
b/ Thiếu dấu ngắt các thành phần. 
b) Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”.
c/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. 
c) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
s Em đã được học những loại dấu câu nào trong tiếng Việt ?
4Cá nhân đúc kết kiến thức vừa ôn.
sKhi viết, cần tránh các lỗi nào về dấu câu ?
4Cá nhân đúc kết kiến thức vừa ôn.
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài cũ:
- Về nhà cần học bài và nắm:
+ Các loại dấu câu thường dùng.
+ Công dụng của các loại dấu câu.
+ Tập viết những đoạn văn có sử dụng đúng các loại dấu câu.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK vào vở bài tập.
 *Bài mới:Chuẩn bị Kiểm tra tiếng Việt 1 tiết .
 Ôn tất cả các bài học liên quan đến học phần Tiếng Việt để tiết sau kiểm tra .
 IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
 Ngày soạn: 21/11/2009 Tuần 15 
 Tiết 60: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:: 
 1. Kiến thức : Giúp học sinh.
 Kiểm tra các kiến thức đã học về tiếng Việt ở HK1 và các lớp 6, 7
2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp
3. Thái độ: Ý thức tốt trong kiểm tra, thi cử
II. ĐỀ KIỂM TRA:
 1. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
 Mức độ 
Lĩnh vực nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trường từ vựng
C1
1
Từ tượng thanh, từ tượng hình
C8
C3
2
Tình thái từ,trợ từ, thán từ
C7
1
Biện pháp tu từ
C6
B1
2
Câu ghép 
C4
C9
2
Từ Hán Việt
C2
1
Dấu câu 
C5
B2
2
 Tổng số câu
2
6
2
1
11
 Tổng số điểm
0,50
1,50
4,00
4,00
10
 2.NỘI DUNG KIỂM TRA:
 A- TRẮC NGHIỆM: ( 3,5đ )
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
 “Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn,ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
-Thế là các em được vào lớp năm.Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.Các em đã nghe chưa?(Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.Và ngoài đường cũng có mấy người dừng lại để nhìn vào.Trong những phút này ,chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”
 (Trích Tôi đi học,Thanh Tịnh,Ngữ văn 8,tập một)	
 1. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
 A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò 
 B.Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động
 C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm 	 
 D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào
 2. Từ “ông đốc”được hiểu theo nghĩa nào?
 A.Thầy giáo B.Thầy giám thị 
 C. Thầy hiệu trưởng D. Thầy thanh tra
 3.Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôinhư bầy chim non xếp hàng vào lớp” là phù hợp nhất? 
 A.Sợ hãi B. Hồi hộp 
 C. Lúng túng D. Ríu rít
 4. Câu nào dưới đây là câu ghép?
 A.Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
 B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
 C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. 
 D. Trong những phút này ,chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
 5. Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
 A.Dùng để đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp
 B.Dùng để mở rộng nghĩa của từ,cụm từ đứng trước
 C.Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích,thuyết minh ,)
 D.Dùng để đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích,thuyết minh cho phần trước đó
 6. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
 A. “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
 Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
 B. “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non”.
 C. “Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm”
 D. “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
 Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
 7.Từ “ Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn !” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ?
 A. Thán từ B.Quan hệ từ 
 C.Trợ từ D.Tình thái từ
 8 . Những từ nào sau đây là từ tượng hình ?
 A. Sụt sùi B. Hồng hộc 
 C. Nức nở 	 D. Tất cả đều sai
 9 .Đặt câu ghép với các quan hệ từ,cặp quan hệ từ,cặp từ hô ứng dưới đây:
 A. ..vì......
 B. Tuynhưng.....
 C.càng.càng....
 B- TỰ LUẬN: ( 6,5đ )
	 1. Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? ( 2,5 đ) 
 2.Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) có sử dụng các loại dấu câu đã học:dấu hai chấm,dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.( 4,0 đ )
 III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM :
 A-TRẮC NGHIỆM 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ. án
B
C
D
A
C
C
A
D
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
1.50
 Gợi ý câu 9:( Đúng mỗi ý A,B,C được 0,50đ ).
 A. Lan ở lại lớp vì bạn ấy học quá yếu.
 B. Tuy nhà ở xa trường nhưng Nam không bao giờ đi học trễ.
 C. Trời mưa càng to đường càng trơn
 B- TỰ LUẬN:
 1. -Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị ,uyển chuyển,tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ,nặng nề;tránh thô tục, thiếu lịch sự. ( 1,50 đ )
 - HS cho ví dụ và phân tích giá trị tu từ. ( 1,00 đ )
 Ví dụ: “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
 Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
	Tác giả dùng từ “đi” để tránh gây cảm giác đau buồn khi nghe tin Bác mất.
 2. Yêu cầu :
 * Về nội dung:
 Đoạn văn viết có chủ đề, lời văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không gò bó, gượng ép,sử dụng các dấu câu đề yêu cầu một cách thích hợp.
 * Về hình thức:
 Trình bày rõ ràng sạch sẽ, không tẩy xóa
 * Lưu ý: Tùy theo mức độ viết của các em mà cho điểm:
+ Điểm 4 : Bài viết hay, sử dụng tốt các yêu cầu trên
+ Điểm 3 : theo đúng yêu cầu nhưng còn những nhược điểm nhỏ
+ Đểm 1- 2: Lời văn còn vụng, có sử dụng nhưng quá gượng ép
+ Điểm 0: Không làm được bài hoặc viết những câu vô nghĩa
IV. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
42
8A4
42
8A5
47
8A6
44
 V.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
Trường THCS Tam Quan Bắc ĐỀ KIỂM TRA 45 phút
Họ và tên: . Lớp: 8A.. Môn: Ngữ văn 8
Điểm
Lời phê của giáo viên
 A- TRẮC NGHIỆM: ( 3,5đ )
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
 “Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn,ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
-Thế là các em được vào lớp năm.Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.Các em đã nghe chưa?(Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.Và ngoài đường cũng có mấy người dừng lại để nhìn vào.Trong những phút này ,chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”
 (Trích Tôi đi học,Thanh Tịnh,Ngữ văn 8,tập một)	
 1. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
 A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò 
 B.Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động
 C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm 	 
 D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào
 2. Từ “ông đốc”được hiểu theo nghĩa nào?
 A.Thầy giáo B.Thầy giám thị C. Thầy hiệu trưởng D. Thầy thanh tra
 3.Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôinhư bầy chim non xếp hàng vào lớp” là phù hợp nhất? 
 A.Sợ hãi B. Hồi hộp C. Lúng túng D. Ríu rít
 4. Câu nào dưới đây là câu ghép?
 A.Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
 B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
 C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. 
 D. Trong những phút này ,chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
 5. Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
 A.Dùng để đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp
 B.Dùng để mở rộng nghĩa của từ,cụm từ đứng trước
 C.Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích,thuyết minh ,)
 D.Dùng để đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích,thuyết minh cho phần trước đó
 6. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
 A. “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
 Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
 B. “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non”.
 C. “Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm”
 D. “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
 Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
 7.Từ “ Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn !” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ?
 A. Thán từ B.Quan hệ từ C.Trợ từ D.Tình thái từ
 8 . Những từ nào sau đây là từ tượng hình ?
 A. Sụt sùi B. Hồng hộc C. Nức nở 	 D. Tất cả đều sai
 9 .Đặt câu ghép với các quan hệ từ,cặp quan hệ từ,cặp từ hô ứng dưới đây:
 A. ..vì......
 B. Tuynhưng.....
 C.càng.càng....
 B- TỰ LUẬN: ( 6,5đ )
	 1. Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? ( 2,5 đ) 
 2. Viết đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) có sử dụng các loại dấu câu đã học:dấu hai chấm,dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.( 4,0 đ )
Bài làm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc