Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 8

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 8

Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng

 (O Hen -ri)

A, Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Phân tích nhân vật cụ Bơ- men để thấy được tình yêu thương, sự cao thượng của cụ dành cho cô hoạ sĩ trẻ.

2.Kĩ năng:

- HS có kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích nhân vật trong truyện ngắn nước ngoài

3.Thái độ:

- HS có tình yêu thương con người và lòng ngưỡng mộ, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

B, Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: giáo án, tranh ,Bảng phụ.

- Học sinh: vở soạn bài.

C, Phương pháp :Gợi mở,thuyết trình

D,Tổ chức giờ học:

1, ổn định tổ chức: / (1p)

2, Kiểm tra(15p)

Phân tích nghệ thuật xây dựng truyện trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?

- Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa từ hình dáng đến suy nghĩ, hành động, nếp sống -> từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 02/10/2010
G:04/10/2010 
Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng
 (O Hen -ri)
A, Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Phân tích nhân vật cụ Bơ- men để thấy được tình yêu thương, sự cao thượng của cụ dành cho cô hoạ sĩ trẻ.
2.Kĩ năng:
- HS có kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích nhân vật trong truyện ngắn nước ngoài 
3.Thái độ:
- HS có tình yêu thương con người và lòng ngưỡng mộ, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.
B, Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: giáo án, tranh ,Bảng phụ.
- Học sinh: vở soạn bài.
C, Phương pháp :Gợi mở,thuyết trình
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: / (1p)
2, Kiểm tra(15p)
Phân tích nghệ thuật xây dựng truyện trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?
- Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa từ hình dáng đến suy nghĩ, hành động, nếp sống -> từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật.
3, Bài mới.
* Khởi động:
Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập
Thời gian:2p
Đồ dùng :Tài liệu tham khảo
Cách tiến hành:
O-Hen-Ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Để hiểu rõ về tinh thần đó, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong truyện ngắn của ông : “Chiếc lá cuối cùng”.
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Phân tích nhân vật cụ Bơ- men
Thời gian:24p
Đồ dùng :Bảng phụ
Cách tiến hành:
GV tóm tắt phần lựơc bỏ: Câu chuyện được đặt vào một bối cảnh ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ vào tháng 11 khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai hoạ sĩ trẻ và nghèo là Xiu và Giôn xi thêu chung một phòng ở tầng thượng. Cụ Bơ Men cũng là hoạ sĩ nghèo thuê nhà ở tầng 1. Giôn xi bị bệnh sưng phổi, vì nghèo, bệnh nặng, cô không thiết sống suốt ngày quay ra cửa sổ đếm từng chiếc lá rụng và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng sẽ lìa đời. Nghe Xiu kể vậy, cụ Bơ Men rất bực mình.
Bước 1: HDHS đọc –thảo luận chú thích
GV hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý thể hiện sự thất vọng của Giôn xi.
GV đọc mẫu, HS đọc.
Nhận xét.
Đọc chú thích sao, nêu vài nét về tác giả?
Giải thích các từ “bộ”, “xa xôi bí ẩn”?
Nêu hiểu biết về O-Hen-RI và tác phẩm?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
Bước 2: Tìm hiểu bố cục
Có thể chia văn bảnlàm mấy phần?nêu nội dung của từng phần?
HS:TL
GV: Nhận xét,treo bảng phụ
Bước 3: Tìm hiểu văn bản
Truyện có những nhân vật nào?
- Cụ Bơ Men; Xiu; Giôn xi, bác sĩ.
GV giới thiệu: Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi , râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, mơ ước vẽ được một kiệt tác.
Khi biết Giôn xi có ý định chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống để vĩnh viễn ra đi, thái độ cụ Bơ Men như thế nào?
Họ im lặng nhìn nhau , chẳng nói năng gì nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến việc vẽ chiếc lá như cuối truyện đã kể.
Những chi tiết này cho thấy điều gì ở họ?
Từ tình cảm đó, cụ đã hành động như thế nào?
- Cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa bão lạnh giá, chiếc lá ấy đã cứu Giôn xi nhưng cụ đã qua đời.
 Em nhận xét gì về hành động trên, hành động đó thể hiện đức tính gì của cụ Bơ Men?
Tại sao nhà văn bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết?
Thảo luận bàn - 3 phút.
Báo cáo, Gv kết luận.
- Tạo sự bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc vì việc vẽ chiếc lá có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời nhân vật chính.
Tại sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ?
- Chiếc lá rất giống, cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa, Giôn –xi không ai nhận ra là vẽ và nó đã cứu sống Giôn- xi.
GV Quả thực chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là một kiệt tác, nó giống như thật đến nỗi chính Giôn xi cũng không nhận ra, nó đã cứu sống Giôn xi, là tuyệt tác nghệ thuật của cụ Bơ Men. Ông đã dồn hết tâm lực và tình yêu thương để hoàn thành nó trong một đêm bão lạnh, để rồi ông đã phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình.
Chiếc lá đã cứu sống Giôn xi, qua đó em hiểu thêm gì về nghệ thuật?
- Nghệ thuật chân chính có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cứu sống đựơc con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp. Đó là nghệ thuật xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim nhân đạo bao la của những nghệ sĩ tài ba.
 Giáo viên liên hệ quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: nghệ thuệt vị nhân sinh- nghệ thuật vì con người, phải là “tiếng nói đau thương toát lên từ những kiếp lầm than”, chứ không phải là “ánh trăng lừa dối”.
I, Đọc và thảo luận chú thích.
1, Đọc.
2, Thảo luận chú thích.
a. Tác giả: O-Hen -ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, rất cảm động.
b. Tác phẩm: 
Trích ở phần cuối của truyện “ Chiếc lá cuối cùng”.
c.Từ khó (SGK)
II.Bố cục
III, Tìm hiểu văn bản;
1, Cụ Bơ- Men.
- Họ sợ sệt ngó ra ngoài củă sổ, nhìn cây thường xuân, họ nhìn nhau, im lặng.
-> vô cùng lo lắng cho số phận của Giôn xi. -> Nói lên tấm lòng yêu thương vô hạn của cụ Bơ men.
- Bơ Men thật cao thượng, quên mình vì người khác.
- Bức tranh của cụ quả là kiệt tác vì nó giống như thật, vì nó đã cứu được Giôn-xi.
4.Củng cố-dặn dò: (3p)
Em nhận xét gì về nhân vật Bơ Men?
- Học nội dung phân tích.
- Chuẩn bị tiếp câu hỏi 2,3,4,5 (90).
 ..
S: 04/102010 
G: 06/10/2010 
Tiết 30 : Chiếc lá cuối cùng (Tiếp)
 (O Hen-ri) 
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Tiếp tục phân tích các nhân vật Xiu và Giôn- xi để thấy những nét nghệ thuật cơ bản đặc sắc của truyện ngắn này
2.Kĩ năng:
- HS có kĩ năng phân tích nhân vật.
3.Thái độ:
- Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả trước nỗi bất hạnh của người nghèo.
- HS có tình cảm yêu thương con người cho học sinh.
B, Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: giáo án, sách tham khảo.
- Học sinh:vở soạn,vở ghi.
C, Phương pháp.Đàm thoại,gợi mở.
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức : (1p) 
2, Kiểm tra đầu giờ:(3p)
Tại sao nói chiếc lá mà cụ Bơ- Men vẽ là một kiệt tác?
- Chiếc lá giống như thật, làm cho Xiu và Giôn xi không hề nhận ra, đó là kiệt tác vì nó mang sức mạnh to lớn của nghệ thuật: làm cho sự sống hồi sinh.
3, Bài mới:
* Khởi động
Mục tiêu:
Thời gian:2p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
Giờ trước chúng ta đã thấy lòng yêu thương cao thượng và sự hi sinh cao cả của cụ Bơ Men dành cho người hoạ sĩ trẻ. Tình cảm ấy đã tác động đến Giôn xi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản(tiếp).
Mục tiêu: Tiếp tục phân tích các nhân vật Xiu và Giôn- xi
Thời gian: 26p
Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh
Cách tiến hành:
Xiu và Giôn xi có quan hệ với nhau như thế nào?
- Cùng là hoạ sĩ nghèo, có chung sở thích về kiểu áo có tay rộng nên đã thuê chung phòng ở cùng nhau.
 Tìm những chi tiết nói về cử chỉ, hành động, lời nói của Xiu?
- Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân-> lo lắng. 
- Thức suốt đêm để chăm sóc cho Giôn-xi.
- Nấu cháo, pha sữa...-> quan tâm, lo lắng cho bạn.
- Em thân yêu, thân yêu, cúi khuôn mặt hốc hác... chị sẽ làm gì đây?
Qua các chi tiết đó em thấy Xiu là người như thế nào?
Tại sao có thể nói Xiu không hề được cụ Bơ Men cho biết ý định vẽ chiếc lá, nếu Xiu biết trước thì truyện có kém hay đi không? Vì sao?
- Xiu không hề biết vì khi Giôn xi yêu cầu cô kéo mành lên, cô đã làm theo một cách chán nản, cúi khuôn mặt hốc hác... Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá chưa rụng. Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ kém hay, Xiu cũng không có cơ hội bộc lộ tình cảm của mình.
Khi bị ốm, Giôn xi có hành động như thế nào?
- Nằm đếm chiếc lá thường xuân và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô cũng ra đi.
Em nhận xét gì về hành động này?
- Hành động vô căn cứ, do nghèo khổ, bệnh tật-> tuyệt vọng nên thiếu suy nghĩ như vậy.
- Giáo viên: khi cận kề cái chết người ta thường có những hành động rất tỉnh táo hoặc rất kì quặc, có thể bấu víu vào một niềm tin nào đó để hi vọng được sống, cũng có thể bấu víu vào một điều gì đó để chờ đợi cái chết, có thể đấu tranh hoặc buông xuôi tất cả. Giô-xi ở tròn tình trạng thứ 2. 
Mỗi buổi sáng thức dậy, cô đều yêu cầu Xiu làm gì?
- Kéo chiếc màn lên để chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, cô ra đi.
Nhưng khi chiếc lá cuối cùng không rơi xuống, tâm trạng Giôn xi ra sao?
- Lần 1, chiếc lá vẫn bám vào tường sau đêm mưa bão, cô nhìn thấy nó song vẫn đinh ninh rằng dêm nay nó sẽ rụng và cô sẽ chết.
- Lần 2: Chiếc lá vẫn còn đó, cô nhìn nó hồi lâu và tâm trạng Giôn xi đã được hồi sinh, cô đã nhận ra ý nghĩa cuộc sống, cô tự giác ăn uống và có hi vọng được làm công việc mà cô khao khát.Tâm trạng đó đã ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của Giôn xi?
- Sức khoẻ của cô hồi phục nhanh.
Theo em nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn xi phản ứng gì?
Thảo luận nhóm - 4 phút.
Báo cáo.
- Nguyên nhân sâu xa: nhờ sự kiên cường gan góc của chiếc lá (tác phẩm của cụ Bơ Men nhưng cô ngỡ là chiếc lá thực đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên để sống) cô hiểu ra cần phải đấu tranh để giành lấy sự sống , không được buông xuôi, chính ý chí đó đã giúp cô giành đươc sự sống tưởng như không căn do căn bệnh hiểm nghèo đem lại.
- Nhà văn kết thúc câu chuyện như vậy đủ để cho người đọc xúc cảm, suy nghĩ, tưởng tượng, suy đoán thêm-> là cách tạo dư âm cho truyện.
Chứng minh truyện được kết thúc trên hai sự kiện bất ngờ, đối lập tạo hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần?
- Lần 1: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn xi -> Giôn xi tưởng như chết lại sống .
- Lần 2: cụ Bơ- men vẽ chiếc lá cứu được Giôn-xi -> cụ đang sống khoẻ mạnh lại chết vì bị viêm phổi.
III, Tìm hiểu văn bản;
1, Cụ Bơ Men
2, Nhân vật Xiu.
- Xiu và Giôn xi chỉ là bạn cùng phòng nhưng Xiu vô cùng lo lắng và chăm sóc Giôn xi rất chu đáo, tận tuỵ -> yêu quý, thương bạn.
- Coi bạn là một phần trong cuộc sống của mình.
3, Nhân vật Giôn xi.
- Giôn xi chán nản, căng thẳng, tuyệt vọng không ăn uống chỉ chờ đợi cái chết.
+ Giôn xi nói: Em thật là một con bé hư...mình tệ như thế nào.
+ Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang đỏ.
+ Đưa cho em chiếc gương...ngồi dậy.
+ Hy vọng sẽ được đến vịnh Na-plơ.
- Tâm trạng Giôn xi đã được hồi sinh, cô muốn sống và vui vẻ trở lại, khiến cho sức khoẻ của cô tiến triển tốt đẹp.
4, Nghệ thuật.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú, bất ngờ và tạo ấn tượng sâu sắc về sức mạnh của nghệ thuật, sức mạnh của tình yêu thương
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết.
Mục tiêu:Khắc sâu nội dung và nghệ thuật của bài.
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:SGK
Cách tiến hành:
Truyện được xây dựng như thế nào? Qua truyện em hiểu được tình cảm gì giữa những người nghèo khổ?
Đọc ghi nhớ (SGK).
IV, Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu:Tái hiện bài học
Thời gian:7p
Đồ dùng dạy học:SGK
Cách tiến hành:
GV: Cho học sinh đọc diễn cảm.
V, Luyện tập.
Đọc diễn cảm truyện
4.Củng cố-dặn dò:
Quan sát tranh sgk và mô tả? Liên hệ với bài học em thấy tâm trạng của Giôn-xi lúc này như thế nào?
Nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
- Học ghi nhớ, nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
- Sưu tầm từ ngữ địa phương theo bảng kiệt kê SGK.
.................................................................................
S: 08/10/2010
G: 09/10/2010
Tiết 31: Lập dàn ý cho bài văn tự sự
 kết hợp miêu tả và biểu cảm.
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS nhận diện bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2.Kĩ năng:
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp ý trong bài văn ấy.
3.Thái độ:
- Có ý thức lập dàn bài trước khi viết bài văn tự sự.
B, Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: giáo án,bảng phụ.
- Học sinh: vở soạn bài.
C, Phương pháp :Thuyết trình,gợi mở.
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: (1p) 
2, Kiểm tra đầu giờ:(3p)
Để xây dựng đoạn văn tự sự ta cần thực hiện theo mấy bước?
- 5 bước: lựa chọn sự việc, lựa chọn ngôi kể; xác định thứ tự kể; xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm; viết đoạn văn. 
3, Bài mới.
Khởi động:
Mục tiêu:
Thời gian:2p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
Muốn viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm tốt, chúng ta cần lập dàn ý.
Vậy cách làm dàn ý một bài văn tự sự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiêt hôm nay.
Hoạt động1:Hình thành kiến thức mới
 Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn tự sự.
Thời gian:21
Đồ dùng dạy học:Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1: Phân tích ngữ liệu:
Đọc bài văn “Món quà sinh nhật”- SGK -tr 29.
Hãy chỉ ra bố cục của bài văn?
Nêu nội dung khái quát của từng phần?
Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy?
Truyện xảy ra ở đâu? Với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Tính cách của các nhân vật ra sao?
Câu chuyện diễn ra như thế nào?
Chỉ ra những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện?
Bước 2: Rút ra nhận xét.
Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trên?
Tác giả kể theo thứ tự nào?
Từ bài tập trên em rút ra điều gì về dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm?
Vai trò của từng phần?
So sánh dàn ý của bài văn tự sự với dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả , em thấy có gì giống và khác nhau?
- Chủ yếu cũng gồm 3 phần nhưng có đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ (SGK).
GV chốt.
I, Dàn ý của bài văn tự sự.
1, Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
a, Phân tích ngữ liệu:
Văn bản: Món quà sinh nhật.
- Mở bài: từ đầu ... bày la liệt trên bàn.( Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật).
- Thân bài: Tiếp... chỉ gật đầu không nói.
( kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh).
- Kết bài: Còn lại ( cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật).
* Truyện kể về sinh nhật Trang, Trinh không có xe nên đến muộn và món quà bất ngờ của Trinh.
- Người kể là Trang- ngôi thứ nhất.
- Truyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật.
- Nhân vật: Trang, các bạn, Trinh.
- Nhân vật chính: Trang.
- Tính cách của nhân vật: mọi người đều vui vẻ cười nói.
+ Trang : bồn chồn lo lắng.
+ Trinh: hiền lành, hay cười, bẽn lẽn.
- Diễn biến truyện: 
+ Mở đầu: cảnh sinh nhật vui vẻ, đông đúc ở nhà Trang.
+ Đỉnh điểm: đợi mãi không thấy Trinh đến.
+Kết thúc : Trinh đến khi mọi người đã bắt đầu ra về và món quà bất ngờ của Trinh.
- Yếu tố miêu tả: Nhân kỷ niệm... trên bàn.
+ Trinh tươi cười đi vào.
+ Trinh lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng.
+ Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm.
- Yếu tố biểu cảm: 
+ Tôi thấy tủi thân và giận Trinh. 
+ Tôi giận mình quá.
+ Cảm ơn Trinh... thơm mát này.
b, Nhận xét.
* Tác dụng: tô đậm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu hơn tình cảm của Trinh và Trang.
- Thứ tự thời gian- theo diễn biến đầu - cuối, nhưng trong khi kể có dùng hồi ức ngược thời gian.
2, Dàn ý của bài văn tự sự.
a, Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.
b, Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự viếc, con người và thể hiện tình cảm, thái đọ.
c, Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
3, Ghi nhớ (SGK).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
 Mục tiêu:
Thời gian:15
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài 1, nêu yêu cầu
Thảo luận bàn 5 phút.
Báo cáo, nhận xét.
GV kết luận.
Đọc bài 2, nêu yêu cầu?
HS làm bài.
Gọi 1 HS lên bảng giải.
HS nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
III, Luyện tập:
1, Bài 1: Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”.
a, Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính- cô bé bán diêm.
b, Thân bài:
- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường.
- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...
* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên -> tác giả miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.
c, Kết bài: Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy.
2, Bài 2 (92).Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
 a, Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).
b, Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?
- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó).
c, Kết bài: em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó.
4.Củng cố-dặn dò: (3p)
Nêu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? 
- Học ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làm thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Hai cây phong, đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan8.doc