Đề kiểm tra viết bài văn số 7 phân môn Tập làm văn (lớp 8) (tiết 123, 124 tuần 31)

Đề kiểm tra viết bài văn số 7 phân môn Tập làm văn (lớp 8) (tiết 123, 124 tuần 31)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là là luận điểm trong bài văn nghị luận.

- Hiểu thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Biết cách lập luận trong một bài văn nghị luận.

- Biết viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.

- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận.

- Biết viết đoạn văn, viết bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.

- Biết đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận về một vấn đề .

3. Thái độ:

- Thấy rằng, tệ nạn xã hội là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, nói chung là cho cả dân tộc. Vì thuốc vì tiền, máu mủ ruột thịt rồi cũng ra người dưng nước lã. Mất hết nhân tính rồi con người khác chi loài cầm thú. Tệ nạn quay vòng, chúng là cái vực sâu tăm tối thăm thẳm, mênh mông, là nơi xứng đáng nhất với hai tiếng địa ngục. Tục ngữ Anh có câu: “Nói dễ, làm khó, làm được điều mình nói lại càng khó”. Chẳng trách thiên nhiên tạo ra cây thuôc phiện, trách đồng tiền làm băng hoại giái trị cuộc đời. Vạn sự cũng chỉ con người. Hỡi những ai có lương tri, lương năng, hãy tự bảo vệ mình để cho xã hội này thêm phần trong sạch.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra viết bài văn số 7 phân môn Tập làm văn (lớp 8) (tiết 123, 124 tuần 31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN SỐ 7 
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN (LỚP 8)
(Tiết 123, 124 Tuần 31)
Thời gian: 90 phút.
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là là luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Hiểu thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Biết cách lập luận trong một bài văn nghị luận.
- Biết viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận. 
- Biết viết đoạn văn, viết bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
- Biết đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận về một vấn đề .
3. Thái độ:
- Thấy rằng, tệ nạn xã hội là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, nói chung là cho cả dân tộc. Vì thuốc vì tiền, máu mủ ruột thịt rồi cũng ra người dưng nước lã. Mất hết nhân tính rồi con người khác chi loài cầm thú. Tệ nạn quay vòng, chúng là cái vực sâu tăm tối thăm thẳm, mênh mông, là nơi xứng đáng nhất với hai tiếng địa ngục. Tục ngữ Anh có câu: “Nói dễ, làm khó, làm được điều mình nói lại càng khó”. Chẳng trách thiên nhiên tạo ra cây thuôc phiện, trách đồng tiền làm băng hoại giái trị cuộc đời. Vạn sự cũng chỉ con người. Hỡi những ai có lương tri, lương năng, hãy tự bảo vệ mình để cho xã hội này thêm phần trong sạch.
II. ĐỀ KIỂM TRA:
Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.
III. GỢI Ý – ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu : 
- Đề bài yêu cầu viết một bì nghị luận. Như vậy, có thể kết hợp giải thích với chứng minh vấn đề.
- Giải thích và chứng minh cho người đọc hiểu tác hại của một tệ nạn cụ thể nào đó. Ví dụ : tệ nạn cờ bạc, tệ nạn ma túy hoặc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy.
- Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống.
2. Gợi ý : 
- Cần tham khảo một số bài viết về các tệ nạn xã hội trên báo chí trong sách giáo khoa,. . . để lập luận có cơ sở chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể , chính xác.
- Nên chọn viết những tệ nạn mà mình hiểu kĩ tác hại của nó thì bài viết sẽ có sức thuyết phục.
- Cần giải thích cách hiểu về tệ nạn xã hội. Vì sao cờ bạc (ma túy . . .) lại là tệ nạn xã hội, nó gây tác hại thế nào với bản thân, gia đình, cộng đồng : nói « không » với ma túy. . . cụ thể là thế nào ?
- Dẫn chứng đưa ra phải chính xác, tiêu biểu, (chỉ cần nêu con số, sự việc, hậu quả, không cần kể tỉ mỉ như một câu chuyện về ma túy mà chỉ cần tóm tắt).
- Mục đích bài viết là làm người đọc hiểu tác hại của tệ nạn đó, có ý thức quyết tâm tránh xa tệ nạn, do đó cần sử dụng linh hoạt các yếu tố kết hợp với nghị luận như : tự sự, miêu ta, biểu cảm. . .
3. Lập dàn ý :
a) Mở bài :
- Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội : nhiều loại tệ nan xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm.
(hoặc : có thể dẫn từ một mẫu tin về việc xã hội tăng cường phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội)
b) Thân bài :
Thế nào là tệ nạn xã hội ? (dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết trong sách vở, qua các phương tiện thông tin tuyên truyền).
Tác hại của tệ nạn xã hội.
- Với bản thân người tham gia vào tệ nạn.
+ Về sức khỏe.
+ Về thời gian.
+ Về nhân cách.
- Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn.
+ Về kinh tế.
+ Về tinh thần.
- Với xã hội.
+ Về an ninh xã hội.
+ Về văn minh của xã hội.
+ Về sự phát triển kinh tế.
Hãy nói « không » với tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể.
- Tự bảo vệ về mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội.
- Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ.
- Với cộng đồng.
+ Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn.
+ Ngăn chặn tệ nạn.
c) Kết bài : Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn..
4 . Thang điểm :
- Nội dung : (8 điểm)
Mở bài : 	(1, 5 điểm)
Thân bài : 	( 5,0 điểm)
Kết bài : 	( 1, 5 điểm)
- Hình thức : (2 điểm)
+ Mắc không quá nhiều về lỗi chính tả	(0, 5 điểm)
+ Từ ngữ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu 	(0, 5 điểm)
+ Bố cục : Có đầy đủ ba phần của một bài tập làm văn; xác định đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích và chứng minh đồng thời có những ý tưởng sáng tạo trong bài viết 	(1 điểm).
Thị xã Tân châu, ngày 20 tháng 03 năm 2010
Kí duyệt của Tổ trưởng	 	 	GVBM
Nguyễn Hoàng Đông 	 	 Đỗ Hoàng Sơn	
 Thống nhất GV cùng khối	
Hà Thị An Khương._____________
Lê Uyên Thảo._________________

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN SỐ 7 lớp 8 tuần 30.doc